Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 22


Dạng thời gian này còn có chức năng khuyến thiện trừng ác khi để con người tự vẽ nên hậu vận của mình.

Nhìn chung, truyện truyền kì Việt Nam và Trung Hoa thường xuất hiện không gian và thời gian đồng hiện. Điều này đã giúp tác phẩm mở rộng biên độ phản ánh theo nhiều chiều hướng khác nhau, ra khỏi không gian và thời gian thực. Nhân vật được tự do di chuyển cả về tinh thần lẫn thể xác. Không gian, thời gian đồng hiện trong truyền kì còn cho thấy bề sâu tâm thức con người. Có những vùng không gian, thời gian vô cùng quan trọng trong tâm thức con người nhưng không thể xác định bằng những tên gọi, vị trí địa lí hay lịch sử… Đó là những khoảng không gian, thời gian thiêng tồn tại bên cạnh không gian, thời gian thực. Ở những khoảng không gian, thời gian thiêng ấy; con người có thể tìm kiếm sự che chở, phù trợ của thần linh; nơi con người có thể thay đổi vận mệnh của mình… Cảm quan của con người đối với vấn đề không gian, thời gian còn được thể hiện qua các sinh hoạt văn hóa tạo nên văn hóa tâm linh của con người.


Tiểu kết

Khảo sát thần thoại Việt Nam và Trung Hoa, chúng tôi nhận thấy một số mô típ tiêu biểu nhất của thể loại này: mô típ hiển linh, mô típ biến hình, mô típ chinh phục cái chết, mô típ kết duyên kì lạ. Trong thần thoại, các mô típ này thường gắn liền với các nhân vật là thần linh với mục đích giải thích nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, nguồn gốc loài người và các tộc người. Khảo sát truyền kì Việt Nam và Trung Hoa, chúng tôi nhận thấy các truyện truyền kì đã kế thừa các mô típ có nguồn gốc sâu xa từ thần thoại. Tuy nhiên, mỗi mô típ lại có cách thức triển khai có nhiều sự khác biệt so với thần thoại. Chủ yếu các mô típ gắn liền với sự phò trợ của các thần cho cuộc sống con người và để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của nhân vật.

Cảm nhận về không gian, thời gian trong truyền kì là một phức cảm. Một mặt, con người vẫn kế thừa sự nhận thức về các thế giới trong thần thoại với thiên giới, địa giới, thủy giới, âm giới. Mặt khác, con người xuất phát từ đời sống trần tục, mang cảm hứng thế tục vào quá trình cảm nhận về các thế giới khác. Vì thế, không gian thiêng trong truyền kì có tính đồng hiện: đồng hiện thực giới và hư giới, đồng hiện trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục. Nhân vật có thể dịch chuyển từ không gian này sang không gian khác để thay đổi cuộc đời. Sự mở rộng không gian trong truyền kì là để thỏa mãn những khát vọng cá nhân của nhân vật. Thời gian trong truyền kì Việt Nam thời trung đại cũng là sự đồng hiện của thời gian đồng đại và thời gian lịch đại. Sự đồng hiện đồng đại là sự kết hợp của thời gian thiêng và thời gian thế tục. Sự đồng hiện lịch đại là sự đan xen, phụ thuộc của các dạng thời gian: hiện tại là kết quả của quá khứ, tương lai là kết quả của hiện tại. Vì thế, con người luôn có ý thức về sự liên kết quá khứ, hiện tại, tương lai.

Các yếu tố của thi pháp huyền thoại luôn có nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. Các tác giả truyền kì không mượn nguyên mẫu mà luôn có sự cải biến cho phù hợp với ý nghĩa mà tác phẩm văn học muốn truyền tải. Vì thế, khi được tái sinh trong các tác phẩm văn học sau này, các yếu tố huyền thoại luôn có sự vận động của nó. Nhờ đó, truyền kì làm sống dậy những vấn đề có tính chất vĩnh hằng của cuộc sống con người. Truyền kì vừa có màu sắc hư ảo lại vừa gần gũi với cuộc sống con người. Mô típ, không gian, thời gian huyền thoại cùng với các yếu tố huyền thoại khác góp phần tạo


ra sự chuyển hóa của câu chuyện. Cụ thể, các yếu tố huyền thoại tạo ra sự đứt gãy mạch kể chuyện quen thuộc, phá vỡ sự phản ánh hiện thực khách quan của câu chuyện. Từ đó, sự lồng ghép các yếu tố huyền thoại vào câu chuyện tạo nên bước ngoặt, kịch tính cho tác phẩm, thúc đẩy sự vận động của mạch truyện. Các truyện truyền kì triển khai các các yếu tố huyền thoại rất nhanh gọn, gói trọn trong những khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi tạo cho tác phẩm cái không khí hư hư thực thực, thoắt ẩn thoắt hiện làm cho câu chuyện thêm bí ẩn và hấp dẫn. Các yếu tố huyền thoại không chỉ có vai trò thúc đẩy sự phát triển câu chuyện mà còn làm nên đặc trưng của truyện truyền kì.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 22

Mặc dù suốt thời gian dài không được coi trọng bằng thơ, phú và các thể văn, thể loại truyền kì ở Việt Nam, Trung Hoa thời trung đại vẫn đạt được những thành tựu rực rỡ. Các tác phẩm này đã phản ánh cuộc sống rộng rãi bằng bút pháp tinh tế, huyền ảo. Bên cạnh đó, số lượng tác phẩm tương đối nhiều, sự ưa chuộng của đông đảo quần chúng nhân dân đã khẳng định sức sống lâu dài và mãnh liệt của thể loại này. Có thể nói, truyền kì thời trung đại là một trong những thể loại tự sự quan trọng bậc nhất trong văn học Việt Nam và Trung Hoa. Với khoa học về huyền thoại được hình thành trong những năm gần đây, chúng tôi muốn chọn một con đường, một phương pháp mới để tiếp cận truyền kì của Việt Nam.

1. Là một trong những thể loại tiêu biểu của văn xuôi tự sự trung đại, truyền kì Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Do đặc thù thể loại của văn học trung đại, các tác phẩm truyền kì được các nhà nghiên cứu, thậm chí các tác giả, người giới thiệu gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau. Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Hoa, thể loại truyền kì của Việt Nam có đời sống riêng của thể loại với sự khởi đầu, phát triển rực rỡ và cải tiến, hòa nhập với các thể loại khác. Truyền kì luôn là những tác phẩm viết về đất nước và con người Việt Nam; là sản phẩm mang tính cộng hưởng của khả năng văn chương của nhà văn và sự ảnh hưởng của văn học dân gian, văn hóa Việt. Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã đề cập, phân tích, lí giải các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại nhưng cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống truyền kì của Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại.

Chúng tôi chủ yếu vận dụng lí thuyết cấu trúc, lí thuyết nhân học, lí thuyết phân tâm học… về vấn đề huyền thoại để nghiên cứu về huyền thoại trong truyền kì. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các khái niệm của lí thuyết thi pháp để mô hình hóa tác phẩm và phân tách các yếu tố. Qua quá trình vận dụng các lí thuyết của phê bình huyền thoại để nghiên cứu truyền kì Việt Nam thời trung đại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại), chúng tôi nhận thấy sự xâm nhập của các yếu tố huyền thoại vào truyền kì không chỉ thể hiện tư duy huyền thoại của tác giả nói riêng, con người trung đại nói chung mà còn tạo ra sự biến đổi về phương thức thể hiện.


2. Khảo sát thần thoại, chúng tôi tìm thấy cảm quan mang màu sắc huyền thoại của con người về bản thân mình, tự nhiên, siêu nhiên, cuộc sống hiện thực. Đó là quan niệm vạn vật hữu linh, sự cô đơn trước vũ trụ bao la mà con người thì bé nhỏ, kiếp người thì hữu hạn… Điều này được thể hiện cụ thể qua các đặc điểm của tư duy huyền thoại: đồng nhất tự nhiên và siêu nhiên; đồng nhất con người và siêu nhiên; đồng nhất con người và tự nhiên; đồng nhất khởi đầu và nguyên nhân… và sự dung chứa các cổ mẫu. Những quan niệm đó vẫn còn dấu vết đến tận ngày hôm nay, khi khoa học tưởng chừng đã soi sáng tất cả. Sự tồn tại dễ nhận thấy nhất của huyền thoại là thần thoại nên huyền thoại cũng có một số những đặc trưng nghệ thuật, tiêu biểu nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật, mô típ, không gian, thời gian... Huyền thoại ngả bóng vào địa hạt của văn chương như chứng tỏ sự trường tồn của những trầm tích văn hóa tinh thần của nhân loại. Trong văn học Việt Nam và Trung Hoa, sự thể hiện huyền thoại đa dạng và phong phú cả trong văn học dân gian và văn học viết. Sự thể hiện huyền thoại trong văn học không chỉ ở dạng thức tư duy huyền thoại mà còn ở phương thức thể hiện. Nhìn chung, sự trở về với huyền thoại – với văn hóa dân gian

– là quá trình tác phẩm văn học đang trở về với thế giới tâm linh, thế giới vô thức của con người thông qua một hình thức mang tính “lạ hóa” đầy bí ẩn.

3. Về phương diện tư duy, các tác phẩm truyền kì đã kế thừa huyền thoại để thể hiện thế giới nội tâm của con người, của dân tộc. Qua quá trình khảo sát các tác phẩm truyền kì, chúng tôi nhận thấy truyền kì đã thần thánh hóa các nhân vật lịch sử; nhân vật tôn giáo. Điều này thể hiện sự đồng nhất phạm trù con người và siêu nhiên trong tư duy huyền thoại. Sự đồng nhất này không thể hiện mạnh mẽ trong thần thoại nhưng được thể hiện mạnh mẽ trong truyền kì. Các nhân vật lịch sử đã được thần thánh hóa, mang những năng lực siêu nhiên như những vị thần. Sau khi mất, họ vẫn phò trợ cho cuộc sống của con người. Họ tồn tại trong không gian vô tận, thời gian vĩnh hằng như các vị thần trong thần thoại. Bên cạnh các nhân vật lịch sử; truyền kì còn miêu tả các nhân vật tôn giáo, tín ngưỡng – xuất hiện nhiều nhất là các nhà sư, đạo sĩ. Các nhân vật trung gian này đã thay thế hình tượng cây vũ trụ trong thần thoại. Họ được tin tưởng rằng có nhiều năng lực đặc biệt có thể kết nối con người và thần linh, có thể giúp đỡ hoặc nhờ thần linh giúp đỡ cho con người. Tác giả truyền kì và người dân đã


thần thánh hóa các nhân vật lịch sử - nhìn thấy sự phi thường ở những con người cụ thể, phong cho nhân vật những quyền uy tối thượng, tạo nên vầng hào quang lung linh cho nhân vật. Sự tôn vinh các nhân vật lịch sử thể hiện tâm thức dân tộc luôn yêu mến, tin tưởng đối với các nhân vật lịch sử, tự hào đối với các giá trị truyền thống của dân tộc. Sự thần thánh hóa các nhân vật tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện sự yêu mến, kính trọng những con người có trí tuệ, tình cảm cao đẹp và hành động phi phàm. Các nhân vật tôn giáo, tín ngưỡng trong các truyện truyền kì đã phản ánh sự ảnh hưởng của các tôn giáo đối với người Việt và tình cảm thẩm mĩ của con người Việt Nam.

Truyền kì mang cảm hứng trải nghiệm các cổ mẫu. Các cổ mẫu tiêu biểu nhất trong truyền kì là cổ mẫu thần, cổ mẫu yêu ma, cổ mẫu nước, cổ mẫu đêm. Trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa, các cổ mẫu trở nên gần gũi với cuộc sống con người. Nhà nghiên cứu C.G.Jung nhận định huyền thoại chứa đựng các cổ mẫu (archetype) – biểu tượng của vô thức tập thể. Lí thuyết biểu trưng của E.Cassirer hay lí thuyết về tâm thức nguyên thủy của L.L.Bruhl… cũng khẳng định biểu tượng là kí hiệu cốt lòi của huyền thoại. Như vậy, truyền kì kế thừa cổ mẫu trong huyền thoại theo hướng trải nghiệm; hình thái và ý nghĩa của các cổ mẫu đã được mở rộng và trần tục hóa. Tuy nhiên, cảm thức của con người khi trải nghiệm các cổ mẫu cũng vẫn là một phức cảm: con người vừa đồng cảm, biết ơn, gắn bó vừa sợ hãi, e dè. Các cổ mẫu không chỉ góp phần khẳng định phong cách thể loại truyện truyền kì mà còn tạo được sự đồng cảm sâu sắc trong lòng độc giả khi bộc lộ bản năng, những góc khuất bí ẩn của tâm hồn con người.

4. Về phương phức biểu hiện, truyền kì kế thừa huyền thoại để mở rộng biên độ phản ánh, tạo ra tiếng nói đa thanh, đa nghĩa cho tác phẩm. Nhà nghiên cứu E.W.Count nhận định: do có quan hệ nguồn gốc và tương đồng, huyền thoại và văn học cùng miêu tả “ngữ pháp huyền thoại”. Khảo sát truyền kì Việt Nam và Trung Hoa, chúng tôi nhận thấy truyền kì kế thừa một số yếu tố thi pháp huyền thoại. Tiêu biểu là các mô típ, không gian và thời gian huyền thoại. Các mô típ huyền thoại trong truyền kì như mô típ hiển linh, mô típ biến hình, mô típ chinh phục cái chết, mô típ kết duyên kì lạ… Các mô típ huyền thoại đã được trần tục hóa, giúp truyền kì thể hiện cuộc sống trong một hình thức lung linh, huyền ảo. Trong truyền kì Việt Nam


và Trung Hoa, không gian huyền thoại là không gian đồng hiện thực giới và hư giới, không gian đồng hiện trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục. Thời gian huyền thoại trong truyền kì là thời gian đồng hiện đồng đại và thời gian đồng hiện lịch đại. Không gian và thời gian đồng hiện này chứng tỏ truyền kì là sự đan xen của cái ảo và cái thực, cái thiêng và cái phàm. Nhờ đó, con người có thể có những phút giây thoát ly thực tại vốn nhiều nỗi đau và nước mắt. Bên cạnh đó, tâm thức con người luôn có những vùng không gian thiêng, thời gian thiêng giúp con người cảm thấy tâm hồn mình luôn được che chở khi bắt gặp những ngang trái, đớn đau của cuộc đời. Không gian và thời gian đồng hiện đã giúp tác phẩm mở rộng biên độ phản ánh theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nhân vật được tự do di chuyển cả về tinh thần lẫn thể xác. Nhìn chung, trong truyền kì, các yếu tố thi pháp huyền thoại đã được sử dụng như một hình thức tái hiện hiện thực một cách mới mẻ, tạo nên sự đa thanh, đa nghĩa cho tác phẩm.

5. Truyền kì là một thể loại mang tính khu vực. Cũng giống như các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên…; văn học Việt Nam đã tiếp thu thể loại truyền kì từ văn học Trung Quốc, đặc biệt là từ tác phẩm Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu). Khi tìm hiểu truyền kì Việt Nam (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa) từ góc nhìn huyền thoại, qua các số liệu thống kê cụ thể, chúng tôi nhận thấy tần suất, hình thái và ý nghĩa của các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa có sự tương đồng và khác biệt. Điều này chứng tỏ bên cạnh sự tiếp thu, ảnh hưởng; truyền kì Việt Nam thời trung đại thể hiện những giá trị văn hóa Việt. Nhìn chung, các truyện truyền kì của các nước Đông Á tuy có chung bộ xương thể loại nhưng đều bộc lộ tinh thần dân tộc sâu sắc và sự khu biệt văn hóa của mỗi dân tộc. Truyền kì Việt Nam khẳng định cá tính của mình bằng tư tưởng yêu nước và cảm hứng thế sự. Các nhân vật lịch sử - những con người đã hết mình vì đại cuộc của nước nhà - được huyền thoại hóa - hóa thân thành những vị thần bất tử - thể hiện lòng tự hào dân tộc một cách mạnh mẽ của truyền kì. Truyện truyền kì gắn liền với vận mệnh đất nước và số phận con người, tái hiện bức tranh hiện thực đời sống con người Việt Nam.

Trong dòng chảy bất tận của thời gian, giá trị của huyền thoại - của văn hóa dân gian - không hề phai mờ. Trở về với huyền thoại - với những yếu tố tinh thần khởi


nguyên của loài người - truyền kì không chỉ khẳng định cá tính thể loại mà còn tạo được sự đồng cảm sâu xa trong tâm hồn người đọc.

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí