Bản Lác | Mai Hịch (điển hình: CBT Travel) | Tả Van (điển hình: Lá dao Spa, Quỳnh Hương) | Nậm Đăm | |
chiến lược phát triển du lịch cho các | - Tham gia đóng góp ý | |||
điểm du lịch cộng đồng trên cả nước. | kiến trong quá trình xây | |||
- Tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ chính quyền và người dân địa phương: đóng góp bằng tiền và hiện vật. - Sử dụng 100% lao động là người địa | dựng quy chế quản lý du lịch trên địa bàn huyện và các vấn đề quản lý du lịch chung. | |||
phương, đảm bảo các chế độ đãi ngộ | ||||
cho người lao động. | ||||
- Chia sẻ, hướng dẫn các hộ dân khác | ||||
cách thức làm du lịch. | ||||
- Phân chia các hộ dân trong xóm, xã | ||||
làm các phần việc khác nhau trong | ||||
chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch | ||||
(dịch vụ ăn, ngủ; chèo bè; đạp xe, | ||||
văn nghệ, bán đồ thổ cẩm ...) | ||||
- Phối hợp với các tổ chức tổ chức | ||||
hội thảo, nghiên cứu khoa học và | ||||
quảng bá mô hình tới các địa | ||||
phương khác. | ||||
Bảo | - Tham gia đóng góp ý kiến trong | - Phát triển du lịch cộng | ||
tồn | quá trình xây dựng quy chế quản lý | đồng trên cơ sở bảo tồn | ||
nguồn | du lịch trên địa bàn huyện và các vấn | kiến trúc nhà truyền | ||
gốc | đề quản lý du lịch chung. | thống, nhưng vẫn có | ||
giá trị | - Phát triển du lịch công đồng trên cơ sở giữ nguyên nếp nhà và phong tục sinh hoạt của người bản địa. | hiện tượng xâm phạm di sản văn hóa ruộng bậc thang. | ||
- Phát triển du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động phân loại rác tại nguồn và trả phí cho các đơn vị thu gom và xử lý nước thải, rác thải. - Tuân thủ an ninh khu vực và hạn chế du nhập tệ nạn xã hội. | - Phát triển du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động phân loại rác tại nguồn và xử lý nước thải, rác thải. Nhưng còn nhiều hộ kinh doanh không thực hiện | |||
việc này. | ||||
- Tuân thủ an ninh khu | ||||
vực và hạn chế du nhập | ||||
tệ nạn xã hội và truyền | ||||
đạo trái phép. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giá Trị Văn Hoá Truyền Thống Nổi Bật Của Nậm Đăm
- Tổng Hợp Những Hoạt Động Sáng Tạo Giá Trị Điển Hình
- Vai Trò Của Các Bên Liên Quan Trong Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Cộng
- Tổng Hợp Những Hoạt Động Của Ngos Trong Quá Trình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Bền Vững
- Tổng Hợp Những Điểm Mạnh Và Hạn Chế Của Các Bên Liên Quan Trong Các Hoạt Động Phát Triển Dlcđ Bền Vững Tại Các Điểm Nghiên Cứu
- Mô Hình Các Bên Liên Quan Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Bền Vững
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát thực địa của tác giả
4.2.3. Cộng đồng địa phương
Cộng đồng địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công các hoạt động du lịch. Theo kết quả khảo sát ghi nhận, hoạt động sáng tạo giá trị của cộng đồng địa phương tại điểm đến bao gồm các hoạt động như làm mới, cải tạo nhà sàn, trang bị, mua sắm nội ngoại thất làm mới cơ sở lưu trú; học tập, tiếp nhận kiến thức và kinh nghiệm phục vụ du khách (học tiếng Anh, nấu ăn, kỹ năng buồng phòng...); tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch bổ trợ (làm bè, mảng, xe trâu...) và đặc biệt là sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các hộ dân trong thôn/bản để cùng làm du lịch. Trong quá trình này, cộng đồng địa phương được tham gia ở nhiều hoạt động, nhiều ngành nghề và ở nhiều vị trí khác nhau, do vậy, cộng đồng địa phương được xem là thành phần đảm bảo sự phát triển du lịch trở nên bền vững.
Ở các tình huống khác nhau, mức độ và nội dung tham gia của cộng đồng địa phương khác nhau. Tại Nậm Đăm, người dân tiếp nhận hỗ trợ và thí điểm mô hình du lịch cộng đồng từ các tổ chức NGOs và chính quyền địa phương, làm mới và cải tạo nơi cư trú và lan tỏa mức độ ảnh hưởng sang các hộ dân khác. Tại Mai Hịch, người dân tiếp nhận khóa đào tạo từ NGOs và doanh nghiệp CBT để vận hành homestay, phục vụ, nấu ăn, học ngoại ngữ giao tiếp để tăng khả năng giao tiếp với du khách nước ngoài. Tại Bản Lác, người dân bản địa chủ động hoàn toàn trong kinh doanh du lịch, chủ động xây dựng cải tạo nhà sàn, tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm giúp các hộ dân trong bản cùng làm du lịch. Phần lớn hộ dân làm du lịch lâu năm nhiều kinh nghiệm có khả năng kết nối với các công ty du lịch để tiếp thị và đón nhận khách du lịch.
“Trước đến giờ mọi người đều tự học hỏi nhau, ko thu phí mà mình còn mời họ uống nước nữa khi đến nhà mình nữa. Mình còn hướng dẫn người ta phải làm gà thế này thế kia thì mới hợp khẩu vị với khách” - Chia sẻ của chủ homestay bản Lác,
CĐ26.
“Nhà mình tự quảng cáo homestay trên facebook, nhờ qua các công ty du lịch và các địa chỉ đặt phòng đấy. Con mình học đại học ở Hà Nội làm cho, mình chỉ nghe điện thoại và đón khách thôi. Có làm quảng cáo, khách đến đông hơn hẳn ấy”
- Chia sẻ của chủ homestay bản Lác, CĐ27.
Đối với hoạt động chia sẻ giá trị, theo kết quả khảo sát ghi nhận, hoạt động chia sẻ giá trị của cộng đồng địa phương tại điểm đến bao gồm các hoạt động tạo việc làm thông qua du lịch: hướng dẫn viên du lịch, chèo bè, mảng, làm thuê cho các đơn vị kinh doanh du lịch, biểu diễn văn nghệ...; tăng thu nhập từ lợi nhuận kinh doanh, tiền lãi bán hàng thổ cẩm, cho thuê xe đạp, cung cấp nông sản phẩm cho các nhà hàng..., phân chia các hộ dân
trong xóm, xã làm các phần việc khác nhau trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch (dịch vụ ăn, ngủ; vận chuyển đồ, hướng dẫn viên, chèo bè; đạp xe, văn nghệ, bán đồ thổ cẩm...). Trong các hoạt động này, cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp, tạo nên sự giao lưu không chính thức của cộng đồng địa phương với du khách, từ đó giúp gia tăng trải nghiệm cho du khách, mang lại cho du khách cảm giác về sự an toàn và hiếu khách. Sự tham gia này đã giúp đạt được sự công bằng trong phân phối lợi ích, sự dân chủ hơn trong quá trình ra quyết định và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng địa phương.
“Nhà mình làm ruộng, trồng cả ngô và lúa, vẫn nghèo đấy, không có tiền gửi tiết kiệm đâu. Mình có 4 con, có 1 đứa làm du lịch, khi nào có khách thì đi dẫn đường, mỗi ngày được 200-250 nghìn, nó còn dẫn khách về ở nhà mình nữa đấy. Có khách đến nhà vui lắm, mình thích làm du lịch lắm nhưng chả có tiền để sửa nhà vệ sinh và
mua chăn, đệm đâu” - chia sẻ của người dân Tả Van, CĐ5.
“Em làm ở hợp tác xã dược liệu được 1 năm rồi, khách đến hợp tác xã tắm thuốc đông lắm. Em làm thuê thôi, được 100 nghìn/ngày. Nhà em cũng thích làm du lịch lắm, nhưng không có tiền sửa nhà và cũng không biết cách làm đâu chị ạ”- Chia
sẻ của người dân Nậm Đăm, CĐ14.
Đối với hoặc động bảo tồn nguồn gốc giá trị, theo kết quả khảo sát ghi nhận, hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị của cộng đồng địa phương tại điểm đến bao gồm các hoạt động duy trì nếp nhà sàn và nét văn hoá đặc trưng của người dân bản địa; gìn giữ các lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công, ẩm thực, tiếng nói, chữ viết, trang phục; tham gia xây dựng hương ước của bản. Bên cạnh đó, người dân địa phương còn tham gia phân loại rác tại nguồn và đoàn kết thực hiện bảo vệ môi trường xóm, xã trong lành, sạch sẽ đồng đều; tuân thủ an ninh khu vực và hạn chế du nhập tệ nạn xã hội. Cộng đồng địa phương được đánh giá giữ vai trò chính trong việc bảo tồn tài nguyên du lịch, cung cấp kiến thức và thông tin địa phương có giá trị cho du khách, từ đó có thể thu hút được du khách một cách tự nhiên. Tại Nậm Đăm, cộng đồng địa phương thực hiện và tuân thủ việc gìn giữ nhà trình tường, chuyển đổi chất đốt thông qua mô hình chăn nuôi gắn với xây lắp bể Biogas, bếp đun cải tiến thân thiện với môi trường. Tại bản Lác và Mai Hịch, người dân tham gia xây dựng hương ước của bản, thực hiện cam kết về duy trì các nét văn hoá đặc trưng của người Thái như giữ nếp nhà sàn, lễ hội truyền thống... Phần lớn hộ dân làm du lịch đã ý thức được việc phát triển du lịch gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương, thông qua các hoạt động phân loại rác tại nguồn, tự thu gom, phơi khô, đem đốt và chôn lấp. Tuy nhiên, còn nhiều hộ dân xả thải bừa bãi, rác thải được vứt ra suối, đất bãi gây ô nhiễm môi trường.
Bảng 4.6: Tổng hợp những hoạt động của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng bền vững
Bản Lác | Mai Hịch | Tả Van | Nậm Đăm | |
- Chủ động nghiên | - Làm mới, cải tạo | - Làm mới hoặc cải | - Làm mới, cải tạo | |
cứu, học tập kiến thức | nhà sàn, trang bị, | tạo nơi lưu trú, trang | nhà trình tường, | |
Sáng tạo giá trị | làm du lịch (nấu ăn, kỹ năng buồng phòng, hướng dẫn viên, giao tiếp tiếng Anh…); | mua sắm nội ngoại thất phục vụ du khách. - Học tập, tiếp nhận | bị, mua sắm nội ngoại thất phục vụ du khách. - Học tập, tiếp nhận kiến thức, kinh | xây dựng nhà vệ sinh, di dời chuồng trại xã nơi ở, trang bị, mua sắm nội |
lắng nghe ý kiến của | kiến thức, kinh | nghiệm phục vụ khách | ngoại thất phục vụ | |
du khách, rút kinh | nghiệm phục vụ | du lịch (giao tiếp, | du khách. | |
nghiệm từng bước để | khách du lịch (tiếng | tiếng Anh, nấu ăn ...) | - Học tập, tiếp nhận | |
hoàn thành quy trình làm du lịch homestay tại Bản Lác. | Anh, nấu ăn, kỹ năng buồng phòng...) - Tham gia khai thác | - Tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có để xây dựng | kiến thức, kinh nghiệm phục vụ khách du lịch (tiếng | |
- Phổ biến, hỗ trợ và | tài nguyên thiên | các sản phẩm, dịch vụ | Anh, nấu ăn, kỹ | |
chia sẻ kinh nghiệm | nhiên sẵn có để xây | du lịch bổ trợ. | năng buồng phòng...) | |
và khách du lịch với các hộ dân khác trong bản cùng làm du lịch. | dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch bổ trợ (làm bè, mảng, | - Chia sẻ kinh nghiệm và liên kết làm du lịch với các hộ dân trong xóm. | - Tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có | |
- Chủ động vay vốn đầu tư, xây dựng và cải tạo cơ sở lưu trú sạch sẽ, khang trang, tiện nghi; thực đơn và phong cách nấu nướng hợp khẩu vị du khách; hàng lưu niệm phong phú đa dạng và các hình thức giải trí khác (đốt lửa trại, văn nghệ, thuê xe đạp, xe điện ...) - Tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn | xe trâu ...) - Chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch với các hộ dân trong xóm. - Thống nhất quan điểm làm du lịch, bảo vệ môi trường. | - Thống nhất quan điểm làm du lịch, bảo vệ môi trường như để rác ở nơi quy định, giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường, đường làng xóm... - Tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, lễ hội, mặc trang phục truyền thống và bảo tồn, gìn giữ làng nghề truyền thống. | để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch bổ trợ (tắm lá thuốc, dược liệu ...) - Chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch với các hộ dân trong xóm. - Tham gia BQL du lịch cộng đồng, tham gia xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định về du lịch cộng đồng. | |
có để xây dựng các sản | ||||
phẩm, dịch vụ du lịch | ||||
bổ trợ (làm bè, mảng ...) | ||||
- Tham gia các lễ hội | ||||
truyền thống nhiệt | ||||
tình, đoàn kết. | ||||
- Chủ động kết nối, | ||||
liên hệ và sử dụng |
Bản Lác | Mai Hịch | Tả Van | Nậm Đăm | |
CNTT để truyền thông cho Bản Lác, kết nối với du khách. | ||||
- Tạo được nhiều việc | - Tạo được nhiều | - Tạo được nhiều việc | - Tạo được nhiều | |
làm thông qua du lịch: | việc làm thông qua | làm thông qua du lịch: | việc làm thông qua | |
Chia sẻ giá trị | lễ tân, HDV du lịch, làm thuê cho các đơn vị kinh doanh du lịch, biểu diễn văn nghệ, | du lịch: hướng dẫn viên du lịch, chèo bè, mảng, làm thuê cho các đơn vị kinh | hướng dẫn viên du lịch, biểu diễn văn nghệ, kinh doanh tắm lá thuốc, vận chuyển | du lịch: hướng dẫn viên du lịch, làm thuê cho các hộ kinh doanh du lịch, |
xe ôm, xe điện ... | doanh du lịch, biểu | khách du lịch... | biểu diễn văn nghệ, | |
- Tăng thu nhập (lợi | diễn văn nghệ ... | - Tăng thu nhập (lợi | tham gia HTX làng | |
nhuận kinh doanh, | - Tăng thu nhập (lợi | nhuận kinh doanh, tiền | nghề (tắm lá thuốc | |
tiền lãi bán hàng thổ | nhuận kinh doanh, | lãi bán hàng thổ cẩm, | của người Dao, dược | |
cẩm, tiền cho thuê xe | tiền lãi bán hàng thổ | tiền lãi sản xuất và | liệu; dệt vải lanh, ...) | |
đạp, xe điện, dịch vụ | cẩm, cho thuê xe | kinh doanh tắm lá | - Tăng thu nhập | |
đốt lửa trại, cung cấp | đạp, cung cấp nông | thuốc, cho thuê xe, | (kinh doanh du | |
nông sản phẩm cho | sản phẩm cho các | cung cấp nông sản | lịch, bán hàng thổ | |
các nhà hàng...). | nhà hàng ...) | phẩm cho các nhà hàng...) | cẩm, kinh doanh | |
- Tăng kiến thức kinh | - Tăng kiến thức | - Tăng kiến thức kinh | tắm lá thuốc, sản | |
doanh, giao tiếp, tiếng | kinh doanh, giao | doanh, giao tiếp, tiếng | phẩm dược liệu ...) | |
Anh, bảo vệ môi trường... | tiếp, tiếng Anh, bảo | Anh, bảo vệ môi trường... | - Phân chia các hộ | |
vệ môi trường ... | - Hộ kinh doanh có uy | dân trong thôn làm | ||
tín được tham gia | các phần việc khác | |||
BQL du lịch cộng đồng. | nhau trong chuỗi | |||
cung ứng sản phẩm | ||||
du lịch (dịch vụ ăn, | ||||
ngủ, văn nghệ, bán | ||||
đồ thổ cẩm, kinh | ||||
doanh lá thuốc...); | ||||
phân chia khách | ||||
cho các hộ dân để | ||||
đảm bảo cung cấp | ||||
dịch vụ tốt nhất cho | ||||
khách và các hộ | ||||
dân đều được phục | ||||
vụ đều nhau. | ||||
- Tăng kiến thức | ||||
kinh doanh, giao | ||||
tiếp, tiếng Anh, bảo | ||||
vệ môi trường ... |
Bản Lác | Mai Hịch | Tả Van | Nậm Đăm | |
Bảo tồn nguồn | - Duy trì nếp nhà sàn, hạn chế tối thiểu việc xây nhà bê tông, trừ các công trình phụ. Nếu có xây bê tông thì phải phủ tranh, tre bọc bên ngoài. | - Các hộ dân làm du lịch duy trì nếp nhà sàn, không xây nhà bê tông; các công trình phụ được xây dựng nhưng bọc tre, | - Duy trì các nét văn hoá đặc trưng của người dân tộc Mông, Dao, Giáy thông qua lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công, | - Duy trì mái nhà trình tường, lớp ngói âm dương, không xây nhà bê tông (trừ WC). - Tham gia gìn giữ |
gốc giá trị | - Duy trì các nét văn hoá đặc trưng của người Thái: + Lễ hội truyền thống: Cúng cơm mới, Xên mường ... + Làng nghề thủ công: Thổ cẩm, mây tre đan ... + Ẩm thực: cá nướng, thịt xiên, xôi ngũ sắc ... + Tiếng nói người Thái; mặc trang phục người Thái trong khi phục vụ du lịch và vào các ngày lễ hội. - Xây dựng hương | nứa bên ngoài. - Duy trì các nét văn hoá đặc trưng của người Thái + Lễ hội truyền thống: lễ cúng cơm mới ... + Làng nghề thủ công: Thổ cẩm,... + Ẩm thực: cá nướng, thịt xiên ... + Tiếng nói người Thái + Mặc trang phục | ẩm thực địa phương, mặc trang phục dân tộc trong các ngày lễ tết ... - Tham gia phân loại rác tại nguồn và đoàn kết thực hiện bảo vệ môi trường xóm, xã trong lành, sạch sẽ đồng đều. - Cơ bản tuân thủ an ninh khu vực và hạn chế du nhập tệ nạn xã hội. | các nét văn hoá đặc trưng của người Dao + Lễ hội truyền thống: Lễ Cấp sắc, lễ hội Cầu mùa ... + Làng nghề thủ công: Nghề dệt lanh, nghề dệt thổ cẩm ... + Ẩm thực, rượu ngô,… + Tiếng nói người Dao, trang phục truyền thống người Dao. + Trồng, chế biến |
ước của bản với sự | người Thái trong khi | các loại thảo dược | ||
thống nhất của tất cả các hộ dân và được chính quyền phê duyệt. - Bước đầu có một số hộ dân tham gia phân loại rác tại nguồn và | phục vụ du lịch và vào các ngày lễ hội. - Tham gia xây dựng hương ước của bản. - Tham gia phân loại | truyền thống và dịch vụ tắm là thuốc của người Dao - Hiến đất, đóng góp vậy chất, nhân | ||
phối hợp với phòng TNMT huyện tổ chức thu gom rác thải. - Đoàn kết thực hiện bảo vệ môi trường xóm, xã trong lành, sạch sẽ đồng đều. - Tuân thủ an ninh khu vực và hạn chế du nhập tệ nạn xã hội. - Ủng hộ vật chất và sức lực đối với các | rác tại nguồn và đoàn kết thực hiện bảo vệ môi trường xóm, xã trong lành, sạch sẽ đồng đều. - Tuân thủ an ninh khu vực và hạn chế du nhập tệ nạn xã hội. | lực xây dựng cơ sở hạ tầng; tham gia phân loại rác tại nguồn và đoàn kết thực hiện bảo vệ môi trường tại trong lành, sạch sẽ. - Tuân thủ an ninh khu vực và hạn chế du nhập tệ nạn xã hội. | ||
hoạt động xã hội do | ||||
chính quyền phát | ||||
động (từ thiện, tổ | ||||
chức lễ hội, xã ...). |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát thực địa của tác giả
4.2.4. Tổ chức phi Chính phủ (NGOs)
NGOs đóng vai trò là đơn vị tài trợ và hỗ trợ các hoạt động du lịch, đặc biệt trong quá trình sáng tạo giá trị và chia sẻ lợi ích cho các bên liên quan hướng tới phát triển du lịch cộng đồng bền vững.
Vai trò của NGOs trong hoạt động sáng tạo giá trị được thông qua nhiều hoạt động. Theo kết quả khảo sát ghi nhận, hoạt động sáng tạo giá trị của NGOs tại điểm đến bao gồm các hoạt động như chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và đến đặt vấn đề tài trợ phát triển du lịch với chính quyền địa phương; khởi xướng cách làm mới cho hoạt động du lịch; kết nối các bên có liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp và cá nhân có uy tín để triển khai thực hiện; khảo sát, lựa chọn các hộ gia đình hỗ trợ triển khai làm du lịch cộng đồng theo hình thức cầm tay, chỉ việc trong các hoạt động cải tạo cơ sở lưu trú, tập huấn kỹ năng giao tiếp; khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương và các bên liên quan làm du lịch; cung cấp vật dụng miễn phí như chăn, ga, gối và các khoá học tiếng Anh, kỹ năng làm du lịch. Bên cạnh đó, NGOs còn hỗ trợ quảng bá giới thiệu hoạt động du lịch cộng đồng của điểm đến trong và ngoài nước. Tại Nậm Đăm, tổ chức Caritas và PanNature đã hỗ trợ xây dựng và nâng cấp 3 hộ gia đình người Dao đủ điều kiện làm homestay, quy hoạch lại hệ thống chuồng trại, tập huấn cách thức hạch toán kinh doanh, hướng dẫn cách nấu ăn, đầu tư 100% xây dựng 1 công trình nhà khách người Dao (Dao Lodge) với kiến trúc đậm nét truyền thống của người bản địa (năm 2014) và đưa vào phục vụ đón khách. Tại Mai Hịch, tổ chức COHED cung cấp miễn phí các vật dụng chăn, ga, gối và các khoá học tiếng Anh, kỹ năng làm du lịch, đặc biệt hướng tới nhóm lao động thanh niên dân tộc Thái. Tại Bản Lác, tổ chức JICA hỗ trợ người dân địa phương trồng dâu, trồng bông tạo nguyên liệu dệt vải thổ cẩm, đầu tư máy may công nghiệp, phục dựng và duy trì làng nghề truyền thống.
Vai trò của NGOs tham gia phát triển du lịch trong hoạt động chia sẻ giá trị thông qua nhiều hoạt động như giảm khoảng cách giữa đỉnh và đáy của xã hội bằng cách gia tăng cách tiếp cận và thực hành du lịch bền vững khu vực. Sự tham gia của NGOs định hướng phát triển du lịch tập trung vào các vấn đề về sức khỏe và xóa đói giảm nghèo của người dân địa phương. Theo kết quả khảo sát ghi nhận, hoạt động chia sẻ giá trị của NGOs tại điểm đến bao gồm các hoạt động như hỗ trợ vật chất và kinh phí tạo sinh kế mới cho người dân, hỗ trợ hiệu quả trong công tác giảm nghèo và cải thiện đời sống; tạo dựng được sự lan toả và thay đổi tích cực tới người dân khác trong cộng đồng cùng phát triển bền vững hơn. Tại Nậm Đăm, tổ chức Caritas và PanNatture thông qua việc thành lập
Ban quản lý du lịch cộng đồng, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động, đảm bảo chia sẻ giá trị, giảm thiểu tiêu cực và phù hợp với quy chế phát triển du lịch cộng đồng.
Vai trò của NGOs tham gia phát triển du lịch trong hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị thông qua nhiều hoạt động như cung cấp tài liệu, đào tạo tập huấn người dân về vai trò của phát triển du lịch, về thay đổi sinh kế và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, NGOs còn giám sát các tác động của phát triển du lịch đến môi trường và văn hoá địa phương, giám sát sự tham gia bình đẳng trong phát triển du lịch địa phương và các tác động của các ngành kinh tế khác tới du lịch bền vững và giám sát việc thực hiện cam kết của chính quyền và ngành du lịch về phát triển du lịch bền vững. Tại Mai Hịch, tổ chức COHED thường có kiểm tra, đánh giá định kỳ về việc tuân thủ quy định về môi trường và các điều kiện khác của các homestay trong cụm Mai Hịch. Tại Bản Lác, tổ chức JICA đã hỗ trợ cho hoạt động thu gom và tập kết rác tại nơi xử lý của thôn bản. Tại Nậm Đăm, tổ chức Caritas và PanNature hỗ trợ 100% kinh phí hoạt động về thu gom và dọn vệ sinh tại các cơ sở, hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh sạch sẽ, quy hoạch hệ thống chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm và đưa ra xa ngoài vườn để giữ vệ sinh môi trường, và đặc biệt hỗ trợ thành lập và hướng dẫn vận hành cho BQL du lịch cộng đồng.
Tuy nhiên, sự tham gia của tổ chức NGOs trong phát triển du lịch tại điểm đến còn hạn chế. Cụ thể: tổ chức chỉ đóng vai trò hỗ trợ về tài chính theo giai đoạn nên khi dự án kết thúc sẽ không trực tiếp tham gia và hỗ trợ cho người dân địa phương trong các hoạt động du lịch, mà thực tế người dân địa phương kỳ vọng được hỗ trợ cả về tài chính lẫn nghiệp vụ và được “cầm tay chỉ việc” trong các hoạt động thiết thực. Một số tổ chức NGOs (như IUCN & SNV tại Tả Van, JICA tại bản Lác) chưa thực hiện được vai trò kết nối giữa doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng địa phương trong hoạt động chia sẻ lợi ích, chưa làm tốt công tác lan tỏa sự thay đổi tích cực về nhận thức và hành động của người dân và cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững. Sau khi dự án kết thúc, thay vì lợi ích từ du lịch được san sẻ cho người dân thì lợi ích chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp tư nhân (Tả Van); mặt hàng lưu niệm thủ công được người dân đã trà trộn các mặt Trung Quốc để kinh doanh kiếm lợi (Tả Van, Bản Lác); các hoạt động thu gom rác tập trung cũng bị dừng lại và trông chờ vào chính quyền địa phương xử lý (bản Lác).