Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Ở Một Số Huyện Trong Và Ngoài Tỉnh:


1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số huyện trong và ngoài tỉnh:

1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ

Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hòa nổi tiếng có nhiều danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử, văn hóa gắn với những truyền thuyết thời dựng nước. Từ lâu Hạ Hòa đã được biết tới là miền đất hội tụ những tiềm năng du lịch, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách đặc biệt là du lịch “Hướng về cội nguồn”.

Thực hiện những giải pháp đưa ra trong các chương trình phát triển du lịch, những năm qua Hạ Hòa đã tập trung vào công tác tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch của huyện kết hợp với khai thác các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở. Sử dụng lồng ghép nhiều nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tư nhân Hạ Hòa đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng nhằm thu hút đầu tư và kinh doanh du lịch, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đến các khu điểm du lịch và kết nối các khu trung tâm. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng nguồn vốn đầu tư các hạng mục phục vụ phát triển du lịch của Hạ Hòa ước đạt hơn 100 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ doanh nghiệp và dân cư là 46,5 tỷ đồng.

Cùng với đó, huyện cũng tập trung khai thác tiềm năng lợi thế qua việc xây dựng các sản phẩm và tổ chức hoạt động du lịch; khai thác lợi thế của hai khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là đền Mẫu Âu Cơ và đền Chu Hưng xã Ấm Hạ, huyện đã chỉ đạo hình thành các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa.

Nhận định tiềm năng về du lịch sinh thái bước đầu đã nhận được sự quan tâm của du khách, huyện đã khuyến khích phát triển một số mô hình kinh tế đồi vườn, trang trại và tạo điều kiện hình thành một số sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như chè, bí đao, măng sặt, củ ấu... mang dấu ấn đặc trưng riêng của Hạ Hòa. Từ đó đã tổ chức được một số các điểm thăm quan tại các thắng cảnh trên địa bàn như: leo núi ngắm thác tại Ao Giời - Suối


Tiên, du thuyền ngắm cảnh tại đầm Ao Châu, thăm quan các trang trại, gia trại kết hợp ẩm thực tại Phụ Khánh... Nhìn chung trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của huyện, một số sản phẩm và hoạt động du lịch bước đầu được hình thành, góp phần vào tăng trưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của huyện. Trong 5 năm 2011 - 2015, tổng giá trị sản xuất của ngành du lịch - dịch vụ Hạ Hòa ước đạt 167,6 tỷ đồng. (UBND huyện Hạ Hòa, 2015)

1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Là cửa ngõ của tỉnh Sơn La, cao nguyên Mộc Châu có địa hình đa dạng, khí hậu ôn đới trong lành, cảnh quan đẹp, là điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách. Mộc Châu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia nằm trong chiến lược phát triển du lịch vùng Tây Bắc.

Do cấu tạo địa hình, địa chất đặc thù, Mộc Châu sở hữu một hệ sinh thái phong phú với tiểu vùng khí hậu mát mẻ của thảo nguyên. Đến với Mộc Châu, du khách có thể thỏa sức phóng tầm mắt ngắm nhìn cao nguyên bao la rộng hơn 50.000 ha với những đồng cỏ xanh mướt, đồi chè bạt ngàn, những rừng mơ, mận, đào trải dài cả sườn núi. Đây cũng là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh hữu tình như: thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng, ngũ động bản Ôn, động Sơn Mộc Hương, khu bảo tồn quốc gia Xuân Nha, đỉnh Pha Luông… Ngoài ra, nơi đây còn có hệ thống di chỉ khảo cổ học khu vực ven sông Đà như: hóa thạch động vật ở xã Chiềng Yên, hang mộ Tạng Mè… và các điểm di tích lịch sử cách mạng như: đồn Mộc Lỵ, bia lưu niệm Đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam tại Lào…

Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 6

Cùng với danh lam thắng cảnh, Mộc Châu còn có nhiều suối nước nóng (Mường Khoa, Phu Mao, Bản Bó, Hua Păng...) và hội tụ nhiều loại hình văn hóa đặc sắc của các dân tộc: Thái trắng, Mường, Mông, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú. Mỗi dân tộc với tập quán sinh hoạt, sản xuất khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa và lễ hội. Mộc Châu được đánh giá là nơi tập trung nhiều nhất


tài nguyên du lịch của Sơn La nói riêng và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ nói chung. Du lịch ở đây không chỉ có nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan cảnh quan, danh thắng mà còn có thể khai thác du lịch văn hóa lễ hội các dân tộc.

Những năm qua, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; coi trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch để khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm, manh mún nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, đan xen giữa công nghiệp và du lịch làm phá vỡ cảnh quan và tác động tiêu cực đến môi trường sống của dân cư và môi trường thiên nhiên.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, trong những năm qua, các doanh nghiệp đã đầu tư trên địa bàn huyện Mộc Châu hàng trăm nhà hàng và cơ sở lưu trú du lịch để phục vụ du khách, trong đó 147 nhà hàng và dịch vụ vui chơi giải trí; 87 cơ sở lưu trú du lịch với gần 600 phòng, trên 1.500 giường…

Một số chương trình du lịch đã được kết nối đến các điểm du lịch cộng đồng bản Áng, bản Dọi (Mộc Châu), bản Phụ Mẫu, Nà Bai (Vân Hồ); du lịch sinh thái, nông nghiệp tại cánh đồng chè Mộc Sương; du lịch nghỉ mát tại Công ty Hoa Cao Nguyên; nhà nghỉ tại cộng đồng.

Về xây dựng sản phẩm du lịch, huyện trú trọng đến thế mạnh và tính đặc thù của địa phương, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhờ vậy mà sản phẩm du lịch Mộc Châu đã tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

- Việc sử dụng công nghệ cao trồng rau và hoa chất lượng cao ở Mộc Châu đang phát triển mạnh và bắt đầu có thương hiệu trên thị trường, đang trở thành một sản phẩm hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư; các sản vật từ rừng núi như thuốc nam, mật ong, măng rừng… cũng là những sản vật có thể tạo thành các sản phẩm ẩm thực, hàng hóa lưu niệm phục vụ cho du khách.

- Hệ thống dịch vụ phục vụ cho khách du lịch ở Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đã tương đối hoàn thiện, có thể đáp ứng được các nhu cầu về đi lại,


thông tin liên lạc toàn cầu, lưu trú, hội họp, ẩm thực, mua sắm và chăm sóc sức khỏe. Hệ thống cơ sở lưu trú Khách sạn loại 1 - 3 sao, khách sạn cao cấp loại 4 - 5 sao, biệt thự du lịch...

- Khách du lịch đến đây ngày càng tăng, theo thống kê từ năm 2010 lượng khách du lịch đến Mộc Châu tăng nhanh đột biến. Theo thống kê: năm 2010 Mộc Châu đón khoảng 288 nghìn lượt khách, năm 2013 Mộc Châu đón 600 nghìn lượt khách, năm 2014 đón khoảng 850 nghìn lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 480 tỷ đồng.

Khách du lịch đến với Mộc Châu phân bổ tương đối đều trong năm, nhưng tập trung nhiều nhất vào các dịp lễ hội, ngày nghỉ lễ, dịp tết Mông, mùa Đông, mùa hoa ban, hoa đào, hoa mận nở rộ... Đông khách du lịch đã tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái của các khu, điểm du lịch, chính vì vậy huyện luôn quan tâm và sát sao chỉ đạo đến việc bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên, tuyên truyền ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn, tuân thủ quy định bảo vệ môi trường đảm bảo vệ sinh khu, điểm du lịch luôn sạch sẽ, cảnh quan trong lành ...

Bên cạnh đó, công tác phát triển số lượng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng được huyện quan tâm sâu sát, nội dung bồi dưỡng tập trung sâu vào việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, do vậy hiện nay lượng du khách đến với Mộc Châu ngày một đông. (UBND huyện Mộc Châu, 2014)

1.2.3. Bài học rút ra cho phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ

Từ phân tích những bài học thành công Từ tại nước Là, Việt Nam và một số huyện trong và ngoài tỉnh , có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cho huyện Thanh Thủy như sau:


- Phải quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên đó một cách hiệu quả nhất:

Ngành du lịch chịu ảnh hưởng tính thời vụ cao, do đó, ở những giai đoạn cao điểm ở các điểm du lịch thu hút lượng khách rất lớn, đặc biệt vào các ngày nghỉ, lễ hội…đã tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái của các khu, điểm du lịch. Do đó, cần phải nêu cao truyền thống dân tộc, tuyên truyền ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn, tuân thủ quy định bảo vệ môi trường để đảm bảo vệ sinh khu, điểm du lịch luôn sạch sẽ, cảnh quan trong lành. Cần thiết phải đề ra hình phạt nặng để răn đe những du khách xả rác bừa bãi, làm mất vệ sinh và sử dụng phạt để áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển du lịch.

- Sản phẩm du lịch phải mang tính độc đáo, đặc thù của địa phương: Vận dụng kinh nghiệm của các địa phương, Thanh Thủy cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, có thế mạnh riêng, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, khai thác thế mạnh của loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh…

Xã hội càng văn minh, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của du khách càng phong phú, đa dạng. Do vậy, việc tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch là một yếu tố khách quan, nhằm phát triển du lịch ở nhiều quốc gia hiện nay.

- Môi trường du lịch phải đảm bảo an toàn - an ninh:

Sản phẩm du lịch dù có chất lượng cao, phong cảnh đẹp tuyệt vời, di tích lịch sử văn hóa độc đáo nhưng không có môi trường du lịch an ninh-an toàn thì cũng không thể thu hút khách.

- Quan tâm đến công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch.

Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch cần trọng tâm trọng điểm, đúng hướng; xác định chương trình mục tiêu phải phù hợp; cần thiết phải bố trí đủ nguồn lực để phát triển theo chương trình đã được phê duyệt; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các


cơ sở vật chất, kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, đồng thời Nhà nước và doanh nghiệp cùng thực thi chính sách để tạo nên diện mạo mới cho kết cấu hạ tầng du lịch địa phương.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội; đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch.

Cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, người lao động trong các doanh nghiệp du lịch và cho người lao động tham gia cung cấp dịch vụ du lịch. Các địa phương luôn quan tâm đến công tác này, vì chất lượng nguồn nhân lực du lịch có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch, yếu tố có tính chất quyết định tới hiệu quả của kinh tế du lịch.

Trong thời gian tới, huyện cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, từ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp đến nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở du lịch, cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa cho cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch tập trung của tỉnh.

- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch của huyện

Mục đích của tuyên truyền quảng bá trong kinh doanh du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch, làm cho họ nhật thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua sản phẩm. Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trường khách cụ thể để đạt được mục đích ở thị trường đó. Như vậy, dựa vào thị trường mục tiêu để xác lập mục tiêu cổ động. Cần lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm hình thức sau: tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại, chào hàng và xúc tiến bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định được thời gian tiến hành. Huyện cần tăng cường quảng bá về hình ảnh du lịch của huyện.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn dự kiến trả lời các câu hỏi chính sau đây:

- Thanh Thủy có những lợi thế gì cho phát triển du lịch?- Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2012 - 2016 ra sao? Còn những vấn đề hạn chế gì?

- Cần có những giải pháp gì để phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ và làm thế nào để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong thời gian sắp tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn tiến hành thu thập tài liệu, số liệu liên quan du lịch tại các cơ quan thống kê, các cơ quan chuyên môn như: Phòng Văn hóa và thông tin, Trung tâm Văn hóa thể thao và du lịch, Chi cục thuế, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và các cơ quan khác có liên quan. Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến

hành phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú thọ, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đaṭ hiệu quả hơn.

Tài liệu thu thập được gồm:

+ Các tài liệu thống kê lượng khách du lịch, cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong giai đoạn 2012 - 2016.

+ Các tài liệu thống kê liên quan đến mức chi tiêu trung bình, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến huyện Thanh Thủy trong giai đoạn 2012 - 2016.


+ Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy

+ Các tài liệu liên quan khác.

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này, được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.

Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phản ánh về thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá, so sánh và xu hướng du lịch của du khách đối với huyện Thanh Thủy.

- Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo dự án, phân tổ theo địa phương, phân tổ theo nguồn vốn... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí