Tính đến nay, toàn tỉnh có 157 dự án đầu tư du lịch với tổng diện tích hơn
3.400 ha; tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 35,4 ngàn tỉ đồng và 10.758 triệu USD; tổng vốn thực hiện đến nay hơn 8.000 tỉ đồng và 701,52 triệu USD. Trong đó, có 18 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 139 dự án đầu tư trong nước. Ngoài 157 dự án trên, còn 41 dự án đầu tư du lịch trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 3.300ha; tổng vốn đăng ký đầu tư là 12,2 ngàn tỉ đồng, vốn thực hiện hơn 164 tỉ đồng. Nhiều khu resort, nghỉ dưỡng hạng sang, tầm cỡ khu vực đi vào hoạt động như: Hồ Tràm Strip, Hồ Tràm Beach, Vietsovpetro Ho Tram Resort… đã góp phần tăng lượng khách quốc tế và doanh thu cho ngành du lịch, đồng thời tạo dấu ấn trong chiến lược phát triển du lịch cao cấp trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, nhiều địa phương của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã làm tốt công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, qua đó, nhiều dự án có số vốn lớn đã được khởi công như các huyện Xuyên Mộc, Côn Đảo,… hai địa phương này hiện đang có những dự án du lịch mang tầm cỡ quốc tế.
Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển về khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030.
Theo đó thì diện tích khu vực dự kiến để phát triển và trở thành khu du lịch quốc gia Côn Đảo sẽ là 1000 ha thuộc vào địa giới hành tính tại huyện Côn Đảo. Mục tiêu của quy hoạch sẽ hướng đến phát triển Côn Đảo để trở thành một khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa – lịch sử - tâm linh và phát huy các giá trị của khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo.
2.3 Tài nguyên du lịch và các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển du lịch Bà Rịa
- Vũng Tàu
2.3.1 Tài nguyên du lịch 2.3.1.1Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Địa hình nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ nên nét nổi bật về địa hình là thấp dần từ bắc xuống nam, phổ biến 3 dạng địa hình: miền đồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ và đồng bằng ven biển lẫn bãi cát, cồn cát, bãi lầy,… một vài nơi nhô lên những ngọn núi đá hoa cương dựng đứng.
Nhìn tổng thể, địa hình có hướng dốc ra biển. Tuy nhiên, ở sát biển vẫn có một số núi cao. Những núi đá ăn sâu ra biển tạo nên những mũi đá, bờ biển được tạo bởi những vách đá dựng đứng, nhất là khu vực Vũng Tàu.
Bảng 2.6 . Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch
Tên bãi biển | Địa điểm | |
1 | Bãi Trước | Thành phố Vũng Tàu |
2 | Bãi sau | Thành phố Vũng Tàu |
3 | Bãi Dứa | Thành phố Vũng Tàu |
4 | Bãi Dâu | Thành phố Vũng Tàu |
5 | Bãi Hồ Tràm | Huyện Xuyên Mộc |
6 | Bãi Hồ Cốc | Huyện Xuyên Mộc |
7 | Bãi Lộc An | Huyện Đất Đỏ |
8 | Bãi Thùy Dương | Huyện Đất Đỏ |
9 | Bãi Long Hải | Long Điền |
10 | Bãi Đất Dốc | Côn Đảo |
11 | Bãi Cạnh | Côn Đảo |
12 | Bãi Đầm Trầu | Côn Đảo |
13 | Bãi Hòn Cau | Côn Đảo |
14 | Bãi Hòn Tre | Côn Đảo |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Và Lựa Chọn Chiến Lược
- Thực Trạng Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Số Cơ Sở Lưu Trú Và Số Phòng Được Xếp Hạng Năm 2017
- Các Lễ Hội Truyền Thống Ở Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2025 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Ngành Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Tài nguyên biển là một trong những yếu tố quan trọng, có tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Toàn tỉnh có 305 km đường bờ biển, trong đó Côn Đảo có hơn 200km. Các bãi tắm tập trung chủ yếu ở thành phố Vũng Tàu, Vũng Tàu trở thành phố Biển, gắn liền với thương hiệu du lịch biển. Các bãi tắm ở Xuyên Mộc và Côn Đảo, Long Hải mới được khai thác du lịch trong thời gian gần đây. 72 km là bãi cát bằng phẳng có thể được sử dụng như những bãi biển sạch và đẹp.
Đảo Côn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch có nhiều bãi tắm đẹp tuyệt vời như: bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, bãi Đầm Trầu, bãi Hòn Cau, bãi Hòn Tre,... Thêm vào đó là vườn Quốc gia Côn Đảo với nhiều loài thực vật và thú quý hiếm.
Bà Rịa - Vũng Tàu như một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình, có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ (xem thêm bảng 4.1).
Khí hậu
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của đại dương, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5 - 10) và mùa khô (tháng 11 - 4). Nhiệt độ trung bình là 27,9°C, cao nhất là 29,1°C, thấp nhất là 25,2°C. Độ ẩm trung bình 83 - 85%. Tháng 6,7 có lượng mưa nhiều nhất, lượng mưa trung bình năm thấp 1.600mm, hiếm khi có bão, thường xuyên có nắng. Bà Rịa
– Vũng Tàu không có mùa đông nên có thể thực hiện các chuyến nghỉ ngơi, du lịch cả năm.
Vũng Tàu có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần như ngược nhau, trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa, tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô, tốc độ gió trung hình 3 - 5m/s. Trong mùa khô có một số ngày gió chướng (tập trung từ tháng
12 đến tháng 3, tổng cộng khoảng 30 ngày trong năm), tốc độ gió vào những ngày này có thể đạt tới 8 - 10m/s, gây ra sóng cao 3 - 4m, không thuận lợi cho tắm biển.
Bảng 2.7. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
Ý nghĩa | Nhiệt độ trung bình năm (oC) | Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (oC) | Lượng mưa trung bình năm (mm) | |
1 | Thích nghi | 18 - 24oC | 24 - 27oC | 1.250 - 1.990 |
2 | Khá thích nghi | 24 - 27oC | 27 - 29oC | 1.990 - 2.550 |
3 | Nóng | 27 - 29oC | 29 - 32oC | >2.550 |
4 | Rất nóng | 29 - 32oC | 32 - 35oC | < 1.250 |
5 | Không thích nghi | >32oC | > 35oC | < 650 |
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2010, Tổng cục Du lịch)
Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24
- 29oC, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 27oC. Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370 - 2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.500mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt.
Thủy văn
Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều hồ chứa nước loại lớn như Kim Long, Đá Đen, Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu,...
Nhiều sông như sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông, sông Thị Vải, sông Dinh,... và có trên 200 con suối như: Suối Đá, Suối Tiên với những cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú.
Đặc biệt suối khoáng nóng Bình Châu nóng 80oC là một tài nguyên nước khoáng quý với 70 điểm phun, vùng suối nước khoáng nóng rộng khoảng 1 km2 gồm nhiều hồ, vũng lớn nhỏ liên kết với nhau bởi các mạch thông. Suối khoáng nước nóng Bình Châu cách bờ biển khoảng 3 – 4 km và nằm sát khu rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu. Tại đây, du khách được tham quan qua các điểm phun nước có nhiệt độ từ 40 - 50 - 70oC,... Ở điểm phun 40oC du khách có thể ngâm chân xuống nước để chữa bệnh, tại điểm phun 80oC du khách có thể luộc trứng. Hiện nay, ở điểm phun 73oC đang được làm nguội để tắm, để bơi, liệu pháp chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, bệnh phù, thấp khớp,...
Tài nguyên rừng
Rừng Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 700 loài thực vật thân gỗ và thân thảo, là rừng tiêu biểu cho hệ sinh thái nhiệt đới - đại dương với nhiều loại gỗ quý. Ngoài ra có khoảng 200 loài động vật trong đó có nhiều loại quý hiếm và đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Rừng tự nhiên hầu hết bị khai thác kiệt quệ và hiện nay đã đóng cửa rừng, chấm dứt khai thác gỗ tròn.
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2000 là 34.592 ha chiếm 17,5% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 15.993 ha, rừng trồng là 14.253 ha. Tỉ lệ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng che phủ giảm. Trung bình mỗi năm trồng mới được
1.300 - 2.000 ha, duy trì tốc độ này trong 5 - 6 năm tới thì toàn bộ đất lâm nghiệp sẽ được phủ xanh. Các tài nguyên rừng chủ yếu tập trung vào các khu vực huyện Xuyên Mộc, Bình Châu và Côn Đảo.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có hệ thực vật phong phú đa dạng với diện tích trên 11.000 ha, phía Nam có 15 km bờ biển bao bọc. Khu vực Bình Châu có các núi nhỏ như: Hồ Linh, Tầm Bồ, Bà Ma, Mộ Ông cao trung bình 80 - 100m. Suối nước nóng Bình Châu cách bìa rừng 10 km về phía Đông Bắc. Ở khu Bến Lội có một rạch nước khá sâu, rộng 300m, ngăn cách giữa đất liền với bãi cát ngoài biển gần như ốc đảo.
Rừng quốc gia Côn Đảo có diện tích là 6.043 ha (chiếm 83,7% tổng diện tích tự nhiên của huyện Côn Đảo) và hơn 4km hành lang đệm trên biển. Rừng quốc gia Côn Đảo đa dạng sinh học rất cao. Các khu rừng và các rạn san hô dưới biển chứa đựng hàng nghìn loài sinh vật sống phụ thuộc vào nhau, có mối quan hệ lẫn nhau và sự tồn tại của bất kỳ loài nào cũng đều quan trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái. Rừng quốc gia Côn Đảo là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, tập hợp những kiểu rừng như: hệ thực vật các tỉnh miền Bắc, miền Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
2.3.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng đất được khai phá và xây dựng cách nay hơn 300 năm, với nhiều di tích lịch sử cùng các phong tục, tập quán và các lễ hội mang bản sắc của địa phương.
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương đứng thứ hai khu vực miền Đông Nam Bộ về số lượng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Trong số đó, có nhiều chùa, đình, đền thờ, miếu. là điểm đến hấp dẫn khách hành hương. Du lịch tâm linh là loại hình du lịch đặc biệt, luôn có sức hấp dẫn với du khách gần xa. Bà Rịa - Vũng Tàu đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước hằng năm đến di. Các di tích lịch sử - văn hóa được chia thành 2 nhóm chính:
- Nhóm di tích lịch sử - kiến trúc
Chùa Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Trong chính điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật.
Đình thần Thắng Tam là một quần thể kiến trúc gồm ba di tích Thắng Tam.
Đó là Đình Thần Thắng Tam, Miếu Bà Ngũ Hành và Lăng Ông Nam Hải.
Miếu Bà nằm phía bên trái khu đình Thần Thắng Tam, còn có tên là miếu Ngũ Hành. Miếu Bà được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Miếu Bà thờ Bà Thiên Y
- A - Na và Thuỷ Long Thần Nữ.
Lăng Cá Ông được xây dựng khoảng giữa thế kỉ XIX. Trong Lăng còn bảo tồn được bộ xương cá Ông khổng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được trên 100 năm trước đây và bộ xương cá Ông vớt được sau bộ xương trước 40 năm dài 12m bề ngang 1,5m.
Thích ca Phật Đài tọa lạc ở phía Tây Bắc sườn núi Lớn, giữa bến Đình và bến Đá thành phố Vũng Tàu. Chùa gồm hai khu vực phía dưới là Thiền Lâm Tự, phía trên là Thích Ca Phật Đài.
Niết Bàn Tịnh Xá còn gọi là chùa “Phật Nằm” được xây dựng trên sườn núi Nhỏ, mặt hướng ra biển. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại. Phía trước chính điện có một chiêc lư đồng lớn với hình tượng bốn con vật trong “Tứ Linh”. Toà bên trái có tượng Phật A Di Đà, toà bên phải có tượng Phật Dược Sư. Hậu điện là nơi thờ Phật Thích Ca và các vị tổ có công truyền bá Đạo Phật.
Đền ông Trần ở đảo Long Sơn với những ngôi nhà kiến trúc theo lối cổ. Trong đó, quần thể Núi Nứa và khu di tích Nhà Lớn. Khu di tích Nhà Lớn hiện đang lưu dữ nhiều sưu tập cổ vật quý báu: bộ tủ thời cẩn xà cừ, chạm khắc tinh xảo gồm 33 cái có nguồn gốc vùng Hà Đông, bộ bàn ghế Bát Tiên (tương truyền của vua Thành Thái) đồng hồ cổ do Pháp chế tạo đầu thế kỷ XX.
Tượng chúa Jêsus nằm trên đỉnh núi Nhỏ, tượng chúa được xây dựng trên núi, cao hơn so với mực nước biển 176m. Tượng đài cao 31m, hai tay dang rộng 18,4m được đặt trên một ngôi nhà hình vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên mặt tượng. Phía trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc
thang được làm bằng đá mài. Từ hai tay của tượng ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ thành phố Vũng Tàu.
Bạch Dinh tọa lạc dưới chân núi lớn, cuối bãi Trước của thành phố Vũng Tàu. Bạch Dinh được xây dựng năm 1898, dùng làm nơi nghỉ mát cho viên toàn quyền Đông Dương. Sau này nhiều đời toàn quyền Đông Dương người pháp cũng dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi, giải trí nên được gọi là Dinh Toàn Quyền. Bạch Dinh là một trong những công trình xây dựng sớm nhất có sự kếp hợp giữa kiến trúc cổ châu Âu và một số yếu tố kiến trúc cổ Việt Nam.
Tháp đèn Hải Đăng có từ năm 1907, lúc đầu thắp bằng dầu, năm 1911 được xây dựng thành tháp tròn đường kính 3m, cao 18m trên đỉnh núi Nhỏ. Đèn tháp chiếu xa 35 hải lý, có kính viễn vọng để theo dõi và hướng dẫn tàu thuyền. Đứng trên Tháp đèn du khách có thể nhìn thấy bao quát được toàn bộ thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh).
- Nhóm di tích lịch sử - cách mạng
Địa đạo Long Phước tại xã Long Phước cách Bà Rịa 7km về phía Bắc, hình thành từ năm 1948, lúc đầu là những hầm nhỏ nơi để du kích tránh địch. Đầu năm 1949 đã hoàn thành một địa đạo 300m, cao 1,5m, rộng 0,8 m, sâu 3m có nhiều ụ chiến đấu và hầm bí mật cá nhân nối liền qua tuyến địa đạo. Tháng 3 năm 1992 di tích cách mạng địa đạo Long Phước được trùng tu.
Bảng 2.8. Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia của Tỉnh
Tên di tích | Địa điểm | |
1 | Khu nhà tròn | Thành phố Bà Rịa |
2 | Khu di tích nhà tù Côn Đảo | Côn Đảo |
3 | Bia hình thánh giá | Long Tân - Đất Đỏ |
4 | Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu | Phước Long Thọ - Đất Đỏ |