4.4.2. Hiệu quả xã hội.
Công ty lâm nghiệp Sông Thao giải quyết việc làm cho 44 CBCNV đảm bảo thu nhập ổn định. Mỗi năm Công ty cũng giải quyết được hơn 180 lượt lao động nhàn rỗi tại địa phương góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trong khu vực.
Công ty từng bước chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng năng suất cao tới người dân địa phương, góp phần tăng năng suất rừng, nâng cao dân trí; đóng góp tích cực trong các phong trào ủng hộ xây dựng các công trình của địa phương, quỹ tình nghĩa…
Công ty ủng hộ xây dựng các công trình công cộng, các quỹ phúc lợi xã hội 40 triệu đồng/năm, sửa chữa bảo dưỡng đường 4 km chi phí 20 triệu đồng, đóng góp cho ngân sách địa phương: 6,0 triệu đồng/năm.
Công ty đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ công nhân viên tại bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hòa.
Công ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi thăm quan du lịch mỗi năm
một lần. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hôi hội công nhân viên chức hàng năm.
4.4.3. Hiệu quả môi trường.
nghi ̣người lao đông và Đại
Có thể bạn quan tâm!
- Những Cơ Sở Để Chọn Loài Cây Và Phương Thức Lâm Sinh.
- Kế Hoạch Xây Dựng Các Công Trình Dịch Vụ, Phúc Lợi, Dân Dụng.
- Đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và Lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới FSC giai đoạn 2015- 2020 tại Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, Phú Thọ - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Công ty lâm nghiệp Sông Thao trồng gần 130 ha rừng/năm góp phần tăng thêm độ che phủ rừng trên địa bàn huyện, điều hoà nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hấp thụ khí cacbon, làm giảm nồng độ một số chất thải công nghiệp như: CO2, SO2, NO2…
- Công ty xây dựng các kế hoạch giám sát xói mòn; xây dựng kế hoạch giám sát hành lang ven suối; giám sát độ che phủ của rừng; giám sát thực hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì hóa chất đạt được một số kết quả nhất định
+ Để bảo vệ hành lang ven suối và đa dạng sinh học được bền vững, Công ty đã tiến hành điều tra, rà soát theo các tuyến hành lang ven suối và xây dựng mới. Hiện tại Công ty đang bảo vệ hành lang ven suối và đa dạng sinh học là: 30,9 ha. Với chiều dài 4,74 km. Ngoài ra, Công ty đang giám sát nguồn nước tại Đập Phai
Lao Khu 6 xã Vô Tranh thuộc đội 3 quản lý đại diện cho vùng. Kết quả xét nghiệm của Trung Tâm y Tế dự Phòng tỉnh phú Thọ đã kết luận 13 chỉ tiêu xét nghiệm của mẫu nước trên đạt tiêu chuẩn QCVN01: 2009/BYT.
+ Đối với các chất thải rắn như vỏ túi bầu, bao bì hóa chất, túi nilon...Công ty giao cho các đơn vị đội sản xuất thu gom và chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam xử lý theo qui định. Các chất thải lỏng như dầu thải cưa xăng, thiết bị vận tải, nước súc rửa bình phun thuốc trừ sâu...được xử lý bằng cách đào hố sâu ở nơi ít người qua lại, đổ chất thải xuống sau đó lấp hố đảm bảo vệ sinh an toàn.
+ Việc xử lý thực bì khi trồng rừng, công ty tiến hành vào mùa khô hạn chế xói mòn; sau khi xử lý thực bì xong cuốc hố trồng lại rừng tăng độ che phủ, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng, điều tiết nguồn nước ngầm trong đất; góp phần quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, làm thay đổi chế độ nhiệt, vận tốc gió, bảo vệ mùa màng, làm sạch không khí; cải thiện môi trường, độ ẩm tiểu vùng khí hậu.
Công ty trồng rừng chủ yếu loài cây Keo tai tượng là loài cây họ đậu, rễ có nốt sần cố định đạm tự nhiên nên có tác dụng cải tạo đất, làm tăng chất mùn trong đất do tạo lớp thảm mục từ lá Keo; góp phần tăng thêm độ che phủ rừng trên địa bàn huyện, điều hoà nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hấp thụ khí cacbon. Rừng giữ nước, làm tăng lượng nước ngầm trong đất. Góp phần quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, làm thay đổi chế độ nhiệt, vận tốc gió, bảo vệ mùa màng, làm sạch không khí; Cải thiện môi trường, độ ẩm tiểu vùng khí hậu. Rừng làm tăng tính đa dạng sinh học, là nơi trú ngụ, sinh sống của nhiều loài động, thực vật.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý rừng bền vững đang ngày càng trở nên cấp bách. Việc tìm kiếm các giải pháp để quản lý rừng bền vững, trong đó việc cấp CCR- chính là sự xác nhận bằng văn bản cho chủ rừng đáp ứng được các tiêu chuẩn QLRBV của các tổ chức có thẩm quyền - và việc sử dụng các sản phẩm từ gỗ có CCR, tẩy chay các mặt hàng gỗ không có nguồn gốc xuất xứ chính là thái độ tích cực hạn chế nạn phá rừng. Trên thế giới, CCR đang dần được thừa nhận và trở thành thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này còn rất hạn chế, mới chỉ có một số đơn vị và một số diện tích nhỏ được một số tổ chức hỗ trợ và cấp CCR.
Công ty Lâm nghiệp Sông Thao được cấp CCR bền vững của FSC ngày 06/5/2011. Từ khi Công ty vào nhóm chứng chỉ rừng bền vững FSC, Công ty đã trồng rừng tăng độ che phủ rừng từ 63% năm 2010 lên 89,8% năm 2014. Việc thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm đạt được các tiêu chuẩn của FSC không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho CBCNV trong Công ty, cộng đồng địa phương mà còn góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu.
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong QLR năm 2014 và lập KHQLR theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) giai đoạn 2015 – 2020 tại Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, Phú Thọ trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
- Đề tài đã đánh giá được hoạt động QLR của Công ty trong 5 năm gần đây (2010- 2014) đã đạt được những hiệu quả nhất định:
+ Sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích được giao, rừng khai thác đến đâu được trồng lại ngay tới đó, không còn đất trống.
+ Chuyển đổi lâm trường sang hoạt động theo mô hình Công ty Lâm nghiệp phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế, bộ máy Công ty gọn nhẹ.
+ Công ty đã đưa các giống cây trồng mới có năng suất cao vào trồng rừng, tốc độ rừng phát triển tốt. Khai thác rừng đã áp dụng công nghệ khai thác giảm
thiểu tác động; chặt hạ bằng cưa xăng, vận xuất thủ công giảm thiểu được phần nào tác động xấu đến môi trường.
+ Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khá ổn định và phát triển nên Công ty đã thực hiện được đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo các chế độ chính sách đối với CBCNV như: tiền lương, thưởng, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động,…
- Trải qua thời gian thực hiện QLRBV theo bộ tiêu chuẩn của FSC, Công ty lâm nghiệp Sông Thao chỉ mắc các lỗi nhỏ và đã được khắc phục đúng thời hạn. Năm 2013, qua đánh giá nội bộ và đánh giá chính thức hằng năm, Công ty đã mắc 5 lỗi nhỏ và đã khắc phục được 4 lỗi, lỗi còn lại chờ lần đánh giá tiếp theo. Năm 2014, Công ty đã phát hiện thêm 12 lỗi mới. Công ty vẫn duy trì được CCR của RainForest Alliance.
- Đề tài cũng đã xây dựng được KHQLR theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) giai đoạn 2015- 2020 cho Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, trong đó kế hoạch khai thác là quan trọng nhất. Tổng diện tích khai thác từ năm 2015- 2020 là 934,9 ha; tổng sản lượng dự kiến khai thác là: 62.463,6 m3. Trong khuôn khổ luận văn, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào kế hoạch cho đối tượng rừng trồng.
- Trong KHQLR giai đoạn 2015- 2020 cho Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, đề tài cũng đã đưa ra được một số kế hoạch:
+ Kế hoạch bảo vệ rừng;
+ Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng;
+ Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường;
+ Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội;
+ Kế hoạch nhân lực và đào tạo;
+ Kế hoạch giám sát và đánh giá;
+ Kế hoạch vốn đầu tư. Ước tính tổng vốn đầu tư của Công ty là 34.125,0 triệu đồng cho giai đoạn 2015 – 2020.
Đề tài cũng đã dự tính được hiệu quả QLR sau khi thực hiện QLR. Đối với loại cây trồng chính là Keo tai tượng thì trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với NPV đạt 31,284,227 triệu đồng/ha (r = 10%)
Trên cơ sở kết quả đánh giá và kết quả sửa chữa các LCTT trong QLRBV thì kế hoạch QLRBV của Công ty theo giai đoạn 2015 – 2020 chính là sự kế thừa các kế hoạch của năm trước cộng với các lỗi trong QLR đã được khắc phục.
Như vậy, QLRBV phải đạt được sự bền vững trên cả 3 phương diện kinh tế, môi trường và xã hội. Đối với mỗi quốc gia, đó là nhận thức về các giải pháp bảo vệ mà vẫn sử dụng tối đa các lợi ích từ rừng. Đối với các chủ rừng, đó còn là nhận thức về quyền xuất khẩu lâm sản của mình vào mọi thị trường quốc tế với giá bán cao. Việc tìm kiếm các giải pháp để quản lý rừng bền vững, trong đó việc cấp CCR- chính là sự xác nhận bằng văn bản cho chủ rừng đáp ứng được các tiêu chuẩn QLRBV của các tổ chức có thẩm quyền - và việc sử dụng các sản phẩm từ gỗ có CCR, tẩy chay các mặt hàng gỗ không có nguồn gốc xuất xứ chính là thái độ tích cực hạn chế nạn phá rừng.Việc th ực hiện quản lý rừng bền vững nhằm đạt được các tiêu chuẩn của FSC không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho CBCNV trong Công ty, cộng đồng địa phương mà còn góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu.
2. Tồn tại:
- CCR của Công ty lâm nghiệp Sông Thao thuộc Chứng chỉ rừng theo nhóm mà Tổng Công ty giấy Việt Nam là trưởng nhóm. Quản lý rừng của Công ty có được thực hiện đầy đủ hay không sẽ ảnh hưởng đến toàn nhóm và ngược lại, việc thực hiện không đầy đủ các nguyên tắc QLRBV cũng sẽ ảnh hưởng đến Công ty Lâm nghiệp Sông Thao. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức, là khó khăn mà Công ty chưa vẫn đang tìm hướng giải quyết trong duy trì QLRBV và CCR.
- Nhu cầu vốn của Công ty là rất lớn. Số vốn Ngân hàng Phát triển cho Công ty vay chỉ được 60% còn lại 40% vốn Công ty tự xoay sở. Do đó, để duy trì và hoàn thành các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty thường phải đi vay vốn với lãi suất rất cao, nguồn vốn thường bị chậm;
- Vẫn còn tình trạng người dân địa phương tại một vài nơi xâm lấn đất trồng rừng của Công ty. Việc xử lý tranh chấp, xâm lấn chưa dứt điểm ở nhiều xã.
3. Kiến nghị.
- Đề nghị Nhà nước và ban nghành liên quan quan tâm có chính sách ưu đãi về vốn vay trồng rừng với mức vay 90% tổng dự toán được duyệt và được giải ngân kịp thời.
- Đề nghị Tổng công ty Giấy Việt Nam, UBND Huyện Hạ Hòa hỗ trợ về mặt pháp lý và có cơ chế giải quyết dứt điểm đối với diện tích đất của Công ty đang bị dân xâm lấn đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm lâm luật như: Phát rừng, lấy trộm gỗ của Công ty…để Công ty ổn định sản xuất kinh doanh.
- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức về FSC, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho các đội trưởng và các đối tượng công nhân sẽ phải tiếp xúc với chuyên gia FSC (tổ chức kiểm tra, tập phỏng vấn ….).
- Đề nghị Tổng Công ty ưu tiên đào tạo nâng cao trình độ quản lý, tiếng Anh cho một số đội trưởng và cán bộ quản lý Công ty.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2007), Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2011), Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, Hà Nội.
3. Đỗ Thị Ngọc Bích “ Chứng chỉ rừng và kinh doanh sản phẩm gỗ”. Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn
- Hà Nội, 2009.
4. Trần Văn Con, Nguyễn Huy Sơn, Phan Minh Sáng, Nguyễn Hồng Quân, Chu Đình Quang, Lê Minh Tuyên(2006) Cẩm nang ngành lâm nghiệp: chương Quản lý rừng Bền vững.
5. Lê Khắc Côi “ Tóm lược tình hình lâm nghiệp và chứng chỉ rừng thế giới , chứng chỉ rừng ở Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn - Hà Nội, 2009
6. Phạm Hoài Đức, Lê Công Uẩn, Nguyễn Ngọc Lung, Phạm Minh Thoa (2006),
Cẩm nang ngành lâm nghiệp: Chương chứng chỉ rừng.
7. Tổ chức FSC (2001), Quản lý rưng bền vững và chứng chỉ rừng, tài liệu hội thảo.
8. Kỷ yếu hội thảo WWF về QLRBV và CCR, Quy Nhơn 24 – 25/5/2005
9. Nguyễn Ngọc Lung (2004), QLRBV và CCR ở Việt Nam, cơ hội và thách thức, tài liệu hội thảo.
10. Nguyễn Ngọc Lung “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam và định hướng nghiên cứu phát triển”. Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn - Hà Nội, 2009
11. Gil. C. Saguiguit (1998): Phát triển bền vững: Định nghĩa, khái niệm và bài học kinh nghiệm. Hà Nội
12. Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004
13. Ngọc Thị Mến (dịch) (2008), Quản lý chuối hành trình sản phẩm đối với các sản phẩm gỗ
89
14. Vũ Văn Mễ (2009), “Quản lý rừng bền vững ở Việt nam: Nhận thức và thực tiễn”. Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn - Hà Nội.
15. Vũ Nhâm (2007), tài liệu tập huấn về Quản lý rừng bền vững (2007)
16. Nguyễn Hồng Quân (2008) , Khai thác rừng tác động thấp trong thực tế quản lý rừng bền vững ở việt nam , tài liệu hội thảo.
17. Quyết định số18/2007/QĐ-TTg(2007),của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020
18. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg,(2006) của Thủ tướng chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý rừng
19. Viện tư vấn phát triển KTXH nông thôn và miền núi (2009), Báo cáo chính thực hiện quản lý rừng bền vững ở việt nam, Hà Nội
20. Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (2008), Đánh giá rừng độc lập về quản lý rừng trồng của mô hình chứng chỉ rừng “theo nhóm” của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, Hà Nội.
21. Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (2009), Báo cáo chính thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam, Hà Nội.
22. Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ( 2007). Tiêu chuẩn FSC quốc gia QLRBV, Dự thảo 9c.
Tiếng Anh
23. FSC (2010) , Global FSC Certificates 2010-01-15,Germany
24. FSC (2004), FSC Standard for Chain of Custody Certification, Germany
25. Association of the World Conservation Union (IUCN, 1980) World Conservation Strategy: "Protection for sustainable development"
26. WCED (World Commission on Environment and Development) 1987. Our Common Future. Oxford University Press, Oxford.