Bối Cảnh Mới Và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Khu Vực Tỉnh Hà Tây (Cũ)

CHƯƠNG 3:‌

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở KHU VỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ

(NAY THUỘC HÀ NỘI)

3.4. BỐI CẢNH MỚI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở KHU VỰC TỈNH HÀ TÂY (CŨ)

Cùng với quá trình đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới - nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức rất lớn cho du lịch Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nhờ đó các sản phẩm du lịch ngày càng tăng lên, vì lượng cầu tiêu dùng các sản phẩm du lịch sẽ gia tăng. Các doanh nghiệp muốn giữ và phát triển thêm thị trường thì phải nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Gia nhập WTO ngành du lịch Việt Nam sẽ đối diện với một môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp kinh doanh trong nước sẽ không còn được sự bảo hộ của nhà nước, cho nên để tồn tại được buộc các doanh nghiệp phải tự thân vươn lên. Do đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ năng động hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch Việt Nam còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao nên khó cạnh tranh được với các công ty kinh doanh du lịch nước ngoài, có khi còn đánh mất thị trường ngay trên lãnh thổ của mình.

Thực tế, nền kinh tế Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiếu hướng tốt. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển mạnh sang sản xuất các

loại sản phẩm có thị trường và có hiệu quả kinh tế cao (gạo, thuỷ hải sản, cây cà phê, cao su…), quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Các ngành công nghiệp nâng cao chất lượng cạnh tranh, tạo ra được nhiều hàng hoá xuất khẩu và thu hút được nhiều lao động. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với nhiều hạn chế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm hơn so với khả năng. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Tuy đã có nhiều cố gắng đầu tư, song kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đặc biệt là từ năm 2007 đến nay nền kinh tế Việt Nam rơi vào lạm phát với tốc độ đáng lo ngại. Chỉ số gia tiêu dùng (CPI) hàng tháng so với tháng trước liên tục tăng cao. Tốc độ tăng CPI tháng 3/2008 so với tháng 12/2007 là 9,19%. Đây cũng là tốc độ tăng kỷ lục của 16 năm kể từ năm 1993 đến nay. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2008 là hơn 20%. Thế nhưng do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu mà trước hết là ở những nước phát triển đã dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng giảm phát. Đây cũng là một trở ngại lớn cho sự phát triển của du lịch. Tình trạng thất thường của chỉ số CPI ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế nói chung ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển du lịch nói riêng. Thêm vào đó, nhân dân phải hứng chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh nặng nề. Sức tàn phá của các cơn bão, lũ lụt ngày càng lớn. Khí hậu khắc nghiệt, thay đổi thất thường. Dịch cúm gia cầm, “lở mồm, long móng”, “lợn tai xanh”… làm cho hàng triệu gia xúc, gia cầm, vật nuôi bị tiêu huỷ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân cư. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Thêm vào đó tình hình thế giới cũng có nhiều chuyển biến phức tạp, nền kinh tế của nhiều quốc gia cũng đang rơi vào tình trạng suy thoái như Mỹ, Anh, Thái Lan… đã gây những tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới có thể giảm, lượng khách du lịch nội địa cũng sẽ giảm khi cơn bão suy thoái ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.

Nằm trong bối cảnh đó, để theo kịp xu hướng phát triển chung và giải quyết những khó khăn riêng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình hành động của Bộ (kèm theo Quyết định số 331/QĐ-BVHTTDL ngày 22/3/2008) nhằm thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số chương trình, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trong Chương trình hành động này “mục tiêu cụ thể là phát huy tối đa sức mạnh, lợi thế và tiềm năng, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ hoạt động giữa các lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch để phấn đấu đạt và vượt kế hoạch mục tiêu - chiến lược của ngành đã đề ra, làm tốt vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập. Đảm bảo xây dựng và phát triển ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch mang đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu có lựa chọn những thành tựu văn minh, tiên tiến của thế giới. Tăng cường hội nhập kinh tế và mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế, chủ động đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, quảng bá văn hoá, xúc tiến du lịch trong quá trình hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam… Bảo tồn, nâng cao giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng một nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, luôn gắn kết với việc bảo vệ các giá trị văn hoá (vật thể và phi vật thể) với việc khai thác và phát huy giá trị văn hoá, kết hợp và khai thác các thế mạnh đan xen của văn hoá dân tộc với phát triển du lịch để làm phong phú các hoạt động du lịch, tạo tính mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến Việt Nam, tìm hiểu truyền thống văn hoá, đất nước, con người Việt Nam”. Đồng thời Chương trình hành động này cũng nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường và phối hợp liên ngành để phát triển bền vững ngành Du lịch: “phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quan trắc, ứng phó với các sự cố môi trường tại các khu du lịch quốc gia; nghiên cứu đề án ứng phó với khủng hoảng, rủi ro trong du

lịch, đặc biệt là thiên tai và dịch bệnh; lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường của ngành Du lịch vào kế hoạch đào tạo, phổ biến thông tin và thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ môi trường của ngành…”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đặc biệt hơn, từ ngày 1/8/2008, Chính phủ đã ra quyết định sát nhập toàn bộ địa bàn của tỉnh với thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước. Sự kiện này đã mở ra một trang mới cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng cho khu vực Hà Tây (cũ). Ngành du lịch Hà Tây (cũ) sẽ có điều kiện phát triển hơn nữa. Vì hàng năm có rất nhiều lượt khách từ Hà Nội (cả khách nội địa và khách quốc tế) sau khi thăm viếng các điểm du lịch ở trung tâm Hà Nội đã tiếp tục hành trình đi thăm quan, du lịch ở Hà Tây (cũ). Ngành du lịch của khu vực Hà Tây (cũ) cũng có rất nhiều thuận lợi để nâng cao trình độ văn hoá, kỹ năng giao tiếp, quản lý... cho lao động. Khi đã trở thành một bộ phận của Hà Nội thì ngành du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ sẽ được đầu tư theo chiều sâu nhiều hơn. Nhờ đó du lịch khu vực tỉnh này sẽ có những bước tiến vững chắc hơn, doanh thu của ngành du lịch sẽ tăng lên, lao động có thêm thu nhập, cuộc sống của cộng đồng dân cư được cải thiện đáng kể. Nhưng du lịch khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) cũng phải đổi mặt với một số khó khăn trước mắt khi mà ngành du lịch của Hà Nội (mới) chưa thực sự trở thành một chỉnh thể. Đó là các đơn vị kinh doanh du lịch ở khu vực này sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Hà Nội (cũ). Vì các đơn vị kinh doanh này đã có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực kinh tế tương đối tốt. Nhưng đây chỉ là những khó khăn trước măt, nếu như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) kịp thời điều chỉnh, đổi mới phương thức hoạt động của mình thì sự sát nhập này lại là lợi thế lâu dài của họ.

Bối cảnh mới trên đây đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây (cũ). Về mặt tích cực, lượng khách

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 10

trong và ngoài nước đến với Hà Tây (cũ) sẽ tăng lên, hoạt động đầu tư cho du lịch cũng sôi động hơn với nhiều dự án xây dựng các khu du lịch tổng hợp, nhà hàng, khách sạn cao cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện. Một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế sẽ có điều kiện để mở rộng phạm vi hoạt động, lập thêm chi nhánh. Đồng thời bối cảnh này cũng mở cho du lịch ở khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) nhiều khó khăn và thách thức mới.

3.5. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

* Phát triển du lịch bền vững về môi trường tự nhiên và văn hoá xã hội:


Với tốc độ phát triển nhanh chóng và sự đóng góp to lớn của ngành du lịch; những lợi ích mang lại cho đất nước, cho địa phương là không thể phủ nhận. Ngược lại du lịch cũng mang lại những hậu quả khó lường đối với các tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái cũng như tác động không nhỏ đến lối sống và nền văn hoá dân tộc. Vì vậy, công tác quy hoạch, kế hoạch và xúc tiến phát triển du lịch cần phải được tiến hành một cách cân nhắc và khoa học, xác định mục tiêu phát triển ngành là: “Phát triển du lịch một cách bền vững đảm bảo sự phát triển của ngày hôm nay và không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác của thế hệ tương lai”.

* Phát triển du lịch Hà Nội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh khác.

Phát triển du lịch dựa trên cở sở thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng và của ngành nhằm tạo dựng một mục tiêu chung mang tính tổng quát và đồng bộ giữa các địa phương, tránh hiện tượng phát triển cục bộ, manh mún, sự phát triển của ngành này ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành khác. Không thể tách rời quyền lợi của một địa phương, một ngành với lợi ích chung của đất nước. Nhu cầu của khách du lịch

thường đa dạng, từ đó dẫn đến sự hình thành hệ thống sản phẩm du lịch rộng lớn; nếu không có sự liên kết khai thác tài nguyên sẽ hạn chế khả năng đa dạng hoá các sản phẩm và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, với yêu cầu quản lý, hợp tác khai thác nguồn tài nguyên du lịch cần có sự liên hệ chặt chẽ liên vùng giữa các địa phương. Đối với Hà Nội cần nhấn mạnh mối quan hệ đối với các trung tâm du lịch của vùng du lịch Bắc bộ như Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lân cận: Ninh Bình, Hoà Bình, Bắc Ninh…‌

* Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển được cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành như nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, bưu chính viễn thông, điện, tài nguyên môi trường, văn hoá, y tế, giáo dục… do đó cần phải có nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, từ đó có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân Hà Nội. Có như thế mới thúc đẩy được du lịch Hà Nội phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra.

* Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội:

Du lịch là ngành ngoại giao thứ hai của đất nước, của địa phương. Hoạt động du lịch làm tăng cường khả năng mở rộng giao lưu, trao đổi văn hoá của đất nước với quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động du lịch với tư cách là một ngành kinh tế - xã hội mang tính mở vì vậy cần phải xác định một cách rõ ràng rằng: phát triển du lịch nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo môi trường thân

thiện cho giao lưu văn hoá giữa các dân tộc nhưng phải đảm bảo được về mặt an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

3.6. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở KHU VỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (NAY THUỘC HÀ NỘI)

3.6.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch

Vấn đề lập quy hoạch hợp lý, cụ thể để bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự thành công của du lịch khu vực Hà Tây (cũ) trong hiện tại và cả trong tương lai.

Tập trung nâng cao chất lượng quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức công bố, tuyên truyền rộng rãi trên mạng Internet, trên các phương tiên thông tin đại chúng... các quy hoạch đã được phê duyệt. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng và quản lý quy hoạch. Đối với một số quy hoạch lớn, quan trọng, cần có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế hoặc do các tổ chức tư vấn quốc tế thực hiện.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây (cũ) đến năm 2010 đã được phê duyệt, tiến hành rà soát lại những quy hoạch đã có, hoàn thành dứt điểm những quy hoạch còn dở dang; chuẩn bị triển khai quy hoạch các khu du lịch trọng điểm còn chưa có quy hoạch nhất là tại cụm Sơn Tây - Ba Vì và khu vực ven đô, theo hướng: Cụm Sơn Tây - Ba Vì: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo tại các điểm du lịch xung quanh núi Ba Vì, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, Đường Lâm kết hợp khai thác các giá trị văn hoá xứ Đoài; Cụm Hà Đông và phụ cận: Khai thác lợi thế ven đô, tập trung phát triển thành một trung tâm dịch vụ hội nghị hội thảo, khách sạn cao cấp, các khu vui chơi giải trí hiện đại và du lịch làng nghề kết hợp du lịch văn hoá; Cụm Hương Sơn - Quan Sơn: Khai thác du lịch văn hoá lễ hội tại Hương Sơn và du lịch sinh thái tại hồ Quan Sơn. Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Nội cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng

phương án giải quyết nước tưới trong lưu vực các hồ chứa nước lớn trên địa bàn Hà Nội để chuyển dần sang phục vụ phát triển du lịch và đề án khai thác lợi thế Vườn quốc gia Ba Vì để phát triển du lịch sinh thái (trước mắt tập trung vào 6 điểm là Bản Di, Bản Cốc, suối Cái - đền Trung, chùa Kho - suối Mít, suối Bóp và khu vực từ cos 400 - 800 phía sườn đông).

3.6.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch


Nguồn vốn đầu tư là cơ sở để xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đánh thức tiềm năng du lịch thành hiện thực kinh doanh khai thác du lịch. Trên cơ sở quy hoạch cụ thể cần xác lập những cơ chế phù hợp khuyến khích cả đầu tư nước ngoài và trong nước (cả khu vực Nhà nước và tư nhân) cũng như danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch. Để hoạt động đầu tư vào ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) đạt hiệu quả lâu dài ngành du lịch Hà Nội cần phải:

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cơ bản; quan tâm đến hệ thống đường xá, điện, nước, bưu điện, y tế và các dịch vụ công khác nhằm kích thích đầu tư từ bên ngoài và tạo tâm lý ổn định cho du khách cũng như doanh nghiệp.

- Đầu tư vào những điểm có khả năng phát triển du lịch cao, quy mô lớn và có khả năng mở rộng trong tương lai nhằm tránh sự phát triển nhỏ lẻ, không hiệu quả. Xác định đầu tư phải theo mức độ ưu tiên cho các điểm giàu tiềm năng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu cần có, và theo yêu cầu xây dựng sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành.

* Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch:


- Từ nguồn vốn chương trình đầu tư hạ tầng du lịch của Tổng cục Du lịch: Tích cực khai thác nguồn vốn này đầu tư để xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm, ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư:

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí