lịch cao cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
- Du lịch cộng đồng: hướng đến thị trường khách du lịch lựa chọn ưa thích tìm hiểu và trải nghiệm bản thân, chia sẻ kinh nghiệm sống với người dân bản địa. Mua sắm các sản vật địa phương. Đòi hỏi chặt chẽ về thiết kế và tổ chức tour, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch cũng như cộng đồng địa phương.
- Du lịch nghiên cứu đại dương: hướng tới sự quan tâm của khách du lịch muốn tìm hiểu tự nhiên môi trường sinh thái biển. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và gìn giữ cảnh quan tự nhiên.
- Du lịch thể thao: Chèo thuyền, bơi lặn, hướng đến sự quan tâm tới vấn đề tham quan đại dương và các hoạt động, sự kiện thể thao nước, kết hợp với rèn luyện sức khỏe và trải nghiệm kinh nghiệm sống. Đòi hỏi có sự hướng dẫn và giám sát cùng các trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo an toàn.
3.2.2.5. Thị trường du lịch
Phát triển thị trường khách DL là một nội dung rất quan trọng có ý nghĩa quyết định các chiến lược về sản phẩm, quảng bá, xúc tiến DL và DLST.
Để đưa thị xã Ninh Hòa thành điểm DLST hấp dẫn dành cho tất cả các thị trường tiềm năng thì cần phải có ngân sách, năng lực cần thiết để thực hiện kế hoạch tiếp thị có hiệu quả. Do đó cần xác định các thị trường khách DL mà nhất là những thị trường mục tiêu.
Đối với thị trường trong nước: chú ý khai thác khách du lịch nội tỉnh; khách du lịch từ phía Bắc vào (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng); chú trọng đặc biệt khách du lịch từ phía Nam (Đông Nam Bộ và miền Tây) và các tỉnh Tây Nguyên.
Đối với khách DL quốc tế: hướng tới thị trường khách DL quá cảnh đến từ Malaysia, Singapo, Lào, Campuchia qua con đường xuyên Á, đây là thị trường nhiều tiềm năng do vị trí địa lý thuận lợi, thủ tục xuất nhập cảnh đơn giản. Thị trường này ưa thích các sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, văn
Có thể bạn quan tâm!
- Thị Trường Khách Du Lịch Đến Thị Xã Ninh Hòa
- Biểu Đồ Thể Hiện Thể Hiện Tốc Độ Tăng Trưởng Du Khách Quốc Tế Và Nội Địa Đến Thị Xã Ninh Hòa Giai Đoạn 2007 – 2013
- Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Chung Của Thị Xã Ninh Hòa
- Về Quản Lý, Tiếp Thị Và Xúc Tiến Du Lịch
- Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và định hướng - 15
- Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và định hướng - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
hóa với các sản phẩm chính như các tour nghỉ dưỡng sinh thái, làng nghề, du lịch MICE… Bên cạnh, coi trọng các khách DL đến từ Nga, Pháp, Nhật Bản,
Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Mỹ… Đây là thị trường có mối quan tâm đặc biệt đến văn hóa Việt Nam và ưa thích các hoạt động mạo hiểm như leo núi, lặn biển, khám phá thế giới sinh vật biển, đảo. Thị xã Ninh Hòa có đủ các yếu tố để khai thác nguồn khách sinh thái có khả năng chi trả cao này.
3.2.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
Việc xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch sao cho đảm bảo vận chuyển nhanh, an toàn và tiện lợi là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Một vấn đề cần quan tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật như thế nào để đảm bảo tính hợp lí, bền vững. Trong tương lai, DLST thị xã Ninh Hòa cần chú trọng đầu tư xây dựng một số CSVCKT hạt nhân của ngành, hướng tới mục tiêu đảm bảo được nhu cầu đa dạng của du khách, phát triển hài hoà với thiên nhiên, tránh tình trạng bê tông hóa quá mức như một số điểm du lịch hiện nay.
Trong Quy hoạch phát triển kinh tế biển, Quy hoạch phát triển KT-XH đến 2020 tỉnh Khánh Hòa đã chủ trương đầu tư thêm hệ thống các đường giao thông gắn với các điểm du lịch, xây dựng hệ thống đường nhánh ra biển, đường nối thông các điểm du lịch với nhau.
3.2.2.7. Phát triển nguồn nhân lực du lịch
Để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, việc xây dựng các kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đa dạng hóa các nguồn lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều rất quan trọng.
Trước tình trạng hoạt động du lịch tăng nhanh về số lượng và cả chất lượng, trong khi đội ngũ lao động du lịch (cả quản lý và hướng dẫn viên) còn non yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, Khánh Hòa đã xây dựng “Đề án: Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Khánh Hòa, giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến 2015”. Nguồn nhân lực du lịch của thị xã Ninh Hòa cũng nằm trong tình trạng chung của tỉnh và cũng tuân theo yêu cầu chung về đào tạo và bồi dưỡng của tỉnh nhà.
Đối với cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý, sự nghiệp về du lịch chủ yếu tạo điều kiện để tham gia các lớp đào tạo tại chức, tập huấn ngắn ngày để nâng cao trình độ chuyên môn. Một số cán bộ công chức, viên chức đủ điều kiện được cử đào tạo bậc trên đại học và tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về chuyên ngành du lịch ở trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, cần có đủ trình độ hiểu biết các vấn đề của môi trường, hiểu biết về pháp luật, chính sách môi trường của Việt Nam và thế giới để đảm bảo môi trường DLST bền vững.
Đối với các hướng dẫn viên du lịch cần biết ít nhất một ngoại ngữ, am hiểu các điều kiện tự nhiên và văn hóa địa phương, nhất là tìm hiểu các hệ sinh thái huyện nhà để có thể đủ khả năng thuyết minh và giải thích trước du khách. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái cho thị xã.
3.2.2.8. Xúc tiến quảng bá
- Xây dựng hình ảnh điểm đến
Hình ảnh của một điểm đến là một vấn đề quan trọng trong xây dựng thương hiệu DL của một địa phương. Việc xây dựng hình ảnh điểm đến phải là một quá trình lâu dài và cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sự thống nhất về hình ảnh điểm đến cần được duy trì trong suốt một giai đoạn quảng bá xúc tiến.
Loại bỏ tất cả những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của đểm đến như tệ nạn xã hội, môi trường bất ổn, thái độ không thiện cảm của cư dân. Nêu bật được những đặc trưng, độc đáo, có giá trị đối với thị trường mục tiêu của điểm đến. Đối với thị xã Ninh Hòa, hình ảnh của điểm đến phải nêu bật được những đặc trưng và thích hợp với những thị trường mục tiêu của huyện. Căn cứ vào tiềm năng, hiện trạng cũng như xu hướng phát triển của các thị trường mục tiêu, hình ảnh điểm đến của thị xã Ninh Hòa được xác định bởi các nguyên tắc:
Là một điểm đến nổi bật với loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, khí hậu núi cao, hệ sinh thái rừng đặc dụng và suối khoáng nóng, với môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan còn hoang sơ, thân thiện với du khách.
- Xúc tiến, quảng bá du lịch
Do phạm vi thị trường và sản phẩm du lịch thị xã Ninh Hòa khá đa dạng, cần chú trọng vấn đề xúc tiến, quảng bá tại các thị trường mục tiêu với những phương pháp thích hợp cho từng thị trường, từng thời điểm và phụ thuộc vào điều kiện thực tế. Công tác quảng bá du lịch thị xã Ninh Hòa được xác định theo hướng thị trường mục tiêu gồm các nội dung sau:
Hình thành các văn phòng tiếp thị du lịch tại các thị trường lớn như: Tp Hồ Chí Minh, miền Tây…
Thông qua các chương trình thông tin đại chúng như các kênh truyền hình nước ngoài, các báo, tạp chí du lịch nước ngoài.
Đối với thị trường du lịch trong nước, sử dụng kênh truyền thống như hệ thống đại lý du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, Internet…
3.2.2.9. Bảo tồn tài nguyên du lịch
Để đảm bảo DLST phát triển bền vững, cần tổ chức quản lý và bảo vệ hệ thống tài nguyên môi trường du lịch bao gồm:
Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên DLST trên địa bàn huyện, gồm khoanh vùng các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như các HST biển, di tích lịch sử được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng phát triển DLST; khu, điểm tham quan, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa… dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động du lịch và các hoạt động kunh tế khác; tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động KT – XH khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch.
Triển khai Luật bảo vệ môi trường và Luật du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng những công trình du lịch phù hợp cảnh quan và môi trường.
Chú trọng xử lý nước thải, chất thải các điểm du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp ápdụng công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Phát động chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trường học tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong nỗ lực chung để bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch. Ngoài ra, tranh thủ mở rộng quan hệ quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch.
3.3. Giải pháp phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Về quy hoạch: Cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên quan điểm tổng hợp các ngành kinh tế để tránh chồng chéo trong quan hệ khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự tính toán khoa học vững chắc trong các mối quan hệ giữa các ngành kinh tế với ngành du lịch. Đảm bảo việc khai thác và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên du lịch và đảm bảo việc gìn giữ bền vững môi trường, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên.
3.3.2. Giải pháp về quản lý, phát triển, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch
- Xây dựng trung tâm chuyên quản lý các tài nguyên du lịch của thị xã
Việc tổ chức và quản lý phát triển du lịch sao cho hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của hoạt động du lịch. Để tổ chức phát
triển các hoạt động du lịch một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao và theo định hướng quy hoạch chung của thị xã và của tỉnh, cần phải:
+ Xác định trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện quy chế phối hợp, kiểm tra, giám sát vận hành hệ thống quản lý đảm bảo tính thống nhất. Hình thành hệ thống cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển du lịch.
+ Thiết lập kỹ cương trong quản lý trật tự xây dựng tới từng địa bàn, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và chế độ trách nhiệm đối với lực lượng làm công tác này.
+ Xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm quản lý bảo vệ môi trường, áp dụng các biệp pháp chế tài nhằm thực thi hiệu quả công cụ pháp luật liên quan đến các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói chung và thị xã Ninh Hòa nói riêng.
+ Các ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lí đất đai sau quy hoạch và kiên quyết xử lý nghiêm kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai trái phép trong các khu quy hoạch du lịch đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa để các dự án du lịch sớm triển khai thực hiện, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn quy hoạch chi tiết các khu tái định cư, định hướng chuyển đổi ngành nghề cho dân ở các vùng du lịch bị di dời.
+ Xây dựng chính sách, kế hoạch quản lý chương trình cho khách du lịch trong đó định rõ trách nhiệm đối với vấn đề bảo vệ các khu vực tự nhiên.
+ Đưa tất cả các hoạt động của các tổ chức du lịch, cộng đồng và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn vào các chiến lược và chương trình chung phát triển du lịch của thị xã.
- Tăng cường bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên
+ Lập kế hoạch và tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc bảo vệ tài môi trường biển, hệ sinh thái biển – đảo; nghiên cứu quy luật du nhập của các loài động vật như cá Heo, khỉ, và các loài khác nhằm
phát triển không gian sinh sống của chúng góp phần làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch.
+ Nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương các cơ quan ban ngành, bộ đội về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm năng đến chúng trong quá trình khai thác.
+ Hiểu được các giá trị và tác động tiềm ẩn của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nòng cốt trong việc bảo tồn và gìn giữ môi trường du lịch cho các thế hệ tương lai và phục vụ khách du lịch. Đối với các đối tượng liên quan trên bán đảo Hòn Hèo, cần phải nhận thức rõ rằng tài nguyên thiên nhiên chính là tài sản du lịch quan trọng nhất của thị xã Ninh Hòa, đặc biệt để thu hút khách quốc tế.
+ Nâng cao nhận thức về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm ẩn của chúng cho người dân địa phương và khách du lịch (đặc biệt khi lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh) không chỉ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và đảm bảo tính bền vững lâu dài cho thị xã Ninh Hòa, mà còn xây dựng nên hình ảnh một thị xã Ninh Hòa – điểm đến của “du lịch sinh thái”.
+ Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong việc quản lý tài nguyên du lịch thiên nhiên.
+ Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa là việc làm có tính khả thi cao. Điều này có nghĩa là các bên liên quan tới du lịch cần phải chủ động tham gia tích cực vào quá trình quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của thị xã Ninh Hòa. Để làm được điều này cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, các qui chuẩn tiến hành cụ thể, và nếu có thể xây dựng luật nhằm đảm bảo mọi tác động có hại tiềm ẩn đều phải được giảm thiểu và những tác động có lợi sẽ được phát huy tối đa.
+ Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất không chỉ quan trọng đối với toàn bộ quá trình quản lý du lịch mà còn cần thiết đối với việc tạo nên hình ảnh thị xã Ninh Hòa - một điểm du lịch sinh thái độc đáo. Hơn thế nữa, việc xây dựng các tiêu chuẩn cũng là vấn đề mấu chốt tạo ra hiệu quả kinh tế đối với một
số hoạt động du lịch. Các tiêu chuẩn nói chung buộc các hãng lữ hành không chỉ phải hạn chế số lượng du khách đến một số khu vực có các hoạt động đặc biệt mà còn phải tăng giá cho các hoạt động đó.
+ Phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan để chia sẻ đồng đều trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong việc bảo vệ khai thác và sử dụng tài nguyên này.
+ Xây dựng một kế hoạch quản lý các khu di tích lịch sử và văn hóa tại thị xã Ninh Hòa.
+ Xác định di tích lịch sử và văn hóa có thể khai thác phát triển du lịch – như Trường Pháp – Việt, Phủ Đường Ninh Hòa, đình Mỹ Hiệp, chùa Tiên Du… Các di tích lịch sử và văn hóa nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch.
+ Nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các di tích lịch sử văn hoá đang bị xuống cấp do thời gian, thiên tai…
Để ngành du lịch phát triển, những yếu tố góp phần dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa quan trọng. Trả lại không gian du lịch cho thị xã Ninh Hòa và những công trình văn hóa lịch sử bị bỏ hoang cần phải được tu bổ lại. Cần phải đưa ra các quy định và chính sách về công trình xây dựng nhằm bảo vệ các lịch sử và văn hóa, giảm thiểu công trình dân sinh và kinh doanh không hợp lý.
3.3.3. Về tài chính, đầu tư du lịch và các biện pháp khuyến khích
- Các dự án đầu tư kinh doanh du lịch luôn cần nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là đầu tư phát triển tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch. Biện pháp hữu hiệu và thông dụng để thu hút các nhà đầu tư là ban hành chính sách ưu đãi về thuế và tài chính. Cần xây dựng mô hình khuyến khích đặc biệt về thuế và tài chính cho ngành du lịch thị xã Ninh Hòa (dạng quỹ Bảo tồn Việt Nam). Việc xây dựng mô hình trên cần tham vấn các cơ quan Chính phủ như: Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ công thương, Tổng cục Du lịch.