Khuyến Khích Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương Vào Các Hoạt Động Du Lịch


công ăn việc làm cho người dân địa phương…thông qua đó, thúc đẩy sự phát triển nhanh của du lịch. Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn hại về môi trường.

1.4.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch‌

Người dân địa phương với nền văn hóa, lối sống và truyền thống là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch, đồng thời cũng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường thiên nhiên, văn hóa của họ và sự tham gia của cộng đồng địa phương làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm du lịch, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, qua đó nâng cao chất lượng du lịch.

1.4.7. Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan‌

Tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của người dân địa phương và tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa. Qua đó khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến, lồng ghép các lợi ích của cá nhân và quần chúng.

1.4.8. Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường‌


Đào tạo một lực lượng lao động có kỹ năng thành thạo, không những mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Việc đào tạo nhân viên, trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

1.4.9. Tăng cường quảng bá tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm‌


Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và định hướng - 4

Do sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan mà tiếp thị du lịch đặc biệt có tính cạnh tranh. Tiếp thị và quảng cáo du lịch một cách đầy đủ và có trách nhiệm giúp nâng cao hiểu biết, sự cảm kích, lòng tôn trọng văn hóa và môi trường địa phương và làm tăng sự thỏa mãn toàn diện của du khách.

1.4.10. Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu‌


Để ngành du lịch tồn tại và phát triển một cách bền vững. Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa ngành du lịch với các trường đại học, viện nghiên cứu, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và cam kết về nghiệp vụ [8].

1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch‌


1.5.1. Điểm du lịch‌


Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.

1.5.2. Khu du lịch‌


Khu du lịch là nơi Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch. Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch


1.5.3.Tuyến du lịch‌


Tuyến du lịch là nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến [9].

1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch


1.6.1. Các nhân tố bên trong‌


* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Ví trí tác động đến ngành du lịch ở các khía cạnh như khoảng cách gần hay xa các điểm, khu, trung tâm du lịch. Gần đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, gần hay xa biển. Gần các đầu mối giao thông, thuận lợi cho việc đi lại nên thu hút nhiều du khách, doanh thu từ du lịch cao, ngược lại xa đầu mối giao thông , trung tâm kinh tế, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng nên khó khăn cho phát triển du lịch, hiệu quả kinh tế thấp.

* Nhóm nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: Đối với hoạt động du lịch, các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh. Đặc điểm hình thái của địa hình (các dấu hiệu bên ngoài của địa hình) và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn đối với du khách, như các dạng địa hình núi, địa hình karst, các kiểu địa hình ven bờ - có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch. Kiểu địa hình ven biển, hải đảo, đới bờ và các kho chứa nước (đại dương, biển, sông, hồ…) cũng có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Địa hình đới bờ có thể tận dụng khai thác du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước…

- Khí hậu: Có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học. Những tiêu chí đáng chú ý là nhiệt độ, độ ẩm không khí và các yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện thời tiết đặc biệt khác.


Các điều kiện khí hậu được xem như các tài nguyên khí hậu của du lịch. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động du lịch và đã tạo nên tính mùa vụ trong động du lịch. Ứng với mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Mùa du lịch cả năm thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh, du lịch trên núi mùa đông và mùa hè. Tuy nhiên, trong thực tế rất hiếm khi có sự phân phối đồng đều các dòng du lịch theo mùa vì du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khí hậu, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

+ Mùa đông: Là mùa du lịch trên núi, ở những nơi có mùa đông kéo dài thường phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác.

+ Mùa hè: Là mùa du lịch quan trọng nhất. Đây là mùa du lịch sôi động với các loại hình du lịch biển, núi, du lịch tới những vùng đồi, đồng bằng…

- Sông ngòi: Tài nguyên nước: Bao gồm nước mặt và nước ngầm. Phục vụ cho mục đích du lịch nói chung, giới hạn nhiệt độ lớp nước trên mặt tối thiểu từ 180C – 200C. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến tần số và tính chất sóng của dòng chảy, độ sạch của nước…

+ Các nguồn tài nguyên nước mặt có giá trị cho nhiều lọai hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng…, đó là các bờ biển, các vùng hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các suối, thác nước…

+ Nguồn tài nguyên nước ngầm có giá trị đối với du lịch đó là các nguồn nước thiên nhiên. Thực tế cho thấy những nơi giàu nguồn nước khoáng cũng là những điểm phát triển du lịch chữa bệnh.

- Sinh vật: là dạng tài nguyên du lịch đặc biệt, đối với loại tài này, người ta phân thành nhiều chỉ tiêu như: chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch; chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn, thể thao; chỉ tiêu đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học.

* Nhóm nhân tố hân tố kinh tế- xã hội

- Dân cư và lao động: Dân cư và nguồn lao động vừa là nguồn cung cấp lao


động cho ngành du lịch như cán bộ quản lý, nhân viên nhà hàng du lịch… đồng thời cũng là khách hàng tiêu thụ sản phẩm du lịch, đời sống nhân dân ngày càng cao thi nhu cầu đi du lịch càng mạnh. Đây là nhân tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

+ Hệ thống và phương tiện giao thông: Là nhân tố hàng đầu với việc hình thành và phát triển du lịch. Khi đánh giá và xem xét phương tiện giao thông phải chú ý đến các loại đường, chất lượng đường, phương tiện thông hiện có. Bên cạnh đó phải xét đến nhà ga, bến cảng, sân bay, bến xe; đặc biệt là đầu mối giao thông quan trọng.

+ Hệ thống cung cấp điện: Là điều kiện cần thiết đảm bảo sinh hoạt tối thiểu cho khách du lịch cũng như cung cấp năng lượng cho hoạt động phục vụ kinh doanh du lịch. Khi đánh giá xem xét cần quan tâm đến.

Xem xét cơ cấu mạng lưới điện ảnh hưởng tới việc tạo nên các điểm, cụm, trung tâm du lịch. Khả năng đảm bảo điện của địa phương cho hoạt động du lịch, cân đối giữa khả cung cấp điện và nhu cầu tiêu thụ điện.

+ Hệ thống cấp thoát nước: Bao gồm nước phục vụ cho sinh hoạt và cho các ngành dịch vụ du lịch. Nguồn cung cấp nước cần được quan tâm trong cơ cấu của cơ sở hạ tầng bao gồm: Khả năng cung cấp nước và chất lượng nguồn nước, hệ thống cung cấp nước. Bên cạnh việc cấp nước cho sinh hoạt cũng cần phải xây dựng hệ thống tiêu thoát nước nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây mất mỹ quan trong khu vực du lịch.

+ Hệ thống thông tin liên lạc: Nhằm thỏa mãn sự trao đổi tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời giữa các khu vực thông qua các loại hình dịch vụ như thư tín, điện thoại, fax, internet…

+ Cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú: Là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm những công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn nghỉ và giải trí cho khách du lịch. Đó là các cơ sở lưu trú du lịch


xã hội, nhà hàng, khách sạn…

+ Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp: Đáp ứng về nhu cầu hàng hóa của khách du lịch thông qua việc bày bán các mặt hàng đặc trưng của du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác.

+ Cơ sở thể thao: Tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm tăng hiệu quả sử dụng của các cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch.

+ Cơ sở y tế: các cơ sở y tế nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch.

+ Các công trình văn hóa phục vụ du lịch: Đó là các trung tâm văn hóa - thông tin, phòng chiếu phim, phòng triển lãm, câu lạc bộ, nhà hát…

+ Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: Như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, hiệu ảnh, bưu điện… là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch.

- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Các ngành kinh tế phát triển góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh hơn. Công nghiệp phát triển cung cấp các trang thiết bị hiện đại cho ngành du lịch như xây dựng nhà hàng, khách sạn…hiện đại, tiên nghi hơn. Giao thông ngày càng hiện đại, tiện nghi giúp cho du khách đi tham quan nhanh chong, an toàn, chủ động được thời gian…Các hoạt động dịch vụ khác phát triển thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch phát triển hơn.

- Đường lối chính sách

Trong những thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng trên quy mô toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy, ở mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia du lịch có trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao hay không thì ngoài tài nguyên du lịch sẵn có, nhân tố quyết định là nhân tố con người và cơ chế, chính sách đúng


đắn, phù hợp cho sự phát triển du lịch. Đường lối chính sách ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch một quốc gia hoặc một đơn vị hành chính cụ thể.

- Nhân tố khác

Ngoài các nhân tố trên thì tình hình thiên tai, dịch bệnh hay các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và quốc tế… có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Đặc biệt các nhân tố này xuất hiện ngoài dự tính và tầm kiểm soát của con người gây khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển của ngành du lịch. Nó đe dọa đến sức khỏe, an toàn tính mạng, tâm lý hay khả năng tài chính của người dân, là vấn đề rất nhạy cảm với hoạt động du lịch, kìm hãm sự phát triển của du lịch ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ.

1.6.2. Các nhân tố bên ngoài‌


- Kinh nghiệm phát triển du lịch: Học hỏi kinh nghiệm phát triển, khai thác sử dụng tài nguyên du lịch cung như kinh nghiệm quản lý du lịch của các nước phát triển. Cách thức điều hành, sự liên kết hợp tác du lịch giữa các quốc gia trong khu vực nhất là những quốc gia có sự tương đồng về tự nhiên, văn hóa…

- Thị trường khách du lịch: Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh với lại nền kinh tế các nước trong khu vực dần được phục hồi, đời sống của người dân được nâng lên, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng lớn. Đây là thị trường quan trọng trong việc thu ngoại tệ cho mỗi quốc gia.

- Đầu tư vốn: Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chúng ta ngày càng nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào lịch vực du lịch, qua đó nâng cấp hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Với một nền kinh tế còn kém phát triển thiếu thốn về vốn chúng ta cần tranh thủ, tận dụng, thu hút, mời gọi đầu tư nước ngoài vào nhằm thúc đẩy sự phát triển của nganh du lịch nước nhà [9].


1.7. Phát triển du lịch ở một số nước và Việt Nam‌


1.7.1.Phát triển du lịch ở một số nước‌


Ở Trung Quốc: Trung Quốc trong cuối thập niên 1990 đã nỗi lên như một quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch hàng đầu thế giới. Ngành du lịch Trung Quốc đã có bước phát triển nhảy vọt, những kết quả khả quan đạt được là nhờ ngành du lịch Trung Quốc đã có quá trình định hướng chiến lược phát triển trong 20 năm qua. Đặc biệt trong thập kỷ gần đây Chính phủ Trung Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du, thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng các quy hoạch tổng thể về du lịch; quản lý phát triển du lịch bền vững bao gồm công tác chỉ đạo, điều phối và kiểm soát, nhằm gắn kết các nguồn lực dành cho xây dựng và thực hiện các chính sách du lịch quốc gia. Thúc đẩy và tạo điều kiện thu hút nhiều sự tham gia của khu vực tư nhân và sự hợp tác giữa khu vực nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Những định hướng và hoạch định kế hoạch thực hiện của Trung Quốc nêu trên là những kinh nghiệm quý báu cho chúng ta tham khảo.

Ở Indonexia: Chính phủ Indonesia đã sớm đề ra chiến lược du lịch định hướng thiên nhiên, bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc hướng tới phát triển du lịch bền vững. Chính phủ Indonesia đã xây dựng thành công nhiều mô hình du lịch sinh thái. Dự án phát triển du lịch bền vững của Bali. Bali hiện trở thành một trung tâm du lịch nhộn nhịp hàng đầu ở Đông Nam Á, hàng năm mang về cho Indonesia một lượng ngoại tệ đáng kể từ du lịch, đóng góp tích cực. Đây là một bài học quý báu cho việc phát triển du lịch Việt nam.

Thái Lan: Hoạt động du lịch phát triển từ lâu, nhưng hiện nay nhiệm vụ phát triển du lịch Thái Lan chú trọng vào tái cấu trúc lại công nghệ du lịch. Chính phủ Thái Lan đã có nhiều sáng kiến độc đáo và sáng tạo, triển khai những chương trình phát triển du lịch bền vững có chất lượng như “chương trình loại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2024