huyện, tỉnh khác tìm đến Ninh Hòa để thăm gia đình và kết hợp du lịch Ninh Hòa. Do vậy, số lượt khách nội địa đến Ninh Hòa khá cao và ngày càng tăng. Khách nội địa chiếm đến 80% tổng số khách du lịch đến Ninh Hòa.
Về thành phần khách du lịch nội địa: Cũng như tỉnh Khánh Hòa, thành phần khách đến thị xã Ninh Hòa chủ yếu là khách nội địa đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Đây là điểm cần lưu ý trong quy hoạch tổ chức không gian du lịch.
Khách Nội địa đến đây thường dừng chân lưu trú ngắn, mức chi tiêu của khách thấp khoảng từ 400 đến 700 nghìn/người, lượng khách tập trung đông nhất vào các tháng đầu mùa hè. Các địa điểm thu hút khách nhiều nhất là: khu du lịch Dốc Lết, Ninh Vân Bay, khu du lịch sinh thái Ba Hồ, suối nước nóng Trường Xuân… chiếm 90% số khách đến du lịch thị xã.
Khách nội địa luôn là nguồn khách quyết định đối với du lịch của thị xã Ninh Hòa. Nhóm khách nội địa đến địa bàn thị xã thường với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng và thời gian thường tập trung vào các ngày lễ, cuối tuần hoặc mùa hè, nhóm khách này mức độ chi tiêu có phần hạn chế. Tuy nhiên để thu hút thêm đối tượng này thị xã cần hoàn thiện hơn nữa về hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch, đầu tư thêm các hoạt động vuoi chơi giải trí góp phần đa dạng cho các đối tượng du khách.
Tốc độ tăng trưởng du khách nội địa và quốc tế tương đổi ổn định. Khách quốc tế tăng trung bình giai đoạn 2007 – 2013 là 5%, Khách nội địa là gần 3%.
Biểu đồ 2. 3. Biểu đồ thể hiện thể hiện tốc độ tăng trưởng du khách quốc tế và nội địa đến thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2007 – 2013
2.5. Doanh thu từ ngành du lịch thị xã Ninh Hòa
Bảng 2. 5. Doanh thu du lịch trên địa bàn thị xã (tỷ đồng)
Tỉnh Khánh Hòa | Ninh Hòa | So với tỉnh (%) | |
2007 | 1.026,744 | 64,6 | 6,3 |
2008 | 1.353,354 | 66,3 | 4,9 |
2009 | 1.562,561 | 72,7 | 4,7 |
2010 | 1.877,254 | 82,3 | 4,4 |
2011 | 2.252,144 | 101,4 | 4,5 |
2012 | 2.569,560 | 127,3 | 5,0 |
2013 | 3.900,000 | 157,1 | 4,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Trong Ngành Du Lịch
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thị Xã Ninh Hòa
- Thị Trường Khách Du Lịch Đến Thị Xã Ninh Hòa
- Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Chung Của Thị Xã Ninh Hòa
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thị Xã Ninh Hòa
- Về Quản Lý, Tiếp Thị Và Xúc Tiến Du Lịch
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Ninh Hòa
Cùng với sự phát triển của ngành, doanh thu từ du lịch Ninh Hòa ngày càng tăng, một số năm tăng nhiều hơn so với kế hoạch đề ra. Năm 2007, tổng doanh thu du lịch của thị xã đạt 64,6 tỉ đồng, đến năm 2013 đã tăng lên gần 3 lần, đạt
157,1 tỉ đồng gấp 2,43 lần. Doanh thu du lịch của thị xã tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế tư nhân 138,8 tỉ đồng năm 2013, doanh thu chủ yếu dựa vào dịch vụ, thuê phòng, ăn uống.
Doanh thu du lịch của Ninh Hòa chiếm tỷ lệ còn kiêm tốn so với tổng doanh thu của Khánh Hòa, dao động trong khoảng 4 – 6 %.
Doanh thu du lịch của thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2007 – 2013 không lớn so với tỉnh những tương đối ổn định và năm sau có tốc độ cao hơn năm trước được thể hiện rõ nết qua biểu đồ sau:
% 160
140
120
100
80
60
40
20
0
151.8
131.8
115.5
120.1
123.2
120
106.1
102
102.6
109.7
113.1
125.5
114
123.3
Khánh Hòa Ninh Hòa
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Năm
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa
- Thành tựu
Thị xã Ninh Hòa có nhiều tiềm năng cho hoạt động du lịch phát triển. Ninh Hòa được coi là nơi giàu tài nguyên du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
+ Các tuyến, điểm du lịch phát nhanh đều, thể hiện qua số lượt du khách, doanh thu du lịch của thị xã ngày càng tăng, trong đó nổi bật hơn cả là điểm du lịch Dốc Lết, Suối Hoa Lan, Đầm Nha Phu với các tuyên du lịch NINH Hòa –
Nha Trang – Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang – Dốc Lết, Nha Trang – Ninh Hòa, Ninh Hòa – Dốc Lết.
+ Các loại hình du lịch phong phú trong đó thế mạnh nổi bật nhất là du lịch biển, ngắm cảnh, tắm, lặn biển, nghiên cứu văn hóa, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử. Sản phẩm du lịch gắn kết với tiềm năng thế mạnh của Ninh Hòa, danh thắng đẹp, các làng nghề, các bãi biển, vịnh biển đẹp hoang sơ.
+ Những năm gần đây việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng của tỉnh nhà cho thị xã đã được tiến hành rộng khắp, các điểm du lịch đều có ô tô, hoạc tàu thủy đến tần nơi, hệ thống nước điện được đảm bảo, hệ thống nhà nghỉ từng bước được nâng cấp hiện đại.
+ Các loại hình dịch vụ cho thuê phòng, phương tiện vui chơi giải trí ngày càng đầy đủ đảm bảo chất lượng, như cano, du thuyên, áo phao phục vụ lăn biển…
+ Nguồn lao động du lịch mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu đã được chú ý đầu tư nên số lượng lao động đã qua đào tạo năm 2010 chiếm 20% tổng số lao động du lịch. Con số này mặc dù còn khiêm tốn nhưng vẫn cao hơn so với một số huyện khác trong tỉnh và với tiến độ đầu tư, tạo điều kiện từ nhiều cơ quan chức năng như hiện nay chắc chắn trong tương lai số lao động du lịch đã qua đào tạo sẽ tăng lên.
+ Sự phát triển của du lịch thị xã đã góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh; giải quyết việc làm; ổn định xã hội, mang lại nguồn thu đáng kể từ du lịch của thị xã. Bước đầu du lịch thị xã góp phần làm thay đổi cảnh quan mặt khác tạo cơ ở tiền đề cho các ngành kinh tế như: xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…
+ Chính những yếu tố trên làm cho Ninh Hòa Ngày càng th hút đông đông đỏa lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan tiềm hiểu.
- Điểm yếu
Thời gian qua du lịch thị đã giải quyết được một số vấn đề trước mắt cho ngành và những chuyển biến tích cực để hoà nhập với nền kinh tế thị trường,
góp phần vào sự phát triển chung của du lịch tỉnh Khánh Hòa.
+ Tuy nhiên, so với các địa phương khác của tỉnh hay của Duyên hải miền Trung thì du lịch thị xã Ninh Hòa còn phát triển chậm, kết quả đạt được chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng vốn có. Do còn những hạn chế nhất định về nhiều lĩnh vực khác nhau, nên du lịch thị xã chưa thực sự có bước chuyển nào đáng kể.
+ Hiện tại cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của thị xã chưa đáp ứng tiêu chuẩn cho việc phát triển du lịch của thị xã trong thời gian hiện tại này cũng như trong tương lai. Việc thiếu thốn các nhà nghỉ, nhà hàng đang là trở ngại lớn cho nhu cầu lưu lại tham quan của du khách. Thêm vào đó đội ngũ hướng dẫn ở các điểm du lịch còn thiếu trầm trọng, cộng thêm trình độ nghiệp vụ chưa có, cách làm du lịch ở các điểm du lịch còn quá nhiều vướng mắc và bước đi không phù hợp, ý thức của người dân bản địa chư cao trong việc bảo vệ và giữ gìn các tài nguyên du lịch vốn có của thị xã.
+ Vấn đề quảng bá, tiếp thị du lịch hiện nay không được chú trọng đầu tư, không tiến hành phát hành tờ rơi thường xuyên cũng như không tổ chức các buổi hội chợ du lịch cấp tỉnh và rộng hơn là khu vực. Nhiều điểm du lịch hiện nay đang bị khai thác không hợp lý và không đúng mức dẫn đến môi trường ở các điểm du lịch này bị xuống cấp nghiêm trọng nhất là vào mùa cao điểm về du lịch và lễ hội, thêm vào đó là vấn đề bảo vệ môi trường điểm du lịch cũng chưa được quan tâm trú trọng thường xuyên.
+ Các chương trình hợp tác du lịch với các công ty du lịch và lữ hành chưa có, các chương trình du lịch liên huyện được triển khai rất chậm. Đây chính là hạn chế mà thị xã chưa thể giải quyết được.
+ Thiếu sự hỗ trợ đúng mức của Nhà nước và tư nhân trong hoạt động phát triển du lịch dẫn đến nhiều khu vực giàu tiềm năng nhưng bị bỏ ngõ, dẫn đến kết quả hoạt động du lịch chưa cao, chưa xứng với tiềm năng vốn có.
+ Các loại hình, sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, còn trùng lặp,
thiếu tính đặc thù; chất lượng dịch vụ nhìn chung còn thấp, thiếu các khu du lịch chất lượng cao, du lịch thực thụ; các loại hình và sản phẩm du lịch ở đây mang tính thương mại hóa cao, chưa duy trì cân bằng các lợi ích nhằm mục tiêu hướng tới mục đích phát triển bền vững.
+ Công tác xử lý chất thải trong các khu du lịch chưa được chú trọng, đầu tư, giám sát và xử lý đúng mức nên gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
2.7. Tiểu kết chương 2
Ninh Hòa có tiềm năng to lớn về du lịch. Sự đa dạng, tính nguyên sơ và hùng vĩ của thiên nhiên và nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc cũng như những di tích văn hoá - lịch sử cho phép Ninh Hòa phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó thế mạnh là du lịch sinh thái - văn hoá, du lịch biển. Thêm vào đó, sự chung sống của các dân tộc thiểu số, trải qua quá trình chung sống lâu dài với những biến cố trong lịch sử đã tạo nên nét rất riêng cho văn hoá Ninh Hòa, thu hút ngày càng nhiều du khách. Hoạt động du lịch trong mười năm trở lại đây đã có sự phát triển đáng kể, góp phần cải thiện kinh tế địa phương và được xác định là một trong những thế mạnh của Ninh Hòa.
Tuy nhiên, du lịch hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của du lịch. Yếu tố con người, lao động trong ngành chưa bắt kịp với yêu cầu của ngành du lịch trong thời hội nhập. Môi trường tự nhiên chưa được quan tâm đúng mức và bước đầu có những dấu hiệu của ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp và từ chính hoạt động du lịch gây ra. Nền văn hoá đậm đà bản sắc đang đứng trước mâu thuẫn rất lớn giữa bảo tồn những giá trị truyền thống và tiếp thu văn hoá hiện đại. Mặc dù chưa nhiều, nhưng một số dấu hiệu của sự phát triển không bền vững đã xuất hiện, các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững chưa được tôn trọng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có chiến lược lâu dài và những giải pháp thích hợp nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành du lịch
Ninh Hòa.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ NINH HÒA
3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp
3.1.1. Chiến lựơc phát triển du lịch chung của tỉnh
Từ quan điểm và mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, tổng cục du lịch Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ của ngành” xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý đến sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử, đa dạng hoá sản phẩm chuyên đề phù hợp để thoả mãn nhu cấu ngày càng tăng của khách du lịch”.
Chương trình này xác định rõ nhiệm vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Khánh Hòa bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XVI.
Với xu thế trở về với thiên nhiên, làm cho du lịch, nhất là du lịch sinh thái được ưa chuộng trong những năm gần đây. Mặt khác, du lịch còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để hướng tới sự PTBV, thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch; góp phần vào việc nâng cao dân trí, sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính những giá trị bền vững mà du lịch mang lại càng thôi thúc các hoạt động nghiên cứu phát triển loại hình du lịch này.
Đây là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế