Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch


dạng các món ăn, đồ uống, mua sắm hàng hóa, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ... Nhờ vậy, các địa phương hoặc quốc gia thông qua hoạt động du lịch thu được ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao. Xuất khẩu hàng hóa theo đường du lịch có lợi hơn nhiều so với con đường ngoại thương. Trước hết, một phần lớn đối tượng mua bán hàng hóa và dịch vụ là lưu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ bổ sung, do vậy xuất khẩu qua con đường du lịch là xuất đa dạng dịch vụ, đó là điều mà ngoại thương không làm được. Ngoài ra, đối tượng xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lưu niệm... là những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo con đường ngoại thương, đồng thời tiết kiệm được các chi phí về lưu kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyển, hao hụt do xuất khẩu.

Hiệu quả kinh tế cao của du lịch còn thể hiện ở thu nhập. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, mỗi USD doanh thu từ du lịch sẽ tạo ra từ 2-3 USD thu nhập gia tăng tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa và dịch vụ được các nhà kinh doanh trong nước cung cấp. Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch đã góp phần đáng kể làm cân bằng cán cân thanh toán của mỗi quốc gia.

+ Thứ ba: Hoạt động du lịch tác động mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng du lịch, của mỗi đất nước.

- Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. Có thể thấy, nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng.

- Đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân cư ở vùng du lịch mặc dù không chỉ gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng, không làm thay đổi tổng số như tác động của du lịch quốc tế. Song sự phát triển của du lịch nội địa lại sử dụng được triệt để công suất của các cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho đời sống của nhân dân địa phương được sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động được tiền nhàn rỗi


của nhân dân, đồng thời cũng là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao động của con người, lại vừa là biện pháp để nâng cao kiến thức, giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân lao động, càng làm tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước.

1.1.3.2. Vai trò về mặt chính trị - xã hội

Sự phát triển du lịch sẽ tạo cơ hội, việc làm mới cho người lao động. Du lịch là ngành có hệ số sử dụng lao động cao vì du lịch là một ngành dịch vụ đặc biệt, nó sử dụng rất nhiều dịch vụ của các ngành khác nên phát triển du lịch cũng đồg nghĩa với việc phát triển các ngành dịch vụ khác. Ngoài ra du lịch phát triển còn đánh thức một số ngành sản xuất thủ công cổ truyền, đây là những làng nghề cần nhiều lao động thủ công và do đó có nhiều việc làm hơn cho người dân. Hơn nữa trong quá trình hoạt động, du lịch góp phần huy động nguồn vốn rộng rãi trong nhân dân vào vòng chung chuyển, tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân đại phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch góp phần nâng cao trình độ dân trí, làm phong phú thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác, ngoại giao, giao lưu kinh tế, văn hóa khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Phát triển du lịch sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, sẽ làm thay đổi diện mạo của một vùng, của một quốc gia ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn.

Thông qua du lịch, ngân sách địa phương được nâng lên từ việc thực hiện nghĩa vụ và những đóng góp của các đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện để đầu tư phát triển y tế, giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác.

Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 4

1.1.3.3. Vai trò về văn hóa

Thông qua du lịch, các dân tộc, các quốc gia trên thế giới giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, phá vỡ ngăn cách về địa lý, văn hóa, dân tộc. nền văn hoá càng


lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách. Trong thời gian du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hóa và thường xuyên tiếp xúc với nhân dân địa phương. Thông qua các cuộc giao tiếp đó, văn hóa của cả khách du lịch và của người bản xứ được trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả năng cho con người hiểu biết lẫn nhau; mở mang hiểu biết về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội, kinh tế. Du lịch còn làm giàu và phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người khi họ được tham quan các kho tàng mỹ thuật của một đất nước.

Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò đồng thời mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham hiểu biết, tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng, có ý thức bảo vệ và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử nhằm góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong ước mơ sáng tạo,trong kế hoạch cho tương lai của con người.

Du lịch sẽ là động lực trực tiếp và gián tiếp nhằm chấn hưng, bảo tồn, bảo tàng, phát triển những tài sản văn hóa quốc gia, sẽ khôi phục và phát triển các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các nghề thủ công mỹ nghệ... Thực tế ở Việt Nam cho thấy, nhờ du lịch phát triển mà một số công trình kiến trúc như đền đài, miếu, chùa được khôi phục. Những loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, ca Huế, Hát Xoan Phú Thọ... có nguy cơ bị mai một, lãng quên nhờ có du lịch nay đã được khôi phục và phát triển.

Nhưng sự phát triển du lịch đã kéo theo cả những nền văn hóa của các nước khác thông qua khách du lịch trong đó có cả những văn hóa, lối sống trái với thuần phong, mỹ tục làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc.


1.1.3.4. Vai trò về môi trường

Phát triển du lịch có tác dụng thúc đẩy cải tạo môi trường, làm cho cảnh quan, môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp hơn. Mặt khác, phát triển du lịch là động lực thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu bảo tồn thiên nhiên... là điều kiện tốt để bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm, bảo vệ môi trường.

Chức năng xã hội của du lịch là mang lại sự hòa đồng, vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe cho con người, bản thân ngành du lịch luôn chú ý tới việc giáo dục du khách, giáo dục cộng đồng dân cư ý thức bảo vệ môi trường, thấy rõ môi trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tương lai. Trong quá trình hoạt động du lịch, các bên tham gia đều hướng tới mục tiêu lợi ích của mình: du khách hướng tới mục tiêu được hưởng dịch vụ du lịch chất lượng, phù hợp để có một kỳ du lịch tốt nên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình; người kinh doanh du lịch vì mục tiêu lợi nhuận và thu hút khách nên vừa phải chấp hành tốt các quy định của chính quyền địa phương vừa phải nỗ lực xây dựng uy tín kinh doanh. Chính quyền địa phương phải làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước để có môi trường kinh doanh tốt, môi trường xã hội ổn định, an ninh trật tự được giữ vững. Đặc biệt cộng đồng dân cư được hưởng lợi khi tham gia hoạt động du lịch do đó ý thức trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ cảnh quan di tích, danh thắng trên địa bàn. Khi cộng đồng dân cư ủng hộ, vào cuộc, kết hợp với các chủ thể khác trong hoạt động du lịch thì các vấn đề xã hội như cờ bạc, ma túy, rác thải, chất thải ô nhiễm môi trường sẽ được giải quyết hiệu quả.

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

1.1.4.1. Nhân tố về tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là điều kiện cần trong phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra (tài nguyên thiên nhiên) và cũng có thể do con người tạo ra (tài nguyên nhân văn).


- Tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình: Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng với những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi,...với những phong cảnh đẹp, những nơi có địa hình và phong cảnh đơn điệu thường được cho là tẻ nhạt và không phù hợp với du lịch.

+ Khí hậu: Những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa chuộng. Khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá nóng, quá khô, quá ẩm hoặc nhưng nơi có nhiều gió.

+ Thực vật, động vật: Nếu sự phong phú về thực vật (Nhiều rừng, nhiều hoa,...) tạo ra không khí trong lành, sự yên tĩnh và trật tự cũng như thu hút du khách đến tìm tòi, nghiên cứu thì động vật phong phú, quý hiếm cũng là đối tượng cho săn bắn du lịch và đối tượng để nghiên cứu và lập vườn bách thú.

+ Tài nguyên nước: Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sông, ngòi, đầm,... tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển giao thông vận tải và tạo điều kiện cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch riêng biệt như: du lịch chữa bệnh (bằng nước khoáng, bùn,...)

+ Vị trí địa lý: Thông thường, vị trí địa lý được coi là thuận lợi đối với du lịch là: điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch không quá xa (để khách có thể tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại trong chuyến du lịch của mình. Trong một số trường hợp, khoảng cách xa lại có sức hút đối với khách du lịch có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ.

- Tài nguyên nhân văn:

Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,


văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch như các phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn, thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, thói quen, lối sống, nếp sống của các tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ được tới ngày nay.

- Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh đẹp cấp quốc gia và địa phương (các di tích khảo cổ, các di tích lịch sử, các di tích kiến trúc nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh, các công trình đương đại). Tài nguyên du lịch nhân văn gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể:

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm: Di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các cổ vật và bảo vật quốc gia, các công trình nghệ thuật kiến trúc.

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: bao gồm các lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục tập quán, thơ can và văn học, văn hóa các tộc người...

Ngành du lịch có tính định hướng quản lý và khai thác tài nguyên rõ rệt. Tính chất và mức độ giá trị của tài nguyên du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định quy mô, tính chất, sức hấp dẫn của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là căn cứ quan trọng để ngành du lịch xác định quy hoạch, định hướng phát triển vùng du lịch, sản phẩm du lịch.

1.1.4.2. Các nhân tố về kinh tế, chính trị, pháp luật

+ Nhân tố kinh tế: Đó là sự phát triển kinh tế của một nước, từ công nghiệp, nông nghiệp, xuất - nhập khẩu, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng... Kéo theo nó là sự gia tăng các doanh nhân, những nhà đầu tư, những nhà tiếp thị đến với nước mình. Chính nguồn khách này sẽ tiêu dùng các sản


phẩm du lịch của ngành du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ tham quan. Một đất nước trong một năm tổ chức được nhiều Hội chợ quốc tế về thương mại, công nghiệp, thì đồng thời cũng là nguồn cung ứng khách du lịch. Một bến cảng mà mật độ, khối lượng giao nhận hàng hóa với khách hàng quốc tế lớn, thì ở đó số lượng khách lên bờ sẽ nhiều và như vậy sẽ tạo điều kiện cho kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

+ Nhân tố chính trị: Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị, xã hội. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Hòa bình là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch, ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. Hơn thế nữa, không cần phải có chiến tranh mà chỉ cần có những biến động chính trị, xã hội ở một khu vực, một vùng, một quốc gia, một địa phương với mức độ nhất định cũng làm cho du lịch bị giảm sút và muốn khôi phục cần phải có thời gian.

+ Đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn: Đây là yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch, bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế xã hội và có định hướng, biện pháp đúng đắn để phát triển ngành này.

1.1.4.3. Nhân tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch. Ngày nay, sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng còn được coi là một hướng hoàn thiện chất lượng phục vụ du lịch, là phương thức cạnh tranh giữa các điểm du lịch, giữa các quốc gia.


- Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách. Việc phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

1.1.4.4. Nhân tố nguồn nhân lực con người

Nguồn nhân lực con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Con người giữ vai trò quyết định đối với sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm, quyết định chất lượng phục vụ trong du lịch. Nguồn nhân lực trong du lịch cũng quyết định hiệu quả khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch.

1.1.4.5. Nhân tố quản lý nhà nước

Quá trình phát triển du lịch chịu sự tác động của quy luật khách quan trong nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch không thể thiếu sự quản lý của nhà nước. Bởi vì, nhà nước là chủ thể đặc biệt trong các mối quan hệ xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội được thực hiện theo hướng ngày một tự do, bình đẳng hơn. Để đảm bảo cho việc tìm kiếm, hưởng thụ, bảo vệ và tái tạo những tài nguyên du lịch, nhà nước phải điều phối các nhóm xã hội khác nhau để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia các hoạt động có liên quan đến du lịch với tư cách là một chủ thể (người bán, người mua và người trung gian). Ngoài ra, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch. Thực tiễn cho thấy, nếu một quốc gia, một vùng, một địa phương xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp quốc tế về du lịch, sử dụng thành thạo thiết bị thông tin, điện tử, cộng với tổ chức bộ máy QLNN về du lịch thống nhất, đồng bộ thì sẽ thúc đẩy du lịch phát triển nhanh. Ngược lại, sẽ làm cho du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023