Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng Của Môn Hóa Học Cấp Thpt

CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT

Lớp 10 (2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)


Nội dung

Số tiết

Đại cương

45

1

Ôn tập đầu năm

2 tiết

2

Chương 1: Nguyên tử

10 tiết

3

Chương 2: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

9 tiết

4

Chương 3: Liên kết hóa học

7 tiết

5

Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử

8 tiết

6

Chương 7: Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học

9 tiết

Hóa học vô cơ

25

1

Chương 5: Nhóm halogen

12 tiết

2

Chương 6: Nhóm oxi - Lưu huỳnh

13 tiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Hóa học theo hướng phân hóa ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương - 5


Lớp 11 (2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)


Nội dung

Số tiết

Hóa học vô cơ

27

1

Ôn tập đầu năm

02 tiết

2

Chương 1: Sự điện li

08 tiết

3

Chương 2: Nitơ - Phốt pho

11 tiết

4

Chương 3: Cacbon - Silic

06 tiết

Hóa học hữu cơ

43

1

Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

09 tiết

2

Chương 5: Hiđrocacbon no

05 tiết

3

Chương 6: Hiđrocacbon không no

08 tiết

4

Chương 7: Hiđrocacbon thơm

05 tiết

5

Chương 8: Dẫn xuất halogen -Ancol-Phenol

07 tiết

6

Chương 9:Anđehit -Xeton- Axit cacboxylic

09 tiết

Lớp 12 (2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)


Nội dung

Số tiết

Hóa học hữu cơ

25

1

Ôn tập đầu năm

01 tiết

2

Chương 1: Este- LiPit

04 tiết

3

Chương 2: Cacbon hiđrat

07 tiết

4

Chương 3: Amin-Amino axit-Protein

06 tiết

5

Chương 4: Polime- Vật liệu Polime

07 tiết

Hóa học vô cơ

45

1

Chương 5: Đại cương kim loại

15 tiết

2

Chương 6: Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm

11 tiết

3

Chương 7: Sắt và một số hợp kim quan trọng

10 tiết

4

Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ

03 tiết

5

Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội,

môi trường

06 tiết

1.3.4.3. Chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Hóa học cấp THPT

*) Kiến thức: Học sinh nắm được các kiến thức về:

- Nguyên tử

- Quy luật biến đổi tuần hoàn về tính chất, thành phần của các nguyên tố

- Phản ứng oxihóa - khử

- Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

- Sự điện li

- Tính chất của các chất vô cơ và hữu cơ

- Một số khái niệm và công thức hóa học

*) Kĩ năng:

- Quan sát mô hình thí nghiệm, rút ra nhận xét.

- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể

- Lập được phương trình phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá

- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của đơn chất dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác.

- Viết được các PTHH chứng minh tính chất của các nguyên tố, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.

- Viết tường trình thí nghiệm.

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Giải được các bài tập cơ bản có liên quan.

1.3.5. Dạy học môn Hóa học ở trường THPT theo hướng phân hóa.

Dạy học môn Hóa học theo hướng PH về cơ bản vẫn là DH thông thường nhưng chú trọng phân hóa trình độ HS.

1.3.5.1. Tư tưởng chủ đạo của dạy học theo hướng DHPH

- Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng.

- Tìm cách đưa HS diện yếu kém lên trình độ chung.

- Tìm cách đưa HS diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao hơn đạt được những yêu cầu cơ bản

1.3.5.2. Hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng phân hóa.

Hoạt động giảng dạy trong DH môn Hóa học theo hướng PH. Giáo viên không chỉ đơn giản là chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu DH, hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở HS mà còn hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với HS.

Quy trình DH môn Hóa học cấp THPT theo hướng PH được GV vận dụng vào hoạt động giảng dạy thường theo các giai đoạn sau:

- Chuẩn bị.

- Thực thi - Kế hoạch bài dạy.

- Đánh giá cải tiến.

Đặc biệt trong giai đoạn thực thi kế hoạch bài dạy cần tổ chức thông qua các hoạt động sau:

+ Hoạt động trải nghiệm (khởi động)

+ Hoạt động hình thành kiến thức

+ Hoạt động thực hành

+ Hoạt động ứng dụng

+ Hoạt động bổ sung (mở rộng)

Người GV, với vai trò chủ đạo là người thiết kế, tổ chức các hoạt động nhận thức cho người học, hỗ trợ HS tự lực và tích cực chiếm lĩnh tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, phương pháp và kỹ thuật DH tích cực; các phương pháp DH thí nghiệm, thực hành cần xác định: Giúp học sinh tự lực, tích cực lĩnh hội tri thức, chú trọng hơn đến năng lực giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, trao đổi, chia sẻ, hợp tác, tạo ra các tình huống học tập sao cho hấp dẫn, vừa sức để có thể đánh giá và có thông tin phản hồi về năng lực HS.

1.3.5.3. Hoạt động học tập của học sinh theo hướng phân hóa

Theo Tomlinson (2004) [31], sự khác biệt của các cá thể HS nói chung và HS THPT nói riêng thể hiện như sau:

- Mỗi cá thể học sinh đều có một nền học vấn và sở thích khác nhau, vì thế không thể chắc chắn rằng mọi HS đều có chung một nhu cầu học tập

- Mỗi HS có một nền học vấn khác nhau. Một chủ đề hay nhiệm vụ học tập có thể gây hứng thú, phù hợp với HS này nhưng lại không hấp dẫn với HS kia.

- Ở cùng một thời điểm, sự phát triển tư duy cụ thể, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo của mỗi cá thể HS là không đồng đều ở tất cả HS trong cùng một lớp.

- Cùng một nội dung kiến thức nhưng mỗi HS sẽ lựa chọn cách thức tiếp cận khác nhau, vận dụng những kiến thức đã có khác nhau ở mỗi HS vào việc chiếm lĩnh tri thức mới.

- Mỗi HS sẽ hợp tác hiệu quả nhất với một nhóm nhất định, phù hợp ở một khía cạnh nào đó. Nhóm này có thể thay đổi theo nội dung kiến thức mà chúng khám phá.

- Những thông tin được cung cấp có thể có ý nghĩa với cá nhân - nhóm HS này nhưng lại không có ích cho cá nhân - nhóm HS kia.

- HS cần các “vật liệu” khác nhau để đạt được những mục đích chung và riêng. Cũng thế, phương pháp DH này có thế phù hợp, phát huy được tính tích cực của HS

này nhưng chưa chắc đã tạo hứng thú cho HS kia. Khi phân hóa HS trong cùng một lớp thành các nhóm đối tượng khác nhau dựa trên năng lực và nhu cầu nhận thức, người ta thường dựa vào biểu hiện của HS về ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập. Trong cùng một lớp học, căn cứ vào các mức độ của trình độ nhận thức, thường có sự phân hóa các đối tượng HS thành 3 loại: loại khá - giỏi, loại trung bình và loại yếu - kém.

* Học sinh có trình độ nhận thức khá, giỏi

Những HS có năng khiếu Hóa học thường có những biểu hiện sau:

+ Có khả năng hiểu và áp dụng các ý tưởng một cách nhanh chóng.

+ Có khả năng quan sát và tư duy trừu tượng tốt.

+ Sử dụng linh hoạt và sáng tạo các giải pháp để giải quyết vấn đề.

+ Có khả năng chuyển hóa, vận dụng một kiến thức hóa học vào tình huống mới.

+ Có khả năng lập luận tốt, sử dụng thành thạo các suy luận phân tích và quy nạp.

+ Kiên trì theo đuổi những bài tập khó hoặc những vấn đề phức tạp. Đối với những HS này, GV cần thiết phải:

+ Chuẩn bị nội dung dạy học có mức độ phức tạp và sâu sắc hơn.

+ Phương pháp DH phải kích thích HS tự mình khám phá và chiếm lĩnh tri thức.

+ Tập trung vào giải quyết các vấn đề phức tạp và có kết thúc mở.

+ Tạo cơ hội cho HS tìm thấy ứng dụng của các kiến thức trong các ngành khoa học khác và trong cuộc sống.

* Học sinh có trình độ nhận thức trung bình

HS có trình độ nhận thức trung bình thường có một số biểu hiện như sau:

+ Có khả năng nắm được kiến thức cơ bản, giải được các bài tập tương tự.

+ Gặp nhiều khó khăn trước những vấn đề mới mẻ đòi hỏi tư duy linh hoạt hoặc biến đổi kiến thức đã có.

+ Khả năng suy luận, tư duy, trí tưởng tượng phát triển ở mức trung bình.

+ Thái độ học tập không thực sự ổn định,đôi khi tích cực, đôi khi tỏ ra thờ ơ.

Đối với những HS này, GV cần có những tác động sư phạm phù hợp để một mặt đảm bảo các em nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản; một mặt giúp các em từng bước vượt chuẩn, vươn lên trình độ khá - giỏi.

*Học sinh có trình độ nhận thức yếu - kém

Đỗ Đình Hoan (1998) đưa ra 5 biểu hiện của HS yếu, kém như sau:

+ Tư duy thiếu linh hoạt, suy luận thường máy móc. Điều này được thể hiện rõ nhất khi các em giải bài tập hóa học.

+ Không nắm được những kiến thức và kĩ năng cơ bản.

+ Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.

+ Biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu sự tự tin, ngay cả khi đã làm bài đúng, GV hỏi lại cũng ngập ngừng không tin vào bài làm của mình. Thái độ học tập trong lớp thì thụ động.

Đối với những HS này, GV cần:

+ Giúp các em xác định và lấp kín những lỗ hổng trong học tập của mình để có thể tiến về phía trước.

+ Sự hướng dẫn nhiều hơn, cụ thể hơn hoặc được thực hành nhiều hơn.

+ Hoạt động hoặc bài tập đánh giá được cấu trúc cụ thể hơn, với ít bước hơn, gần gũi hơn với kinh nghiệm của riêng các em hoặc đòi hỏi các kĩ năng đơn giản hơn

+ Thời gian làm bài tập nhiều hơn.

+ Cho phép bỏ qua việc thực hành những kiến thức và kĩ năng đã thành thạo. Các nội dung và hoạt động phức tạp hơn, trừu tượng, đa dạng hơn và khi đưa ra những câu hỏi mở cần sử dụng các phương tiện tiên tiến để hỗ trợ.

Nhìn chung, lí luận và thực tiễn DH cho thấy mọi HS bình thường đều có khả năng lĩnh hội chuẩn chương trình phổ thông. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được hiểu là những yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn Hóa học mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. Thực tế DH cho thấy, năng lực học tập môn Hóa học của từng đối tượng HS không đồng đều nên bên cạnh số đông HS sẽ đạt chuẩn còn có một bộ phận HS có nhu cầu và khả năng vượt chuẩn hoặc có một số HS cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của GV để đạt chuẩn. Vì thế, DHPH phù hợp sẽ tạo điều kiện cho mọi HS đều đạt chuẩn, đồng thời khuyến khích, tạo cơ hội cho một bộ phận HS có khả năng vượt chuẩn, phát huy cao độ năng lực của mỗi cá nhân ngay trong tiết học môn hóa học.

Có thể khẳng định, hoạt động học tập của HS theo hướng phân hóa được thực hiện một cách tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo với sự hướng dẫn và tổ chức sư

phạm của GV nhằm đạt được mục tiêu DH, hình thành các năng lực cốt lõi chung và các năng lực riêng ở môn Hóa học.

Xây dựng những quy định về nền nếp, kỷ luật trong học tập; giáo dục ý thức, thái độ học tập tích cực cho các em; bồi dưỡng PPHT tích cực cho HS; phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, quản lý hoạt động học tập của HS nhằm đạt kết quả DH mong muốn.

1.4. Quản lý dạy học môn Hóa học theo hướng PH ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

1.4.1. Đối với phân hóa ở tầm vĩ mô (phân hóa chương trình)

Tổ chức cho HS đăng ký học tự chọn (các chủ đề tự chọn ở môn hóa học), hướng dẫn GV tổ chức phân loại HS.

Ngay từ khi bước chân vào đầu năm học, BGH đã cho dạy bổ sung kiến thức trong 1 tháng hè, sau đó hướng dẫn GV tổ chức phân loại HS qua các bài kiểm tra khảo sát định tính và định lượng.

Với trường hợp phân loại HS tôi tiến hành làm thực nghiệm trên HS lớp 11 (năm học 2014-2015). Sau khi tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh khối 11 bằng 3 bài kiểm tra môn Hóa học liên tục trong 1 tháng tôi đã phần nào phân hóa được đối tượng học sinh.

Căn cứ vào kết quả khảo sát và với nhu cầu nguyện vọng của phụ huynh, HS, BGH tổ chức cho học sinh đăng kí học tự chọn theo các chủ đề do GVBM xây dựng.

Ưu điểm của hình thức này: là khả năng phân hóa đối tượng HS cao, có thể đáp ứng được những khác biệt hết sức đa dạng của HS, tạo điều kiện cho mọi HS được học tập ở mức độ phù hợp nhất với năng lực, hứng thú và nhu cầu của mình.

- Phân công các GV vận dụng các chủ đề tự chọn và GV đang dạy các lớp học có trình độ khác nhau.

- Phân công GV dạy các chủ đề cũng là một điểm mới, một nghệ thuật của người cán bộ QL. Trước kia người giáo viên Hóa nếu dạy lớp nào thì cứ dạy lớp đó mãi. Chính vì vậy HS cũng không có cơ hội được học hỏi những kinh nghiệm của nhiều thầy cô giáo. Hiện nay trong phân công chuyên môn, chúng tôi vẫn tôn trọng việc giảng dạy của mỗi GV trên một lớp tuy nhiên để có thể sử dụng chất xám của giáo viên một cách tối đa chúng tôi lựa chọn những GV có nhiều kinh nghiệm để dạy chuyên đề cho nhiều lớp. Dạy chuyên đề không chỉ cho HS mà còn cho cả giáo viên tham dự.

Có những chuyên đề chuyên sâu, cả nhóm phải tập trung trí tuệ để xây dựng sau đó một người đại diện lên dạy thử. Kết quả giảng dạy, qua rút kinh nghiệm, chúng tôi tích lũy được hệ thống các chuyên đề để dùng chung cho cả tổ.

Các GV trẻ chúng tôi cho đi dự giờ, học tập các chuyên đề chuyên sâu, đồng thời giao cho các em bồi dưỡng các nhóm học sinh yếu kém.

Ưu điểm của hình thức này:

+ Chúng tôi sử dụng những GV có kinh nghiệm chuyên môn để làm lan tỏa được tới nhiều đối tượng HS nhất.

+ Tạo động lực, cơ hội cho thế hệ GV trẻ học tập và rút kinh nghiệm.

+ Giúp cho HS có thêm động cơ học tập mới sau khi học các chuyên đề.

+ Những học HS ở nhóm yếu kém được các thầy cô trẻ quan tâm, chú ý hơn sẽ có cơ hội đuổi kịp các bạn khác, có thể phát sinh những nhu cầu mới cao hơn nhu cầu ban đầu.

Nhược điểm:

Khi phân công các giáo viên dạy các chuyên đề chuyên sâu ở các lớp khác nhau HS có sự so sánh giáo viên. Tuy nhiên theo tôi sự so sánh này là nhược điểm nhưng nó cũng chính là ưu điểm bởi nó sẽ là một sự cạnh tranh ngầm hết sức lành mạnh đối với các GV.

- Tổ chức CSVC và các điều kiện cho DHPH theo các chủ đề.

Mỗi một chủ đề được xây dựng lên là kết quả huy động trí tuệ của cả tập thể giáo viên tổ Lý -Hóa. Tuy nhiên chủ đề đó có đạt kết quả tốt hay không là phải nhờ vào hệ thống CSVC của nhà trường.

Trường THPT huyện Bình Giang mặc dù có sự đầu đầu tư của huyện, tỉnh và của các Sở Ban ngành liên quan và nhân dân nhưng nhìn chung về mặt CSVC vẫn còn nhiều thiếu thốn so với số lượng HS của các trường. Tuy nhiên BGH các trường vẫn cố gắng hết sức trong khả năng cho phép, các tiết chủ đề, chuyên đề tự chọn vẫn được đầu tự CSVC hợp lý. Chính vì vậy mà các tiết dạy học theo chủ đề theo DHPH đã phát huy được năng lực của HS một cách tốt nhất, đa số HS đều hứng thú đối với các tiết học này.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí