Cở Sở Hạ Tầng Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Phát Triển Du Lịch


hành cơ bản giống nhau, gồm có:

- Lễ rước sắc: Có đội lân đi trước, cờ ngũ sắc và các chấp sự hộ tống Long đình. Đi sau Long đình là ban tế lễ, dàn nhạc. Sau cùng là các bậc phụ lão và dân làng. Các vị trong ban tế lễ phải ăn mặc theo nghi lễ cổ truyền, áo dài, khăn đóng.

- Lễ cúng cô hồn: Tiến hành sau lễ rước sắc, vào lúc chiều tối tại miếu cô hồn. Bài cúng có nội dung mời các cô hồn về chứng giám, hưởng lễ và phù hộ cho dân làng có cuộc sống an vui.

- Lễ thỉnh sanh: Diễn ra lúc 0 giờ cùng ngày, hương án đặt trước sân đình, vật tế thần là con heo sống.

- Lễ tế Thiên Y Ana: Tại miếu Bà, lúc 1 giờ sáng. Đây là lễ nghênh sắc thần từ đình về nhập miếu. Lễ dâng hương có 3 tuần rượu, đọc văn tế, cầu xin Bà mở đức thần minh ban phước lành cho dân…

- Lễ tế Chánh: Là nghi lễ quan trọng nhất, tiến hành vào lúc 2 giờ sáng. Sau khi bày đủ lễ, các thành viên ban tế tự và bà con đứng trong không khí trang nghiêm, huyền bí. Sau tuần hương và rượu, chủ xướng đọc văn tế: cầu cho mưa thuận gió hòa, đất nước thanh bình, người người ăn nên làm ra, xóm làng, già, trẻ, an cư, lạc nghiệp…

- Lễ thứ tế và tôn vương: Lễ thứ là lễ hát cúng đình để dâng thần linh. Lễ này diễn ra trên sân khấu nên nội dung tuồng tích phù hợp với nôi dung cầu an cho dân làng. Hát tôn vương cũng là một màn biểu diễn mang lại vui nhộn, rộn ràng của của yếu tố hội làng như múa lân, rồng, cọp… thể hiện được ước vọng phồn thịnh của dân làng.

- Lễ hồi sắc: Sau lễ tôn vương là nghi lễ hồi sắc, tiến hành như rước sắc.

- Lễ tế tiền hiền, hậu hiền: 7 giờ sáng, tế những người có công lập làng, lập đình nhằm ca tụng công đức, bày tỏ lòng biết ơn và cầu xin phước đức cho dân làng. Nghi lễ như tế thần nhưng không có vật sống. Sau lễ tế này là các trò chơi dân gian như đấu cờ tướng, chọi gà, hát dân ca… tại sân đình suốt ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Lễ hội đình làng ở Khánh Hòa nói chung Ninh Hòa nói riêng là dịp để người


Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và định hướng - 7

dân trong làng tưởng nhớ đến tổ tiên, đến những người đi trước đã khai cơ lập nghiệp, khai hoang đất đai, tạo lập làng xóm…trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống cần được gìn giữ.

Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai ở Ninh Hòa, Khánh Hòa:

Trong nghi lễ nông nghiệp của người Raglai, lễ hội Ăn mừng lúa mới hết sức quan trọng - được xem như là ngày Tết cổ truyền của dân làng. Thời gian tổ chức bắt đầu từ tháng Mười Một đến giữa tháng Giêng âm lịch, cũng là thời gian sau thu hoạch.

Người Raglai có tín ngưỡng đa thần, tin rằng, cây cối đều có hồn và được thần linh cai quản. Các vị thần đó đã cho họ cuộc sống tốt hơn. Vì thế, sau khi thu hoạch, bao giờ họ cũng làm lễ cúng tạ Thần Lúa – Bắp và Ông bà tổ tiên đã phù hộ rồi mới ăn. Trong lễ cúng còn cầu xin cho con cháu trong làng mạnh khỏe, mùa màng năm sau bội thu hơn năm trước.

Lễ hội do từng gia đình tổ chức, qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kết quả thu hoạch mùa vụ và điều kiện kinh tế, lễ hội thường từ 1 - 3 ngày. Các bước lễ - hội được tiến hành như sau:

- Trước hết là lên rẫy, chọn rẫy tốt nhất làm lễ cúng Thần Lúa, “xin rước Thần Lúa về nhà”. Lễ cúng này đơn giản, lễ vật là trầu cau, cơm, trứng luộc và rượu. Sau khi cúng, mọi người cùng nhau tuốt lúa, làm sạch cho vào gùi và rước Thần Lúa về nhà.

- Lễ Ăn mừng lúa mới là lễ chính được tổ chức linh đình, rộn ràng những gia đình được mùa to, cúng lớn tổ chức tại nhà dài. Bà con trong thôn giúp chuẩn bị gạo, nếp, rau củ, mổ heo, gà, nấu nướng. Đặc biệt là chuẩn bị vật liệu cho việc nấu món canh Bùi. Đó là món truyền thống không thể thiếu trong lễ cúng để dâng Thần Lúa – Bắp và Ông bà.

Canh Bùi có nguyên liệu từ gạo của lúa mới và lá cây bột ngọt giã nhuyễn, nấu chung với rau rịa xắt nhỏ. Canh Bùi khi chín sền sệt, có mùi vị béo, thơm của gạo, ngọt của rau. Thầy cúng hành lễ có sự chứng giám của gia đình và bà con


trong thôn. Các nghi thức cúng được tiến hành rất cẩn trọng.

Sau phần lễ, chủ nhà thường bưng chén rượu đến mời từng người một. Mọi người cùng nhau ăn, uống, chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Rượu càng vào thì các điệu hát A - lâu, Ma – Diêng, nhịp chiêng Sa – va – lâu, Ato – pa – krúc...càng sôi nổi. Thanh niên trong làng còn đốt lửa trại, cùng nhau ca hát, nhảy múa suốt đêm. Cứ như vậy, mùa lễ hội của người Raglai có khi kéo dài đến cả tháng, các làng luôn rộn rã tiếng cồng chiêng.

Lễ Ăn mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Raglai diễn ra hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần của người Raglai. Vì thế lễ hội Ăn mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Raglai được coi là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần.

Làng nghề truyền thống: Ở thị xã Ninh Hòa có các làng nghề truyền thống đã được tỉnh công nhận, đó là làng nghề gạch ngói Ninh Xuân; làng nghề đan chiếu thủ công Mỹ Trạch, Ninh Hà; làng nghề muối Ngọc Diêm, Ninh Ích với nhiều năm kinh nghiệm làm muối. Ngoài ra, còn có làng sản xuất nem chua thôn 3, Ninh Hiệp; bún cá Ninh Hòa; làng chài đánh cá ở ven biển các xã Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Hà, Ninh Phú, Ninh giang, Ninh Vân, Ninh Phước, Ninh Diêm…

Những làng nghề này tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, sử dụng lao động địa phương, có thị trường tiêu thụ ổn định, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Hiện tại, các làng nghề này chưa trở thành điểm tham quan cho du khách nhưng nó mang trong mình những nét văn hóa của địa phương nên sẽ là điểm đến của du khách trong tương lai. Vì vậy, tỉnh Khánh Hòa đã có kế hoạch tập trung hỗ trợ xây dựng những làng nghề truyền thống của tỉnh thông qua các chương trình xúc tiến hỗ trợ đầu tư, chương trình khuyến công địa phương để hỗ trợ các làng nghề về đào tạo lao động, kiến thức quản lý, tăng cường khả năng kinh doanh, chuyển giao khoa học công nghệ, cũng như là tiến hành đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu,…


Làng nghề dệt chiếu Mỹ Trạch: Làng Mỹ Trạch Ninh Hà, có nghề dệt chiếu từ lâu đời. Chiếu Mỹ Trạch có tiếng không chỉ do đặc tính của cây cói nơi đây bền, tốt mà còn kết tinh từ kinh nghiệm, kỹ thuật dệt và cả tấm lòng người thợ. Thế nhưng, cũng như bao làng nghề truyền thống khác, làng dệt chiếu Mỹ Trạch đang đi vào suy thoái. Dù vậy, người dân nơi đây vẫn quyết giữ nghề truyền thống của cha ông.

Làng dệt chiếu Mỹ Trạch ra đời khi nào không ai biết rõ, nhưng người ta chắc chắn một điều là chất lượng chiếu Mỹ Trạch không chê vào đâu được. Nếu đem so sánh cùng một chủng loại, kích cỡ, một đôi chiếu do nơi khác sản xuất chỉ sử dụng được 6 tháng, thì chiếu Mỹ Trạch có thời gian sử dụng gấp đôi. Điều gì làm nên “kỳ tích” đó. Người ta bảo, chiếu Mỹ Trạch làm từ cây cói sống trong nước chà hai. Chính điều kiện đó đã làm cho sợi chiếu Mỹ Trạch săn chắc so với sợi cói nơi khác. Không những vậy, sợi cói Mỹ Trạch còn được sơ chế đặc biệt, “sáng phơi chiều cuốn” khiến sợi cói không bị giòn, trong khi ở nhiều nơi chiếu được phơi sương qua đêm nên sợi cói dễ bị giòn. Cùng với cách xử lý sợi, chiếu Mỹ Trạch còn được hun đúc bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng chiếu. Tình cảm, tấm lòng của họ gửi hết vào khung dệt. Tổng hòa những đặc điểm đó khiến làng chiếu Mỹ Trạch trở nên nổi tiếng.

Chiếu Mỹ Trạch được các thương lái mang đi nhiều nơi, đâu đâu cũng được người tiêu dùng đón nhận với tình cảm chân thành. Do tiêu thụ tốt nên làng nghề ngày càng mở rộng, lúc cao điểm 90% dân số trong làng làm nghề dệt chiếu. Nghề dệt chiếu Mỹ Trạch còn lan sang làng Mỹ Thuận bên cạnh.

Những năm sau giải phóng, nghề dệt chiếu thịnh hành, Ninh Hà thành lập hợp tác xã (HTX) chiếu, xây dựng đội trồng cói thu hút 50 - 70 xã viên, tổ chức khai hoang, mở rộng diện tích trồng cói đến tận rừng sát. Đến khi phong trào nuôi tôm nở rộ, xã quy hoạch lại diện tích trồng cói khiến ruộng cói bị thu hẹp, nhường chỗ cho vuông tôm nhiều lợi nhuận. Ruộng cói thu hẹp, thiếu nguồn nguyên liệu cũng là lúc phong trào dệt chiếu đi xuống. Tuy nhiên, nông dân


Ninh Hà vẫn không bỏ nghề truyền thống, họ chuyển đổi một số ruộng xấu, năng suất kém để trồng cói, đồng thời mua nguyên liệu từ nơi khác về để tiếp tục duy trì làng nghề. Điều lạ là trong khi nhiều làng nghề đi vào mai một thì Mỹ Trạch vẫn duy trì được nghề dệt chiếu truyền thống. Đối với người dân Mỹ Trạch, tuy thu nhập từ nghề dệt chiếu không cao nhưng đó là niềm tự hào của họ về nghề truyền thống cha ông để lại.

Hiện sản phẩm của làng nghề gồm 2 loại: chiếu carô và chiếu hàng. Giá cả phụ thuộc vào kích cỡ và chất lượng chiếu. Một đôi chiếu 1,4m thương lái mua tại chỗ, nếu chiếu hàng có giá 45.000 đồng, chiếu đặt giá 120.000 đồng; kích cỡ 1,6m chiếu hàng có giá 50.000 đồng, chiếu đặt giá 150.000 đồng. Do nguồn nguyên liệu bị thu hẹp nên người dân phải đặt mua nguyên liệu từ nơi khác, khiến thu nhập giảm xuống. Cói mua ở Nga Sơn, Thanh Hóa, đay mua ở miền Bắc hay kiếm dây trân trên núi. Hiện diện tích trồng cói ở Mỹ Trạch chỉ còn 4 ha.

Làng nem Ninh Hiệp:

“ Đi đâu cũng nhớ Khánh Hòa

Nha Trang gió mát, Ninh Hòa nhiều nem ”

Làng nem Thôn 3, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nhiều đoàn khách du lịch cũng ghé vào đây để thưởng thức món đặc sản có tiếng của xứ sở Trầm hương. Nem Ninh Hòa có 2 loại nem: nem nướng và nem chua.

Nem nướng được làm từ thịt heo quết mịn, ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que rồi nướng trên bếp than hồng cho thịt nem vàng ươm. Một phần nem nướng gồm có nem nướng, bánh tráng chiên giòn, kèm với các loại rau đủ mùi vị: xà lách, diếp cá, lá hẹ, rau thơm, dưa leo, xoài, chuối chát, đồ chua… Tất cả được đem cuốn trong bánh tráng, chấm vào nước tương thịt. Ăn một cuốn nem nướng thấy vị thơm mặn mà của thịt nướng, vị mát của rau dưa, vị chua của xoài, khế, đồ chua, và vị ngòn ngọt cay cay của nước tương pha ớt. Hiện nay, một phần nem


nướng có giá khoảng 30.000 đồng.

Nem chua được chế biến từ thịt heo đùi, bì heo được tẩm ướp gia vị rồi cuộn vào lá chùm ruột, sau đó gói lớp ngoài bằng lá chuối khoảng 3 ngày, nem lên men tự nhiên mới có thể ăn được. Nem chua được làm thành xâu gồm 20 cuốn và thường được khách du lịch mua về làm quà. Một xâu nem chua khoảng

40.000 đồng

“Nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh nem ở phường Ninh Hiệp đã ký được hợp đồng phục vụ du khách với Công ty Du lịch Khánh Hòa. Nhờ du khách mà các cơ sở sản xuất nem ở đây tiêu thụ nhanh, mạnh, ngày thường sản xuất từ 70 kg – 100kg nem, nhưng những dịp lễ, tết như thế này có thể tăng lên 200 - 300kg.

Từ lâu, nem Ninh Hòa đã trở thành một món ăn đặc sản của Khánh Hòa. Ngoài mục đích tôn vinh nghề truyền thống, những người ở làng nem Ninh Hòa còn muốn giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực của xứ biển Trầm Hương.

Nghề tráng bánh tráng xóm Rượu: Xóm Rượu trước thuộc làng Mỹ Hiệp, xã Ninh Hiệp, nay thuộc thôn 3, phường Ninh Hiêp, gần chợ Dinh. Tuy gọi là xóm Rượu, nhưng ở đây không có hộ nào nấu rượu và từ xưa cũng không có làm ra sản phẩm này. Ở đây chỉ sản xuất nhiều loại bánh tráng phục vụ cho nhu cầu địa phương, trong thị xã, tỉnh và cả nước. Không biết nghề làm bánh tráng có từ thời nào, nhưng cha truyền con nối tới tận ngày nay. Đây là khu dân cư nằm bao quanh Lăng Bà Vú được công nhận di tích Quốc gia nên còn có tên khác là xóm Gò Lăng.

Ninh Hòa còn nổi tiếng về nem chua, nem nướng. Có nhiều quán bán nem ở đây. Ăn nem nướng mà thiếu bánh tráng cuốn thì là một thiếu sót. Nên những lò bánh tráng ở xóm Rượu có điều kiện tiêu thụ mạnh tại địa phương và bán đi các tỉnh.

Bún cá Ninh Hòa: Đến Khánh Hòa mà chưa một lần nếm thử món bún lá cá dầm Ninh Hoà, có lẽ chuyến đi của bạn sẽ chẳng còn trọn vẹn. Bún lá được sản


xuất ở làng Thanh Mỹ, phường Ninh Hiệp. Từ đây những gánh bún lá cá dầm toả đi khắp nơi mang đến hương vị khó quên cho thực khách.

Bún được xoáy thành hình tròn mỏng, nhỏ bằng miệng chén, mỗi lát bún lá được đặt trên một miếng lá chuối cắt tròn để các lát bún không dính vào nhau. Nước lèo ăn với bún được nấu từ cá biển như cá cờ, cá bè, cá bò hoặc cá ngừ, loại cá vừa nhiều chất đạm, ngọt thịt lại dai. Khi nấu cá được gỡ xương, dầm ra từng miếng nhỏ thả vào nồi nước. Vài lát cà chua, vài cọng hành hoa xắt sẵn thả vào nồi để giữ mùi thơm và tăng vị. Nước lèo ngon có vị chua dìu dịu của cà và vị ngọt tự nhiên của cá. Cái ngon của tô Bún lá cá dầm là cho dù nồi nước lèo có sôi đến đâu cá vẫn không bị nát mà ngược lại càng thấm, càng dai. Để tăng thêm phần hấp dẫn của món bún lá cá dầm, người ta dùng thịt cá thu, cá đỏ...quết nhuyễn cùng với ít hành củ, gia vị, đem viên tròn thả vào nồi nước lèo hoặc vo thành miếng to, mỏng đem chiên hoặc hấp chín, xắt thành lát mỏng sứp lên trên tô bún. Chả cá chế biến từ cá tươi nên thơm, ngọt thịt, dai nhờ quết. Rau ăn với bún cá phải xắt ghém, xà lách, rau thơm, giá, bắp chuối, ...Để tô bún đậm đà hơn, vắt một ít chanh tươi, thêm ít mắm trong, ớt giã nhuyễn, ít mắm ruốc hoặc mắm tôm. Nồi nước lèo ngon phải trong và không tanh mùi cá.

Các làng nghề truyền thống khác: Có nghề mộc gia dụng, nghề đóng ghe thuyền, nghề đan lát mây, tre, lá buông ghe nan, thúng chai là sản phẩm của nghề đan tre Khánh Hòa nói chung, Ninh Hòa nói riêng dùng để đi lại trên sông biển. Dân các vùng Ninh Đa, Ninh Hà, Ninh Thân, Xuân Sơn, nghề khai thác trầm kỳ, có nhiều người đi điệu (đi tìm trầm) lâu năm.

Đường lối chính sách: Đảng bộ nhân dân thị ủy Ninh Hòa luôn phân đấu xây dựng, phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Trong quá trình phát triển du lịch luôn tôn trọng các nguyên tắc phát triển bền vững nghĩa là khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo tài nguyên du lịch mang lại lợi ích lâu dài.

Có các chính sách kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch như nhà hàng, khách


sạn, giao thông…


2.2.1.4. Cở sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

Giao thông vân tải: Có đầy đủ các loại hình giao thông như quốc lộ 1 A, quốc lộ 26 đường sắt Bắc – Nam, cảng biển Hòn khói gần sân bay Đông Tác Tuy Hòa, hệ thông đường liên huyện, liên xã phát triển khá tốt, các tuyến đường đến các điểm du lịch đều được xây dựng khang trang hiện đại. Những năm gần đây, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch từng bước đầu tư: đã nâng cấp tuyến đường ven biển Ninh Vân – Ninh Hải và thông tuyến với xã Vạn Lương đi Đại Lãnh

- Đường ô tô

+ Quốc lộ 1A: 37,5km, từ ranh giới từ huyện Vạn Ninh đến ranh giới thành phố Nha Trang.

+ Quốc lộ 26: 60km, từ trung tâm thị xã nối với thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

+ Tỉnh lộ 1B: Tuyến TL1B từ ngã ba phường Ninh Diêm đến UBND xã Ninh Vân có chiều dài 26.000m, mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 7m, chất lượng đường trung bình.

+ Tỉnh lộ 1A: Tuyến TL1A đi Hòn Khói có chiều dài 14.200m, mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 7m, chất lượng đường trung bình.

+ Hệ thống đường liên thôn, liên xã ngày càng hoàn thiện và được nâng cấp mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sản xuất của nhân dân.

+ Nhiều tuyến đường giao thông dẫn vào các khu du lịch có thể khai thác phát triển du lịch đang được mở rộng như tuyến đường từ quốc lộ 1A tới Dốc Lết, Ba Hồ…

- Đường sắt: Đường sắt Thống Nhất: 44km, từ huyện Vạn Ninh đến thành phố Nha Trang. Đi qua phía tây thị xã với chiều dài 40km và khổ đường sắt 1m. Ga Ninh Hoà có chiều dài 360m, chiều rộng dải đất ga 35m, có 3 đường ray, lượng tàu thông qua ga là 8 đôi tàu khách/ngày đêm, 6 đôi tàu hàng/ngày đêm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2024