và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.
Duy trì và mở rộng các loại hình du lịch. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các ngành, các cấp có liên quan đến du lịch; xã hội hoá hoạt động du lịch, giáo dục và khuyến khích mọi thành phần và cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch bằng một hệ thống cơ chế và chính sách thích hợp. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch có hiệu quả. Liên kết chặt chẽ với các đơn vị có thế mạnh về tài chính, nguồn khách và các nguồn lực khác trong nước và nước ngoài.
Phát triển lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu chính; tổ chức các hoạt động du lịch, phát triển sản phẩm và cơ sở hạ tầng kinh tế du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc để phát triển bền vững du lịch.
Tăng cường hoạt động của Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa, trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh và phá triển mạnh quan hệ với các hãng lữ hành tại các thị trường trọng điểm gởi khách trong nước cũng như nước ngoài.
Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Từng bước xây dựng ngành du lịch thành khu công nghiệp “sạch” về môi trường vật chất kỹ thuật, về môi trường văn hóa tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo của tiểu vùng Các sản phẩm du lịch chính: Du lịch nghỉ ngơi, giải trí và leo núi, cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển, bơi thuyền, lặn biển, lướt ván, sinh thái, nghỉ dưỡng suối nước nóng kết hợp du lịch văn hoá miền núi...
Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số quần thể du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận, tại khu vực thuận lợi như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh.
3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế chung của thị xã Ninh Hòa
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thị Xã Ninh Hòa
- Thị Trường Khách Du Lịch Đến Thị Xã Ninh Hòa
- Biểu Đồ Thể Hiện Thể Hiện Tốc Độ Tăng Trưởng Du Khách Quốc Tế Và Nội Địa Đến Thị Xã Ninh Hòa Giai Đoạn 2007 – 2013
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thị Xã Ninh Hòa
- Về Quản Lý, Tiếp Thị Và Xúc Tiến Du Lịch
- Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và định hướng - 15
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
- Xây dựng thị xã Ninh Hòa trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ, du lịch – nông nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt của các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, thực hiện an sinh xã hội; xây dựng nông thôn mới.
- Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2015 như sau: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 13%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 22%, giá trị ngành dịch vụ, du lịch tăng bình quân hàng năm là 17%. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,6%.
3.1.3. Thực trạng phát triển du lịch
Trong những năm qua, thị xã Ninh Hòa đã tổ chức khai thác một số loại hình du lịch như dã ngoại biển, thưởng thức không khí trong lành cùng với thưởng thức các đặc sản biển, dã ngoại leo núi trong rừng, hành hương chùa, tìm hiểu hệ sinh thái nông nghiệp địa phương… bước đầu đạt một số kết quả đáng ghi nhận
Doanh thu du lịch không ngừng tăng ,tỷ trọng doanh thu của ngành du lịch trong tổng GDP toàn thị xã luôn chiếm từ 3% đến 4% đã góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của thị xã, đời sống cộng đồng địa phương được cải thiện đáng kể.
Số lượt khách du lịch ngày càng tăng ,đặc biệt là xu hướng gia tăng các nguồn khách yêu thích thiên nhiên hoang dã, tìm hiểu văn hóa địa phương, làng nghề địa phương.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện, nhất là hệ thống giao thông nối các điểm du lịch trong thị xã, tỉnh và liên tỉnh; hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, nước… góp phần mang đến sự phồn vinh cho
dân cư trong thị xã và thuận lợi cho các hoạt động du lịch.
Các cơ sở du lịch sử dụng hơn 90% là lao động địa phương, đào tạo, huấn luyện bằng nhiều hình thức để đội ngũ này trở thành những lao động du lịch chuyên nghiệp. Điều này đã tranh thủ được sự đồng thuận của cư dân địa phương đối với hoạt động du lịch.
Ngoài ra, du lịch thị xã Ninh Hòa còn được sự quan tâm, ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh, huyện. Bên cạnh những mặt đạt được trên, du lịch thị xã đã bộc lộ các yếu tố ảnh hưởng đến sự PTBV.
Môi trường bị xáo trộn nghiêm trong do việc khai thác san hô ở khu vực vịnh Vân Phong; nhiều khu du lịch chưa ứng dụng công nghệ sạch trong xử lý nước thải, chỉ thực hiện xử lý nước thải mang tính đối phó với sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
Thị xã Ninh Hòa đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của Việt Nam. Quy hoạch Du lịch Tổng thể Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 đã chỉ rõ: Vân Phong cuả thị xã Ninh Hòa cùng với Nha Trang, là một trong những điểm đến trọng yếu của cả nước. Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam 2001- 2010 xác định Vân Phong - Dốc Lết là một trong 21 điểm du lịch quốc gia cần được phát triển trong chiến lược quốc gia.
3.1.4. Nhu cầu xã hội
- Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra mạnh mẽ làm cho giữa các gia, dân tộc ngày càng gần nhau về khoảng cách giúp cho du khách dễ dàng tìm đi mọi nơi trên Trái đất để tham quan trong đó có Ninh Hòa.
- Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa phát triển, làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội văn minh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện không ngừng.
Mặt khác ngành du lịch đã đem lại cho các nước trên thế giới nguồn ngoại tệ lớn nên các nước luôn đưu ra những chính sách, chiến lược để thu hút các nhà
đầu tư cũng như thu hút khách du lịch, Ninh Hòa cùng không ngoại lệ.
Đời sống công nghiệp, không gian đô thị chật hẹp, ô nhiễm, nhu cầu được sống với thiên nhiên trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống; đặc biệt khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, nhu cầu khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá lịch sử độc đáo của các nước ngày càng trở nên phổ biến.
Thị xã Ninh Hòa có đầy đủ điều kiện để xây dựng và phát triển mạnh du lịch. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế thị xã Ninh Hòa mà còn có ý nghĩa như là điểm du lịch bền vững điển hình, từ đó nhân rộng thêm các điểm khác trên đất nước và dần dần phát triển bền vững ngành du lịch Việt Nam.
3.2. Định hướng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa
3.2.1. Định hướng chung
Phát triển du lịch theo chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước; đảm bảo từ năm 2010 trở đi, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thể du lịch của tỉnh; và là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của thị xã, có tác động hỗ trợ và thúc đẩy cho các ngành kinh tế khác, đảm bảo phát triển nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng
Phát triển nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng; việc phát triển du lịch ở đây còn phải gắn liền với tổ chức quản lý đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, phải phát huy và nâng cao truyền thống văn hoá, đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển lâu bền, vững chắc. Phát triển ngành du lịch phải làm cho các tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Mà tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên tự nhiên chỉ phát triển bền vững khi chúng phát triển theo quy luật tự nhiên. Tài nguyên nhân văn phát triển bền vững khi được duy trì và lưu truyền mãi mãi.
Dựa vào những căn cứ trên, đặc biệt dựa vào nghị định 264/2005/QĐ-TTg
và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa; đồng thời dựa vào những nguyên tắc phát triển bền vững du lịch, tôi xin đưa ra các định hướng chung về phát triển bền vững du lịch thị xã Ninh Hòa như sau:
Trước tiên, tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam nói chung Ninh Hòa nói riêng – đối tượng đầu tiên cần nhắm tới của ngành du lịch thị xã Ninh Hòa, về lịch sử đấu tranh hào hùng giải phóng dân tộc của đất nước; về tính đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên và ý nghĩa của nó trong khu dự trữ sinh quyển của thế giới, tăng cường đầu tư gián tiếp vào du lịch nhằm làm tăng thêm tính hoang sơ – hoang dã thiên nhiên.
Xây dựng ngành du lịch có chất lượng – đưa ra tiêu chuẩn cao cho các sản phẩm và dịch vụ du lịch về giá trị kinh tế cao trên số lượng ít du khách. Lấy chỉ tiêu môi trường làm thước đo cho sự phát triển bền vững du lịch thị xã Ninh Hòa. Tăng khả năng thu lợi nhuận của ngành du lịch.
Quản lý sức chứa về xã hội và môi trường nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường du lịch. Bảo vệ tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên. Giữ gìn tính toàn vẹn các giá trị lịch sử, văn hóa.
Xây dựng các loại hình du lịch đặc biệt thích hợp như: khám phá thiên nhiên hoang dã, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu lịch sử thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Xây dựng các loại hình dịch vụ có chất lượng cao nhưng đảm bảo tính đồng bộ, đặc sắc và phù hợp nhưng không làm tổn hại đến môi trường: hướng dẫn, vận chuyển, các cơ sở lưu trú và các dịch vụ khác.
Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng hấp dẫn du khách làm tăng thời gian lưu trú, mức chi tiêu cũng như sự quay trở lại của du khách.
3.2.2. Định hướng cụ thể tổ chức không gian du lịch thị xã Ninh Hòa đến năm 2030
3.2.2.1. Phát triển các điểm du lịch
- Khu vực Dốc Lết: Diện tích khoảng 18ha. Không gian phát triển của khu vực chức năng này bao gồm khu vực ven biển thuộc phường Ninh Hải với chiều dài bờ biển khoảng 10 - 11km và chiều sâu từ 2km. Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh, tắm biển, câu cá; nghỉ dưỡng biển; dã ngoại; thể thao giải trí. Trong tương lại, cần thiết phải tổ chức thêm loại hình du lịch thể thao trên biển như du thuyền, lặn biển, lướt ván.
- Ba Hồ: Diện tích khoảng 100ha. Không gian phát triển của khu này bao gồm khu vực xung quanh núi Ba Hồ. Sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái dã ngoại, nghiên cứu hệ sinh thái rừng, tham quan nghiên cứu di tích lịch sử, thể thao leo núi. Cần xây thêm điểm quan sát cảnh vật trên núi cao để du khách có thể ngắm được tòan khu rừng đặc dụng Ba Hồ.
- Suối nước nóng Trường Xuân: Khu vực suối nước nóng với diện tích khoảng 180ha. Không gian phát triển của khu vực này bao gồm: khu vực suối nước nóng Trường Xuân diện tích 180ha và. Sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng kết hợp điều dưỡng, chữa bệnh. Đây là khu vực có mạng lưới cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật còn rất thiếu thốn, để phát triển du lịch cần đầu tư, xây dựng mạng lưới giao thông và hệ thống các nhà lưu trú để phục vụ du khách.
- Ninh Vân Bay: Diện tích khoảng 100ha. Không gian phát triển của khu này bao gồm dải đất ven biển thuộc xã Ninh Vân tại khu vực Hòn Hèo. Trong phạm vi khoảng 8km chiều dài bờ biển và chiều rộng từ 200 - 300m. Sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái dã ngoại, nghỉ dưỡng biển cao cấp. Trong tương lai cần bổ sung thêm các loại hình du lịch mới như du ngọan bằng thuyền thúng, canô, câu cá giải trí, bơi lội thể thao.
3.2.2.2. Phát triển các tuyến, cụm du lịch
- Tuyến du lịch:
+ Nha Trang – Ninh Hòa – Trường Xuân: Đây là tuyến du lịch rất đặc biệt dành cho những du khách thích đi xe đạp hoăc xe máy. Sau khi thăm viếng
chùa Tiên Du với không khí linh thiêng trong chốn núi rừng, du khách sẽ đi đến với suối nước nóng Trường Xuân thư giãn, ăn món trứng luộc từ nước khoáng nóng. Du khách sẽ thật sự có những phút thư giãn, hòa nhập với thiên nhiên núi rừng – suối khoáng.
+ Nha Trang – Ninh Hòa – Dốc Lết- Hòn Hèo: Giúp cho du khách những phát thư giãn, ngắm cảnh, tắm biển, chụp ảnh lưu niệm.
+ Ninh Hòa – Ba Hồ - Suối Hoa Lan: Tạo cho khách nhũng giây phút nghỉ ngơi, thư giãn trong một môi trường thiên nhiên yên tĩnh và thoáng mát trong khung cảnh nên thơ của rừng và khu ven hồ. Đây thực sự là tuyến du lịch mang đậm nét sinh thái vì còn rất hoang sơ, ít người lui tới. Vấn đề ở đây là phải xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất lỹ thuật phục vụ du lịch để thuận tiên cho việc đi lại và lưu trú của du khách.
+ Ninh Hòa – Vạn Giã – Đại Lãnh: Với tuyến này du khách sẽ được tắm biển, thưởng thức hải sản, tham quan các cồn cát ven biển, chụp ảnh lưu niệm.
+ Tuyến tham quan các làng nghề: Đây thực sự là tuyến du lịch mới, nếu được đầu tư đúng mức hứa hẹn sẽ thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Với tuyến này, du khách sẽ tham quan làng nghề đan chiếu, ở Ninh Hà, đan lát thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm rất “thiên nhiên”, kì thú, sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên (tre, nứa, sợi tự nhiên….). Sau đó, du khách sẽ ghé thăm làng làng sản xuất nem truyền thống. Hướng về phía biển du khách sẽ đến với sản xuất muối Ngọc Diêm với kinh nghiệm hàng trăm năm ở Ninh Diêm. Cuối cùng, ra ven biển du khách sẽ trải nghiệm bằng việc tham gia tung lưới, kéo lưới với ngư dân ở làng nghề đánh cá Ninh Thủy.
+ Tuyến lịch sử văn hóa: Dọc quốc lộ 26 quý khách có thể được tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa như, đình Mỹ Hiệp, Phủ đường Ninh Hòa, Văn chỉ Ninh Hòa, Trường Việt – Pháp, lăng Bà Vú.
+ Tuyến tâm linh: Tham quan các đình chùa, như Tiên Du, Bửu Ngoc, Bảo Hoa, đình Hậu Phước, đình Thuận Lợi, đình Mỹ Trạch, tìm hiểu các lễ hội
truền thống như lễ cầu ngư, lễ hội đình làng…
+ Tuyến thể thao, văn hóa: Leo núi Ổ Gà, đèo Phượng Hoàng, Hòn Hèo, câu cá, lặn biển, đua thuyền...
- Phát triển cụm du lịch: Ninh Phước, Ninh Vân, Ninh Thủy, Ninh Hải, Ninh Ích.
3.2.2.3. Các loại hình du lịch
- Loại hình nghỉ dưỡng, chữa bệnh, phục hồi thể chất, làm đẹp (spa) ở ven biển Dốc Lết, Ninh Vân.
- Loại hình thể thao: thể thao dưới nước (lướt ván, lặn biển, du thuyền) ở khu vực biển Ninh Hải, Ninh Thủy, Ninh Ích, thể thao trên cát (trượt cát, chạy vượt địa hình cát, khinh khí cầu, thả diều) ở khu vực cồn cát ven biển; thể thao leo núi, đạp xe đạp địa hình ở núi Hòn Hèo.
- Loại hình nghiên cứu, học tập hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc trưng của vùng ven biển khô hạn, quan sát các loài động thực vật quý hiếm ở Ba Hồ, Nha Phu…
- Loại hình trải nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; mua sắm và thưởng thức sản vật địa phương; dã ngoại học tập và nghiên cứu canh nông ở khu vực ven biển và đồng bằng- đồi cát.
- Loại hình tham quan, cắm trại trong rừng, ven suối hoặc ven biển.
- Loại hình tham quan, học tập văn hóa, lịch sử ở các di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng.
- Loại hình du lịch tham quan, học tập, nghiên cứu các làng nghề truyền thống: làng nghề làm muối ở Ninh Diêm, sản xuất chiếu ở Ninh Hà, đan lát thủ công mỹ nghệ ở Ninh Đa, đặc biệt là làng nghề gốm gọ, dệt thổ cẩm của dân tộc Raglai.
3.2.2.4. Các sản phẩm du lịch
- Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp: hướng tới thị trường khách du lịch đại chúng với các loại hình du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng biển và hưởng thụ các dịch vụ có chất lượng cao. Đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du