Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trính nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và qúa trình, đối chiếu biến động, phát triển trong hoạt động du lịch. Phương pháp này áp dụng để thống kê các hệ sinh thái đặc thù, các tài nguyên du lịch quan trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; thống kê đánh giá lượng khách đánh giá tỷ lệ doanh thu; tỷ trọng và mức tăng trưởng du lịch nói chung để đưa ra bức tranh chung về hiện trạng.
7.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp này cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân bố trong không gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hoá, biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của các đối tượng du lịch. Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững du lịch nói chung và tổ chức không gian hoạt động du lịch nói riêng.
Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ của các điểm, khu du lịch, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Phương bản đồ sẽ đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng công nghệ GIS để phân tích đánh giá tiềm năng du lịch căn cứ vào mức độ quan trọng và phân hoá lãnh thổ của các tài nguyên và điều kiện có liên quan cũng như để phân tích phát hiện các mối quan hệ trong tổ chức không gian du lịch.
7.2.5. Phương pháp dự báo
Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ rất quan trọng là xác lập cơ sở khoa học để tổ chức phát triển bền vững du lịch của thị xã Ninh Hòa. Vì vậy phương pháp dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tổ chức hướng khai thác xây dựng các điểm, tuyến du lịch; sử dụng tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững
du lịch là dự báo về nguồn khách, cơ cấu khách và thị trường khai thác khách; dự báo về khả năng đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch bổ trợ; dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng, mức tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch.
8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung; phần kết luận
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và định hướng - 1
- Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và định hướng - 2
- Khuyến Khích Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương Vào Các Hoạt Động Du Lịch
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thị Xã Ninh Hòa (Tỉnh Khánh Hòa)
- Biểu Đồ Thể Hiện Sự Thay Đổi Cơ Cấu Gdp Giũa Các Ngành Kinh Tế Ở Thị Xã Ninh Hòa Qua Hai Năm 2007 Và 2013
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Phần nội dung gồm 03 chương
Chương 1: Cơ cở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở Thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đến 2020 tầm nhìn 2030.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Các khái niệm về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Theo thời gian, qua từng thời đại khác nhau, có những quan niệm khác nhau về du lịch. Ở thời kỳ đồ đá, con người “đi” vì sự sinh tồn, vì tránh đói, tránh rét, tránh sợ hãi. Đến thời kỳ cường thịnh của đế quốc La Mã, các chuyến du ngoạn bằng ngựa đã mang mục đích tiêu khiển của những tầng lớp thống trị. Sự ra đời của tàu hỏa vào thế kỷ XIX đã tạo động lực cho giao thông phát triển, đồng thời cũng tạo điều kiện cho du lịch phát triển hơn. Sau đó đến sự có mặt của tàu thủy, ô tô, máy bay,… làm cho du lịch ngày càng trở nên gần gũi với con người hơn.
Năm 1925, Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về du lịch. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người, rời khỏi nơi ở của mình trong khoảng thời gian ngắn, đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh.
Năm 1985, I.I. Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
WTO định nghĩa “Du lịch theo nghĩa hành động, được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này. Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí, tiêu khiển”.
Ở Việt Nam, theo luật Du lịch ban hành vào tháng 6 – 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”[9].
1.1.2. Tài nguyên du lịch
Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch. Tài nguyên du lịch phân chia thành 2 loại
Tài nguyên du lịch tự nhiên :Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch. Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nước, động - thực vật.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch [6].
1.1.3. Khách du lịch
Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi khác. Khách du lịch gồm có khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước. khách du lịch quốc tế là công dân của một nước đến du lịch một nước khác; khách du lịch trong nước là công dân của một nước đi du lịch trên phạm vi nước đó.
1.1.4. Doanh thu từ du lịch
Bao gồm các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống; vận chuyển khách du lịch và lữ hành; bán hàng lưu niệm; các dịch vụ khác như vui chơi, giải trí, dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng… Nói cách khác, khách du lịch đến một nơi nào đó, họ chi tiêu hết bao nhiêu thì đó chính là doanh thu du lịch.
1.1.5. Thị trường du lịch
Theo nghĩa hẹp: Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch.
Theo nghĩa rộng: Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch.
1.1.6. Sản Phẩm du lịch
Theo luật du lịch: “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”[9].
1.1.7. Hệ thống dịch vụ du lịch
Là cơ sở kinh doanh về giao thông vận tải, vật chất kỹ thuật gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. ), dịch vụ, thương mại văn hóa thể thao…
1.1.8. Các điểm, khu và tuyến du lịch
Điểm du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch.
Khu du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.
Tuyến du lịch: Là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau.
1.2. Các đặc trưng cơ bản của ngành du lịch
Tính đa ngành: Thể hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo…). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản hàng hóa…).
Tính đa phần: Biểu hiện tính đa dạng trong thành phần của khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia các hoạt động du lịch.
Tính đa mục tiêu: Biểu hiện những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia họat động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.
Tính liên vùng: Biểu hiện qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra các họat động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các lọai hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa… (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch).
Tính chi phí: Biểu hiện ở chổ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
1.3. Chức năng của du lịch
Chức năng xã hội: Du lịch có ý nghĩa quan trọng nó thể hiện trước hết vai trò của du lịch trong việc gìn giữ, hồi phục sức khỏe và tăng cường sức sống của con người. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động cho người dân. Mặt khác, ngành du lịch tạo thêm việc làm cho người lao động [5].
Chức năng kinh tế: Du lịch góp phần làm tăng tổng sản phẩm trong nước. Mặt khác nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hơn nữa dịch vụ du lịch – một ngành kinh tế độc đáo nó là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ của nhiều nước .
Chức năng chính trị - văn hóa: Du lịch là nhân tố hợp tác quốc tế. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Nhờ có hoạt động du lịch mà con người biết quý trọng lịch sử, nền văn hóa và truyền thống các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du lịch còn giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc.
Chức năng sinh thái: Du lịch là nhân tố tác động, kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi chính vì môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Nhu cầu du lịch đòi hỏi có những biện pháp chính sách hợp lí bảo vệ và phát triển môi trường. Như vậy, du lịch góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên, xã hội.
1.4. Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch
1.4.1. Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn không kém so với cái mà các thế hệ trước đã được hưởng, ngăn ngừa trước những thay đổi mà có thể tránh được đối với những tài nguyên môi trường không thể tái tạo, thay thế.
1.4.2. Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
Sự tiêu thụ tài nguyên quá mức các nguồn tài nguyên dẫn tới sự hủy hoại môi trường chúng ta và đi ngược lại với sự phát triển của du lịch. Khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát lượng chất thải từ du lịch góp phần dẫn đến suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
1.4.3. Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng
Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hóa, xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách về các sản phẩm du lịch. Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là yêu cầu rất quan trọng đối với việc phát triển du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
1.4.4. Phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế - xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, chính vì vậy, mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng kinh tế. Du lịch được thiết lập đúng đắn sẽ tăng cường các giá trị về tài sản môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm và mang lại sự cải thiện đối với cộng đồng địa phương.
1.4.5. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương
Sự đầu tư về hạ tầng cơ sở như đường sá, điện nước, thông tin liên lạc, tạo