Một Số Mô Hình Nghiên Cứu Về Tính Thanh Khoản Của Ngân Hàng


từng ngân hàng mà hai nhóm nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau đến tính thanh khoản của từng ngân hàng thương mại.

Nhóm nhân tố khách quan:

Môi trường về kinh tế, chính trị và xã hội: Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Điều này làm cho thanh khoản của các ngân hàng thương mại được đảm bảo. Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại như nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Nhóm nhân tố liên quan đến thu nhập, nhu cầu chi tiêu của khách hàng như tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng, mức thu nhập và hệ số tiết kiệm, mật độ dân số và doanh nghiệp, sự đa dạng khách hàng tiền gửi, tiền vay …

Nhóm nhân tố cạnh tranh trên địa bàn giữa các trung gian tài chính như chính sách lãi suất huy động, chính sách tín dụng … của mỗi tổ chức. Nhóm nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cầu thanh khoản của mỗi ngân hàng.

Nhóm nhân tố tạo ra sự hoảng loạn trong khách hàng gửi tiền như bất ổn chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính, tin đồn thất thiệt, các khoản cho vay xấu dẫn đến mất khả năng thanh toán của một ngân hàng lan sang các ngân hàng khác …

Cuối cùng là chính sách vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, sự phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác trong nước, khu vực và quốc tế, độ nhạy cảm của tiền gửi với lãi suất, mạng lưới ngân hàng … tác động đến khả năng huy động nguồn vốn.

Nhóm nhân tố chủ quan:


Nhóm nhân tố chủ quan được bàn đến chính là các nhân tố bên trong nội bộ của chính các ngân hàng thương mại như các nhân tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lượng của lao động...

- Năng lực tài chính của một ngân hàng thương mại thường được biểu hiện trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô hoạt động của ngân hàng như: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Ngoài ra còn được biểu hiện qua một số chỉ tiêu như: Hệ số an toàn vốn, suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ngân hàng, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng và tổng tài sản có ngân hàng …

- Năng lực quản trị, điều hành là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu rủi ro thanh khoản, nâng cao khả năng tự chủ đối với vấn đề thanh khoản.

- Chính sách phát triển của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo: ưu tiên khả năng sinh lời hay ưu tiên cho mức độ an toàn trong thanh khoản bởi vì tài sản càng thanh khoản thì tỷ lệ sinh lợi càng thấp.

- Tính thanh khoản cũng chịu ảnh hưởng bởi chính sách quản lý ngân quỹ của ngân hàng. Ngân quỹ là nguồn cung thanh khoản nhanh chóng nhất, giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động thanh toán và đầu tư kịp thời nhưng lại có chi phí cơ hội cao nhất, gia tăng ngân quỹ sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng sẽ quyết định gia tăng hoặc giảm ngân quỹ theo chiến lược dự trữ mà ngân hàng theo đuổi.

- Chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng: nhìn chung các ngân hàng đểu thiết lập một chính sách huy động và sử dụng sao cho các dòng tiền vào đều đặn sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư dự kiến, đồng thời duy trì thanh khoản ở mức cầm thiết.


2.5. Mô hình nghiên cứu‌

2.5.1. Một số mô hình nghiên cứu về tính thanh khoản của ngân hàng

Hiện nay có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên có thể chia các yếu tố ảnh hưởng này làm hai loại, đó là các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu đến tác động và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính (thuộc yếu tố chủ quan) ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

2.5.1.1. Nghiên cứu của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad (2011)

Bài nghiên cứu này tìm hiểu tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại truyền thống và các ngân hàng thương mại Hồi giáo tại Pakistan. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 12 ngân hàng thương mại ở Pakistan bao gồm 06 ngân hàng thương mại truyền thống và 06 ngân hàng thương mại Hồi giáo tại Pakistan trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2009 để chạy mô hình:

Trong đó là tính thanh khoản của ngân hàng Tiền mặt tổng tài sản ngân hàng X 1 1

Trong đó:

: là tính thanh khoản của ngân hàng (Tiền mặt / tổng tài sản ngân hàng)

X1: Quy mô ngân hàng (Logarit của tổng tài sản ngân hàng)

X2: Suất sinh lợi trên tổng tài sản ngân hàng (lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh / tổng tài sản ngân hàng)

X3: Vốn lưu động ròng (chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của

ngân hàng) / tổng tài sản

X4: Hệ số an toàn vốn của ngân hàng được tính bằng ((vốn cấp 1 + vốn cấp

2) / tài sản rủi ro có trọng số)

X5: Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ngân hàng (lợi nhuận sau thuế ngân hàng / vốn cổ phần thường lưu hành)


Kết quả nghiên cứu: cho thấy có mối quan hệ dương và mạnh giữa tính thanh khoản của ngân hàng với các biến độc lập: Quy mô ngân hàng, vốn lưu động ròng ở cả ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thương mại truyền thống. Biến hệ số an toàn vốn và suất sinh lợi trên tổng tài sản ngân hàng cũng có tương quan dương với các ngân hàng nhưng tác động không đáng kể. Biến suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ngân hàng không có mối quan hệ trong bài nghiên cứu.

2.5.1.2. Nghiên cứu của Vodová (2011)

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để xác định mức độ tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản của các các ngân hàng thương mại tại nước cộng hòa Séc trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009. Điểm mới trong nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước đây là ngoài các hệ số tài chính được tính từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, tác giả còn đưa thêm biến vĩ mô như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm và biến giả cho khủng khoảng tài chính vào trong nghiên cứu. Trong mô hình nghiên cứu tác giả cũng sử dụng 4 công thức tính đối với biến phụ thuộc là tính thanh khoản của ngân hàng thương mại và so sánh các kết quả nghiên cứu với nhau, cụ thể như sau:

L1 = (Tiền + các khoản tương đương tiền) / Tổng tài sản

L2 = (Tiền + các khoản tương đương tiền) / (Tiền gửi + tiền vay ngắn hạn)

L3 = Dư nợ vay / Tổng tài sản

L4 = Dư nợ vay / (Tiền gửi + các khoản huy động ngắn hạn khác)

Các biến độc lập được tác giả sử dụng đưa vào mô hình nghiên cứu gồm có:

CAP: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / tổng tài sản có của ngân hàng NPL: Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của ngân hàng

ROE: Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng TOA: Logarit của tổng tài sản ngân hàng

FIC: Biến giả cho khủng hoảng tài chính (1 cho năm 2009 và 0 cho các năm

còn lại)

GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Cộng hòa Séc


INF: Tỷ lệ lạm phát hằng năm

IRB: Lãi suất giao dịch liên ngân hàng IRL: Lãi suất cho vay

IRM: Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi

MIR: Lãi suất theo chính sách tiền tệ

UNE: Tỷ lệ thất nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tính thanh khoản của ngân hàng có mối tương quan dương và khá mạnh với các biến như tỷ lệ vốn chủ sở hữu / tổng tài sản có của ngân hàng; lãi suất cho vay; tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của ngân hàng và lãi suất giao dịch liên ngân hàng. Ngược lại biến giả cho khủng hoảng tài chính; tỷ lệ lạm phát hằng năm và tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm có mối tương quan âm đối với tính thanh khoản của ngân hàng. Biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp, ROE, lãi suất theo chính sách tiền tệ thì hầu như không có tác động một cách rõ rệt đến tính thanh khoản ngân hàng trong cả 4 mô hình hồi quy.

Như vậy, qua một số nghiên cứu liên quan, cho thấy một số biến có thể tác

động đến tính thanh khoản của ngân hàng là:

(1) Quy mô ngân hàng, hệ số nợ xấu ngân hàng.

(2) Hệ số tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng.

(3) Suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng.

(4) Tỷ lệ tổng nợ ngắn hạn / vốn chủ sở hữu ngân hàng.

(5) Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng.

(6) Tỷ lệ tổng vốn đầu tư của ngân hàng ra bên ngoài / tổng tài sản.

(7) Tỷ lệ tổng nợ phải trả / vốn chủ sở hữu ngân hàng.

(8) Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng và tổng tài sản có ngân hàng.

(9) Lãi suất giao dịch liên ngân hàng

2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết

2.5.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Ở nước ta hiện nay sự minh bạch về tài chính đối với các tổ chức, đặt biệt là ngân hàng chưa rõ ràng và tuân thủ tuyệt đối. Một số dữ liệu thu thập được chỉ mang tính


tượng trưng, không phản ánh chính xác thực tế và chưa thống nhất. Vì vậy một số biến không thể thu thập được chính xác như nợ xấu ngân hàng, hệ số tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng, tỷ lệ tổng vốn đầu tư của ngân hàng ra bên ngoài ....‌

Từ cơ sở lý thuyết về thanh khoản ngân hàng, từ tình hình thực tế và kết hợp với một số kết quả nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng có trên thế giới. Với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, mô hình nghiên cứu đề nghị như sau:


H1

H2


H3

Tính thanh khoản của ngân hàng

H4

H5


Quy mô ngân hàng

Suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng

Tỷ lệ tổng nợ ngắn hạn / vốn chủ sở

hữu ngân hàng

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng và tổng tài sản có ngân hàng


Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5.2.2. Giả thuyết của mô hình

Tính thanh khoản của ngân hàng (LIQUID): Tính thanh khoản của ngân hàng là một yếu tố khó xác định, nó thể hiện khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng tại một thời điểm. Công thức tính như sau:

LIQUID =

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền

Tổng tài sản ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4


Quy mô ngân hàng (TA): Đây là biến có nhiều cách đo lường. Quy mô có thể là giá trị thị trường của ngân hàng, là logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Ở


Việt Nam, thị trường chứng khoán chỉ phát triển ở mức sơ khai nên chỉ có một số ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, đồng nghĩa với việc chỉ có một số ít ngân hàng có có số liệu giá trị thị trường. Tham khảo nghiên cứu của Vodová (2011); Akhtar và cộng sự (2011), đề tài chọn cách đo lường qui mô ngân hàng bằng logarit cơ số 10 của tổng tài sản có của ngân hàng. Việc điều chỉnh này sẽ làm biến có giá trị rất lớn về giá trị tương đồng với các biến khác trong mô hình. Thông thường, khi các ngân hàng ở Việt Nam có quy mô tổng tài sản lớn sẽ có tác động tích cực đến tính thanh khoản của ngân hàng đó.

Công thức tính:


Qui mô ngân hàng (TA) = log(Tổng tài sản)


Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có tác động dương lên tính thanh khoản của ngân hàng, nghĩa là khi tăng quy mô sẽ làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng.

Suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng (ROA): Suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng (ROA) thể hiện hiệu suất quản lý tài sản của ngân hàng. Công thức tính như sau:

Suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản ngân hàng


Giả thuyết H2: Suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng (ROA) có tác động dương đến tính thanh khoản của ngân hàng, nghĩa là suất sinh lời trên tổng tài sản càng cao sẽ càng làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng.

Tỷ lệ tổng nợ ngắn hạn / vốn chủ sở hữu ngân hàng (TSD/E): Biến tỷ lệ tổng nợ phải trả ngắn hạn / vốn chủ sở hữu ngân hàng (TSD/E) phản ánh cơ cấu tài chính của ngân hàng. Công thức tính như sau:

TSD/E =

Tổng nợ ngắn hạn phải trả

Vốn chủ sở hữu ngân hàng


Giả thuyết H3: Tỷ lệ tổng nợ phải trả ngắn hạn / vốn chủ sở hữu ngân hàng có tác động ngược đối với tính thanh khoản của ngân hàng, nghĩa là khi tỷ lệ tổng nợ phải trả ngắn hạn / vốn chủ sở hữu ngân hàng cao sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng.

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng (TL/TD): Công thức tính

chỉ tiêu này được người viết áp dụng trong bài nghiên cứu như sau:


TL/TD =

Tổng dư nợ cho vay

Tổng tiền gửi khách hàng


Giả thuyết H4: Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng có tác động ngược đối với tính thanh khoản của ngân hàng, nghĩa là khi tỷ lệ này cao sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng.

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng và tổng tài sản có ngân hàng (E/TA): Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản có ngân hàng cao thường chứng tỏ ngân hàng đó có năng lực tài chính và tính thanh khoản tốt. Công thức tính như sau:

E/TA =

Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản có ngân hàng


Giả thuyết H5: Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản có ngân hàng có tác động dương lên tính thanh khoản của ngân hàng, nghĩa là khi tăng tỷ lệ này sẽ làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng.

Trên cơ sở số liệu thu thập được, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi

quy bình phương bé nhất để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến thu thập được.

Từ kết quả khảo sát các nghiên cứu trước, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu

đối với dữ liệu thu thập tại Việt Nam như sau:

LIQUID = α + β1 TA + β2 E/TA + β3 ROA + β4 TSD/E + β5 TL/TD + ε

Trong đó:

LIQUID: Tính thanh khoản của ngân hàng.

Ngày đăng: 07/10/2024