Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Thanh Thủy từ năm 2012 đến 2016 54

Bảng 3.2: Diễn biến hiện trạng khách du lịch đến Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 55

Bảng 3.3: Lượng khách du lịch quốc tế có lưu trú tại tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 – 2016 56

Bảng 3.4: Nguồn nhân lực du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012- 2016 58

Bảng 3.5: Diễn biến doanh thu từ du lịch- dịch vụ của huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 59

Bảng 3.6: Thống kê một số lễ hội truyền thống huyện Thanh Thủy 64

Bảng 4.1: Dự báo khách du lịch đến Thanh Thủy đến năm 2020 81

Bảng 4.2: Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch giai đoạn 2016 - 2020 .. 82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


MỞ ĐẦU

Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 2


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thanh Thủy là huyện miền núi nằm ở vị trí thuận lợi gần Thủ đô Hà Nội, Hoà Bình và các tỉnh miền Tây Bắc, là tâm điểm nối liền giữa khu du lịch và di tích lich sử Đền Thượng (Ba Vì). K9 (Ba Vì - Hà Tây), khu di tích lịch sử Đền Hùng cộng với địa hình đồi núi, đồng bằng, bãi bồi và sông đã tạo nên cho Thanh Thuỷ một phong cảnh khá đẹp. Thêm vào đó, với bề dày lịch sử truyền thống của mình, huyện Thanh Thuỷ có 36 di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó có 5 di tích quốc gia đã làm cho Thanh Thủy trở thành điểm

đến hấp dẫn của du lịch tâm linh: Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, Đình Đào Xá, Đền Tam Công cùng nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như rước voi, lễ hội cồng chiêng, đặc biệt là di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Lăng Sương tự hào là nơi thờ gốc và nơi duy nhất thờ cả gia đình Tản Viên Sơn thánh - vị thần được coi là “thượng đẳng tối linh”, “đệ nhất phúc thần”, đứng đầu trong “Tứ bất tử” theo tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt.

Điều đặc biệt nhất, khi nói về Thanh Thủy đó là nơi đây được thiên nhiên ban tặng nguồn nước khoáng nóng vô cùng quý hiếm. Mỏ nước khoáng nóng được tạo thành và vận động theo các khe đứt gãy dưới lòng đất có diện tích trên 1 km2, trữ lượng gần 20 triệu m3. Đây là một trong những loại khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm bậc nhất đã được Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận có nhiều khoáng chất, đặc biệt có hàm lượng Radon cao với nhiều tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe đã tạo cho Thanh Thuỷ trở thành một khu du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách tới thăm quan và nghỉ dưỡng...

Tuy nhiên, bên caṇ h những thành tưu

đat

đươc, thực tế những năm qua

cho thấy du lich Thanh Thủy phát triển còn nhiều hạn chế, bất cập; nhiều khó khăn, trở ngaị; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng điṇ h thực sự là


ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương xứ ng vớ i tiềm năng, lợi thế của

huyện; phát triển nhưng vân ẩn chứ a nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.

Xác định được vị thế quan trọng và tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy lần thứ XXV năm 2010 đã xác định du lịch là một trong ba khâu đột phá, tiến tới xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Trước bối cảnh và xu hướ ng đó, du lịch Thanh Thủy cần thiết phải được định hướng phát triển với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch và các cơ chế chính sách phát triển du lịch ở huyện phù hợp với giai đoạn phát triển chung của du lịch tỉnh Phú Thọ.

Để thực hiện được mục tiêu trên, việc đánh giá lại thực trạng phát triển du lịch huyện Thanh Thủy trong thời gian vừa qua và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch huyện Thanh Thủy là hết sức cần thiết; Do vậy em đã chọn Đề tài "Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ " làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Đánh giá tổng thể thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển du lịch nhằm mục đích để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện Thanh Thủy.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 và tác động của phát triển du lịch đến tình hình kinh tế xã hội của huyện, tìm ra những bất cập, tồn tại cần khắc phục.


+ Đề xuất giải pháp phát triển du lịch huyện Thanh Thủy nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến lĩnh vực du lịch của huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn xem xét, làm rõ thực trạng việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ.

- Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu tình hình phát triển du lịch huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú thọ giai đoạn 2012 - 2016.

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn

4.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản phát triển du lịch.

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 -2016.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch huyện Thanh Thủy trong thời gian tới.

4.2. Những đóng góp mới của luận văn

- Đề tài làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và phát triển du lịch. Đồng thời, khái quát những kinh nghiệm phát triển du lịch ở các huyện trong tỉnh, ngoài tỉnh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy.

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy- tỉnh Phú Thọ.


5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch .

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2016.

Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy

- tỉnh Phú Thọ.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Định nghĩa và một số loại hình du lịch

1.1.1.1. Định nghĩa về du lịch

Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Do quan điểm tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, có cách hiểu khác nhau về du lịch.

Theo Tổ chức du lịch thế giới UNWTO(World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Hunziker và Giáo sư, Tiến sỹ Krapf là hai nhà khoa học đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch, cho rằng: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời.

Định nghĩa này đã mở rộng và bao quát hơn hiện tượng du lịch, có bước tiến về lý thuyết trong viên nghiên cứu nội dung của du lịch. Hiện nay định nghĩa này vẫn được nhiều nhà kinh tế sử dụng để giải thích từng mặt là các hiện tượng du lịch. Tuy nhiên, định nghĩa này còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là chưa giới hạn được đặc trưng về lĩnh vực của hiện tượng và của mối quan hệ du lịch.


Trước kia du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn để đến các vùng xung quanh nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh.

Càng ngày số lượng người đi du lịch nhiều hơn, khoảng cách xa hơn, thời gian kéo dài hơn. Lúc này du lịch mang tính nhận thức và trở thành hiện tượng thường xuyên, phổ biến. Để thỏa mãn các nhu cầu của con người trong chuyến du lịch như giao thông, lưu trú, ăn uống, đồ lưu niệm và nhiều mặt hàng, dịch vụ khác...đòi hỏi nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với nó. Vì thế khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo cách tiếp cận, có nhà nghiên cứu cho rằng hầu như mỗi tác giả nghiên cứu du lịch đều đưa ra một định nghĩa cho riêng mình và theo thời gian nội dung khái niệm càng rộng hơn.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường sử dụng định nghĩa du lịch của nhà khoa học người Belarus - I.I.Pirojnik (năm 1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

Theo tài liệu Luật du lịch Việt Nam của tác giả Hà Văn Lợi, Mai Văn Quán (2005) định nghĩa: “Du lịch là những hoạt động liên quan đến hoạt động di chuyển của con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định”.

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.


Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

- Du lịch là một ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều ngành và địa phương, tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định xã hội...

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa

- xã hội.

1.1.1.2. Một số loại hình du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:

* Phân loại theo mục đích chuyến đi

- Du lịch tham quan: Tham quan là hoạt động quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất,…

- Du lịch giải trí: Những người đi du lịch theo loại hình này nhằm mục đích tách khỏi sự căng thẳng, đơn điệu của công việc hàng ngày, tìm kiếm sự thư giãn thoải mái thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch. Có thể có nhu cầu tham quan hoặc các nhu cầu khác, song mục tiêu đó không phải là cơ bản. Khách du lịch thường chọn một nơi yên bình, không đi lại nhiều.

- Du lịch kinh doanh: Không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là thương gia. Mục đích chính của chuyến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023