Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thị Xã Ninh Hòa (Tỉnh Khánh Hòa)


trừ tác động của xã hội. Từ thực tế của Thái Lan chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm.

Ở Philippines: Chính phủ Philippines quan tâm đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm vào đó là những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm; các hải đảo đều được quy hoạch rõ ràng và được bao phủ bởi những thảm xanh của các vườn cây ăn trái, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phục vụ cho hoạt động du lịch, Chính phủ còn tiến hành các chương trình phục hồi các di sản văn hoá và lịch sử nhằm thông qua việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản phẩm du lịch văn hoá bền vững đặc hữu.

1.7.2. Phát triển du lịch ở Việt Nam‌


Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước cùng với sự hổ trợ của các Bộ, Ngành có liên quan, ngành du lịch Việt Nam luôn tạo ra cơ hội và khả năng mới, tận lực khai thác các nguồn lực nhằm phát triển ngang bằng với các nước trên thế giới.

Cụ thể Việt Nam đã xây dựng chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đọan 2001 – 2010 với các nội dung: xúc tiến tuyên truyền và quảng bá du lịch, nâng cao và phát triển nhân lực có chất lượng, áp dụng những thành tựu mới và tiên tiến về khoa học công du lịch quốc tế vào du lịch Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về du, chuẩn bị các điều kiện hội nhập du lịch ở mức cao, khuyến khích, tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào du lịch ra nước ngoài, thực hiện đa dạng hóa - đa phương hóa quan hệ du lịch với các nước nhằm nâng cao hình ảnh và thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có những bước phát triển khá nhanh. Thể hiện qua nhịp độ khách quốc tế du lịch đến nước ta tăng dần và cả lượng khách nội địa. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua một số năm. Năm 2007 là 4,23 triệu, năm 2008 là 4,24 triệu, năm 2009 là


3,75 triệu, năm 2010 là 5,05 triệu, năm 2011 là 6,14 triệu, năm 2012 là 6,85 triệu, riêng năm 2012 khách đi bằng đường hàng không là 5.575.904 lượt người, chiếm 81,4%, giảm 2,3% so với năm 2011; khách đi bằng đường biển là

285.545 lượt người, chiếm 4,2%, tăng 3,4% so với năm 2011; khách đi bằng đường bộ là 986.229 lượt người, chiếm 14,4%, giảm 1,1% so với năm 2011. Thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam (2012) là Trung Quốc 20,86%, Hàn Quốc 10,24%, Nhật 8,42%, Mỹ 6,48%, Đài Loan 5,98% , Thái Lan 3,3%, Pháp 3,21%. Bên cạnh đó còn phải nói đến khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam lần 2 đạt gần 35%. Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch, năm 2010 khoảng 333.400 người chiếm 23%, lao động gián tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

1.100.000 người chiếm 76,7% [1].

Mục tiêu của du lịch Việt Nam trong những năm tới là tiếp tục phát triển khai thác pháp lệnh du lịch và luật du lịch, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực để Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn. Ngành du lịch Việt Nam cũng phấn đấu mỗi năm tăng 10 – 20% lượng khách quốc tế.

Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và định hướng - 5

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng đổi mới và phát triển, hệ thống chính sách pháp luật được kiện toàn, tạo điều kiện cho các ngành du lịch không ngừng thay đổi và phát triển đáp ứng nhu cầu du khách, đến năm 2015 tăng trưởng du khách sẽ đạt từ 7 - 8 triệu lượt khách quốc tế, 32 - 35 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2020 thu hút 11 - 12 triệu lượt khách quốc tế và 45 - 48 triệu lượt khách nội địa.

1.7.3. Phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa


Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú, cảnh quan tươi đẹp nên có nhiều lợi thế phát triển mạnh kinh tế du lịch, giao thông thuỷ, bộ, sắt, thuận lợi là một trong những lợi thế trong quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập kinh tế, đặc biệt là liên kết các tour du


lịch với các tỉnh trong nước và quốc tế nhất là thông qua cảng hàng không quốc tế Cam Ranh.

Khánh Hòa có nhiều di tích văn hóa - lịch sử và thắng cảnh tham quan du lịch được xếp hạng cấp quốc gia như vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong, tháp Bà Ponagar, viện Hải Dương Học, Vinpearland, Khu lưu niệm bác sỹ Yesin, … hàng năm thu hút nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, nghiên cứu, nghỉ dưỡng và hành hương về nguồn.

Khánh Hòa là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai và các dân tộc thiểu số khác trong cả nước nên ở đây có nhiều lễ hội văn hóa dân gian của các dân tộc như lễ hội Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang, lễ hội cầu ngư của người kinh. Khánh Hòa còn nổi tiếng khắp trong ngoài nước với các làng nghề truyền thống như nước mắm Nha Trang, bún cá Ninh Hòa, nem Ninh Hòa.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa có qui mô nhà hàng khách sạn với trang thiết bị mới, hiện đại, đồng bộ chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, tập trung nhiều ở thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa. Năm 2012 tỉnh hiện có có 445 khách sạn, năm 2013 có 550 khách sạn trong đó 8 sạn 5 sao, 9 khách sạn 4 sao, 38 khách sạn 3 sao, 121 khách sạn 2 sao, 185 khách sạn 1 sao, 48 khách sạn đủ tiêu chuẩn tối thiểu và nhiều nhà nghỉ du lịch. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và ngành nên đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch (nhà hàng – khách sạn) được thể hiện rõ nét văn hóa trong phục vụ, được du khách hài lòng nên lượt khách lữ hành, lưu trú ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2012 có hơn 2,3 triệu lượt khách, tăng 6% so với năm 2011, trong đó khách quốc tế trên 532.112 lượt, tăng 20,9% so với 2011, năm 2013 đạt hơn 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 724.000 lượt tăng 36,1% so với năm 2012. Khách du lịch chủ yếu từ các nước Liên Bang Nga, Uckraina, các nước Đông Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Úc, Bỉ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Italia… Doanh thu của du lịch năm 2012 đạt 2.569.456


triệu đồng, tăng 14% so với 2011, năm 2013 doanh thu đạt 3900 tỉ đồng tăng 51,7% so với năm 2012.

Hoạt động lữ hành mở rộng liên kết, hợp tác, phát triển thêm các tour, tuyến mới trong và ngoài tỉnh, ngoài nước, các tour lữ hành trong tỉnh nối kết tour tuyến lữ hành trong nước đưa khách về Khánh Hòa gắn với các ngày lễ hội nên tăng mạnh lượng khách lưu trú, trong đó tăng lượng khách quốc tế lưu trú năm 2012 là 1.486.978 (ngày người) tăng 29,7% so với năm 2011, mở tuyến du lịch Liên bang Nga – Khánh Hòa - Duyên hải Nam Trung Bộ để triển khai các dự án phát triển du lịch, mở rộng thị trường kinh doanh du lịch. Toàn tỉnh có 29 đơn vị tham gia hoạt động lữ hành quốc tế. Nhìn chung, các công ty đã đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá và nâng cao chất lượng phục vụ du lịch để thu hút càng nhiều du khách đến Khánh Hòa.

Năm 2012, Khánh Hòa đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng các điểm du lịch và đa dạng hóa các loại hình du lịch (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa lễ hội). Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ du lịch phụ trợ tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch ngày càng được đầu tư cải thiện. Việc gìn giữ, tôn tạo, bảo vệ , giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn cho du khách được thực hiện khá tốt, hành vi văn hóa văn minh trong hoạt động du lịch.


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ NINH HÒA (TỈNH KHÁNH HÒA)‌

2.1. Khái quát về thị xã Ninh Hòa‌


- Thị xã Ninh Hòa nằm ở phía bắc thành phố Nha Trang, là một trong những địa phương của tỉnh Khánh Hòa là một nhánh của dải Trường Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Ninh Hòa là đầu mối giao thông của tỉnh ngã ba cua quốc lộ 1A, đường sắt bắc nam, quốc lộ 26, phía đông có cảng biển hòn Khói, phía nam có cảng biển lương Sơn. Những tiềm năng này là nền tảng cơ bản để phát triển các loại hình du lịch.

- Ninh Hoà với diện tích 1196km2, là địa phương có diện tích lớn nhất tỉnh, với

dân số trên 232.541 nghìn người sinh sống trên địa bàn 27 xã, phường với, mật độ trung bình gần 194 người/km2. Dân cư Ninh Hòa đa số làm nghề nông ở các miền đồng bằng, làm nghề đánh cá ở ven biển; riêng nghề làm gạch gói ở Giếng Bọng, Ninh Xuân và làm muối thì ở Hòn Khói. Một số tiểu công nghệ đặc thù "cha truyền con nối" như làm nghề bánh tráng, bún, bánh nậm, bánh ít, bánh xèo, bánh căn, bánh dây, bánh hỏi, chả, nem, thợ rèn, làm vôi... hầu hết tập trung ở Xóm Rượu. Đặc biệt, chả và nem ở đây rất nổi tiếng cả nước không đâu bằng.

- Ninh hòa có tài nguyên thiên nhiên đa dạng nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt. Có nhiều sông suối, nổi bật là sông Cái là nguồn cung cấp nước chính cho thị xã, rừng có nhiều lâm sản có giá trị kinh tế cao và nhiều loại cầm thú, chim muông phong phú như voi, hổ, báo, công, trĩ...Phía đông giáp biển với nhiều loài sinh vật quí giá cá thu, tôm, mực các loại trai ốc. Ninh Hoà có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng như suối Ba Hồ ở Ninh Ích, hồ Đá Xẽ ở Ninh Lộc, Ao Bà ở Ninh Hưng, thác Nước Bay ở Ninh Thượng, suối nước nóng Trường Xuân ở Ninh Tây...


- Trong những năm gần đây Kinh tế xã hội Ninh có những phát triển mạnh mẽ đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ trong đó du lịch. Năm 2012 du lich tăng bình quân 16,3%, các loại hình du lịch, dịch vụ, thương mại không ngừng được mở rộng với quy mô ngày càng lớn và hiệu quả cao.

2.2. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa‌


2.2.1. Các nhân tố bên trong‌


2.2.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Ninh Hoà có hệ tọa độ từ 12020’ – 12045’ vĩ độ bắc và từ 105052’ - 109020’ kinh độ đông. Phía đông giáp Biển Đông; phía tây giáp huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; tây nam giáp huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa; tây bắc giáp huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; phía nam giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; phía bắc giáp huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Với vị trí ngã ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 26 đi Buôn Ma Thuột. Cách thành phố Nha Trang 33km về phía nam, cách thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) 27km về phía bắc, cách Buôn Ma Thuột 164km về phía tây.

Thị xã Ninh Hoà nằm trong vùng vịnh Vân Phong và là cửa ngõ ra biển của hành lang Đông – Tây nối vùng Tây Nguyên với Biển Đông. Là đầu mối giao thông quan trọng dẫn đến các địa danh nổi tiếng của thị xã Ninh Hòa như suối Ba Hồ ở Ninh Ích, hồ Đá Xẻ ở Ninh Lộc, Ao Bà ở Ninh Hưng, thác Nước Bay ở Ninh Thượng, suối nước nóng Trường Xuân ở Ninh Tây, núi Phượng Hoàng hùng vĩ và thác nước Eakrongru trên độ cao 500m.

Do có lợi thế về vị trí địa lý, yếu tố lịch sử văn hóa truyền thống nên thị xã Ninh Hòa được xác định là trung tâm phát triển kinh tế – văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung cho vùng kinh tế phía nam của vịnh Vân Phong.


2.2.1.2. Các nhân tố tự nhiên

- Địa hình: Ninh Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 119.777ha, có trên 70% là núi rừng, 0,44% là động cát ven biển. Địa hình thị xã Ninh Hòa bị chia cắt nhiều bởi núi cao, nhiều dốc và đèo hiểm trở. Phía tây trên quốc lộ 26 có đèo Dốc Đất, đèo Phượng Hoàng; phía nam trên quốc lộ 1A có đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì; phía bắc có dốc Giồng Thanh, dốc Đá Trắng; phía đông đồng bằng có dải núi Hòn Hèo chạy theo hướng tây bắc – đông nam, ba mặt nhô ra biển tạo thành một bán đảo lớn 146km2 với nhiều đỉnh cao trên 700m. Đây là bán đảo có diện tích lớn nhất Khánh Hòa, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Đồng bằng nơi đây là một lòng chảo hơi tròn, ba mặt bị núi bao bọc, bán kính khoảng 15km. Địa hình thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Vùng trung tâm đồng bằng đất đai tương đối phì nhiêu. Khu vực đồng bằng là nơi có nhiều di tích lịch sử như lăng Bà Vú, chùa Tiên Du, trường Pháp – Viêt…

Khí hậu: Ninh Hòa nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu hải dương nên quanh năm khí hậu nơi đây tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt với nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,60C, độ ẩm bình quân hàng năm là 70% - 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1350mm, thời tiết mưa không đều, hàng năm mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, thường gây lũ lớn nhưng ít khi có bão. Mùa khô nắng nhiều, gió Tây Nam thổi mạnh, thường gây hạn hán gay gắt. Nhiệt lượng ánh sáng dồi dào với 2.482 giờ nắng/năm, tổng nhiệt lượng bình quân trong năm 9.5000C. Với khí hậu trên thuận lợi cho sản xuất, hoạt động du dịch diễn ra hầu như quanh năm.

Thủy văn: Hệ thống sông suối ở thị xã Ninh Hoà tương đối dày, nhưng phân bố không đều. Vùng núi cao mật độ lưới sông dày khoảng 1km/km2, vùng đồng bằng ven biển có mật độ lưới sông mỏng hơn khoảng 0,6km/km2. Với đặc điểm địa hình chia cắt nên sông ngòi nơi đây thường ngắn và dốc, lưu lượng giữa mùa


mưa và mùa khô chênh lệch rất lớn. Mùa mưa tốc độ dòng chảy bề mặt lớn thường gây lũ lụt, quá trình xói mòn bề mặt diễn ra mạnh. Vào mùa khô lưu lượng nước các sông thấp, nhiều sông suối bị khô cạn nhanh.

Thị xã Ninh Hoà có hệ thống sông chính là sông Cái dài 49km, chia thành 2 nhánh lớn là nhánh sông Cái ở phía nam và nhánh sông Đá Bàn ở phía bắc. Sông Cái có nguồn gốc từ núi Chư Hơ Mu ở độ cao 2051m, chảy theo hướng tây bắc – đông nam và đổ ra đầm Nha Phu. Sông Cái có tiềm năng về thủy điện, thủy lợi, thủy sản đặc biệt là du lịch. Phía nam có con sông Găng do các suối phát nguyên từ dải núi phía nam và tây nam như: suối Nhà Chay, suối Bà Tứ, suối hồ Đá Xẻ hợp thành, qua cửa Tam Ích cũng đổ ra đầm Nha Phu. Ngoài ra còn có các suối bắt nguồn từ Ba Hồ cũng đổ ra đầm này. Sông ngòi tạo ra nhiều thác tự nhiên đẹp có giá trị du lịch, như thác Mơ (Ninh Thượng), Eakrongru, Đá Bàn (Ninh Sơn), Ba Hồ (Ninh Ích).

Nằm ở hạ nguồn của Thác Bay, thác Mơ được bao bọc bởi những cánh rừng còn rất hoang sơ mà chỉ có người dân địa phương mới biết được. Có thể tóm gọn về thác thác Mơ bằng một câu: “Đẹp nhất vào mùa hè, rực rỡ hùng vĩ nhất khi mưa về”.

Hồ Đá Bàn được khởi tạo vào đầu thập niên 1980, khi người dân địa phương xây đập ngăn nước trên thượng nguồn sông Lốt. Hồ có hình dạng giống như chiếc lá, dài trên 2km, rộng trên 1km, bao quanh là khu rừng nguyên sinh phòng hộ đầu nguồn. Chính giữa hồ nước nổi lên một tảng đá đen sừng sững.

Nước đổ vào lòng hồ từ ba con suối là suối Dứa, suối Cái và suối Đá Đen, quanh năm xanh trong. Dòng suối Dứa vòng vèo uốn khúc với những thảm cỏ xanh hòa trong cát trắng. Cách suối Dứa chưa đầy 500m là dòng suối Cái có những bãi cát trắng phau xen lẫn đá cuội đen. Đi lên phía thượng nguồn, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác khoan khoái, dễ chịu cùng dòng nước trắng xóa, mát lạnh đổ từ ngọn thác xuống suối. Tiếng chim chuyền cành, hót líu lo hòa lẫn với tiếng thác nước reo tạo nên bản giao hưởng thiên nhiên tuyệt diệu. Ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2024