Bảng 4: SỐ LƯỢNG KHÁCH VÀ DOANH THU CỦA NGÀNH DU LỊCH Ở KHU VỰC TỈNH HÀ TÂY (CŨ)
(2006 - 6/2008)
Năm 2006 | Năm 2006 so với 2005 | Năm 2007 | Năm 2007 so với 2006 | 6 tháng đầu năm 2008 | 6 tháng/2008 so với cùng kỳ 2007 | |
Số du khách (triệu lượt người) | 3,12 | 14,7% | 3,9 | 20,5% | 3,4 | 24% |
Doanh thu XH (tỷ đồng) | 350 | 16,7% | 495 | 22,5% | 440 | 20,5% |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thành Tựu Trong Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Của Việt Nam
- Những Hạn Chế Trong Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Của Việt Nam
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững
- Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Khu Vực Tỉnh Hà Tây Cũ (Nay Thuộc Hà Nội)
- Bối Cảnh Mới Và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Khu Vực Tỉnh Hà Tây (Cũ)
- Đẩy Mạnh Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Dân Cư Vào Phát Triển Du Lịch
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Năm 2006 tổng số lượng khách đạt 3.120.000 lượt, bằng 14,7% so với năm 2005. Mặc dù, năm 2006 Hà Tây bị ảnh hưởng bởi nhiều sự kiện: hạn hán, dịch cúm gia cầm, cạnh tranh du lịch gay gắt... song lượng khách nội địa vẫn đạt
2.950.000 lượt khách, khách quốc tế đạt 170.000 lượt khách.Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 350 tỷ đồng, đạt yêu cầu so với kế hoạch được giao, tăng 16,7% so với 2005, nộp ngân sách 24 tỷ đồng. Năm 2007 tổng lượng khách đạt 3.921.200 lượt khách tăng 20,5% so với 2005, trong đó khách nội địa là
3.749.380 lượt, khách quốc tế đạt 171.820 lượt khách. Tổng doanh thu xã hội từ du lịch đạt 495 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 35.816 triệu đồng. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008 Hà Tây đã đón 3,4 triệu lượt khách tăng 24% so với cùng kỳ năm 2007, doanh thu xã hội được 440 tỷ đồng tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2007.
Thông thường để đánh giá chất lượng khai thác du lịch tại một điểm du lịch số lượng khách không phải là tiêu chuẩn hàng đầu để kết luận điểm du lịch hoạt động đạt hiệu quả hay không. Với số lượng khách ít nhưng khả năng chi trả cao mang lại lợi ích về mặt kinh tế - xã hội nhiều hơn cho điểm, đồng thời nguồn tài nguyên không bị khai thác một cách lãng phí do bị đem ra sử dụng cho rất nhiều đối tượng mà lợi nhuận thu lại cho các đơn vị quản lý, có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên là rất nhỏ.
Từ các yếu tố trên, trong hoạt động du lịch tại Hà Tây (cũ) cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanh du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch khép kín, hạn chế sự thâm nhập của các dịch vụ từ bên ngoài, sử dụng nhân lực - sản phẩm địa phương để tránh thất thoát doanh thu và lãng phí nguồn lực địa phương đồng thời cần xây dựng hệ thống sản phẩm, phân phối sản phẩm đa dạng, chất lượng, có khả năng thâm nhập thị trường cao để hấp dẫn nhiều hơn đối tượng khách có khả năng và nhu cầu chi trả cao.
2.2.2. Tình hình giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển du lịch bền vững
2.2.2.1. Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch và cộng đồng dân cư tại các khu du lịch
Ngày nay, thuật ngữ “du lịch bền vững” đã được công nhận, vì các khách du lịch, ngành du lịch, các chính quyền địa phương và những người quan tâm lo ngại rằng sự phát triển du lịch một cách bừa bãi sẽ phá huỷ chính những nguồn lực được coi là yếu tố hấp dẫn du khách. Vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển bền vững là không chỉ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà phải quan tâm đến tác dụng xoá đói giảm nghèo của du lịch. Sở Du lịch Hà Tây (cũ) nói riêng cũng như toàn ngành nói chung càng nhìn nhận rõ hơn tầm quan trọng của việc xoá nghèo như là một điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững.
Do đó, các tổ chức tham gia ngành du lịch ở khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) đã trở nên tích cực hơn trong việc tập trung toàn bộ tiềm năng phát triển du lịch như một công cụ xoá đói nghèo, trong khi vẫn duy trì được sự cam kết đối với phát triển bền vững và lâu dài. Cùng với sự phát triển du lịch ở Hà Tây (cũ) càng trở nên đa dạng hơn, thì những cơ hội to lớn đối với quy hoạch phát triển du lịch cũng xuất hiện không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường mà còn phát huy tối đa những đóng góp tiềm tàng của du lịch vào công cuộc xoá bỏ đói nghèo của tỉnh và của cả nước. Được Chính phủ hết sức quan tâm, các chính sách xoá đói giảm nghèo đã được xây dựng và cần được xem xét cả dưới góc độ phát triển du lịch. Sự cam kết về tiến trình thực hiện “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” cũng như các mục tiêu thiên niên kỷ của Chính phủ nước ta đã mở ra những cơ hội to lớn cho phát triển toàn diện. Du lịch là điều kiện tốt để giảm nghèo và giảm nghèo là điều kiện tốt cho du lịch phát triển bền vững. Đây là mối quan hệ mang tính cộng sinh, cho nên, ngành du lịch Hà Tây (cũ) đã coi việc kết nối phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu.
Hiệu quả kinh tế - xã hội lớn nhất của du lịch Hà Tây (cũ) là mang lại một nguồn thu nhập lớn cho cả chính quyền, doanh nghiệp và cư dân. Du lịch phát triển đã tạo ra các cơ hội kinh doanh cho cư dân địa phương đặc biệt là các loại hình dịch vụ xuất phát từ nhu cầu của du khách góp phần không nhỏ trong vấn đề giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Một trong những lợi ích quan trọng của du lịch là nó mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh nhỏ như nhà trọ, nhà nghỉ nhỏ, quán ăn, quầy bán hàng lưu niệm… Những mô hình này không đòi hỏi phải có quá nhiều kỹ năng và vốn đầu tư, nó phù hợp với điều kiện của cư dân bản địa, phần lớn là nông dân, những người thiếu vốn và kỹ năng kinh doanh do ít được tiếp cận với cơ hội đào tạo.
Cư dân địa phương có vai trò là chủ nhà đón tiếp khách du lịch, thái độ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến sức hấp dẫn của điểm du lịch. Trong hoạt động du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây (cũ), cộng đồng dân cư đã tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp vào việc cung cấp hàng hoá lưu niệm, các dịch vụ cho du khách, cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Đặc biệt với vốn hiểu biết về văn hoá, đặc điểm lịch sử, tự nhiên của khu du lịch, họ là những hướng dẫn viên du lịch và tình nguyện viên trong lĩnh vực tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường.
Cộng đồng dân cư ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) đã ý thức hơn về cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh cùng nguồn thu nhập mà du lịch đem lại cho họ, nhưng vấn đề nhận thức toàn diện về du lịch lại rất thấp. Cư dân bản địa chỉ chú ý khai thác một cách đơn thuần tiềm năng du lịch của các khu danh thắng, thậm chí trong nhiều trường hợp kinh doanh một số loại hình dịch vụ vi phạm pháp luật nhằm trục lợi: xây chùa giả, đóng giả sư để thu tiền công đức… Chính những việc làm này đã phần nào huỷ hoại những lợi thế mà họ đang được hưởng. Cộng đồng dân cư vẫn chưa đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề phát triển du lịch bền vững có quan hệ như thế nào đến đời sống của mình và thế hệ con cháu của họ mai sau. Vấn đề ở đây là bản thân cư dân phải có sự chủ động trong việc nhận thức vấn đề phát triển du lịch bền vững, họ phải thấy được đó là một xu thế tất yếu để duy trì danh tiếng, sức hấp dẫn của khu du lịch và cũng là duy trì cuộc sống của họ. Nhận thức được những tác động này, nên Sở du lịch Hà Tây (cũ) cũng như chính quyền địa phương không ngừng tiến hành các hoạt động tuyên truyên, giáo dục cộng đồng dân cư để nâng cao nhận thức của họ.
Trong những năm gần đây, Sở Du lịch Hà Tây (cũ) đã phối hợp với chính quyền địa phương và Ban Quản lý các khu danh thắng tổ chức một số lớp tập huấn cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch về văn hoá du lịch.
Nhưng hiệu quả của các lớp học này còn chưa cao, chưa đạt được mục tiêu làm thay đổi hoàn toàn nhận thức về du lịch cho nhân dân địa phương.
Thời gian tới đây việc nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương về du lịch tiếp tục là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới việc phát triển bền vững du lịch ở Hà Tây (cũ) và các cơ quan quản lý cần chú trọng vào chất lượng tuyên truyền giáo dục cộng đồng dưới những hình thức thích hợp với điều kiện, đặc điểm của dân cư.
2.2.2.2. Những vấn đề xã hội khác
Không thể phủ nhận tác động tích cực của du lịch đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Tây (cũ). Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, hoạt động du lịch cũng đã và đang gây ra một số hạn chế ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Sự phát triển của du lịch làm cho mặt bằng giá cả đất đai, bất động sản cùng các hàng hoá thiết yếu tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của một số bộ phận dân cư, nhất là những người không tham gia phục vụ, kinh doanh trong ngành du lịch.
Du lịch phát triển đã đem lại công ăn việc làm cho dân cư nhưng các hoạt động kinh tế của địa phương quá phụ thuộc vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hoá phục vụ du khách. Trong thời vụ du lịch, các hoạt động kinh tế diễn ra căng thẳng với rất nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt có khi dẫn đến những hình ảnh không đẹp cho khu du lịch, trong khi ngoài thời vụ thì các hoạt động này gần như đóng băng.
Do khu vực Hà Tây (cũ) có nhiều lợi thế để phát triển du lịch hơn rất nhiều các địa phương khác, nên việc chú trọng đầu tư cho du lịch đã tạo ra mặt trái là làm cho nền kinh tế địa phương mất cân đối. Các hoạt động mang tính chất bền vững, ổn định phù hợp với trình độ phát triển hiện tại như tiểu thủ công nghiệp,
công nghiệp nhẹ, nông nghiệp chưa được chú trọng phát triển nhiều. Trong khi các hoạt động dịch vụ du lịch có tính chất thời vụ rất cao, tính ổn định thấp.
Về mặt văn hoá - xã hội, phát triển du lịch không chỉ mang lại những lợi ích vật chất mà nó còn mang lại những lợi ích phi vật chất rất lớn: giúp nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của dân cư. Hoạt động du lịch giúp người dân có một cái nhìn mới về vai trò, vị trí cũng như những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đối với môi trường sống của họ. Du lịch cũng đã đem lại những tác động tiêu cực đến môi trường văn hoá - xã hội: một số giá trị truyền thống đã bị mất đi hoặc suy giảm trong môi trường cạnh tranh tăng cao (mối quan hệ láng giềng, tính cộng đồng mất dần do lợi ích kinh tế…). Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm, nghiện hút… đang gia tăng trong thời gian gần đây ở vùng nay.
Lợi ích do phát triển du lịch mang lại là rất nhiều, nhưng cùng với quá trình phát triển đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề về mặt xã hội đòi hỏi các cấp, các ngành chức năng phải quan tâm và giải quyết kịp thời. Trong những năm gần đây, Hà Tây (cũ) đã có những nỗ lực đáng kể để hạn chế những tác động tiêu cực phát triển du lịch về mặt xã hội như đa dạng hoá các loại hình du lịch, khắc phục tính mùa vụ của du lịch, kéo dài đến mức có thể các lễ hội, có nhiều biện pháp để giữ gìn, tôn tạo các di tích, tuyên truyền, giáo dục về văn hoá kinh doanh du lịch, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật (trộm cắp, ma tuý, mại dâm…) tại các khu du lịch và các cơ sở lưu trú.
2.2.3. Môi trường sinh thái trong quá trình phát triển du lịch
Sự phát triển bền vững của một quốc gia phải được đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, để phát
triển du lịch một cách bền vững thì điều quan trọng là phải đảm bảo bền vững về môi trường.
Trên địa bàn khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) có hàng trăm các khu du lịch lớn nhỏ khác nhau, trong đó các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá phát triển mạnh. Các khu du lịch trên địa bàn mỗi năm đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến thăm. Bên cạnh việc phát triển kinh tế du lịch, các khu du lịch trên địa bàn còn đóng góp không nhỏ vào việc giữ gìn môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Các khu du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) đã có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là khu vực Ba Vì đã bảo vệ rừng và trồng rừng, tạo ra không khí trong lành, mát mẻ, giữ nguồn nước và chống xói mòn đất. Một số đơn vị kinh doanh như Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Ao Vua đã trồng hàng trăm ha rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và vận động bà con dân tộc không khai thác thái quá và xâm lấn động, thực vật trong rừng, gây dựng cảnh quan cho khu du lịch. Khu du lịch sinh thái Đầm Long - Bằng Tạ cũng đã tiến hành gây nuôi và bảo tồn hàng chục loài động vật quý hiếm như hươu, nai, khỉ; bảo vệ rừng nguyên sinh với 387 loài, 94 họ của 4 ngành thực vật… tạo nên sức hấp dẫn cho khu du lịch. Khu du lịch Thác Đa đã bảo vệ hàng trăm bụi trúc nguyên sinh, tạo nên một môi trường thiên nhiên mát mẻ và kỳ thú, nên đây đang là điểm nghỉ mát lý tưởng của nhiều du khách.
Trong khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà, hệ sinh thái cũng được chú trọng bảo vệ. Để không làm phá vỡ môi trường sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Vì, Công ty du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà đã giữ gìn những cánh rừng nguyên sinh khi thiết kế những nhà nghỉ xen kẽ bên sườn núi một cách tự nhiên. Đặc biêt, ở tất cả các khu du lịch du khách đều bắt gặp những tấm biển quảng bá, chỉ dẫn, hướng dẫn về bảo vệ môi trường sinh thái và những lời nhắc nhở thể hiện nét đẹp văn hoá như “xin không ngắt lá bẻ cành”, “Bỏ rác đúng nơi quy định”, “Xin
không viết, vẽ lên nhũ đá”… Các hoạt động trên của các khu du lịch đã có những tác động tích cực thúc đẩy phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Thêm vào đó, để thúc đẩy việc bảo vệ môi trường sinh thái đa dạng, phong phú, Sở Du lịch Hà Tây (cũ), các cơ quan chức năng và các đơn vị kinh doanh du lịch đã có nhiều giải pháp nhằm bảo vệ môi trường. Tổ chức các buổi tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự tại các điểm du lịch, tiến hành phát động các tuần lễ bảo vệ môi trường để phát triển du lịch trong nhân dân. Đồng thời chính quyền còn xây dựng và hỗ trợ xây dựng các khu xử lý rác thải, nước thải và tái sử dụng nước thải.
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ tài nguyên và môi trường tại các diểm du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, trên các tuyến du lịch đặc biệt là tại hai khu du lịch chuyên đề quốc gia. Trên cơ sở Chỉ thị số 07 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành, đặc biệt nhấn mạnh vai trò địa phương trong việc đảm bảo ổn định vấn đề trật tự, vệ sinh, an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan du lịch, ngành du lịch đã phối hợp với bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch các địa phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Xây dựng các quy định về môi trường tại các điểm du lịch, sử dụng làm tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Hàng năm tổ chức "Tuần lễ môi trường du lịch" tại hai khu vực: Hương Sơn vào dịp lễ hội và khu vực Sơn Tây - Ba Vì vào dịp mùa du lịch hè.
Tuy nhiên, do sự phát triển du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) trong nhiều năm qua do nhiều nguyên nhân đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Trong những năm gần đây việc gia tăng lượng khách du lịch tới các điểm tham quan du lịch, cùng với nó là xu hướng đô thị hoá, sự tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục