Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội 99655


đi là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, tìm đối tác làm ăn,… Song đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú, đây lại là đối tượng phục vụ đặc biệt. Đối với ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua, khách du lịch thương gia chiếm tỷ trọng khá lớn về số lượng (trên 20%) và đặc biệt tỷ trọng chi tiêu của nhóm người này so với toàn bộ chi tiêu của khách du lịch luôn giữ ở mức cao nhất.

- Du lịch công vụ: Khách du lịch công vụ đến một nơi nào đó nhằm mục đích tham dự các hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc tăng cường quan hệ ngoại giao trao đổi văn hóa… Được coi là một loại hình du lịch vì các đại biểu cũng có nhu cầu về đi lại, ăn, ở, giải trí. Hơn nữa họ còn có những nhu cầu bổ sung như: tổ chức hội họp, MICE, thông tin liên lạc, dịch thuật,… và thường có khả năng chi trả lớn. Đặc điểm của loại hình du lịch này là tính thời vụ thường khá thấp.

- Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội của du lịch là phục hồi sức khỏe cộng đồng. Điểm đến của loại hình du lịch này thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nhiều cảnh đẹp như các bãi biển, vùng sông, suối, hồ, vùng núi hay vùng nông thôn lý tưởng. Cho đến nay, đây vẫn là loại hình du lịch kinh doanh chủ yếu của Ngành du lịch Việt Nam.

- Du lịch lễ hội: Lễ hội ở đây có thể là lễ hội truyền thống, liên hoan phim, âm nhạc hay festival chuyên đề,... Mục đích của du lịch lễ hội là tạo cơ hội cho du khách tham gia vào một lễ hội được tổ chức tại một địa danh nào đó, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa, bản sắc và tăng cường mở rộng quan hệ giao tiếp. Ngày nay, loại hình du lịch này đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. Vì vậy, việc khôi phục lại nét đặc sắc của các lễ hội truyền thống được xem là một hướng đi quan trọng của ngành du lịch.

- Du lịch tôn giáo: Từ xa xưa, loại hình du lịch này đã hình thành từ rất sớm và trở nên khá phổ biến. Đó là các chuyến đi mang mục đích tôn giáo


như việc đi truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường. Ngày nay, hình thức này được hiểu là các chuyến đi của khách du lịch chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện nghi lễ tôn giáo của tín đồ hoặc tìm hiểu tôn giáo của người di giáo. Điểm đến của các luồng khách du lịch này là các chùa chiền, nhà thờ, thánh địa...

- Du lịch chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến đi là để điều trị hoặc phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch phù hợp. Điểm đến thường là các khu an dưỡng, khu chữa bệnh như nhà nghỉ, điểm nước khoáng, nơi có không khí trong lành... Du khách thường là những bệnh nhân mắc các bệnh khớp, ngoài da, đường tiêu hóa, viêm khí quản...

- Du lịch mạo hiểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình và khám phá bản thân của con người, đặc biệt là giới trẻ. Về loại hình du lịch này, Việt Nam là nước có lợi thế khá lớn bởi được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện địa hình và khí hậu. Với ¾ diện tích là đồi núi, có nhiều vực sâu, lại nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên tạo ra các vùng phù hợp cho du lịch khám phá.

- Du lịch nghiên cứu học tập

Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 3

Đây là loại hình du lịch nhằm nâng cao, củng cố kiến thức đã học hoặc tìm hiểu sâu về các vần đề tò mò muốn tìm hiểu kiến thức bổ sung ở điểm đến du lịch.

* Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

Du lịch quốc tế: liên quan đến những chuyến đi vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia của khách du lịch. Gồm có du lịch quốc tế đến (là chuyến viếng thăm của những người thuộc quốc gia khác), du lịch ra nước ngoài (là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác), phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, về mặt không gian địa lý: du khách đi ra ngoài đất nước của họ, về mặt kinh tế: có sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.


- Du lịch nội địa: Du lịch nội địa được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.

- Du lịch quốc gia: Theo cách hiểu hiện nay du lịch quốc gia bao gồm toàn bộ hoạt động du lịch của một quốc gia từ việc gửi khách ra nước ngoài đến việc phục vụ khách trong và ngoài nước tham quan, du lịch trong phạm vi nước mình. Thu nhập từ du lịch quốc gia (thường gọi tắt là thu nhập từ du lịch) bao gồm thu nhập từ hoạt động du lịch nội địa và từ du lịch quốc tế, kể cả đón và gửi khách.

* Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác

Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật đã xuất hiện một số hình thức du lịch đặc thù theo tính chất của từng hoạt động du lịch. Các loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến, bao gồm:

- Du lịch hoài niệm: Là loại hình du lịch mà khách du lịch thường thực hiện các chuyến đi nhằm tìm về tổ tiên, cội nguồn gia đình, dòng tộc.

- Du lịch văn hoá: Là loại hình du lịch mà khách du lịch nhằm mục đích tham quan các di tích lịch sử, tham quan thành phố và các di sản vãn hoa.

- Du lịch di sản: Tham quan các di tích lịch sử, các công trình như kênh đào cổ xưa, đường sắt hoặc các chiến trường,....

- Du lịch nông nghiệp: Là loại hình du lịch đi đến các trang trại để hỗ trợ kinh tế nông nghiệp địa phương.

- Du lịch đánh bạc: Là loại hình du lịch mà những khách du lịch nhằm đi đến các thành phố này với mục đích là đánh bạc tại các sòng bạc ở đó.


- Du lịch vườn: Là loại hình du lịch nhằm giúp khách du lịch thăm các vườn thực vật tại các nơi nổi tiếng.

- Du lịch hành hương: Là loại hình du lịch hành hương đến các vùng đất thánh cổ xưa (đến nhà thờ Mome (Ý), các đền thờ đạo Hinđu tại Nepal, đền Phật giáo tại Ấn Độ, Trung Quốc,....). Tại Việt Nam, cũng đã xuất hiện loại hình du lịch này như hành hương về Kiệu La Vang (Huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị),

- Du lịch sức khoẻ: Là loại hình du lịch mà khách du lịch là những người thường trốn chạy khỏi thành phố để giảm stress, thư giãn, vui vẻ,... (đến các Spa).

- Du lịch thiên nhiên, Du lịch sinh thái: là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học. Mục đích của du lịch sinh thái là thỏa mãn sự khát khoa đến với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên của khách du lịch, đồng thời có tác dụng bảo tồn và phát triển thiên nhiên, ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh thái văn hóa.

- Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như:

+ Dựa theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch bao gồm du lịch miền biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê...

+ Dựa theo phương tiện giao thông bao gồm du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng xe máy, du lịch bằng ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch máy bay...

+ Dựa theo lứa tuổi du khách bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch người cao tuổi...

+ Dựa theo độ dài chuyến đi bao gồm du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.


1.1.2. Lao động ngành du lịch

- Nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể phân thành 3 nhóm sau:

Nhóm lao động chức năng quản lí Nhà nước về du lịch:

Gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương xuống đến địa phương như Tổng cục du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại-Du lịch ở các tỉnh, thành phố, phòng quản lý du lịch ở các quận, huyện.

Bộ phận lao động này chiếm tỉ trọng không lớn trong toàn bộ nhân lực du lịch, song đây là bộ phận nhân lực có trình độ cao, có hiểu biết tương đối toàn diện và có trình độ chuyên môn về du lịch. Những kiến thức, hiểu biết của họ là ở tầm vĩ mô thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước.

Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch (đào tạo và nghiên cứu khoa học)

Gồm những người làm việc ở các sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu ở các viện khoa học về du lịch.

Đây là bộ phận nhân lực cò trình độ học vấn cao và có trình độ chuyên môn sâu trong toàn bộ nhân lực du lịch, đặc biệt là ở các trường đại học và viện nghiên cứu, bao gồm đội ngũ các giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ...Họ có kiến thức và am hiểu khá toàn diện và sâu sắc lĩnh vực du lịch.

Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch: Gồm 4 bộ phận nhỏ:

Bộ phận lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch:

Nhóm lao động quản lý chung trong lĩnh vực kinh doanh du lịch được hiểu đó là những người đứng đầu (ngưởi lãnh đạo) thuộc các đơn vị kinh tế cơ sở: doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng lữ hành du lịch, vận tải... (đó là


tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...). Lao động của người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có những điểm riêng biệt, bởi đối tượng, công cụ và sản phẩm lao động của họ có tính đặc thù.

Một là, lao động của người lãnh đạo trong các hoạt động kinh doanh du lịch là loại lao động trí óc đặc biệt.

Hai là, lao động của người lãnh đạo trong kinh doanh du lịch là lao động tổng hợp.

=> Đặc trưng lao động trí óc, lao động tổng hợp nói lên rằng lao động trong các hoạt động kinh doanh du lịch là loại lao động phức tạp có ảnh hưởng tới nhiều người, có khi đến cả dân tộc. Do đó, người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch phải có một tiềm năng kiến thức tương ứng và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch :

Lao động thuộc các bộ phận quản lí chức năng bao gồm: lao động thuộc phòng kế hoạch và đầu tư phát triển; lao động thuộc phòng tài chính kế toán (hoặc phòng kinh tế); lao động thuộc phòng vật tư thiết bị, phóng tổng hợp, lao động thuộc phòng quản lí nhân sự...

Như vậy, có thể thấy rằng điểm nổi bật của quản lí chức năng là ở khả năng biết”phân tích” và biết “tổng hợp” các vấn đề. Để có cơ sở và khả năng “phân tích-tổng hợp” vấn đề có chất lượng cao, đòi hỏi mỗi lao động quản lý chức năng phải được đào tạo theo đúng chuyên ngành, thì cần phải có những kiến thức hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh du lịch. Không những thế, lao động phải có tính năng động có khả năng thích nghi và nghị lực tốt, cần biết lắng nghe ý kiến của nhiều người, tìm tận gốc mọi nguyên nhân gây thất bại khi giải quyết công việc. Điều đó đòi hỏi người lao động ở đây phải có tính kiên trì, làm đến nơi đến chốn. Ngoài ra, lao động thuộc nhóm này còn liên quan đến nhiều công việc có tính “nhạy cảm” như vấn đề tiền, mua sắm thiết


bị vật tư đắt tiền, vấn đề tuyển dụng,... Do đó, cần phải khách quan, thẳng thắn, không thiên vị, lành mạnh, không tham ô, hối lộ,...

Bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch:

Lao động thuộc khối đảm bảo điều kiện kinh doanh du lịch được hiểu đó là những người không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách. Lao động thuộc nhóm này có: nhân viên thường trực bảo vệ; nhân viên làm vệ sinh môi trường; nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện nước; nhân viên cung ứng hàng hóa; nhân viên tạp vụ,... trong các công ty, khách sạn, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Mặc dù, không trực tiếp phục vụ và cung cấp sản phẩm du lịch cho khách du lịch, nhưng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đòi hỏi bộ phận lao động này có những điểm nổi bật sau đây:

Một là, luôn trong tình trạng sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ.

Hai là, có những quyết định kịp thời, giải quyết tốt mọi công việc hằng ngày cũng như việc đột xuất.

Ba là, năng động và linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, lao động thuộc nhóm này phải có trình độ chuyên môn và phải được đào tạo, đào tạo không những về chuyên ngành du lịch mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tâm lí, mĩ thuật, dân tộc; có trình độ hiểu biết về văn minh và văn hóa du lịch và đặc biêt là phải có khả năng sáng tạo và đầu óc tổ chức.

Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch:

Lao động trực tiếp kinh doanh du lịch được hiểu đó là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ


và phục vụ cho du khách. Nhóm lao động này rất đông đảo thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp.

Vì vậy, để đánh giá đặc điểm lao động nhóm này có thể thông qua việc đánh giá đặc điểm lao động của các nghề cơ bản sau:

Lao động thuộc nghề chế biến món ăn.

Lao động thuộc nghề phục vụ ăn, uống (phục vụ bàn).

Lao động thuộc nghề pha chế và phục vụ đồ uống (phục vụ bar). Lao động thuộc nghề lễ tân.

Lao động thuộc nghề phục vụ buồng.

Lao động thuộc nghề vận chuyển khách du lịch.

Xã hội càng phát triển, sự chuyên môn hóa công việc ngày càng lớn và cũng từ đó đòi hỏi người lao động phải có những kĩ năng chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Nhận thức đúng đắn về vấn đề này đem lại sự phát triển nhanh hơn và chất lượng hơn cho một ngành cụ thể trong kinh doanh du lịch.

1.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội

1.1.3.1 Vai trò về mặt kinh tế

+ Thứ nhất: Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia và địa phương thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Đây là ngành thu được nhiều ngoại tệ và phát triển nhanh chóng. Trong quá trình hoạt động du lịch đòi hỏi phải có số lượng vật tư hàng hóa để phục vụ du khách và như vậy lưu thông hàng hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ. Thông qua lĩnh vực lưu thông ấy kéo theo sự phát triển của nhiều ngành như giao thông, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt, ngành trồn trọt, ngành chăn nuôi…

+ Thứ hai: Giá trị của du lịch còn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là ngành xuất khẩu tại chỗ. Ở nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ yếu và trở thành động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Thực tiễn cho thấy, khách du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn nông sản thực phẩm dưới

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí