Biểu Đồ Thể Hiện Sự Thay Đổi Cơ Cấu Gdp Giũa Các Ngành Kinh Tế Ở Thị Xã Ninh Hòa Qua Hai Năm 2007 Và 2013


những con suối này có rất nhiều tôm, cua, ốc và các loại cá như: cá chép, cá chình, cá lóc (cá tràu), cá mè, cá trắm đen (trắm Ấn Độ), trắm cỏ nhưng nhiều nhất là cá trắng và cá long tong… Nếu có dịp nghỉ đêm ở đây, du khách sẽ được tham gia lửa trại và đi bắt Cheo (loại thú to bằng con thỏ) cùng người dân địa phương.

Thị xã Ninh Hòa có hai dạng nước ngầm chính gồm: dạng nước ngầm tồn tại trong trầm tích sông suối, tập trung ở các xã phía tây và tây bắc của thị xã và dạng nước ngầm tồn tại trong trầm tích sông biển và biển, tập trung ở các xã phía đông và đông nam của thị xã.

Suối nước nóng: Ở Khánh Hòa, ngoài suối nước nóng Đảnh Thạnh (Nha Trang) nổi tiếng, thì nay trong danh mục các nguồn nước khoáng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe có thêm: suối nước nóng Trường Xuân ở buôn Đung, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa.

Sinh vật: Tài nguyên rừng: theo thống kê năm 2005 có 51.521,96ha rừng. Trong đó, rừng sản xuất là 22.341,95ha, rừng phòng hộ là 29.180ha. Rừng Ninh Hoà có nhiều lâm thổ sản có giá trị kinh tế cao như gỗ cẩm lai, cà te, dáng hương, sao, bằng lăng... đặc biệt là kỳ nam, trầm hương là loại dược liệu quý. Rừng là nguồn giữ nước, cung cấp nước tưới và đảm bảo hệ sinh thái môi trường nhằm phát triển kinh tế bền vững cho thị xã Ninh Hòa.

Rừng ngập mặn ven đầm Nha Phu xã Ninh Ích, trước đó có khoảng 200ha rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, từ khi phong trào nuôi tôm công nghiệp phát triển rầm rộ, không ít người dân nơi đây đã đưa các loại máy móc tàn phá khu rừng và biến đầm Nha Phu trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Rừng ngập mặn ở đây có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, xã hội, môi trường, với nhiều tác dụng: bảo vệ tính đa dạng sinh học của thảm thực vật ngập mặn của đầm Nha Phu; phòng hộ ven biển và mở nhanh diện tích các bãi bồi ra biển; giảm bớt sự xáo trộn đất đai và ô nhiễm nguồn nước ven biển; tạo sinh kế cho ngư dân của các xã ven đầm Nha Phu nếu được quản lý bền vững. Chúng là


lá chắn bảo vệ đất liền và giữ cho khí hậu trong lành. Con người đối xử với thiên nhiên thế nào sẽ được đáp trả như thế ấy, điều đó đúng với cả khu rừng ngập mặn Ninh Ích - Ninh Hòa. Rừng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu.

Tài nguyên biển: Thị xã Ninh Hòa có chiều dài đường bờ biển 25km, diện tích vùng biển khá rộng, nhiều nơi lồi lõm, khúc khuỷu, có nhiều cửa sông, cửa lạch nằm sâu trong đất liền thuận lợi cho phát triển du lịch như tham quan nghỉ dưỡng, tắm, lặn biển, du lịch kết hợp với thể thao. Trong đó quan trọng là, bãi biển Dốc Lết, bãi biển Ninh Vân cùng với địa danh mũi Hòn Khói, suối Hoa Lan…là các điểm du lịch ven biển quan trọng có sức hút lớn đối với du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Sinh vật biển có nhiều loài quý như tôm (tôm hùm, sú..), cua, cá mực... đây là những hải rất quý cho quý khách thưởng thức khi tham quan du lịch tại các bãi biển ở Ninh Hòa.

2.2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội

Dân cư, dân tộc và nguồn lao động: Tổng dân số 232.541 người, mật độ dân số 194 người/km2 năm 2012. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, tiểu thủ công nghiệp và lâm nghiệp. Người Việt cư trú khắp các xã phường trong thị xã, đông nhất ở các xã, phường trung tâm và ven biển.

Về thành phần dân tộc: Ở thị xã Ninh Hòa ngoài người kinh chiếm đa số trên 90%, thì còn có dân tộc Chăm, Hoa, Êđê và dân tộc Raglai với các phong tục tập quán đặc sắc từ trang phục truyền thống, kiến trúc nhà ở đến tập quán sản xuất sẽ là làm phong phú thêm tiềm năng du lịch của thị xã trong việc đáp ứng những nhu cầu đa dạng của du khách.

Dân tộc Gaglai cư trú chủ yếu ở các xã Ninh Tân, Ninh Tây, Ninh Thượng, Ninh Sơn, sự phân bố dân cư của thị xã nhìn chung có sự chênh lệch khá lớn về cả quy mô dân số và mật độ dân số giữa các vùng và các xã. Bốn xã vùng cao có mật độ dân số rất thấp là: xã Ninh Tân chỉ có 23 người/km2, xã NinhTây có 26 người/km2 đồng thời còn nhiều xã có mật độ dưới 100 người/km2, các xã,


phường trung tâm có mật độ dân số cao hơn. Các xã miền núi còn là nơi nhập cư từ từ Nha Trang, các tỉnh phía Bắc vào làm kinh tế mới làm cho nền văn hóa càng thêm đa dạng giữa các địa phương trong thị xã.

Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch nguồn lao động ở vùng có mật độ dân số cao đến các vùng khác để khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của thị xã.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua UBND thị xã Ninh Hòa đã tích cực chỉ đạo các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thường xuyên, định kỳ qua các năm. Tuy tình hình kinh tế trong nước và địa phương tiếp tục gặp nhiều khó khăn và thách thức, song với sự phấn đấu, nổ lực của cả hệ thống chính trị thị xã, sự đồng thuận của toàn thể nhân dân trên địa bàn, sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực, kịp thời của UBND tỉnh và các sở, ngành. Đến nay, thị xã Ninh Hòa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế

- xã hội:

Về kinh tế: Cơ cấu nền kinh tế thị xã được chuyển dịch theo hướng công nghiệp được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

2013

22.3

12.3

65.4

Biểu đồ 2 1 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP giũa các ngành kinh 1

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP giũa các ngành kinh tế ở thị xã Ninh Hòa qua hai năm 2007 và 2013


Về Công nghiệp - xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng, năm 2012 đạt 4934 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 6,55%.

Về dịch vụ - du lịch: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch năm 2013 năm 2012 đạt 1683 tỷ đồng. Trên địa bàn thị xã có 9.250 cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ của doanh dân với tổng mức lưu chuyển hàng hóa bản lẻ và dịch vụ trung bình hàng năm đạt 4.650 tỷ đồng.

Về sản xuất nông - lâm - thủy sản: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản năm, năm 2013 đạt 933 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 4,55%, năng suất nhiều loại cây trồng tăng cao. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 100.000 tấn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Về văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo và dạy nghề: Các trường phổ thông trung học trên địa bàn thị xã được quan tâm đầu tư tăng số lượng phòng học, trang thiết bị dạy và học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em địa phương. Trường Trung cấp nghề, chi nhánh trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 5 tại Ninh Hòa đã đi vào hoạt động đáp ứng một phần lớn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghề nghiệp và giải quyết việc làm.

Hàng năm bình quân tạo việc làm mới cho 4.500 lao động mỗi năm. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ - du lịch, công nghiệp, xây dựng, nâng số lao động có trình độ kỹ thuật và qua đào tạo nghề cuối năm 2013 đạt 58%.

Về hoạt động văn hoá - thông tin, thể thao: Các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng, phục vụ nhu cầu tổ chức các sinh hoạt văn hóa cho nhân dân, nhất là Nhà sinh hoạt cộng đồng ở các thôn, tổ dân phố.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trọng tâm là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Phong trào thể dục thể thao quần chúng đang phát triển rộng khắp, ngày càng được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Hàng năm, đã bồi dưỡng


hàng trăm vận động viên làm nòng cốt ở cơ sở và đi thi đấu các giải thể thao đạt thành tích cao.

Di tích lịch sử văn hóa: Hiện thị xã Ninh Hòa có 281 di tích trong đó di tích đã xếp hạng: 57 di tích chiếm hơn 20 % số di tích toàn thị xã, có 2 di tích cấp quốc gia chiếm chiếm 3,5% số di tích đã được xếp hạng, di tích cấp tỉnh có 55 di tích được công nhận chiếm 96,5 % số di tích đã được xếp hạng.

Lăng Bà Vú: Lăng Bà Vú là một công trình kiến trúc chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa tiêu biểu và đặc sắc, trong đó yếu tố mỹ thuật chiếm vai trò chủ đạo. Một số yếu tố nghệ thuật cung đình và dân gian đầu thế kỷ 19 đã được thể hiện ở đây khá rõ nét đã được Bộ văn hóa thông tin xép hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1999.

Di tích lịch sử Trường Pháp- Việt Ninh Hòa: Trường được xây dựng năm 1922 (năm Khải Định thứ 17), theo lối kiến trúc của Pháp. Trên nền đất xưa của trường là một ngôi trường lớn, lợp bằng tranh. Trường dạy chữ Nho; chính tại nơi đây ông Giáo Thọ (tức cụ Trần Quý Cáp) ở đây để mở trường dạy chữ quốc ngữ và đã bị Pháp và quan án sát tỉnh bắt. Từ khi cụ Trần mất, phong trào tân học bị dìm hẳn vào trong im lặng. Tuy vậy lòng mong mỏi ước ao được theo học kiểu mới vẫn luôn âm ỉ trong lòng người dân địa phương. Và từ đó có một cuộc vận động ngấm ngầm kêu gọi sự đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân, các mạnh tường quân trong và ngoài địa phương giúp vào việc xây dựng một nhà trường cho con em mình đi học. Tên tuổi các vị hảo tâm có công xây dựng nên trường đã được khắc ghi vào bia đá bằng cẩm thạch có vân xanh quanh bia có hoa văn rất đẹp; dưới cùng bia được ghi dòng chữ: “Cũng nhờ tấm lòng rộng rãi của mấy người này mà cái trường này được thành nên như vậy”. Hiện nay tấm bia vẫn còn được lưu giữ tại trường.

Lúc đầu trường chỉ có 3 lớp: dự bị, đồng ấu và sơ đẳng; tương ứng với 2 phòng dưới đất và 1 phòng trên lầu. Năm 1932 trường mở thêm lớp Nhì nhỏ, lớp Nhì lớn; đến năm 1952 xây thêm 3 phòng học nữa. Cơ sở này góp phần hoàn


thành việc xây dựng trường Pháp – Việt Ninh Hòa như hiện nay.

Văn Chỉ Ninh Hòa: Di tích lịch sử Văn Chỉ Ninh Hòa tọa lạc tại thôn Phước Lý – xã Ninh Bình – thị xã Ninh Hòa.

Văn Chỉ Ninh Hòa là nơi thờ Đức Khổng Tử, Thất thập nhị hiền (72 học trò giỏi của Khổng Tử) và thờ những người đỗ đạt theo học Nho giáo thời trước và những người đỗ đạt ở huyện Tân Định, nay là thị xã Ninh Hòa.

Văn Chỉ Ninh Hòa được xây dựng trên nền Văn Miếu Bình Khang được xây dựng năm Gia Long thứ 2 (1803). Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), nhà vua có chiếu chỉ cho lập Miếu thờ đức Khổng Tử rộng rãi trên cả nước. Hưởng ứng chiếu chỉ của nhà vua, các thân hào nho sĩ của huyện Tân Định (nay là thị xã Ninh Hòa) đã góp công, góp của xây dựng Miếu thờ đức Khổng Tử. Từ khi được xây dựng đến nay, Văn Chỉ Ninh Hòa đã trải qua bốn lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nguyên giá trị lịch sử của di tích.

Phủ đường Ninh Hòa: Nằm ở phía bắc tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang 30km, huyện Ninh Hòa (nay là thị xã Ninh Hòa) là vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Một trong những sự kiện quan trọng gắn liền với truyền thống ấy là cuộc biểu tình ngày 16/7/1930 của nhân dân trong huyện chống thực dân pháp và bọn tay sai phong kiến. Phủ Đường Ninh Hòa, địa điểm chính gắn liền với sự kiện lịch sử trên là một khu nhà được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ của người Việt, gồm một gian hai chái cùng một số phòng phụ. Thời gian đi qua, song cho đến nay phần chính của công trình kiến trúc này vẫn giữ được nguyên vẹn.

Phủ Đường Ninh Hòa là di tích lịch sử được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1999. Đến dây du khách không chỉ được tham quan một công trình kiến trúc cổ, nơi làm việc của quan lại thời phong kiến và để hiểu thêm về truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị xã Ninh Hòa.


Đình Mỹ Hiệp Ninh Hòa: Đình Mỹ Hiệp tọa lạc tại Tổ dân phố 1, phường Ninh Hiệp, Đình được xây dựng năm Tân Hợi (1851) dưới triều vua Tự Đức năm thứ 4. Sau nhiều lần trùng tu, hiện nay Đình Mỹ Hiệp là một trong số ít những ngôi đình còn giữ được những nét kiến trúc cổ, có gía trị nghệ thuật cao ở tỉnh Khánh Hòa.

Đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ truyền thống của người Việt, gồm một gian hai chái. Chiều dài của Đình là 21m, mái đình lợp bằng ngói mũi hài, trên nóc có hình tượng cặp rồng vàng chầu Nguyệt. Trước mặt Đình là bức hoành được trang trí như tờ sắc chiếu mở ra từ hai phía, ở giữa là ba chữ Hán đắp nổi ghi: “Đình Mỹ Hiệp”

Đình Mỹ Hiệp còn lưu giữ hai hiện vật được xem là bảo vật của Đình. Một là chữ Thần, là di bút của tú tài Nguyễn Khanh, một trong những thủ lĩnh phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa, được viết vào năm Ất Dậu 1885. Hai là chiếc mõ cổ, dài 50cm, đường kính 20cm, niên đại được khắc trên chiếc mõ thời vua Tự Đức năm thú 4, năm Tân Hợi 1851. Năm 2009 đình được UBND tỉnh cấp bằng xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh và hiện nay đang được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Đình Xuân Hòa: Đình Xuân Hòa, tọa lạc tại thôn Xuân Hòa 2, xã Ninh Phụng, trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, Đình là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của quân và dân Khánh Hòa nói riêng và của cả nước nói chung.

Trước năm 1945: Đình là nơi hoạt động bí mật của cơ sở cách mạng và cũng là nơi cán bộ cách mạng vận động quần chúng nhân dân tham gia trực tiếp vào cuộc biểu tình ngày 16/7/1930. Thời điểm 1945 - 1946: Trong những ngày đầu của cuộc khánh chiến chống thực dân pháp xâm lược, Đình là trụ sở cơ quan uy ban quân chính Nam Trung Bộ, chỉ huy cuộc chiến tại cực Nam - Trung Bộ và Tây Nguyên. Đình là cơ quan chỉ huy và cũng là phòng tuyến của 2 mặt trận


Nha Trang và Buôn Ma Thuật. Đình còn là nơi đặt trạm quân dân y tế huyện Ninh Hòa (nay là thị xã Ninh Hòa), cùng đội điều trị Nam Tiến Thuận Hóa phối hợp thành lập, tiếp nhận và cứu chữa thương bệnh binh từ mặt trận Nha Trang chuyển ra và Mặt trận Buôn Ma Thuật chuyển xuống. Đình Xuân Hòa được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2011.

Các lễ hội truyền thống: Đến năm 2010, Ninh Hòa có 62 di sản lễ hội lớn, nhỏ của người kinh. Trong đó, lễ hội đình làng: 30; lễ hội miếu, lăng: 15; lễ hội chùa: 17.

Lễ cầu ngư: Khánh Hòa là miền đất duyên hải miền Trung Trung Bộ, nghề biển giã là một trong những nghề truyền thống. Ngư dân miền biển Ninh Hòa, Khánh Hòa vẫn còn gìn giữ những nghi lễ cúng cầu Ngư – cúng Khai lạch, thể hiện nét đặc thù của lễ hội miền biển.

Vào tháng ba âm lịch, các đình làng biển rộn ràng chuẩn bị lễ hội cúng cầu Ngư. Những lễ cúng của đình biển lớn nhất có thể kể đến đình Trường Tây phường Vĩnh Nguyên, đình Cù Lao phường Vĩnh Phước, đình Lương Sơn xã Vĩnh Lương… Cách thức, nghi lễ cúng đình làng biển cũng không khác gì so với đình làng nông nghiệp – Nhưng có một điểm khác biệt đó là nghi lễ cúng cầu Ngư cúng cầu hồn cá Voi, trong lễ cúng có hò Bá trạo - một nghi lễ dân gian độc đáo của xứ biển.

Lễ hội cầu Ngư của ngư dân Khánh Hòa là một lễ hội mang những nét đặc thù và độc đáo. Tín ngưỡng thờ cúng cá Voi mang màu sắc phật giáo, tạo cho người dân một niềm tin trong lao động cực nhọc ngoài biển khơi đầy bất trắc.

Lễ hội đình làng nông nghiệp: Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng, các vị tiền hiền, hậu hiền khai khẩn đất đai, có công xây dựng làng, lập ấp và Bà Thiên Y A Na. Một số đình hiện nay thờ cả những người đã hy sinh vì dân vì nước. Đình làng là thiết chế tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc riêng của người Việt.

Lễ hội đình làng ở mỗi vùng có khác nhau về ngày giờ nhưng nghi thức tiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2024