Về Quản Lý, Tiếp Thị Và Xúc Tiến Du Lịch


- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các khu du lịch đã được quy hoạch, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch; kết hợp vui chơi giải trí trên bờ, dưới nước, trên núi, dưới biển, các khu du lịch sinh thái và đầu tư nâng cấp bảo vệ cảnh quan môi trường, các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử.du lịch thị xã Ninh Hòa; Đồng thời quy định công tác phối hợp quản lý các dự án đầu tư cho thị xã Ninh Hòa.

- Ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực chuyên môn, đặc biệt nắm vững các nguyên tắc phát triển bền vững du lịch; các dự án phát triển bền vững gắn với hệ thống xử lý chất thải và thân thiện với môi trường.

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ khác từ các cơ quan phát triển và các tổ chức phi chính phủ đối các dự án phát triển bền vững du lịch.

- Thị xã Ninh Hòa là một điểm du lịch đang được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là thời điểm quyết định và mọi nhu cầu phát triển trong tương lai cần được quy hoạch cẩn thận tránh làm tổn hại đến tính toàn vẹn thống nhất của các di sản lịch sử văn hoá và tính nhạy cảm của môi trường tự nhiên. Các dự án dạng bảo tồn như dự án quy mô vừa của UNDP – GEF: “Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững vùng biển và ven biển tại thị xã Ninh Hòa nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho địa phương và hỗ trợ cơ chế phát triển bền vững du lịch ở thị xã Ninh Hòa”. Nguồn tài trợ từ nguồn ngân sách chính phủ có hạn, vì vậy việc tìm kiếm nguồn tài trợ khác từ các tổ chức phi chính phủ là việc làm hết sức cần thiết và cần xúc tiến ngay từ bây giờ.

- Xây dựng hệ thống thu phí tại các điểm du lịch đặc thù. Đây cũng là giải pháp nhằm đảm bảo sức chứa tại các điểm du lịch nhạy cảm. Việc xây dựng hệ thống thu phí đã được phổ biến tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước và trên thế giới như: di sản thế giới vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Sagamartha (Everest

– Nêpan), khu di sản thế giới Angkor Wat (Campuchia)…

- Doanh thu từ hệ thống thu phí này có thể được sử dụng trong việc xúc tiến du lịch, đào tạo du lịch hay xây dựng một trung tâm chuyên trách cho thị xã


Ninh Hòa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


3.3.4. Về quản lý, tiếp thị và xúc tiến du lịch‌

Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và định hướng - 14


- Về quản lý du lịch

+ Phân vùng chức năng biển – ven biển, rừng, lịch sử văn hóa để có chiến lược quản lý thật hợp lý.

+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa du lịch với các ngành có liên quan như: giao thông vận tải, ngư nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn trong vấn đề hoạt động và khai thác tài nguyên.

+ Đảm bảo cân đối giữa lực lượng sản xuất trực tiếp và gián tiếp, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa lữ hành, khách sạn để tránh tình trạng tự phát, tạo mối quan hệ phụ thuộc để cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro.

+ Thường xuyên tiến hành thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo kinh doanh du lịch không gây tác động xấu đến tài nguyên môi trường.

+ Thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học để đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm phát triển bền vững du lịch thị xã Ninh Hòa.

+ Thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý du lịch và tiếp thị

+ Tăng cường năng lực cho Ban Quản lý các khu du lịch thị xã Ninh Hòa – đây sẽ là lực lượng quản lý và tiếp thị du lịch dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa; đồng thời cũng là lực lượng thúc đẩy phát triển du lịch cho thị xã Ninh Hòa và liên kết giữa ngành du lịch và các phòng ban chính quyền (cấp tỉnh và thị xã).

+ Các nhà quản lý, cả các cơ quan Chính phủ và đơn vị kinh doanh, cần có hiểu biết một cách hệ thống về du lịch.

+ Thị xã Ninh Hòa phấn đấu trở thành nơi tiên phong trong phát triển du lịch tại Việt Nam. Để đạt được điều này, việc phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa đòi


hỏi phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ lãnh đạo, các ban ngành của thị xã và tỉnh cũng như của các đơn vị kinh doanh du lịch từ khối tư nhân. Vì vậy, việc hiểu biết đầy đủ về những nguyên tắc căn bản của du lịch bền vững có ý nghĩa chiến lược trong việc hoạch định, đầu tư phát triển.

+ Cần phải đào tạo cho các lãnh đạo, ban ngành của tỉnh và thị xã cùng với các đơn vị kinh doanh du lịch về quản lý du lịch và nhận thức được rằng kinh nghiệm làm du lịch phải tích lũy từ hành động thực tế phát triển du lịch bền vững.

- Tiếp thị du lịch và xúc tiến du lịch

+ Chủ động xây dựng các thị trường trọng điểm quan tâm đến các di sản văn hóa, động vật hoang dã và các hoạt động du lịch biển tại thị xã Ninh Hòa. Phân tích thực trạng khách du lịch của thị xã Ninh Hòa, ta thấy phần lớn khách đến đây là khách nội địa chủ yếu nghỉ ngơi, tắm biển, thăm các di tích lịch sử văn hóa trong tâm thế hết sức thụ động. Khách quốc tế dù chiếm tỷ trọng rất ít nhưng có xu hướng tăng nhanh. Để ngành du lịch của thị xã phát triển theo hướng “du lịch dịch vụ chất lượng cao” thì thị trường mục tiêu chính hướng tới của ngành du lịch thị xã Ninh Hòa là du khách quốc tế và nội địa có thu nhập cao.

+ Thị trường trọng điểm cho khách du lịch của thị xã Ninh Hòa:

Nội địa: Thành phố Nha Trang và một số tỉnh thuộc Tây Nguyên

Quốc tế: Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mỹ, Úc…

+ Kế hoạch tiếp thị du lịch chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến cho thị xã Ninh Hòa. Hiện tại việc tiếp thị và xúc tiến du lịch cho thị xã Ninh Hòa mới chỉ ở mức độ tối thiểu. Cần chủ động thu hút khách du lịch tới tham quan thị xã Ninh Hòa, đặc biệt là những người coi trọng những gì mà thị xã Ninh Hòa có thể đem đến cho họ, đồng thời làm tăng tối đa lợi ích của du lịch và nuôi dưỡng việc phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, cần phải có bản kế hoạch tiếp thị chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến cho thị xã Ninh Hòa, bao


gồm:

Xây dựng một phòng ban chính quyền – trung tâm chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tiếp thị và xúc tiến du lịch.

Phương pháp tổng hợp để tiếp thị và xúc tiến du lịch đại diện cho cả khối nhà nước và tư nhân.

Xây dựng các kênh phân phối cụ thể - xác định các công ty lữ hành và đại lý du lịch chính ở Việt Nam và quốc tế. Tập trung vào các thị trường trọng điểm. Giải quyết tính mùa vụ của thị xã Ninh Hòa – chẳng hạn các chiến dịch xúc tiến đặc biệt để thu hút khách du lịch vào mùa đông.

+ Tạo sản phẩm du lịch đặc thù: Thị xã Ninh Hòa có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn mang tầm cỡ quốc tế. Để thu hút thị trường trọng điểm cần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù. Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch đến thị trường trọng điểm và thế giới.

Trung Tâm xúc tiến du lịch thị cần thực hiện tốt chức năng đầu mối để công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch có hiệu quả và làm tốt công tác Marketing cho toàn ngành du lịch trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan hữu quan.

Cần nâng cao hơn nữa việc tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp địa phương, tạo mối quan hệ phối hợp với các công ty du lịch lớn ở các thị trường gởi như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Buôn Mê Thuột…

Xây dựng các chương trình du lịch đặc thù theo mùa (đặc biệt là mùa Đông) để thu hút du khách quốc tế; tăng cường đa dạng hóa các ấn phẩm tuyên truyền để đưa những sản phẩm du lịch của thị xã Ninh Hòa đến tay càng nhiều người càng tốt.

Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các hãng thông tin đại chúng đặc biệt là Internet qua đó giới thiệu các sản phẩm du lịch của thị xã; thành lập trang web riêng giới thiệu về chương trình hành động, sản phẩm du lịch địa phương, qua


đó có thể trao đổi thông tin với khách hàng nhằm rút ra những kinh nghiệm quý báu cho ngành du lịch.

Liên kết với các tổ chức du lịch quốc tế, tham gia các hội hiệp du lịch đặc biệt là du lịch bền vững của các nước trên thế giới; liên doanh liên kết vơí các công ty lữ hành nước ngoài để mở rộng thị trường.

3.3.5. Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch‌


- Giao thông vận tải: Cần tăng thêm các tuyến xe buýt, nhà ga, đến thị xã Ninh Hòa. Từ thị xã Ninh Hòa nối với vùng khác chủ yếu bằng 3 loại hình: tàu hỏa, tàu biển và ô tô. Bên cạnh đó, thêm tour sẽ giúp du khách có thêm cơ hội và nhiều lựa chọn hơn để lên kế hoạch cho các chuyến đi của mình tới thị xã Ninh Hòa – ví dụ như các chuyến đi cuối tuần từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Nâng cấp và xây mới các tuyến đường nhánh ra biển, đường nối thông các điểm du lịch với nhau, cụ thể là:

+ Trục đường bộ ven biển từ Ninh Hoa - qua Vạn Giã – Đầm Môn – Đại Lãnh – Vũng Rô sang Phú Yên kết nối hình thành tuyến đường quốc gia ven biển trên địa bàn tỉnh.

+ Đường tỉnh lộ B: nối giữa 2 khu du lịch Ninh Vân Bay với Dốc Lêt dài 13,8km. Đến năm 2010 nâng cấp đạt chuẩn cấp IV; sau năm 2010 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, thảm bê tông nhựa.

+ Tuyến Ninh Hiệp – Ninh Phú: Hoàn thiện, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

+ Từ quốc lộ 1A – khu du lịch Ba Hồ: Dài 4km, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

+ Tuyến Ninh An – Đá Bàn: Hoàn thiện, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

+ Quốc lộ 26B Ninh Lộc – Ninh Tân: Dài 12km, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn cấp III đồng bằng.


- Thông tin liên lạc: Nhìn chung thông tin liên lạc của thị xã Ninh Hòa đã đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, thông tin du lịch chưa được quan tâm. Vì vậy cần xây dựng trung tâm du lịch gần cảng du lịch nhằm cung cấp các thông tin về các điểm hấp dẫn và các hoạt động du lịch tại thị xã Ninh Hòa một cách nhanh nhất; đồng thời trung tâm này còn có chức năng đặt, giữ chỗ cho các tuyến cũng như các hoạt động du lịch. Trung tâm du lịch nên được hoạt động phối hợp với phòng quy hoạch và quản lý du lịch thị xã, bảo tàng và các bên liên quan trong hoạt động du lịch.

- Điện: Cần tăng cường khai thác và sử dụng năng lượng Mặt Trời.

- Nước: Đảm bảo việc cung cấp nước sạch là phần cốt lõi trong quá trình quy hoạch phát triển bền vững du lịch. Thị xã Ninh Hòa nước ngọt chủ yếu được cung cấp từ hồ Đá Bàn, Tiên Du… và mạch nước ngầm với công suất khoảng 2000m3/ngày , trong đó mỗi ngày nước sinh hoạt và sản xuất tiêu thụ khoảng 1816m3 (năm 2007); như vậy khả năng cung cấp nước trong tương lai cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế là vấn đề cấp thiết của thị xã.

- Cơ sở lưu trú: Tăng cường xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao. Cơ sở lưu trú hiện nay ở thị xã Ninh Hòa chủ yếu tập trung ở 3 khu du lịch với tiêu chuẩn 2 sao. Các khu du lịch này có xu hướng chủ yếu phục vụ khách nội địa và Tây balô. Nên phát triển cơ sở lưu trú trong tương lai không dựa vào số lượng phòng hay giường mà là chất lượng.

Xây dựng các tiêu chuẩn hay quy chế về phát triển cơ sở lưu trú du lịch. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn hay quy chế nào cho vấn đề xây dựng cơ sở lưu trú tại thị xã Ninh Hòa.

Trong khi môi trường thị xã Ninh Hòa rất nhạy cảm mà việc xây dựng cơ sở lưu trú tác động lớn đến cơ sở hạ tầng, tài nguyên và môi trường du lịch. Để ngành du lịch được phát triển, nhất thiết mọi dự án xây dựng cơ sở lưu trú mới phải có đủ các dịch vụ hỗ trợ nhằm tránh gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng, tài nguyên và môi trường du lịch. Tại những khu vực nhạy cảm, nên xây dựng cơ


sở lưu trú phù hợp (nhà nghỉ sinh thái) để giảm thiểu tác động đến tài nguyên và môi trường tự nhiên.

3.3.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực‌


Lực lượng lao động đặc biệt là lao động địa phương là nhân tố quan trọng của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, do đó cần phải:

- Trang bị kiến thức liên quan đến sự phát triển bền vững ngành du lịch cho các cơ quan quản lý, cho các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động du lịch.

- Cần xây dựng các chương trình giáo dục về phát triển du lịch, làm cho người dân thị xã Ninh Hòa hiểu rằng: tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) trên địa bàn thị xã là món quà vô giá mà tạo hóa ban cho họ, là di sản lớn lao, là nền tảng của sự sống và sự phát triển du lich. Vì vậy họ phải trân trọng, cân nhắc khi sử dụng, không lạm dụng một cách thái quá và có bổn phận bảo vệ các nguồn tài nguyên.

- Thống nhất chương trình giảng dạy khoa học du lịch cho các cấp, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa cao, kết hợp lý thuyết lẫn thực hành, đảm bảo chất lượng toàn diện. Mở rộng nghiên cứu thêm các chương trình đào tạo của các nước nhất là phương pháp thực hiện phát triển du lịch.

- Nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử khi giao tiếp với du khách và du lịch bền vững… thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tổ chức các cuộc thi về du lịch.

- Giáo dục và nâng cao tri thức và kinh nghiệm về phát triển du lịch trong mọi cấp, từ đội ngũ quản lý đến hướng dẫn viên và cả cộng đồng địa phương sao cho họ là lực lượng có đủ năng lực truyền đạt, hướng dẫn, thuyết minh về cách bảo vệ tài nguyên, môi trường cho du khách.

- Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và các cơ sở đào tạo. Tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ đào tạo của các nước và các tổ chức quốc tế về mọi mặt để nâng cao nhận thức như: tham dự các khóa học, khảo sát thực tế,


tham quan và học kinh nghiệm của nước ngoài; tổ chức mời các chuyên gia nước ngoài đến dạy; truyền đạt kinh nghiệm, cung cấp tư liệu về phát triển du lịch.

- Đào tạo kỹ năng du lịch và ngoại ngữ cho nhân viên du lịch thị xã Ninh Hòa bởi họ quản lý và bảo vệ phần lớn tài nguyên du lịch tại thị xã Ninh Hòa.

3.3.7. Về môi trường du lịch‌


- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong thị xã về trách nhiệm đẩy mạnh kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã Ninh Hòa; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện đề án: “Đảm bảo trật tự trị an tại các điểm, khu du lịch” của tỉnh phối hợp với chương trình xây dựng đời sống văn hóa của ngành Văn hóa Thông tin cho các khu dân cư về thực hiện văn minh du lịch phục vụ cho sự phát triển du lịch.

- Tổ chức sắp xếp các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ cá thể theo mô hình hợp tác xã hoặc tổ hợp các dịch vụ thương mại; phát triển và củng cố những ngành truyền thống hộ gia đình hoặc làng nghề thủ công mỹ nghệ, hải sản… nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

- Xây dựng các quy định bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của thị xã; hướng dẫn các doanh nghiệp, tư nhân, nhân dân thị xã và khách du lịch cùng thực hiện.

- Cần xây dựng cơ chế quản lý đặc thù về quản lý, bảo vệ môi trường để kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Khuyến khích khai thác sử dụng nguồn năng sạch (Mặt Trời, gió…) sản xuất điện, gas cho phương tiện giao thông.

- Đảm bảo xử lý, tái chế và quản lý nước thải, chất thải rắn theo kinh nghiệm quốc tế tốt nhất .Tổ chức quản lý môi trường hiện tại của thị xã Ninh Hòa vẫn còn rất yếu kém. Những vấn đề mấu chốt liên quan đến phát triển du lịch chủ yếu liên quan đến quản lý nước thải và chất thải rắn. Hiện tại ở thị xã Ninh Hòa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2024