Thách Thức Đối Với Việt Nam Khi Xây Dựng Hệ Thống Đấu Thầu Điện Tử

Giai đoạn 2-5 sẽ bao gồm các bộ phận sau: gian hàng ảo (giai đoạn 2) là catalo điện tử cho phép đặt hàng trực tuyến các loại hàng hóa, vật liệu, trang thiết bị thông dụng từ procurement service warehouses and regional depots. Cùng với cổng thanh toán trực tuyến, việc mua bán và thanh toán trực tuyến trở lên dễ dàng hơn cho các bên tham gia; Giai đoạn thu cước và phí (giai đoạn 3). Người sử dụng sẽ phải đóng một khoản phí cho việc sử dụng hệ thống và mua hồ sơ mời thầu. Khoản phí này nhằm phục vụ cho việc duy trì hoạt động của hệ thống; Thanh toán điện tử (giai đoạn 4) cho phép chuyển tiền qua hệ thống giữa bên mua và bên bán từ việc mua hồ sơ mời thầu, thanh toán hợp đồng; Giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu điện tử (giai đoạn 5) cho phép nhà thầu điền thông tin theo các trường cho sẵn, chuyển hồ sơ dự thầu qua mạng, hệ thống tự động thông báo đến nhà thầu sau khi nhận được hồ sơ dự thầu, mở thầu và thông báo kết quả trực tuyến.


3.2. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

Hầu hết các quốc gia trên thế giới khi bắt đầu xây dựng hệ thống hay mô hình đấu thầu điện tử đều vấp phải những thách thức và điều đó cũng không ngoại lệ đối với Việt Nam. Những thách thức bên trong liên quan đến yếu tố con người, đó là quyết tâm của Chính phủ đối với việc xây dựng và triển khai ứng dụng đấu thầu điện tử, là trình độ hiểu biết, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu (một bộ phận các chủ đầu tư, ban quản lý dự án hay nhà thầu thậm chí còn không biết email là gì), là tâm lý quan ngại của những người tham gia hoạt động đấu thầu (nỗi lo mất việc, lo ngại về tính an toàn và bảo mật thông tin...) Bên cạnh đó, những thách thức bên ngoài là sự hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được vai trò khung pháp lý cho đấu thầu điện tử có thể vận hành và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó theo đúng kiểu trực tuyến. Chẳng hạn như vấn đề tính pháp lý của chữ ký điện tử. Tiếp đến là

những trở ngại về công nghệ thông tin. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin của Việt Nam chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu vận hành của hệ thống trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, an ninh mạng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư và nhà thầu khi tham gia hệ thống đấu thầu điện tử. Và cuối cùng, đó chính là nguồn vốn để xây dựng và duy trì hệ thống đấu thầu qua mạng đòi hỏi khá lớn và cần được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan trong nước và các nhà tài trợ nước ngoài. Như vậy, đối với Việt Nam, thách thức nào ảnh hưởng quyết định đến việc triển khai mô hình đấu thầu điện tử?

Quan điểm thứ nhất cho rằng những thách thức bên ngoài không phải là nhân tố chính cản trở thực hiện mô hình e-GP. Bởi lẽ nếu có nỗ lực thật sự từ phía Chính phủ thì hệ thống luật pháp cho đấu thầu điện tử vận hành phải được nhanh chóng xây dựng. Tiếp đến, trong bối cảnh toàn cầu, công nghệ được lan truyền nhanh chóng và có khả năng đáp ứng ngay khi Chính phủ có nhu cầu. Trở ngại về ngân sách và phân tầng trong xã hội về tiếp cận công nghệ thông tin được coi là thứ yếu nếu có quyết tâm của Chính phủ. Quan điểm này có lẽ đúng đối với các quốc gia nằm trong nhóm các quốc gia phát triển.

Cho dù quan điểm thứ nhất cho rằng quyết tâm của Chính phủ các quốc gia phát triển quyết định thành công mô hình e-GP và các thách thức bên ngoài là thứ yếu nhưng công nghệ phục vụ cho mô hình e-GP lại là một trở ngại lớn mà Chính phủ của các quốc gia khi xây dựng hoạt động đấu thầu trực tuyến của mình phải đối mặt. Một khi công nghệ thay đổi nhanh chóng mà hệ thống công nghệ thông tin của Chính phủ không hội nhập hoặc là có tính kế thừa yếu sẽ làm tăng chi phí vận hành hệ thống. Chẳng hạn sự thay thế thẻ điện tử thông thường (electronic card) bằng thẻ điện tử thông minh (smart card) để có thể ứng dụng những chữ ký điện tử sẽ làm cho toàn bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phải thay đổi, kể cả phần cứng lẫn phần mềm.

Để triển khai ứng dụng mô hình e-GP, không chỉ có Chính phủ "tốn kém" mà phía doanh nghiệp cũng phải "tốn kém" khi thích nghi với công nghệ yêu cầu từ mô hình này. Những trở ngại này có thể là lý do làm cho Chính phủ các nước còn "chần chừ" khi triển khai đấu thầu điện tử cho dù quyết tâm của họ rất cao. Như vậy, thách thức bên ngoài về công nghệ cũng rất quan trọng khi theo đuổi mô hình e-GP, đây là quan điểm thứ hai và nó đúng đối với trường hợp của Việt Nam, một quốc gia đang phát triển. Nếu yếu tố về ngân sách và sự phân tầng về mức độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin của các nhà thầu (doanh nghiệp) không quan trọng lắm ở các quốc gia phát triển thì đối với các quốc gia đang phát triển đó lại là một khó khăn thật sự và có thể chính là rủi ro loại bỏ nhà thầu khỏi cuộc đua.

Như vậy, cũng tương tự đối với các quốc gia đang phát triển, đối với Việt Nam, rào cản gây ảnh hưởng quyết định đến việc triển khai mô hình đấu thầu điện tử chính là là những trở ngại về công nghệ thông tin, về an ninh mạng và khả năng cung cấp ngân sách từ Chính phủ để xây dựng và duy trì hệ thống đấu thầu điện tử.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

3.3. BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

3.3.1. Vai trò của Chính phủ

Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam - 12

Vai trò quan trọng nhất của Chính phủ đối với xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử sự lãnh đạo với tầm nhìn chiến lược và sự thiết lập các mục tiêu đối với sự thay đổi trong hoạt động mua sắm công.

Tạo dựng một môi trường thuận lợi cho đấu thầu điện tử mở rộng và phát triển thông qua việc xây dựng các chính sách và khung pháp lý liên quan. Kích hoạt hệ thống đấu thầu điện tử thông qua các dự án thí điểm (chẳng hạn dự án hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm) và triển khai thí điểm ở một số đơn vị tiên phong. Xây dựng một quan điểm phối hợp, đổi mới và có mục tiêu trong chính sách và chiến lược liên quan đến đấu thầu điện tử.

Bên cạnh việc tiếp cận hệ thống pháp luật về đấu thầu điện tử của các nước để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, cần thiết xem xét môi trường pháp lý và điều kiện thực tế ở Việt Nam để đưa ra các chính sách pháp luật phù hợp theo từng giai đoạn hoặc từng thời kỳ tương ứng với sự phát triển công nghệ thông tin.

Để xúc tiến hoạt động đấu thầu điện tử, ngoài việc cần phải có các chính sách, khung pháp lý và một cơ chế hỗ trợ thích hợp, Chính phủ còn phải có các chiến dịch tuyên truyền, quảng bá để nâng cao nhận thức và chỉ ra những lợi ích mà đấu thầu điện tử đem lại cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân nói chung. Tuy nhiên, trong giai đoạn khởi đầu, Chính phủ cần thiết phải có những quyết định mang tính thử nghiệm để đánh giá xu hướng, khả năng phát triển đấu thầu điện tử ở Việt Nam. Chẳng hạn, theo văn bản số 6059/VPCP-KTN ngày 03/9/2009 về chủ trương triển khai thí điểm đấu thầu qua mạng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép triển khai thí điểm đấu thầu qua mạng tại các cơ quan như UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và các cơ quan có nhu cầu từ năm 2009 đến năm 2011, đồng thời công nhận giá trị pháp lý các tài liệu điện tử, chữ ký số và kết quả đấu thầu các gói thầu được lựa chọn thí điểm thực hiện theo mô hình đấu thầu qua mạng. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để xây dựng cơ chế quản lý, vận hành hệ thống đấu thầu qua mạng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3.3.2. Vai trò của doanh nghiệp

Chấp nhận, ứng dụng và phát triển đấu thầu điện tử không những cần sự nỗ lực từ phía Chính phủ mà vai trò của khu vực doanh nghiệp cũng rất lớn. Đấu thầu điện tử thực chất là việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động

đấu thầu, được sự hỗ trợ từ các công nghệ mới về thông tin, truyền thông và biến hóa không ngừng dưới tác động của các công nghệ mới này. Vòng mạng toàn cầu (Internet) đang nhanh chóng được toàn thế giới chấp nhận và rồi sẽ trở thành công cụ chủ yếu mà Chính phủ các quốc gia ứng dụng để xây dựng và phát triển hệ thống đấu thầu điện tử trong hoạt động mua sắm chính phủ. Đặc trưng của điện tử là các rủi ro, bất trắc, cái "được" và "mất" tiềm tàng. Vì vậy rất cần sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp. Trước hết đó là nhận thức đúng đắn về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của đấu thầu điện tử, trong vấn đề này, vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng và quyết định. Tiếp theo, đó là nguồn nhân lực. Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công của bất cứ hoạt động nào trong doanh nghiệp.

3.3.3. Cơ sở hạ tầng mạng truyền thông

Do đấu thầu điện tử hoạt động dựa trên các phương tiện điện tử nên hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông có một vai trò nền tảng quan trọng cho các ứng dụng của đấu thầu điện tử. Thiết lập một sơ sở hạ tầng mạng truyền thông dễ tiếp cận, đảm bảo tính liên thông và tính tương tác, kết nối giữa các cơ quan mua sắm chính phủ và các nhà cung cấp, đặc biệt là khả năng tương thích với các hệ thống quản lý hiện tại như tài chính, ngân hàng....Chẳng hạn, liên kết một hệ thống đấu thầu điện tử đến hệ thống quản lý tài chính có thể tạo thuận lợi cho quá trình thanh toán trực tuyến với nhà cung cấp.

Một trong các yếu tố cơ bản của đấu thầu điện tử là tính phổ biến toàn cầu và tính dễ tiếp cận với cơ sở hạ tầng truyền thông. Tiếp cận và sử dụng cơ sở hạ tầng này là chức năng của:

- Năng lực mạng ở cấp quốc gia, khu vực, và toàn cầu;

- Chi phí truy cập và sử dụng;

- Chi phí của các phương tiện truy cập (điện thoại, máy tính cá nhân, modem...);

- Kỹ năng truy cập.

3.3.4. Bảo vệ sở hữu trí tuệ

Thừa nhận việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, có tính tới những sự phát triển mới nhất, các chuẩn mực đã hình thành, và các tiêu chuẩn được quy định trong các hiệp định và các công ước quốc tế có liên quan.

Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là thiết yếu vì các sản phẩm và các dịch vụ số hóa truyền gửi trên Internet có thể bị sao chép một cách dễ dàng. Các doanh nghiệp hình thành với việc kinh doanh dung liệu số hóa cần được hưởng một mức độ bảo vệ thích đáng đối với các khoản đầu tư của mình.

3.3.5. An toàn

Tâm lý e ngại về sự không an toàn của việc ứng dụng đấu thầu điện tử, giao dịch trên mạng là một thực tế hiện nay của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hiện tượng này càng trở thành một vấn đề lớn khi mà vấn đề hacker trên mạng ngày càng phát triển một cách nhanh chóng và tinh vi. Đối với Việt Nam điều này còn bắt nguồn từ sự đầu tư chưa đầy đủ cho việc bảo mật thông tin trên mạng của các cơ quan, tổ chức và người tiêu dùng. Bên cạnh đó việc thiếu kiến thức hiểu biết cần thiết cũng là một nguyên nhân dẫn đến tâm lý e ngại của người sử dụng.

Nhiệm vụ đặt ra là tạo dựng môi trường nhằm bảo đảm an ninh cho đấu thầu điện tử, trong đó, khu vực tư nhân cần phải đi đầu trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ đảm bảo an toàn theo kịp mức độ hiện đại.

Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ chứng thực và mã hóa để các giao dịch điện tử trong hoạt động đấu thầu được an toàn.

Một trong các trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của đấu thầu điện tử là sự lo ngại của dân chúng về tính an toàn. Vấn đề an toàn trong đấu thầu

điện tử bao gồm các chính sách về công nghệ mã hóa; khuôn khổ pháp lý cho việc thực thi các chính sách đó; giáo dục cho dân chúng, thị trường, và những người thi hành luật hiểu biết rõ; giúp cho từng địa phương nắm được công nghệ an toàn, và đặt ra các tiêu chuẩn công nghệ tối thiểu.

Chính phủ cần phải đưa ra các chính sách tương ứng (nếu cần thiết thì bao gồm cả chính sách mã hóa), các tiêu chuẩn công nghệ, và lập pháp nhằm đảm bảo tính an toàn của thương mại điện tử. Tuy nhiên, công nghệ an ninh đang tiến hóa rất nhanh và do đó, khu vực tư nhân cần phải đi đầu trong việc phát triển công nghệ an toàn để theo kịp mức độ hiện đại.

3.3.6. Bảo mật và tin cậy

Sử dụng các phương tiện công nghệ được công nhận quốc tế và có tính tương tác để chống lại sự truy nhập bất hợp pháp vào các dữ liệu.

Bảo vệ dữ liệu để tạo ra một môi trường tin cậy và an toàn nhằm tạo thuận lợi cho dòng thông tin xuyên biên giới và giúp tăng cường lợi ích của đấu thầu điện tử.

3.3.7. Các hệ thống thanh toán điện tử

Hiện nay thanh toán điện tử đang là một trong những vấn đề trở ngại lớn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Chúng ta mới có hệ thống thanh toán liên ngân hàng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và thông qua hệ thống này phục vụ thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên hình thức thanh toán điện tử chưa hình thành và phát triển là do chưa thiết lập được cổng thanh toán trực tuyến kết nối các ngân hàng với nhau và với các tổ chức thanh toán quốc tế.

Do đó, nhiệm vụ đặt ra là xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán điện tử với khả năng tiếp cận những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, trong đó đặc biệt đảm bảo tính an toàn và bảo mật cao.

3.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Sự phát triển của mô hình đấu thầu điện tử trong hoạt động mua sắm công đã làm thay đổi phương thức đấu thầu truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận tính hiện thực của những rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện các hoạt động đấu thầu trên mạng. Việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một hệ thống pháp lý đầy đủ để điều chỉnh hoạt động đấu thầu điện tử. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, để thúc đẩy thương mại điện tử nói chung và đấu thầu điện tử nói riêng phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh hoạt động đấu thầu điện tử. Thiếu một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện đấu thầu điện tử cũng tương ứng với việc các chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu điện tử sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và bản thân các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động đấu thầu điện tử.

Hơn thế nữa, đấu thầu điện tử là một lĩnh vực còn mới mẻ, do đó để tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ đấu thầu điện tử là một việc làm có tính cấp thiết, mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một "sân chơi chung" với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.

Trong tiến trình hội nhập với thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đấu thầu điện tử cũng đồng nghĩa với việc từng bước hòa nhập và theo kịp tiến trình phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2023