Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú: Theo Tổng Cục Du Lịch:


- Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh...

2.2.5. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về lượng khách du lịch, mức chi tiêu của khách du lịch, thu nhập ngành du lịch tỉnh Phú Thọ.... theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:

i

yi y1 ;

i 2,3,...

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu


*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.


Công thức tính:

ti

yi yi1

; i 2,3,..n

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.


Công thức tính:

Ti i

y

y1

; i 2,3,..n

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển bình quân ( t )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

t

n t2 .t3.t4 ...tn

Công thức tính:



t

n1 Tn

n1 yn

y1

hoặc:

Trong đó: t2, t3, t4,... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i.

Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n. yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu


*) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)

hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân ( a )

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: a t 1 (nếu t tính bằng lần)

Hoặc:

a t %100 (nếu t tính bằng %)


2.2.6. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh tốc độ phát triển du lịch huyện Thanh Thủy qua thời gian, so sánh với các địa phương khác trong tỉnh.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

- Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch

+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau

+ So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Thu nhập ngành du lịch

Thu nhập ngành du lịch: Là tổng số tiền thu được của du khách trong kỳ nghiên cứu do hoạt động dịch vụ các loại của công ty du lịch.

Doanh thu du lịch được tính bằng công thức sau:


D t n k

Trong đó:

D: doanh thu du lịch

t: Mức thu bình quân/ ngày/khách n: Độ dài du lịch bình quân/khách k: Số du khách trong kỳ nghiên cứu

2.3.2. Lượng khách và ngày lưu trú bình quân

Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”

Khách du lịch được phân thành khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.

- Khách du lịch quốc tế (International Tourist) Năm 1963, tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch được tổ chức ở Roma, Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra một khái niệm về Khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để được nhận thu nhập từ nước được viếng thăm”

Theo Chương V, Điều 34 Luật Du lịch Việt Nam đã khái niệm khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”

- Khách du lịch nội địa:Theo chương V, Điều 34 Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác, không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá một năm với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến”

Ngoài ra, tại một số nước còn phân biệt khái niệm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc gia. Khách du lịch trong nước (Domestic Tourist): Là tất cả những người đang đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đến).

Khách du lịch quốc gia (National Tourist): Là tất cả công dân của một quốc gia nào đó đi du lịch (kể cả du lịch trong nước và du lịch ra nước ngoài.

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch, khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa, song xét một cách tổng quát chúng đều có một số điểm chung nổi bật như sau:

- Khách du lịch phải là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình (ở đây tiêu chí quốc tịch không quan trọng, mà là tiêu chí nơi cư trú thường xuyên).

- Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục đích lao động để được kiếm tiền ở nơi đến.

- Thời gian lưu lại ít nhất là 24 giờ (hoặc có sử dụng ít nhất 1 tối trọ), nhưng không được quá một năm (có quốc gia qui định ngắn hơn). Như vậy, những người lưu lại trong ngày chỉ được thống kê là khách tham quan đối với nơi đến.

* Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch có thể hiểu là độ dài thời gian lưu trú bình quân trong một chuyến đi tại một điểm du lịch.

Phương pháp tính thời gian lưu trú bình quân theo phương pháp bình quân.

Công thức chung như sau:



x j =1

n j


n

i1

xij


Trong đó:


x j : Chi tiêu bình quân của phân tổ j (tổng hợp từ số bình quân cộng


giản đơn từ kết quả mẫu điều tra)

xij : Chi tiêu của khách du lịch thứ i, phân tổ j

nj : Số lượng khách du lịch phân tổ j

- Công thức tính thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch như sau:



Tổng số ngày khách ở lại

Thời gian lưu trú bình quân của 1 lượt khách =

––––––––––––––––––––––


Tổng số khách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 7

2.3.3. Số lượng cơ sở lưu trú: Theo Tổng cục Du lịch:

- Lưu trú: Là việc cung cấp tiện nghi phục vụ nhu cầu lưu trú, sinh hoạt của khách (ít nhất là chỗ ngủ và các thiết bi ̣vê ̣ sinh) trong thời gian tạm xa nơi cư trú thường xuyên.

- Cơ sở lưu trú: Cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu (Theo Luật Du lịch 2005).

- Nói một cách khác cơ sở lưu trú là nơi cung cấp các dịch vụ, tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi (ngủ, sinh hoạt) và có thể đáp ứng các nhu cầu khác của khách như ăn uống, giải trí, thể thao…

- Hệ thống xếp hạng cơ sở lưu trú: Hệ thống đánh giá chất lương các

trang thiết bị, dic̣ h vu ̣ và chất lượng phục vụ của cơ sở lưu trú du lich, thông thường có 5 haṇ g.

+ Khách sạn:

Khách sạn là cơ sở lưu trú có quầy lễ tân, dic̣ h vu ̣ và các trang thiết bi ̣ khác kèm theo cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống và một số dịch vụ khác cho khách du lịch (Theo ISO đã chỉnh).


Nói một cách khác khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách (Theo TCVN về xếp hạng khách sạn).

+ Nhà khách:

Cơ sở lưu trú của các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, phục vụ chủ yếu khách nội bộ của tổ chức, có thể hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu.

+ Nhà nghỉ du lịch:

Nhà nghỉ du lịch là cơ sở lưu trú có trang thiết bị tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn (Theo Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).

Nói một cách khác nhà nghỉ du lịch là cơ sở lưu trú có cơ sở vật chất, kiến trúc, trang thiết bị và tiện nghi không đạt tiêu chuẩn khách sạn hoặc cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đối tượng khách du lịch có khả năng thanh toán vừa và thấp.

2.3.4. Chi tiêu của khách du lịch

Là tổng số tiền chi tiêu của khách đi du lịch hoặc đại diện cho đoàn đi thăm trong suốt thời gian đi và ở lại nơi đến. Từ “nơi đến” ở đây có ý nghĩa rộng vì nó bao hàm toàn bộ những nơi được đi thăm trong hành trình chuyến đi. Chi tiêu du lịch trong nước được chia theo 3 nhóm chính là:

- Chi phí cho chuẩn bị chuyến đi, chi phí cho trong thời gian đi (chi phí xuất hiện trong thời gian chuyến đi và ở lại nơi đến) và chi phí sau chuyến đi bao gồm: (chi phí liên quan đến chuyến đi của khách tại nước cư trú của người đó khi họ quay về sau chuyến đi). Các khoản chi phí cần thiết cho quá trình chuyển bị chuyến đi (tức là chi phí trước chuyến đi);

- Các khoản chi phí mới xuất hiện trong thời gian chuyến đi và ở lại nơi đến (tức là chi phí trong chuyến đi);

- Các khoản chi phí của khách tại nơi cư trú của người đó khi mà họ quay về sau chuyến đi (tức là chi phí sau chuyến đi).


- Công thức tính chỉ tiêu Chi tiêu bình quân 1 lượt khách như sau:

Tổng số tiền chi tiêu của khách Chi tiêu bình quân 1 lượt khách = –––––––––––––––––––––––––

Tổng số khách

- Công thức tính chỉ tiêu Chi tiêu bình quân 1 ngày khách như sau:

Chi tiêu BQ 1 lượt khách

Chi tiêu bình quân 1 ngày khách = –––––––––––––––––––––––––––––

Số ngày ở lại bình quân 1 lượt khách

- Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: chi tiêu cho lưu trú, ăn uống, hàng hóa lưu niệm, vận chuyển du lịch và các dịch vụ khác.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí