Công nghiệp, xây dựng | 37,64 | 48,24 | 61,43 |
Nông lâm thủy sản | 13,81 | 11,98 | 9,17 |
Dịch vụ | 48,55 | 39,76 | 29,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Bền Vững Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đo Lường Mức Độ Bền Vững Của Các Nhân Tố Dựa Vào Giá Trị Trung Bình Đối Với Thang Đo Interval Scale
- Thị Trường Khách Du Lịch Quốc Tế Giai Đoạn 2001 – 2010
- Lợi Nhuận Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Giai Đoạn 2006 – 2013
- Đánh Giá Tác Động Của Du Lịch Lên Phân Hệ Sinh Thái Tự Nhiên
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Nguồn : Cục thống kê – Sở kế hoạch đầu tư Bà Rịa – Vũng Tàu
3.2. Tài nguyên phát triển du lịch bền vững của Bà Rịa – Vũng Tàu
3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
3.2.1.1. Địa hình, địa mạo và địa chất
Địa hình Bà Rịa - Vũng Tàu khá đa dạng cho phép tổ chức các loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Đồng bằng: đồng bằng đồi bóc mòn: độ cao 10-50m, phân bố dưới chân các cao nguyên bazan; đồng bằng thấp ven biển: phân bố ở ven biển từ Bình Châu đến Vũng Tàu, và phần lớn trên đảo Côn Sơn, hầu hết có độ cao từ 4 -10m, đôi khi có chỗ cao đến 20m; đồng bằng lầy thấp: phân bố ở phía tây và tây nam tỉnh, bên phải quốc lộ 51.
Vùng cao nguyên gò đồi: tập trung ở huyện Xuyên Mộc, Long Đất, dưới dạng cao nguyên bào mòn: có độ cao 50 –100m, bị chia cắt bởi sông suối, độ sâu phân cắt thường từ 10
- 15m, có khi đến 25m.
Các núi bóc mòn: khu vực quốc lộ 51 (Tân Thành): núi Thị Vải (467m), núi Tóc Tiên (428m), núi Dinh (49lm), núi Ông Căn (504m), núi Ông Thuộc (500m); Khu vực Long Hải - Vũng Tàu: núi Đá Dựng (173m), núi Ngang (214m), núi Châu Viên (327m), núi Nứa (183m), núi Trường Kỹ (245m) và núi Nhỏ (136m); Ở Côn Đảo, có núi Thánh Giá (577m), núi Chúa (515m), núi trên Hòn Bảy Cạnh (352m). Phần lớn núi tập trung ở phía tây và tây nam, hầu hết có lớp phủ thực vật thưa thớt, ngoại trừ khu vực Côn Đảo. Có những núi gần như trơ trụi, bị bào mòn và chia cắt bởi các rãnh dài vài trăm mét và sâu từ 5 – 100m.
Khu vực thềm lục địa Vũng Tàu: địa hình thoai thoải, cách bờ khoảng 100km với độ
sâu khoảng 40 - 50m.
3.2.1.2. Khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của đại dương, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5 -11) và mùa khô (tháng 12 - 4). Nhiệt độ trung bình là 27,9C, cao nhất là 29,1C, thấp nhất là 25,2C. Độ ẩm trung bình: 83 – 85%. Lượng mưa trung bình năm thấp: 1.600mm, tháng 6,7 có lượng mưa nhiều nhất. Tổng số giờ nắng trong năm: 2.370 – 2.850 giờ. Hướng gió chính mùa khô là đông bắc - bắc, mùa mưa là tây - tây nam. Vận tốc gió trung bình tại Vũng Tàu là 3m/s (gió mùa tây nam) và 5,7m/s (gió mùa đông bắc). Vận tốc gió cực đại trong cơn bão là 30 m/s. Khu vực Côn Đảo: mùa mưa thịnh hành gió tây, mùa khô thịnh hành gió đông - đông bắc. Trong mùa khô gió có thể đạt cấp 6 hoặc 7. Bà Rịa - Vũng Tàu hầu như không có bão lớn. Khí hậu ở Bà Rịa – Vũng Tàu quanh năm dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và thời tiết bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh.
3.2.1.3. Tài nguyên biển
Tài nguyên biển là một trong những yếu tố quan trọng, có tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Biển Vũng Tàu hiện đang hội tụ đầy đủ những điều kiện để phát triển một nền kinh tế biển tổng hợp. Với ba mặt giáp biển, và diện tích thềm lục địa trên
100.000 km2 đã tạo cho tỉnh vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, và tiềm năng to lớn để
phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác và chế biến hải sản, tiềm năng khai thác cảng biển và vận tải đường biển, tiềm năng du lịch và khai thác tài nguyên khoáng sản.
Tiềm năng khai thác và chế biến hải sản của Bà Rịa - Vũng Tàu là rất lớn. Biển Vũng Tàu có vị trí gần ngư trường lớn là Trường Sa nên số lượng các loài cá ở đây khá phong phú và đa dạng. Theo số liệu của ngành thủy sản, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn hải sản rất đa dạng, gồm 660 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng ngàn loài tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao…
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tỉnh có 156km bờ biển, trong đó khoảng 70 km có thể xây dựng thành các bãi tắm với những bãi tắm đẹp, cát dài thoai thoải, nước trong và sạch quanh năm, như Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long Hải (Đất Đỏ), Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc)... Gắn liền với các bãi tắm là các khu rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu và suối nước khoáng nóng Bình Châu. Ngoài ra còn có vườn quốc gia Côn Đảo, diện tích là 6.043 ha, với hệ động, thực vật phong phú, và cạnh đó là di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo.
Thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày hai lần thuỷ triều lên xuống, biên độ
triều lớn nhất là 4-5m.
3.2.1.4. Tài nguyên rừng
Rừng Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 700 loài thực vật thân gỗ và thân thảo, là rừng tiêu biểu cho hệ sinh thái nhiệt đới – đại dương với nhiều loại gỗ quý. Ngoài ra có khoảng 200 loài động vật trong đó có nhiều loại quý hiếm và đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Rừng tự nhiên hầu hết bị khai thác kiệt quệ và hiện nay đã đóng cửa rừng, chấm dứt khai thác gỗ tròn.
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2000 là 34.592 ha chiếm 17,5% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là 15.993 ha, rừng trồng là 14.253 ha. Tỉ lệ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng che phủ giảm. Trung bình mỗi năm trồng mới được 1.300 - 2.000 ha, duy trì tốc độ này trong 5 – 6 năm tới thì toàn bộ đất lâm nghiệp sẽ được phủ xanh. Các tài nguyên rừng chủ yếu tập trung vào các khu vực huyện Xuyên Mộc, Bình Châu và Côn Đảo.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu: khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có diện tích trên 11.000 ha, phía Nam có 15km bờ biển bao bọc. Khu vực Bình Châu có các núi nhỏ: Hồ Linh, Tầm Bồ, Bà Ma, Mộ Ông cao trung bình 80 – 100m. Suối nước nóng Bình Châu cách bìa rừng 10 km về phía Đông Bắc. Ở khu Bến Lội có một rạch nước khá sâu, rộng 300m, ngăn cách giữa đất liền với bãi cát ngoài biển gần như ốc đảo. Hệ thực vật phong phú đa dạng gồm 29 chi, 5 loài và các loài thực vật có giá trị dược liệu như Đỗ Trọng, Cam Thảo... ngoài ra rừng còn là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm như Voi, Sóc Bay, Khỉ, Chồn, Nai, Rắn Lửa Hổ Mang, Két, Sáo, Hoàng Anh,… khu vực Bàu Ngám tập trung những đàn vịt trời, le le và các loài chim.
Suối khoáng nóng Bình Châu: nằm giữa vùng rừng nguyên sinh, rộng hơn 1km2 nhiệt độ cao nhất trên bề mặt đạt tới 800C. Du khách có thể luộc trứng hoặc ngâm chân, tắm trong các bể tắm liệu pháp. Suối khoáng nước nóng Bình Châu cách bờ biển khoảng 3 - 4km và nằm sát khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu. Hiện nay đã có khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu khai thác khá hiệu quả nguồn nước suối quý hiếm này và vừa qua đã được
bình chọn là một trong những khu du lịch sinh thái bền vững nhất trên thế giới.
Rừng quốc gia Côn Đảo: rừng quốc gia Côn Đảo có diện tích là 6.043 ha (chiếm 83,7% tổng diện tích tự nhiên của huyện Côn Đảo) và hơn 4km hành lang đệm trên biển. Rừng quốc gia Côn Đảo đa dạng sinh học rất cao, có 882 loài thực vật, 144 loài động vật và 1.300 loài sinh vật biển. Các khu rừng và các rạn san hô dưới biển chứa đựng hàng nghìn loài sinh vật sống phụ thuộc vào nhau, có mối quan hệ lẫn nhau và sự tồn tại của bất kỳ loài nào cũng đều quan trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái. Rừng quốc gia Côn Đảo là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, tập hợp những kiểu rừng như: hệ thực vật các tỉnh miền Bắc, miền Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Có 263 loài gỗ trong đó có 4 loài gỗ quí như: cẩm thi, lát hoa, găng néo,… Có một số loài động vật chỉ có riêng ở Côn Đảo như sóc mun, sóc lớn bụng vàng, cá heo (Delphinus), cá Nược là những loài đang được thế giới quan tâm và bảo vệ. Hòn Trứng là một sân chim lớn, có chim Điên mặt xanh (tại Việt Nam chỉ có ở Côn Đảo), Ó biển, Gẩm gì trắng là những loài chim hiếm trên thế giới. Ngoài ra còn có 3 loài chimYến thường làm tổ ở các hang đá gần mặt nước. Biển Côn Đảo có 34 loài ốc, có những loài có giá trị kinh tế như ốc đụn, ốc bàn tay, ốc tai tượng, ốc gấm và 9 dạng san hô.
3.2.1.5. Cảnh quan du lịch tự nhiên
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Bà Rịa – Vũng Tàu nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: bờ biển dài bao bọc, bãi trước, bãi sau, núi lớn, núi nhỏ, có nhiều núi, đồi, Côn Đảo, suối tiên, suối nước nóng, rừng tự nhiên, hồ tràm, hồ cốc, … có giá trị lớn để khai thác, phát triển các loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phục vụ du khách.
3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
3.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như nhà tù Côn Đảo, Bạch Dinh, trạm hải đăng, căn cứ Minh Đạm – Đất Đỏ, địa đạo Long Phước – Bà Rịa, Chùa Thích Ca, tượng chúa dang tay cao nhất Đông Nam Á.
3.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
a. Các lễ hội
Lễ hội chỉ tồn tại ở những địa phương có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời. Bà Rịa - Vũng Tàu là một địa phương như thế. Bên cạnh truyền thống lễ hội thờ các vị tiền hiền có công với đất nước và quê hương, các lễ hội nơi đây còn phản ánh những nét văn hóa truyền thống của những ngư dân vùng ven biển. Quá trình hình thành nên các lễ hội là một một chặng đường lịch sử, phản ánh nhận thức của con người đối với thiên nhiên và những mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Đứng trước thiên nhiên mênh
mông và huyền bí, con người cảm thấy mình quá nhỏ bé nên tùy theo trình độ văn hóa, khả năng nhận thức cùng với trí tưởng tượng, tùy theo tập quán canh tác và ngành nghề lao động, tùy theo điều kiện tự nhiên của mỗi vùng mà mỗi cộng đồng dân cư tự tạo cho mình một hoặc một vài vị thần để tôn thờ. Có những dân tộc thờ đa thần nhưng cũng có những dân tộc chỉ thờ duy nhất một vị thần linh.
b. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Đến nay, Bà Rịa – Vũng Tàu còn giữ lại cho mình những làng nghề truyền thống như làng làng nước mắm , làng nghề đóng tàu, nghề muối, nghề nông nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề trồng rau truyền thống ở Kim Dinh, nghề cá , nghề làm bánh tráng, bánh canh, bánh hỏi, nghề nấu rượu ở Hòa Long… Các làng nghề hiện tại không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà nó còn được đưa vào hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của các làng nghề.
3.2.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
3.2.3.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế
a. Mạng lưới giao thông
Hiện tại du khách đến Bà Rịa-Vũng Tàu chủ yếu bằng đường bộ, đường biển. Trong thời gian qua tỉnh đã mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông, đổi mới phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển hành khách, kể cả khách du lịch bằng đường bộ hiện nay hầu hết bằng loại xe 47 – 52 ghế trong niên hạn sử dụng theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Công ty Rạng Đông đã đưa vào khai thác thêm loại xe 15 ghế chạy tuyến Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh. Nhìn chung trong thời gian qua công tác vận chuyển hành khách tương đối đầy đủ, chưa có trường hợp khách phải chờ xe, ở lại bến xe, kể cả ngày lễ Tết. Vận chuyển đường thủy phát triển chậm, chỉ có một số ít tàu nước ngoài cập cảng. Hiện nay có 2 tàu Côn Đảo 09,10 đi Vũng Tàu - Côn Đảo, có 4 công ty tàu cánh ngầm chở khách đang hoạt động: công ty TNHH Quang Hưng, công ty TNHH dòng sông xanh, công ty TNHH sài thành và công ty TNHH dịch vụ hàng hải và du lịch Sài Gòn. Tàu cánh ngầm hoạt động 30 phút/chuyến với các tuyến TP.Hồ Chí Minh -Vũng Tàu - Mỹ Tho - Vĩnh Long - Châu Đốc - Cần Thơ đi và ngược lại trong ngày. Tàu du lịch siêu tốc đi TP. Hồ Chí Minh -Vũng Tàu và ngược lại trong ngày. Các tàu trang bị hiện đại, chất lượng tương đối cao. Đầu năm 2004 đã mở chuyến bay mới TP. Hồ Chí Minh – Côn Đảo thu hút khá đông du khách.
b. Hệ thống điện, nước
Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV bắc nam và Bà Rịa – Vũng Tàu có nhà máy điện Phú Mỹ sản xuất hòa mạng quốc gia 40% sản lượng điện. Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ nhà máy cung cấp nước sinh hoạt đảm bảo cho người dân và khách du lịch.
c. Hệ thống thông tin truyền thông
Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh và bố trí đều ở các huyện, thành phố. Theo thống kê năm 2001, toàn tỉnh có 1 bưu điện trung tâm, 6 bưu điện quận huyện, 36 bưu điện khu vực, tổng cộng 43 cơ sở. Số máy điện thoại 48.120 cái, trong đó có 3.672 máy điện thoại di động, bình quân 5,7 máy/100 dân. Từ Bà Rịa – Vũng Tàu, du khách
có thể liên lạc trực tiếp với các nơi trong nước và quốc tế. Các loại hình đa dịch vụ như Viba, Fax, telex, nhắn tin, Internet, truyền data, số liệu, Vinaphone, Mobiphone, gọi đi quốc tế IDD,… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Các tuyến truyền dẫn chủ yếu nối TP.Vũng Tàu với các địa phương trong toàn quốc (tuyến cáp quang và Viba). Các vùng được phủ sóng chính là thành phố, thị trấn, khu CN và các khu du lịch. Tuy nhiên, hiện nay giá cước điện thoại tại Việt Nam còn khá cao so với các nước trong khu vực châu Á và thế giới nên hạn chế sự phát triển ngành bưu chính viễn thông và gây ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.
Nguồn : Quy hoạch phát triển KT- XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2012.
3.2.3.2. Kết cấu hạ tầng xã hội
a. Các cơ sở văn hóa
Hiện nay Bà Rịa – Vũng Tàu có Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tiến hành, sưu tầm hiện vật, nâng cao đời sống văn hoá và phát triển du lịch, kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có hệ thống nhà truyền thống như: nhà truyền thống các xã, phường, huyện, thành phố, ngành trong tỉnh, nhà truyền thống công an Bà Rịa – Vũng Tàu, nhà truyền thống quân đội nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu, nhà truyền thống thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, huyện Đất Đỏ… tuy nhiên, phần lớn đều đang trong tình trạng bị xuống cấp, cần đầu tư sửa chữa, nâng cấp.
b. Các khu vui chơi giải trí
Với hệ thống các thiết chế văn hóa - thể thao như nhà hát Đất Đỏ, nhà hát Long Điền, nhà biểu diễn đa năng Vũng Tàu, Bà Rịa đây là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động ca múa nhạc, xiếc tạp kỹ và các môn thi đấu thể thao trong nhà như cầu lông, bóng đá mini… phục vụ một phần nhu cầu vui chơi giải trí của người dân Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi giải trí của người dân, đặc biệt của giới trẻ sẽ còn được đáp ứng thông qua hệ thống các cở sở chiếu phim như rạp Điện Biên ở Vũng Tàu, rạp ở Bà Rịa... diện tích công viên bãi trước và các công viên trong tỉnh còn quá hẹp do vậy hệ thống các công viên, các khu vui chơi giải trí tập trung dành cho người dân và du khách trên địa bàn thành phố khá khiêm tốn.
c. Các cơ sở đào tạo du lịch
Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu có bước phát triển tích cực, với 05 trường đào tạo hệ đại học ngành quản trị kinh doanh du lịch và 03 trường đào tạo hệ cao đẳng ngành quản trị kinh doanh khách sạn, lữ hành, nhà hàng. Ngoài ra, còn có hệ thống trường trung cấp và trường nghề đặc biệt là trường dạy nghề Việt – Mỹ chuyên đào tạo lao động ngành du lịch được đánh giá khá cao.
3.3. Chủ trương, chính sách phát triển ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú. Trong chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 được Chính Phủ phê duyệt đã xác định Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong các khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của cả nước. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV và lần thứ V, đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn có tầm
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đến nay, tỉnh đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả khả quan trong phát triển du lịch. Định hướng chiến lược quy hoạch tổng thể đúng đắn đã làm cơ sở cho việc quy hoạch chi tiết các khu du lịch, từng bước tạo sự chuyển biến nhận thức và huy động sự tham gia của các ngành các cấp cùng phát triển du lịch, duy trì được mức tăng trưởng du lịch đều đặn mặc dù phải đối mặt với những khó khăn thách thức do nhiều sự kiện kinh tế xã hội biến động. Trong thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt nhiều quy hoạch mang tầm chiến lược quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch nam trung bộ và nam bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm TP. Hồ Chí Minh và phụ cận đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, quy hoạch phát triển vùng sông Mêkông mở rộng (Lào, Campuchia, Côn Minh Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam), quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến nằm 2020 và tầm nhìn 2030, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020 cùng hàng loạt các quy hoạch phát triển chuyên ngành của Bà Rịa - Vũng Tàu. Các quy hoạch đã được điều chỉnh thời gian gần đây là những chỉ đạo quan trọng cho công tác điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng du lịch Đông Nam Bộ là địa bàn tăng trưởng là TP. HCM – Nha Trang – Đà Lạt , TP. HCM – Cần Thơ – Hà Tiên – Phú Quốc, TP. HCM – Vũng Tàu – Phan Thiết. Mặt khác Bà Rịa – Vũng Tàu cũng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam phát triển hết sức năng động nên thực sự có nhiều cơ hội và thách thức cho toàn tỉnh. Bên cạnh đó những sự kiện trong nước và quốc tế trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch. Đó là sự hình thành của tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử mở ra một tuyến du lịch đầy tiềm năng, hấp dẫn dọc theo chiều dài đất nước về phía tây. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập trong khu vực, Việt Nam ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ, gia nhập AFTA, APEC, WTO. Sự phát triển về du lịch của các đô thị vùng duyên hải nam trung bộ như Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang dẫn đến sự cạnh tranh trong quá trình phát triển.
3.3.1. Định hướng chiến lược phát triển du lịch
Ngay từ khi thành lập tỉnh, tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò và hiệu quả của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đã có những định hướng chủ đạo phát triển du lịch thể hiện bằng các nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, thứ IV, thứ V xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng cần ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển. Ban thường vụ tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng chuyên đề về du lịch, chỉ rõ định hướng phát triển du lịch với các mục tiêu và giải pháp cụ thể, đó là: Nghị quyết số 17/NQ-TV ngày 05/12/1998 về phát triển du lịch đến năm 2000 và Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển kinh tế du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015, trong đó xác định mục tiêu phát triển là “phấn đấu đến năm 2015, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước”. Thực tế qua hơn 10 năm thực hiện, định hướng phát triển du lịch mà tỉnh ủy vạch ra là đúng đắn, mang tính khả thi cao, phù hợp
với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chiến lược tổng thể phát triển du lịch Việt Nam.
Công tác quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh đã được triển khai từ rất sớm. Ngay từ năm 1996, UBND tỉnh đã ban hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1996-2000 (theo quyết định số 133/QĐ-UBT ngày 18/01/1996), trong đó xác định các loại hình du lịch chủ yếu và các khu vực ưu tiên đầu tư, làm nền tảng cho công tác quy hoạch chi tiết các khu du lịch và đầu tư du lịch. Năm 2005 quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình mới theo quyết định số 1828/QĐ-UB ngày 13/6/2005 của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, đến nay toàn tỉnh đã có 08 quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 các khu du lịch được ban hành. Cụ thể: khu du lịch Chí Linh - Cửa Lấp 825 ha, khu du lịch hoa Anh Đào 240 ha, khu du lịch lâm viên văn hóa núi Minh Đạm 280 ha, khu du lịch lâm viên văn hóa Núi Dinh 718,4 ha, khu du lịch Lộc An Đất Đỏ 265 ha, khu du lịch Bến Cát – Hồ Tràm 425,26 ha, khu du lịch và dân cư Láng Hàng 330,69 ha, khu du lịch thác Hòa Bình 224 ha. Các huyện Xuyên Mộc, Long Điền và thành phố Vũng Tàu đã hoàn thành và phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện đến năm 2020.
Hạ tầng kỹ thuật du lịch cũng được chú trọng đầu tư làm tiền đề kêu gọi đầu tư các dự án du lịch, tạo thuận lợi về đường giao thông nhằm thu hút khách du lịch bao gồm: hạ tầng khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, hạ tầng khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Côn Đảo, đường lên khu du lịch núi Dinh, hạ tầng bãi tắm Thùy Vân, đường ven biển Vũng Tàu - Long Hải - Bình Châu.
Trên cơ sở quy hoạch chi tiết các khu du lịch và quy hoạch chi tiết các lĩnh vực có liên quan, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các địa phương tích cực tiếp xúc, quảng bá, kêu gọi đầu tư du lịch. Tính đến tháng 7/2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 148 dự án đầu tư du lịch với tổng diện tích là 3.914,23 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 35.004,68 tỷ đồng và 11.966 triệu USD. Tổng vốn thực hiện của các dự án đến nay là: 6.037,9 tỷ đồng và 233,5 triệu USD. Ngoài ra, còn có 39 dự án đầu tư du lịch trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích là: 3.204,97 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 10.640,42 tỷ đồng.
Cơ sở vật chất ngành du lịch ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã nỗ lực xây mới và nâng cấp cải tạo cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường du lịch. Các điểm tham quan, tuyến du lịch và khu du lịch đã được đầu tư đồng bộ, đủ tiêu chuẩn tiếp đón và phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách.
3.3.2. Chính sách phát triển du lịch
Đảm bảo trật tự, an toàn tại các tuyến điểm tham quan, các bãi tắm, hạn chế tình trạng hàng rong vào các ngày lễ, mùa cao điểm du lịch; tiếp tục bình ổn giá dịch vụ du lịch bằng cách tăng cường sự phối hợp liên ngành kiểm tra về đăng ký giá và niêm yết giá, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các qui định pháp luật về môi trường ở các khách sạn, khu du lịch.
Duy trì chất lượng dịch vụ du lịch và việc chấp hành các qui định pháp luật trong kinh doanh du lịch thông qua các đợt kiểm tra, làm việc với các cơ sở kinh doanh, thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, chú trọng duy trì chất lượng các đơn vị được công nhận là “địa chỉ tin cậy của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu”.
3.3.3. Đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Chú trọng tạo ra sản phẩm mới ở các loại hình mà tỉnh có thế mạnh là : du lịch tham quan di tích kết hợp du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần nhằm tăng khả năng chi tiêu và độ dài ngày lưu trú. Ổn định trật tự kinh doanh khu vực bãi tắm Thùy Vân từ ngã 3 Hoàng Hoa Thám đến đầu đường Phan Chu Trinh. Tạo điều kiện thuận lợi để một số doanh nghiệp dọc bãi tắm Thùy Vân đầu tư các sản phẩm du lịch cao cấp như: khu dịch vụ biển của công ty CP du lịch thương mại DIC, bãi tắm cao cấp của KS. The Imperial hotel nhằm hình thành nhiều loại sản phẩm, dịch vụ biển với nhiều đẳng cấp khác nhau, đáp ứng đa dạng các phân khúc thị trường.
Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị tiện nghi, đội ngũ thuyết minh viên tại các di tích lịch sử nổi tiếng như: căn cứ Minh Đạm, địa đạo Long Phước, Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài, khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo, bảo tàng Côn Đảo, đền thờ Côn Đảo để các di tích trở thành một điểm đến du lịch hoàn chỉnh, có sức hấp dẫn, tổ chức tuyên truyền, quảng bá các di tích thông qua các hãng lữ hành trong nước và quốc tế nhằm thu hút khách.
3.4. Thực trạng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
3.4.1. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch
3.4.1.1. Du lịch văn hóa
Song song với sự phong phú và đa dạng của các hình thức lễ hội là sự phát triển của các loại hình văn hóa nghệ thuật như hát bội, diễn tuồng, hát dân ca, kể chuyện dân gian, đánh đàn, thổi sáo của dân tộc Châu Ro bên cạnh các trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, đua thuyền,… Các loại hình nghệ thuật đặc sắc mang âm hưởng của vùng biển phương nam này chưa được đưa vào khai thác triệt để phục vụ khách du lịch.
Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất tụ hội của những con người từ khắp mọi miền đất nước nên phong cách ẩm thực của vùng đất phương nam này cũng rất đặc sắc, mang hương vị đậm đà của những món ăn đặc sản vùng biển kết hợp vẻ dân dã của những món ăn miền sông nước. Cần phải khai thác nghệ thuật ẩm thực trong các tuyến du lịch, giới thiệu hình ảnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua các món ăn đặc sắc, hấp dẫn du khách bằng “hương vị quê nhà.”
3.4.1.2. Du lịch biển
Trong thời gian qua loại hình du lịch này đang là thế mạnh của Bà Rịa – Vũng Tàu nên rất được chú ý khai thác. Bà Rịa – Vũng Tàu đã đầu tư xây dựng khu công viên biển bãi sau và xây dựng khu bãi tắm Biển Đông, con sò vàng. Hàng năm sở văn hóa, thể thao và du lịch đều tổ chức chương trình liên hoan biển “Vũng Tàu biển hát” với các hoạt động du lịch biển sôi động. Bên cạnh đó, sự ra đời của nhiều khách sạn, khu du lịch, resort ven biển như hiện nay, du lịch biển Bà Rịa – Vũng Tàu đang ngày càng phát triển. Cùng với nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao, giải trí biển cũng bước đầu được các đơn vị quan tâm khai thác. Tuy nhiên nhìn chung các loại hình du lịch biển của Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn ít phát triển, đặc biệt so với Bình Thuận và Nha Trang.
3.4.1.3. Du lịch sinh thái