Thực Trạng Phát Triển Ngành Du Lịch Của Thành Phố Huế Giai Đoạn 2019-2020 Và Định Hướng Phát Triển Đến 2030


đón 4,8 triệu lượt (tăng 10,8%), trong đó khách quốc tế ước đạt 2,2 triệu lượt (tăng 12,7%), khách lưu trú ước đạt 2,2 triệu (tăng 5,03%), doanh thu từ du lịch ước đạt 4.900 tỉ đồng (tăng 9,6% so với năm 2018)...

Trong những năm gần đây, ngành du lịch việt nam đều có sự tăng trưởng ổn định, bình quân tăng trên 15% cả về số lượng và khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam. Về tốc độ tăng trưởng khách quốc tế, Việt Nam hiện đang ở mức cao (21%), trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia đều có dấu hiệu chững lại. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các quốc gia mạnh về du lịch trong khu vực.

Tuy nhiên vào năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 ngành du lịch Việt Nam chịu rất nhiều thiệt hại, doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, giảm 53,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận định của các chuyên gia, doanh thu giảm như vậy một phần lớn là do thị trường du lịch quốc tế chưa hoạt động trở lại. Cụ thể, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 6 ước tính đạt 8,8 nghìn lượt người, giảm 61,3% so với tháng trước và giảm 99,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3.744,5 nghìn lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Kế hoạch mới ban hành của Tổng cục Du lịch, toàn ngành sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng đề án phát triển du lịch số, trước mắt ưu tiên phát triển du lịch thông minh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Huế. Theo đó, toàn ngành sẽ tập trung phát triển du lịch thông minh trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới như: Công nghệ và phương tiện mới giúp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia; công nghệ có khả năng giúp các cơ sở lưu trú du lịch tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và năng suất lao động.

1.2.2 Thực trạng phát triển ngành du lịch của thành phố Huế giai đoạn 2019-2020 và định hướng phát triển đến 2030

Ông Trần Hữu Thùy Giang - Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 667 cơ sở lưu trú, với tổng số 11.508 phòng, 18.801


giường; 78 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý lữ hành, 8 điểm du lịch; 38 doanh nghiệp vận chuyển du lịch và nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Năm 2019 vừa qua, tổng lượng khách du lịch đến Cố đô Huế đạt hơn 4,8 triệu lượt; tăng hơn 11% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt hơn 2,1 triệu lượt. ông Nguyễn Văn Phúc - Phó giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế thông tin, tổng lượtkhách đến Thừa Thiên Huế năm 2019 đạt 4,817 triệu lượt, tăng 11,18% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,186 triệu lượt, tăng 12,06% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 2,247 triệu lượt, tăng 7,30%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Doanh thu từ cơ sở lưu trú năm 2019 đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 10,54% so với năm

2018, tổng thu từ du lịch đạt 11.300 tỷ đồng.

Khách du lịch Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Huế trong năm 2019, chiếm 19,9%. Thị trường khách du lịch Thái Lan quay trở lại và tăng mạnh so với năm 2017, 2018, chiếm 12,9% và đứng vị trí thứ hai. Một số thị trường truyền thống Tây Âu, Bắc Mỹ giữ mức tăng trưởng ổn định, đóng góp ở mức cao về thị phần khách du lịch đến Huế như Pháp (7,5%), Anh (5,3%), Mỹ (5,1%), Đức (4,7%)...

Bước qua năm 2020 trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 gây nhiều tổn thất cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế. Số liệu khảo sát từ 472 cơ sở lưu trú cho thấy có 89% tổng số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid là 6.228 người, cụ thể có

2.469 lao động bị giảm lương, giảm công làm, 669 lao động nghỉ không lương có hỗ trợ; cho thôi việc 936 người (chiếm 16%), nghỉ không lương không hỗ trợ là 1.298 người (12,6%). Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động trong các cơ sở lưu trú.

Tổng lượt khách quốc tế 4 tháng đầu năm 2020 mà các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn trực tiếp khai thác giảm 56,4%. Lượng khách nội địa 4 tháng đầu 2020 giảm đến 93,2% so với cùng kỳ.

Trước tình thế khó khăn của ngành du lịch, đặc biệt là với các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện các gói kích cầu nhằm vực dậy ngành du lịch, trong đó đặc biệt là miễn phí 100% vé vào di tích từ ngày 30/4

- 7/5, đã thu hút trên 22 nghìn lượt khách đến Huế.


Những biện pháp mang tính quyết liệt đã bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định. Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết, tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 5, lượng khách đến Huế ước đạt 65,062 lượt, tăng gần 60.000 lượt so với cùng kỳ tháng 4 (6.675 lượt) trong đó lượng khách quốc tế đạt 4.573 lượt.

- Hướng đi của du lịch Thừa Thiên Huế hậu covid

UBND tỉnh triển khai nhiều gói kích cầu của chính quyền trong năm 2020 tại các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý với các hình thức: Mở cửa miễn phí vào tam quan Đại Nội và các điểm di tích từ ngày 30/4/2020 - 7/5/2020 (đã triển khai), giảm 50% phí tham quan các điểm di tích từ ngày 8/5/2020 - 31/7/2020.

Tùy thuộc vào tình hình khôi phục của thị trường khách du lịch, các tháng còn lại năm 2020 để tiếp tục thực hiện kích cầu bằng việc giảm phí tham quan các điểm di tích. Song song với đó là tăng các chương trình biểu diễn miễn phí ở Đại Nội, ít nhất là 1 chương trình biểu diễn nghệ thuật 1 ngày tại một khung giờ cố định trong thời gian từ ngày 15/7/2020 đến hết năm 2020.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế vào ngày 31/5/2020 với chủ đề “Kết nối lữ hành: Huế - điểm đến an toàn và thân thiện” nhằm thực hiện các giải pháp kích cầu du lịch nội địa, hỗ trợ ngành du lịch địa phương. Diễn đàn hướng đến đánh giá khả năng hồi phục du lịch Thừa Thiên-Huế, xác định các đối tượng thị trường khách trở lại địa phương trong bối cảnh hiện nay và sau dịch, công bố chương trình kích cầu du lịch của tỉnh năm 2020, kết nối với TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam triển khai chương trình kích cầu liên kết 3 địa phương, đồng thời chú trọng quảng bá du lịch, kết nối các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú lớn trong nước triển khai các chương trình kích cầu.

Có thể thấy, các gói kích cầu lúc này là hết sức cần thiết để từng bước làm ấm trở lại thị trường du lịch, giải quyết công ăn việc làm cho nhân lực ngành du lịch Thừa Thiên Huế. Với sự chủ động của doanh nghiệp du lịch, những chính sách hỗ trợ thiết thực của chính quyền hứa hẹn sẽ thổi một “làn gió mới” đến ngành du lịch


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐẶT PHÒNG CỦA KHÁCH HÀNG QUA BOOKING.COM TẠI KHÁCH SẠN THANH XUÂN HUẾ.

2.1 Tổng quan về khách sạn Thanh Xuân Huế


2.1.1 Giới thiệu sợ lược về khách sạn Thanh Xuân Huế


Địa chỉ: 28 Trần Cao Vân, Phường Phú hội, Thành phố Huế Tiêu chuẩn: 3 sao

Hotline: 093.515.2388

Email: ThanhXuanhotel@gmail.comWebsite: http://Thanhxuanhotelhue.com

Khách sạn Thanh Xuân tọa lạc tại thành phố Huế nằm ở vị trí cách trung tâm 0.5km, là một vị trí rất thuận tiện cho việc di chuyển đến các khu giải trí, danh lam thắng cảnh huế. Bên cạnh đó, nhờ cách trung tâm thành phố 0.5km giúp giảm các tiếng ồn tác động đến việc nghỉ ngơi của du khách. Cách cảng hàng không sân bay Phú Bài khoảng 13km, cách chợ Đông Ba 800m, cách ga Huế 2km, cách cầu Tràng Tiền và Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu chỉ 300m, cách chùa Thiên Mụ 5.2km, cách Kinh Thành Huế 1.5km, cách ngân hàng chỉ 200m, và chỉ cách bệnh viện chưa tới 600m. Vị trí của khách sạn rất thuận lợi du khách có thể đi bộ để đến các nơi tham quan. Bên cạnh đó khách sạn Thanh Xuân còn có dịch vụ cho thuê xe đạp miễn phí, xe máy (tính phí) và các tuor đi tham quan các nơi khác như Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang…

Lịch sử hình thành và phát triển:

- Được xây dựng năm 2012, hiện tại khách sạn có 4 tầng với 40 phòng ngủ, khách sạn có nhà hàng, quán bar&caffe, phòng hội thảo, quầy bán hàng, dịch vụ Massage và ngâm chân thảo dược,…

- Từ thời điểm bắt đầu đi vào hoạt động đến nay khách sạn vẫn luôn duy trì các mặt hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo việc làm và đời sống cho các lao động.

- Để bắt kịp với nhịp kinh doanh của các khách sạn khác thì Thanh Xuân Hotel theo định kì sẽ tu sửa, nâng cấp và thay mới các trang thiết bị để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.


- Khách hàng sẽ hài lòng khi lựa chọn Thanh Xuân Hotel với nhiều ưu điểm điển hình như du khách có thể đi dạo chỉ vài phút để đến các con phố mua sắm, hay chiêm ngưỡng bờ sông hương thơ mộng, thưởng thức các món ăn dân dã của xứ Huế với khu chợ đêm. Bên cạnh sự thuận tiện thì Khách sạn Thanh Xuân còn ở gần với đồn cảnh sát là khu vực rất an toàn mang lại cho du khách cảm giác yên tâm khi ở đây.

Vài nét về hoạt động kinh doanh tại khách sạn Thanh Xuâ Huế.

- Thanh Xuân Hotel được xem là một khách sạn nhỏ trong khu vực Thừa Thiên Huế cả về quy mô lẫn nguồn lực, tuy nhiên khách sạn Thanh Xuân đã đáp ứng một phần nhu cầu lưu trú và các dịch vụ ăn uống tham quan cho các du khách đến với Huế cả ngày thường lẫn các dịp lễ lớn, dịp tết, các lúc cao điểm của du khách, làm giảm tải bớt áp lực lượng khách lưu trú trong các khách sạn lớn.

- Kết hợp với các đại lý lữ hành xây dựng các tour du lịch xuyên tỉnh tạo nên sự phong phú trong du lịch giúp du khách có nhiều lựa chọn du lịch hơn, mang lại nguồn du khách lớn cho khách sạn.

- Khách sạn đã chú ý đẩy mạnh các kênh Marketing, liên kết với các trang thương mại điện tử uy tín về dịch vụ đặt phòng online để gia tăng lượng khách và tăng doanh thu cho khách sạn. Số lượng du khách đến với Thanh Xuân Hotel ngày một tăng lên rò rệt từ trên địa bàn Thừa Thiên Huế đến các tỉnh trong nước và nước ngoài được thể hiện bởi các con số tích cực qua các năm.

- Việc kinh doanh các dịch vụ bổ sung như nhà hàng, quầy barmini&cofe, massage cũng làm du khách thích thú hơn và đương nhiên đây cũng là một phần không nhỏ đóng góp vào doanh thu của khách sạn.

- Tóm lại, hoạt động kinh doanh của khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chuyến biến và thu được các kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế nhất định mà năng lực thu hút khách hàng từ nước ngoài đến với khách sạn vẫn chưa cao, thêm vào đó đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát triệt để là điều lo ngại của toàn ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn trên địa bàn Thừa Thiên Huế hay khách sạn Thanh Xuân nói riêng


2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của khách sạn


2.1.2.1 Chức năng của khách sạn


- Chức năng của khách sạn là cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác đặc biệt là dịch vụ đặt tour giúp du khách tham quan khám phá các địa điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

- Buôn bán các sản phẩm như rượu, bia thuốc lá, nước ngọt…

- Chế biến các món ăn phục vụ khách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động của khách sạn


- Hoạt động kinh doanh buồng ngủ: Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh buồng ngủ của khách sạn chiểm tỷ trong cao nhất trong tổng doanh thu của khách sạn. Hệ thống phòng ngủ của khách sạn bao gồm nhiều loại như: Standard, Superior, Family, Deluxe được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng khi lưu trú ở khách sạn.


Hình 2 1 Phòng ngủ khách sạn Thanh Xuân Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn 1


Hình 2.1: Phòng ngủ khách sạn Thanh Xuân


- Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống: Hoạt động này cũng góp phần đóng góp vào doanh thu nhưng không cao lắm. Hoạt động phục vụ bữa sáng cho khách hàng là chủ yếu, các bữa trưa tối vẫn phục vụ nhưng không thu hút thực khách nhiều bởi nhiều lí do điển hình như thực khách muốn nếm thử các món đặc sản của Huế tại các địa điểm đã được các thực khách khác check-in chứ không muốn dùng tại nhà hàng. Việc chênh lệch giá giữa nhà hàng của khách sạn với các quán ăn cũng là một lí do.


Hình 2 2 Bữa khách sạn Thanh Xuân cung cấp Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ 2


Hình 2.2: Bữa khách sạn Thanh Xuân cung cấp


- Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung: Các dịch vụ bổ sung của khách sạn bao gồm dịch vụ massage, cho thuê xe máy, tổ chức hội nghị, dịch vụ giặt là, quầy barmini&cofe. Việc đa dạng các dịch vụ bổ sung này giúp du khách cảm thấy thuận tiện và thích thú hơn, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách hơn.


Hình 2 3 Quầy Bar mini của khách sạn Thanh Xuân 2 1 3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy 3


Hình 2.3: Quầy Bar mini của khách sạn Thanh Xuân


2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý khách sạn Thanh Xuân Huế


BAN GIÁM ĐỐC



PHÒNG KẾ TOÁN – HÀNH

CHÍNH

LỄ TÂN

BUỒNG

PHÒNG

BỘ PHẬN NHÀ

HÀNG

BỘ PHẬN

BẾP

BẢO

VỆ

BẢO

TRÌ

Nguồn: Khách sạn Thanh Xuân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022