và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đón, phục vụ và lưu khách lại trong thời gian dài.
Trung tâm du lịch có quy mô nhất định về mặt diện tích, có thể tương đương với lãnh thổ cấp tỉnh hay một thành phố trực thuộc tỉnh. Có 2 loại trung tâm du lịch, đó là trung tâm có ý nghĩa quốc gia ( như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng) và trung tâm có ý nghĩa vùng, địa phương ( Thái Nguyên, Vinh, Quy Nhơn…).
1.2.5.Tuyến du lịch
Các tuyến du lịch được coi là một sản phẩm du lịch đặc biệt. “ Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”[6]. Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch với nhau trên lãnh thổ. Cơ sở cho việc xác định tuyến là điểm du lịch và hệ thống giao thông. Các tuyến du lịch về mặt không gian lãnh thổ có thể chia thành nhiều loại như: tuyến du lịch quốc gia nối các điểm, các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia với các cửa khẩu quốc tế, tuyến du lịch nội vùng nối các điểm, khu du lịch trong nội vùng du lịch với nhau, tuyến du lịch liên vùng nối các điểm, khu du lịch giữa các vùng du lịch với nhau, các tuyến du lịch địa phương, nội tỉnh…
1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch
1.3.1. Ở Việt Nam
Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn. Với những danh lam thắng cảnh như: Hạ Long, Sapa, Phong Nha-Kẻ Bàng, Vân phong, nhiều bãi tắm như: Sầm Sơn, Thiên Cầm, Non Nước, Mỹ Kê, Mũi Né, Vũng Tàu.., vịnh đẹp và nổi tiếng như Hạ Long, Nha Trang, Xuân Đài, cùng với các đảo gần bờ như Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc... là thế mạnh nổi trội của Việt Nam đối với phát triển du lịch biển đảo. Việt Nam còn có các di sản văn hóa như: Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, Cồng Chiêng Tây Nguyên, Thánh Địa Mỹ Sơn... là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch.
Từ thập niên 60 của thế kỉ trước, ngành du lịch nước ta mới trở thành một ngành kinh tế độc lập, từ đó có những bước phát triển nhanh chóng, du lịch đã khẳng định vị thế là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Giai đoạn 2001 – 2009, tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm, nhưng do áp dụng các biện pháp tích cực tháo gỡ kịp thời, nên lượng khách và thu nhập du lịch hằng năm vẫn tiếp tục tăng. Khách quốc tế tăng từ 2,33 triệu lượt lên gần 3,5 triệu lượt (tăng 1,5 lần); khách nội địa tăng 7 từ 11,7 triệu lượt lên 25,0 triệu lượt (tăng gấp 2,1 lần) người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ước khoảng trên 1 triệu lượt. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch (hiện chiếm khoảng 4% GDP cả nước). Năm 2004, Du lịch Việt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong số 174 nước; Việt Nam được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới.
Đến năm 2010, nước ta đã đón 5,05 triệu lượt khách quốc tế, tăng 34,6% so với năm 2009, khách nội địa đạt 28 triệu lượt, tăng 12%. Năm 2010, lần đầu tiên khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đã vượt trên 5 triệu lượt (5,05 triệu lượt). Năm 2011 với sự kiện bầu chọn vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới được nhiều người bình chọn vào tốp dẫn đầu đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Kết thúc năm 2012, ngành Du lịch đã đón và phục vụ 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%; 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011[1].
Nguồn: Bộ VHTTDL Trên cơ sở những kết quả đã đạt được của năm 2012, năm 2013 Du lịch Việt Nam đặt
ra mục tiêu đón 7,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 5,15% so với năm 2012; phục vụ 35 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,69%; tổng thu từ khách du lịch đạt 190 nghìn tỷ đồng, tăng 18,75. Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới.
Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận được của du lịch Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua và những đóng góp ngày một tăng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song song đó là những tồn tại như một “hồi chuông” cảnh báo, đồng thời cũng là một tất yếu của quá trình phát triển du lịch cần chú ý tới những vấn đề sau:
Vấn đề về khách du lịch: đặc biệt là khách quốc tế, đây luôn là đối tượng được du lịch quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến thu nhập du lịch. Trong khi đó thời gian qua, du lịch Việt Nam chỉ quan tâm tới số lượng khách mà chưa chú ý tới chất lượng nguồn khách.
Vấn đề về sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch là một yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm tốt có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ bán được giá cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việt Nam là nơi có tiềm năng du
lịch phong phú, đang dạng, vì thế cần tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng và phù hợp với nhu cầu của khách, đặc biệt ở các thị trường trọng điểm.
Thực tế cho thấy hoạt động tuyên truyền, quảng bá bị hạn chế, thiếu định hướng cả về thị trường lẫn thời điểm tiến hành, quảng cáo mà chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường, mang nặng tư tưởng áp đặt. Quảng cáo sản phẩm du lịch theo kiểu “thổi phồng lên” chưa đúng với bản chất về nội dung và chất lượng.
Cùng với quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống. Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.
1.3.2. Ở Đông Nam bộ
Trong những năm qua, du lịch ĐNB đã có bước tăng trưởng vượt bậc cả về lượng khách và sự đa dạng về loại hình du lịch, chỉ tiêu quy mô, chất lượng dịch vụ, tạo việc làm. Năm 2010, toàn vùng đón tiếp và phục vụ trên 3,6 triệu lượt khách quốc tế, chiếm 25% trong cơ cấu ngày khách quốc tế đến Việt Nam và 18 triệu lượt khách nội địa, chiếm 27% trong cơ cấu ngày khách nội địa. Tổng thu từ du lịch vùng ĐNB năm 2010 đạt trên 31.500 tỷ đồng chiếm 28% tổng thu nhập du lịch cả nước.Tuy nhiên, trọng điểm du lịch chỉ tập trung ở TP.HCM và BR - VT dẫn đến tình trạng không đồng bộ giữa các địa phương. Các địa bàn như Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước phát triển còn tự phát, bị động về thị trường, sản phẩm du lịch chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp, tài nguyên và môi trường du lịch suy giảm, công tác đầu tư phát triển du lịch về cơ sở hạ tầng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển.
Để khắc phục điều này, những năm qua, các địa phương đã tổ chức nhiều hội thảo, nghiên cứu để lập định hướng phát triển nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Trong 15 năm trở lại đây, hầu hết các địa phương đều đã có quy hoạch phát triển du lịch nhưng thực chất quy hoạch đó mới chỉ đưa ra một số định hướng cơ bản, các chỉ tiêu phát triển chủ yếu cũng như khoanh vùng không gian một vài khu, điểm du lịch mà chưa làm được vai trò hoạch định phát triển ngành. Việc quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch ở các địa phương còn lỏng lẻo thiếu triệt để và kém hiệu quả. Các địa phương phát triển du lịch một cách thiếu
đồng bộ và có sự chênh lệch lớn trong phát triển du lịch giữa các địa phương, mạnh nhất là TP.HCM và BR - VT, các địa phương còn lại vẫn loay hoay trong phát triển du lịch.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA
– VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2002 – 2012
2.1. Vị trí địa lý
BR – VT về phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông. Ở vị trí địa lí này, tạo điều kiện cho tỉnh BR – VT trở thành một cửa ngỏ, đầu cầu quan trọng của vùng kinh tế Nam Bộ hướng ra biển Đông, nằm trên đường giao lưu quốc tế đường hàng không, đường biển.
Lãnh thổ của Tỉnh bao gồm phần phía Đông của miền Đông Nam Bộ, trên phần đất liền có tọa độ địa lý là 10o05‘ - 10o48‘ vĩ độ Bắc và 107o - 107o35‘ kinh độ Đông. Đặc biệt, lãnh thổ của tỉnh còn bao gồm cả quần đảo Côn Lôn ( huyện Côn Đảo) ở phía Nam biển Đông cách Vũng Tàu 180km.
Tỉnh BR – VT thuộc vùng Đông Nam Bộ, là một trong 7 tỉnh thành phố của VKTTĐPN, được xác định là vùng động lực và trên thực tế là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. BR - VT là một cực của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam xác định BR - VT là một trong những khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của cả nước, một địa bàn du lịch có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống tuyến điểm du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung.
Vị trí địa lí cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương đối hoàn thiện là cơ sở để những năm qua, du lịch BR - VT giữ vai trò là một trung tâm nghỉ dưỡng cuối tuần lớn nhất vùng Đông Nam Bộ.
2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch
2.2.1. Tài nguyên du lịch
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Địa hình nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ nên nét nổi bật về địa hình là thấp dần từ bắc xuống nam, phổ biến 3 dạng địa hình: miền đồi núi thấp,
bậc thềm phù sa cổ và đồng bằng ven biển lẫn bãi cát, cồn cát, bãi lầy…một vài nơi nhô lên những ngọn núi đá hoa cương dựng đứng…
Nhìn tổng thể, địa hình có hướng dốc ra biển. Tuy nhiên, ở sát biển vẫn có một số núi cao. Bờ biển trải dài có nhiều bãi cát đẹp (Vũng Tàu, Long Hải, Hồ Tràm…). Những núi đá ăn sâu ra biển tạo nên những mũi đá, bờ biển được tạo bởi những vách đá dựng đứng, nhất là khu vực Vũng Tàu. Mũi đá là nơi có nhiều gió để du khách đến hóng mát gọi là mũi Nghinh Phong.
Toàn tỉnh có 305 km đường bờ biển, trong đó Côn Đảo có hơn 200km. Các bãi tắm tập trung chủ yếu ở thành phố Vũng Tàu, Vũng Tàu trở thành phố Biển, gắn liền với thương hiệu du lịch biển. Các bãi tắm ở Xuyên Mộc và Côn Đảo mới được khai thác du lịch trong thời gian gần đây. 72 km là bãi cát bằng phẳng có thể được sử dụng như những bãi biển sạch và đẹp.
Đảo Côn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch có nhiều bãi tắm đẹp tuyệt vời như: bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, bãi Đầm Trầu, bãi Hòn Cau, bãi Hòn Tre... Thêm vào đó là vườn Quốc gia Côn Đảo với nhiều loài thực vật và thú quý hiếm. Nói đến Côn Đảo, ai cũng biết nơi đây có hệ thống nhà tù với nhiều trại giam lớn như: trại Phú hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình, chuồng cọp, chuồng bò, cùng khu nhà Chúa Đảo và khu nghĩa trang Hàng Dương.
BR - VT như một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình, có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ.
Bảng 2.1. Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch
Tên bãi biển | Địa điểm | |
1 | Bãi Trước | Thành phố Vũng Tàu |
2 | Bãi sau | Thành phố Vũng Tàu |
3 | Bãi Dứa | Thành phố Vũng Tàu |
4 | Bãi Dâu | Thành phố Vũng Tàu |
5 | Bãi Hồ Tràm | Huyện Xuyên Mộc |
6 | Bãi Hồ Cốc | Huyện Xuyên Mộc |
7 | Bãi Lộc An | Huyện Đất Đỏ |
8 | Bãi Thùy Dương; | Huyện Đất Đỏ |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 2
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Du Lịch
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật
- Các Di Tích Được Xếp Hạng Cấp Quốc Gia Của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Số Cơ Sở Lưu Trú Và Số Phòng Được Xếp Hạng Năm 2012
- Cơ Cấu Mục Đích Khách Du Lịch Nội Địa Đến Bà Rịa – Vũng Tàu Năm 2012. Đơn Vi: %
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Bãi Long Hải | Long Điền | |
10 | Bãi Đất Dốc | Côn Đảo |
11 | Bãi Cạnh | Côn Đảo |
12 | Bãi Đầm Trầu, | Côn Đảo |
13 | Bãi Hòn Cau | Côn Đảo |
14 | Bãi Hòn Tre | Côn Đảo |
9
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT
Khí hậu
Khí hậu của Tỉnh mang tính chất cận xích đạo, tính chất nóng, ẩm ổn định quanh năm, ba mặt giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên khí hậu điều hòa, mát mẻ. Nhiệt độ trung bình năm từ 25 - 270 C, ít gió bão lớn, biển ấm quanh năm[12].
Vũng Tàu có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần như ngược nhau, trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa, tốc độ gió trung bình 2 – 4m/s. Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô, tốc độ gió trung hình 3 – 5 m/s. Trong mùa khô có một số ngày gió chướng (tập trung từ tháng 12 đến tháng 3, tổng cộng khoảng 30 ngày trong năm), tốc độ gió vào những ngày này có thể đạt tới 8 – 10m/s, gây ra sóng cao 3 - 4m, không thuận lợi cho tắm biển.
Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24 – 290 C,
nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 270 C. Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370
– 2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.500mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt.
Đối chiếu với bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người thì khí hậu BR -VT nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng và chơi thể thao trên biển: lưới ván, lướt ván diều, thuyền buồm…
Bảng 2.2. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
Ý nghĩa | Nhiệt độ trung bình năm (0 C) | Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (0C) | Lượng mưa TB năm (mm) | |
1 | Thích nghi | 18 -240 C | 24 - 270 C | 1250 – 1990 |
2 | Khá thích nghi | 24 -270 C | 27 - 290 C | 1990 -2550 |
3 | Nóng | 27 -290 C | 29 - 320 C | >2550 |
Rất nóng | 29 -320 C | 32 - 350 C | < 1250 | |
5 | Không thích nghi | >320 C | > 350 C | < 650 |