Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 18


vật” ở mức độ nhất định [157; 52]. Vậy thì ba nhà văn Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố khi viết phóng sự càng bị “ràng buộc” nhiều bởi những thủ pháp nghệ thuật văn chương. Phóng sự của ba ông đậm chất văn chương, có khả năng dựng lên những bức tranh vừa cụ thể vừa khát quát về cuộc sống trong sự vận động phát triển của nó. Các phóng sự đã phản ánh đời sống thông qua những nguyên mẫu sinh động, với nghệ thuật dẫn chuyện, nghệ thuật trình bày, chọn lọc chi tiết, nghệ thuật miêu tả, đặc tả chân dung và với những giọng điệu thích hợp, linh hoạt.

3.2.1. Dựng cảnh:

Cũng như các đồng nghiệp Trọng Lang, Vũ Bằng, Nguyễn Đình Lạp, Nguyễn Tuân…Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố thường xây dựng tác phẩm theo một chủ để, làm nổi rõ sự kiện, con người trong một quá trình với vai trò dẫn dắt, tổ chức của nhân vật trần thuật. Cái tôi tác giả, nhân vật trần thuật là người nêu vấn đề, mô tả chi tiết, lý giải sự việc. Trong phóng sự, người đọc thấy các tác giả thường mô tả, tường thuật kết hợp với nghị luận. Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang mô tả, dựng cảnh, dựng người rất tài tình.

Tam Lang chọn lọc chi tiết dựng cảnh một bữa cơm đêm của phu xe: “Trước mắt tôi, một bát canh sáo bò bốc khói lên ngùn ngùn. Nóng sốt như thế mà tôi đoán chừng nó chẳng ngon lành gì cho lắm, vì trong bát canh đục ngầu như nước cống, mấy khoanh lòng bò lều bều nổi như những xác chết đuối dưới mấy đám hành răm. Cạnh đấy, một đĩa lòng già trông cũng chẳng ngon gì hơn.

Ít tiền làm gì được miếng ngon! Hai xu sáo lòng! Hai xu lòng già!

Cầm bát cơm, chan nước sáo, và…tôi thấy dạ dầy tôi nó đi một mạch từ bụng lên đến cổ. Có lẽ món ruột già nhà hàng làm không kỹ, nên và xong


một miếng, tôi tưởng như tôi đã nuốt phải cả một bãi phân bò” [16; 32]. Cái tôi tác giả

- nhân vật trần thuật cho chúng ta thấy rõ một cảnh tượng thê thảm của người phu xe thiếu thuế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

- “Bác làm phúc, hôm nay cháu thiếu mất hai hầu

- Phúc với đức gì, không đủ thuế thì gán áo

Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 18

- Bác để cho đến mai, cháu kéo…

Không đợi người này nói hết, mụ đàn bà the thé nói vào:

- Mai mấy kia gì, áo nó đâu bắt lấy!

- Cháu chỉ có một cái quần…Xe ế, nhỡ phải một hôm, bà trông lại… Lần này thằng áo nòng nọc không nói, cúi rút chiếc càng bắt ốc trong

gậm sấn lại đánh vào lưng người kia ba cái luôn tay:

- Ối giời ôi!

- Mày thiếu thuế còn bướng có phải không?

- Nó nỏ mồm, đánh bỏ mẹ nó đi cho bà…quai thêm cho nó mấy cái.

Mụ đàn bà búi tóc ngược, sấn sổ đứng dậy. Túm đầu người kia dìm xuống, mụ vừa tát vừa lên gối, chửi rủa một hồi.

Trên bục, mấy người nọ - chừng là phu xe cả - vẫn ngủ say. Một thằng tỉnh ngủ hơn, ngóc cổ lên nhìn, rồi lại nằm ngủ lại” [16; 28-29]. Và, cảnh mấy trăm phu chen chúc trong đêm nằm chờ xuống tàu đi Tân Thế giới “như một cảnh địa ngục ở trần gian” (Một đêm trước). Đấy là lối tả chân lạnh lùng, cận cảnh, sinh động. Cảnh trong các phóng sự ít khi chỉ là cảnh mà nhìn vào cảnh chúng ta đều thấy những sự việc đang hình thành, phát triển. Từ những cảnh ăn, ở, thiếu thuế…của người phu xe là những cực nhục ê chề đau đớn của cả một lớp người lao động trong một xã hội tàn nhẫn, bất nhân.

Vũ Trọng Phụng dùng một lối “tả chân triệt để làm cho người đọc có cái cảm tưởng như thấy trước mắt một cảnh tượng bẩn thỉu ghê gớm”


[139; 518] trong Kỹ nghệ lấy Tây: “Hai mươi thước trước mắt tôi, trong một gian nhà gỗ lợp lá kia, dưới ánh sáng yếu ớt một ngọn đèn dầu, tôi thấy bóng dáng một người lính hai tay gãi sườn, chân giang rộng, đứng nghênh ngang lấp cả cái cửa mà nhìn vào để cho một người đàn bà áo trắng quần trắng, cũng to nhớn chẳng kém, tóc đã sổ, sừng sộ xỉa xói vào mặt rồi ân ái tặng mình những câu văn chương:

- Vă tăng! Ê tút suyt! (Bước ngay tức khắc!)…

- Rê pét tơ cơ tuy viêng đờ đia (Mày thử nói lại những lời vừa nói tao nghe!)…


Bốp một cái, cái tát đã vội chấm câu cho những câu mắng nhiếc với đe dọa “lăng loàn”. Người vợ lùi lại đằng sau hai bước, tay bưng giữ lấy mặt và cúi đầu đứng im. Nhưng than ôi! Anh chồng bây giờ lại muốn cho vợ nói nữa, nói nhiều hơn trước, nói tệ hơn trước. Vì rằng lúc ấy nó mới xông vào, hai tay nắm lại mà tặng vợ những cái “quai hàm” hình như trên sân đánh bốc nó muốn cho kẻ địch bị một miếng “nốc ao” để mình chiếm giải vậy! Tức thì tiếng mấy đứa trẻ con òa khóc lên như ri. Nhanh như chớp, một thằng bé độ 10 tuổi từ trong nhà chạy vụt ra. Nó sang nhà bên cạnh đấm cửa. Rồi thì, từ hai nhà bên cạnh đều thấy tiếng cửa mở và có hai bác lính lê dương khác, quần áo ngủ, đi guốc ta, vừa chạy sang cái nhà “khổ chủ” ở giữa vừa lầu nhầu…Sau ba phút, phố Nhà Ngựa hết vắng vẻ, vì đã đầy những đàn bà con trẻ chạy ra xem” [4; 28-29]. Đây là một cảnh nữa, cảnh bọn cơm thầy cơm cô, ban ngày vạ vật kiếm sống, tối đến lăn lóc trong những xó tối quán cơm. “Chân tôi chưa bao giờ phải dẫm lên trên một lớp bùn quánh và nhớp nháp đến như thế. Đến chỗ mấy cái giường cách nhau mỗi giường một manh cót thì tôi không biết nên đặt lưng vào giường nào, vì giường nào cũng đã thấy đầy những người là người, nằm ngổn nằm ngang…Tôi đương bỡ ngỡ thì thấy bà chủ hàng cơm quát: - Thằng Hai đâu! Bảo nó lên sân gác, chỗ những đứa ở ấy mà nằm!…


Tôi theo lời, leo thang…Lên đến nơi thì…Bọn cơm thầy cơm cô nằm ngổn ngang như lợn cả, bọn đực nằm phía bên kia, bọn cái nằm phía bên này. Bốn thằng nhỏ bằng chạc tuổi tôi với ba con sen, một con độ lên mười, một con 15, còn một con nữa trông đã đứng tuổi. Trong khi hai đứa trẻ nằm hớ hênh vô ý thì con đứng tuổi khép nép vào một xó tường, khẽ nâng cái quạt nhìn tôi” [4; 89-90]. Như vậy cảnh mà toàn sự đời, số phận của những con người nhỏ bé tội nghiệp: Từng đoàn người rách rưới bị bật khỏi làng quê lếch thếch kéo nhau về kinh thành, những đám đông láo nháo, hỗn tạp, những sinh hoạt của đám con sen Cơm thầy cơm cô đã phơi bày thực trạng đời sống của những người dưới đáy xã hội. Cách miêu tả của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng là đi thẳng vào vấn đề, sự việc, không lượn vòng, dạo đầu, lấy đà. Cách miêu tả trực tiếp, trực diện này đập ngay vào mắt người đọc như cuộn phim quay cận cảnh. Sự việc tự nói lên vấn đề không cần bình luận, ghi chú. Ngô Tất Tố rất giỏi tả việc. Ông tả cặn kẽ từ đầu tới cuối, từ phát sinh phát triển đến kết thúc. Ông dựng cảnh, tạo không khí, chuẩn bị tư thế tiếp nhận cho người đọc. Sự việc diễn ra như một cuộn phim quay chậm, rõ nét, khúc chiết: Cảnh những đám đông hành lễ, đám ma, đám vào ngôi, cảnh thi giết lợn, nghệ thuật băm thịt gà, cảnh sửa xôi mới, nuôi gà thờ…(Tập án cái đình, Việc làng), cảnh ngập lụt, đói khát ở làng quê (Làm no hay Cái ăn trong những ngày nước ngập). Nhà văn mô tả Một tiệc ăn vạ: Bắt đầu, ông gặp và nghe các bà đi chợ bàn tán. Khi ông tới cổng làng thì là một cảnh tượng: “Người làng ở trong các xóm, lũ lượt kéo ra con đường giữa làng, già có, trẻ có, con nít cũng có. Trái lại với quang cảnh của đoạn đường lúc nãy, ở đây rất nhiều đàn ông, thỉnh thoảng mới có một người đàn bà. Với những tiếng cười cười, nói nói, vui như đám hội, người ta đổ xô về nẻo cuối làng. Xen lộn vào sự xôn xao của đám đông người ở trong các xóm, lại có tiếng lợn eng éc…Đám người lúc nãy lần lượt tiến vào cửa điếm. Các ông già và


người cao tuổi lên thẳng tòa chính, còn người ít tuổi và đám con nít thì xuống hai tòa giải vũ. Giây lát ba bọn đàn ông lực lưỡng khiêng ba con lợn bị trói đặt vào trước sân và một lũ người khác đài tải tới đó đủ hết các thứ: bát, đĩa, dao, thớt, rổ, rá và nồi ba mươi. Rồi đó, bọn này bắc nồi đun nước, bọn kia đè lợn chọc tiết” [25; 278-279]. Đó là một đám ăn vạ! Từ đấy tác giả mới lý giải sự việc, nguyên nhân dẫn đến “ăn vạ”. Trong Nghệ thuật băm thịt gà, Ngô Tất Tố dạo đầu bằng việc đến thăm bạn học cũ. Đúng lúc nhà bạn có “việc làng”, “chứa hàng xóm”: “Người đến mỗi lúc một đông. Già có, trẻ có, đứng bóng có. Toàn là đàn ông tất cả. Trong nhà giường phản chật hết, người nhà phải quét cái thềm mưa ướt rờm rợp, rồi chải chiếu lên, để làm chỗ ngồi cho mấy ông tí nhau.

Hàng xóm vẫn lục tục kéo đến với những bàn chân đất lấm bê bê. Ai cũng như nấy, sau khi đã đến bể nước dội qua người ta đi nhón lên thềm, chùi chân vào cái chổi rơm làm phép, rồi bước xàm xạp lên chiếu” [25; 231]. Người kéo đến đông như thế, mà chỉ có một mâm xôi gà, con gà “ước chừng một người ăn cố mới hết”. Nhưng con gà phải chia làm tám mươi ba suất cho hai mươi ba cỗ, “thật là một kỳ công”. Cái kỳ công của thằng Mới ở nghệ thuật băm thịt gà. Nhà văn mô tả tỉ mỉ cử chỉ, tư thế, động tác của thằng Mới: Pha sỏ gà làm năm, phao gà làm bốn. Miếng sỏ nào cũng có dính một tí mỏ, miếng phao gà nào cũng có đầu bầu đầu nhọn. Và cánh gà hắn chặt làm hơn mười miếng. Bây giờ đến mình gà: “Hắn lách lưỡi dao vào sườn con gà, cắt riêng hai cái tỏi gà bỏ ra góc mâm. Rồi lật ngửa con gà lên thớt, hắn ướm dao vào giữa xương sống và giơ dao chém luôn hai nhát theo chiều dài cái xương ấy. Con gà bị tách ra làm hai mảnh. Mỗi mảnh đều có một nửa xương sống. Một tay giữ thỏi thịt gà, một tay cầm con dao phay, hắn băm lia lịa như không chú ý gì hết. Nhưng mà hình như tay hắn đã có cỡ sẵn, cho nên con dao của hắn giơ lên, không nhát nào cao, không nhát nào thấp. Mười nhát như một, nó chỉ lên khỏi mặt thớt độ một gang và cách cái


ngón tay hắn độ vài ba phân. Tiếng dao công cốc vào mặt thớt, nhịp nhàng như tiếng mõ của phường chèo, không lúc nào mau, cũng không lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt băng ra. Miếng nào như miếng ấy, đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau mảy may.

Trông những miếng thịt của hắn bốc ra góc mâm, mới đẹp làm sao! Không dập, không nát, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm. Nếu để trước môi mà thổi có thể bay được mười mét” [25, 234]. Cái mình gà băm được 92 miếng. Ba đời làm nghề ấy, thằng Mới mới thạo được như thế, người khác dễ ai làm nổi. Và tác giả chỉ còn cách “dâng cho ông Mới ấy cái chức nghệ sĩ”. Mô tả và bình luận. Bình luận thường là sau khi sự việc kết thúc. Ngô Tất Tố nhẩn nha dẫn người đọc đi hết cảnh này đến cảnh khác, cuối cùng có lời bàn, tỏ thái độ: có khi là tiếng thở dài, có khi như là tiếng cười chua chát. Không phải tất cả, đa phần là u ám, nặng nề.

Ba nhà văn Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang đã thể hiện khả năng quan sát sắc sảo, lựa chọn tình tiết tinh tế, đặc sắc có ý nghĩa và một khả năng dựng cảnh tài tình. Cảnh như được “vẽ ra” làm sống động những bức tranh hiện thực đời sống, tạo được sức ám ảnh đối với người đọc. Nhưng cả ba tác giả không phải chỉ chú tâm mô tả cảnh, dựng cảnh mà qua cảnh để hướng tới những vấn đề có ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc.

3.2.2. Dựng chân dung nhân vật :

Thông thường phóng sự là một bức tranh thời sự, đầy ắp hơi thở cuộc sống được tái hiện bằng những sự việc, con người xác thực. Con người trong phóng sự có thể có bản sắc, sinh động nhưng chủ yếu đó chỉ là những nhân chứng, những “công cụ” tác động đến sự việc, vì vậy người viết phóng sự “có quyền” mô tả diện mạo hành vi con người nhằm phục vụ thông tin mà không nhằm đi sâu vào nội tâm, tính cách nhân vật. Tuy nhiên ở Lọng cụt cán (1939), Người…ngợm (1940), Tam Lang đã mô tả tài tình những chân


dung của xã hội đương thời cả về ngoại hình và tính cách, đặc biệt những hạng người “dởm nhất”: những ông chủ báo, ông chủ mồ, bà chủ đất, bà chủ mỏ, mợ đốc Bốn…Mỗi nhân vật một cá tính sắc nét. Nhân vật Tư trong Tôi kéo xe cũng được phác họa chân thực. Bằng một ngòi bút sắc sảo, Vũ Trọng Phụng dựng được nhiều chân dung nhân vật đặc sắc: Trùm Ấm B (Cạm bẫy người), con sen Đũi (Cơm thầy cơm cô), Thị Lành (Lục xì), bà Kiểm Lâm, bà Ách Nhoáng, cô đầm lai Suzanne (Kỹ nghệ lấy Tây), ông chủ lục sự già (Một huyện ăn Tết). Những nhân vật thảm thương hoặc bọn sâu mọt đục khoét “hiện hình” đậm nét trong các phóng sự của Ngô Tất Tố: cụ Thượng làng Lão Việt (Lớp người bị bỏ sót), ông Thư và con trai Cả Thi (Cái án ông cụ), Hai Thuyết (Đôi giầy mất dạy), ông Lũy (Góc chiếu giữa đình), lão Điển lễ xảo quyệt (Nén hương sau khi chết)…

Thế giới nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang đông đúc, đa dạng, hỗn tạp đủ mọi giới, mọi lớp người của nhân loại, của thế giới:

- Người nông dân và bọn cường hào quan lại - những tầng lớp cơ hữu của nền kinh tế nông nghiệp, phong kiến. Họ nghèo hèn nhưng vẫn muốn có “địa vị”, muốn chiếm một “góc chiếu giữa đình”, muốn có danh có phận ở làng. Bọn chánh hội, lý trưởng, trương tuần…tìm cách, hùa nhau kiếm ăn, xoay tiền, chiếm ruộng của dân (Việc làng). Bọn quan lớn, quan bé: Thượng thư, tri huyện, tri phủ, bố chánh, quan Hàn, quan Khâm Thiên giám. Ông Nghị tham lam và dốt nát (Lọng cụt cán, Người…ngợm). Bọn lính cơ, lính lệ sắp đến ngày Tết lại “sôi lên sùng sục” “đi ăn cướp có giấy phép”, tống tiền từ người dân đến lý trưởng ở các vùng thôn quê (Một huyện ăn Tết).

- Những người lao động cực khổ từ nhiều nơi, nhiều nguồn gốc đổ về thành phố. Người phu xe (Tôi kéo xe), Người phu mộ đi Tân thế giới (Một đêm trước). Người nhà quê bị ánh sáng kinh thành lôi cuốn (Cơm thầy cơm cô).


- Bọn lừa đảo bịp bợm: những “trùm”, “mòng”, “két”, “tạ”…giăng mắc khắp nơi, đưa Hà Thành vào “lưới nhện” cờ gian bạc lận của “kỹ nghệ bạc bịp” (Cạm bẫy người); bọn Thầy lang bịp bợm, lừa đảo trong nghề “dao cầu thuyền tán”.

- Những đại diện và những đứa con kỳ quái của chủ nghĩa thực dân. Thống sứ Châtel “muốn nâng cao phẩm giá anh em xe kéo”, đã đặt ra những điều kiện khắt khe (Xa phu…bất túc), Đốc lý Virgiti, viên quan “đứng đầu Thủ đô Bắc Kỳ” “y phục xềnh xoàng - áo một màu, quần một màu khác, ca vát cũ kỹ, đôi giày không đánh kem”, bác sĩ Joyeux và thanh tra Mas (Lục xì). Rồi những thày thông, thày ký, ông Tây An Nam. Những cô gái mại dâm thực thụ, những cô gái mại dâm trốn thuế, những cô gái mại dâm trá hình: phụ nữ Tây phương, kỹ nữ Tàu, Nhật…(Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì). Những tên lính lê dương thuộc nhiều quốc tịch: Pháp, Nga, Đức, Bồ…(Kỹ nghệ lấy Tây). Thật là cả một thế giới.

Thế giới nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang đều có quan hệ mật thiết với nhân vật Tôi. Nhân vật Tôi luôn xuất hiện để phỏng vấn, dẫn dắt câu chuyện, có khi nhập vai để cùng thấm thía, cảm nhận lẽ đời, hiểu sự đời, có khi đứng riêng ra để quan sát, chiêm nghiệm, bình luận. Nhân vật Tôi trong phóng sự bao giờ cũng là tác giả. Cái Tôi tác giả với tư cách là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự việc. Người đọc có cảm giác và tin sự việc được tác phẩm nêu lên là thực, là những điều tác giả của nó từng mắt thấy tai nghe.

Nhân vật Tôi của Tam Lang chân thành dễ dàng hòa nhập với tầng lớp bình dân: mượn bộ quần áo nâu, đội lên đầu chiếc nón lá phu xe kéo rồi “mạnh bạo đi làm xe” (Tôi kéo xe), hoặc đóng vai thám tử ghi lại những sự thật về khách hàng với nhà hàng trong nghề mại dâm. Cái Tôi tác giả Ngô Tất Tố trong các phóng sự của ông lại rất từ tốn, ung dung, sang trọng, hiểu

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí