mỹ nghệ cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc như nghề chạm bạc, nghề rèn, nghề dệt thổ cẩm, dịch vụ tắm lá thuốc, trồng và chế biến các loại thảo dược truyền thống cũng là nét hấp dẫn riêng có của Nậm Đăm. Tuy nhiên, khi du lịch phát triển, nhiều giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một.
Bảng 3.9: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Nậm Đăm
Còn giữ | Nguy cơ mai một | Đã mất | |
Cấu trúc nhà trình tường | X | ||
Nghệ thuật truyền thống của dân tộc Dao (làn điệu dân ca, dân gian truyền thống như hát đối, hát giao duyên, hát đám cưới ... ) | X | ||
Lễ hội truyền thống (Cấp sắc, cúng cơm mới, lễ hội bắt cá, thêu dệt vải lanh …) | X | ||
Nghề truyền thống: nghề chạm bạc, nghề rèn, nghề dệt thổ cẩm, dệt lanh ... | X | ||
Trang phục truyền thống và tiếng nói người Dao | X | ||
Món ăn truyền thống, rượu ngô... | X | ||
Trồng, chế biến các loại thảo dược truyền thống của người Dao | X | ||
Các trò chơi dân gian (đẩy gậy, đua thuyền, kéo co, bịt mắt bắt lợn ...) | X |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Điểm Trung Bình Một Số Tiêu Chí Của Các Tình Huống Nghiên Cứu
- Các Vấn Đề Trong Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Mai Hịch
- Các Giá Trị Văn Hoá Truyền Thống Nổi Bật Của Tả Van
- Tổng Hợp Những Hoạt Động Sáng Tạo Giá Trị Điển Hình
- Vai Trò Của Các Bên Liên Quan Trong Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Cộng
- Tổng Hợp Những Hoạt Động Của Cộng Đồng Địa Phương Trong Quá Trình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Bền Vững
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát thực địa của tác giả
c. Bảo vệ môi trường
Cùng với du lịch cộng đồng, nhiều nỗ lực bảo vệ môi trường cũng đã được thực hiện. Trong giai đoạn dự án (2012-2014), tổ chức Caritas hỗ trợ 100% kinh phí hoạt động về thu gom và dọn vệ sinh tại các cơ sở. Sau khi dự án kết thúc, khoản kinh phí này được thu từ hộ gia đình kinh doanh homestay với mức phí 9.000 đồng/khách lưu trú, đóng góp cho Quỹ phát triển cộng đồng do BQL du lịch cộng đồng quản lý. Chính quyền địa phương phối hợp với người dân thực hiện đề án chuyển đổi chất đốt thông qua các phương án đầu tư mô hình chăn nuôi gắn với xây lắp bể Biogas, bếp đun cải tiến hỗ trợ cho người dân về nhiên liệu đun nấu thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, chính quyền xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình homestay, du khách và cộng đồng địa phương. Chính quyền đã vận động thành công 2 hộ tại thôn Nậm đăm hiến 800m2 đất để xây dựng bãi rác chung. Các hoạt động bảo vệ môi trường còn được thực hiện bằng thực hiện các hoạt động phong trào tại địa phương. Ngoài ra, các hộ gia đình homestay còn được tổ chức Caritas và PanNature đã hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh sạch sẽ, quy hoạch hệ thống
chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm và đưa ra xa ngoài vườn để giữ vệ sinh môi trường. Đây cũng là một nội dung của tuyên bố Panhou bắt buộc các hộ dân làm homestay phải tuân thủ khi tham gia làm du lịch homestay.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả, ô nhiễm môi trường đang nổi lên là vấn đề cốt tử trong du lịch cộng đồng ở Nậm Đăm. Toàn huyện Quản Bạ đến nay không có nhà máy xử lý rác thải, nước thải và đặc biệt là nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình. Huỵện mới có được hệ thống thoát nước thải tại trung tâm thị trấn, còn tại các vị trí khác nước thải được xả ra môi trường, chảy trực tiếp ra sông suối, hố karst và thẩm thấu vào đất dần dần sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Đã xuất hiện những dấu hiện về ô nhiễm nguồn nước và đất đai.
Dựa vào dữ liệu thu thập được, mức độ du lịch bền vững ở Nậm Đăm được đánh giá theo 2 bộ tiêu chí về phát triển du lịch ở khu vực miền núi và phát triển du lịch tại cộng đồng nhỏ truyền thống được Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO, 2004). Bảng đánh giá chi tiết ở Phụ lục 7. Bảng dưới đây tổng hợp các tiêu chí đánh giá.
Bảng 3.10. Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển DLBV Nậm Đăm
Điểm mạnh | Điểm yếu | Đánh giá chung | |
Phát triển kinh tế | - Thu nhập từ du lịch tăng cao, có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của địa phương - Cơ cấu kinh tế chuyển từ nông nghiệp sang du lịch - Số hộ kinh doanh du lịch tăng | Tốt (4,14/5) | |
Phát triển xã hội | - Tỷ lệ hộ nghèo giảm - Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động du lịch tăng - Các giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ - Có hoạt động phát triển nguồn nhân lực | Việc làm trong ngành du lịch mới chỉ chiếm 30% | Tốt (4,00/5) |
Bảo vệ môi trường | - Các bên có ý thức bảo vệ môi trường - Đã có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường | - Các vấn đề MT bắt đầu nổi lên - Chưa có phương án và thiết bị xử lý triệt để | Trung bình (3,54/5) |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả “Ghi chú: Đánh giá chung của tác giả theo thang điểm sau: 1: Không bền vững; 2: Có một số tiêu chí phát triển bền vững; 3: Đã phát triển, nhưng tỉ lệ điểm được - chưa được
trong phát triển đạt bền vững ngang nhau; 4: Phát triển tương đối bền vững, nhưng còn
nhiều điểm phải bổ sung, tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa; 5: Phát triển bền vững.”
Kết quả nghiên cứu cho thấy du lịch ở Nậm Đăm hiện đang phát triển tương đối bền vững (ở mức 3,86/5). Điểm mạnh nổi bật nằm ở phát triển kinh tế, tăng trưởng tốt cả về số lượng du khách và chi tiêu của họ. Tăng trưởng của du lịch đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên ở Nậm Đăm là bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm môi trường, song địa phương chưa có phương án và nguồn lực để xử lý một cách triệt để từ ban đầu.
Bảng 3.11 dưới đây tổng kết các điểm chính phát triển du lịch cộng đồng của các tình huống nghiên cứu.
Bảng 3.11: Thống kê các nội dung phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong các điểm đến nghiên cứu
Đvtvt | Bản Lác | Mai Hịch | Tả Van | Nậm Đăm | |
Năm bắt đầu phát triển du lịch | 1993 | 2012 | 2008 | 2008 | |
Số lượng khách lưu trú (2019) | Người | 27.450 | 21.968 | 128.352 | 6.853 |
Doanh thu từ du lịch trung bình (2019) | Đồng | 52.160 tỷ | 9.886 tỷ | 6.514 | 2.050 |
Thu nhập bình quân đầu người | Đồng | 43tr | 24tr | 35-40tr | 29.5tr |
Số lượng người tham gia du lịch | Người | 320 | 105 | 495 | 103 |
Bên liên quan có vai trò chính trong phát triển du lịch tại điểm đến | Cộng đồng địa phương | Doanh nghiệp | Doanh nghiệp | Chính quyền địa phương | |
Điểm bền vững | 3.39 | 4.00 | 3.56 | 3.94 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tiểu kết chương 3
Thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu, nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tình huống theo quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dữ liệu tác giả thu thập được tại 4 điểm nghiên cứu: Bản Lác, Mai Hịch, Tả Van và Nậm Đăm đã cơ bản mô tả được thực trạng phát triển du lịch dựa trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả này có sự liên kết chặt chẽ với các hoạt động phát triển du lịch bền vững, cụ thể như sau:
Về phát triển kinh tế, du lịch cộng đồng đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương thông qua các hoạt động thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tăng doanh thu và tăng đóng góp vào ngân sách cho địa phương. Đặc biệt, du lịch cộng đồng đóng góp vào việc đa dạng hóa nguồn sinh kế tại địa phương và chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ gắn liền bảo vệ môi trường. Các bên liên quan tham gia vào quá trình này đã có những đóng góp quan trọng, đặc biệt trong các hoạt động sáng tạo giá trị sản phẩm mới và cải tạo sản phẩm cũ có giá trị gia tăng, thiết lập nên cơ chế phân bổ nguồn lợi ích nhận được từ hoạt động du lịch.
Về phát triển xã hội, du lịch cộng đồng đã góp phần giải quyết các vấn đề về việc làm và giảm nghèo của người dân địa phương. Khích lệ người dân địa phương và các bên liên quan tham gia vào các hoạt động duy trì các ngành nghề thủ công truyền thống; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và truyền bá cho các thế hệ sau và không bị mai một trước sự tác động của quá trình khai thác du lịch. Đây là sự đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển bền vững xã hội, trong đó, các bên liên quan tham gia và hưởng lợi trực tiếp từ quá trình đó.
Về bảo vệ môi trường, du lịch cộng đồng đã thay đổi thói quen sử dụng chất đốt và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên của người dân địa phương. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của hoạt động du lịch dẫn đến những thay đổi về không gian và môi trường tự nhiên tại các điểm đến, trong đó đáng nói đên là tạo nên khối lượng rác thải vô cơ khó phân huỷ, hiện tượng vứt rác bừa ra sông, suối và gây ô nhiễm nguồn nước vẫn còn diễn ra. Đứng trước vấn đề đó, các bên liên quan đã nhận thức được trách nhiệm của mình phải thúc đẩy hoạt động bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và quản lý được sự đa dạng sinh học. Các hoạt động bảo tồn tài nguyên sẽ giúp cho quá trình sáng tạo ra giá trị, đóng góp vào sự bền vững về môi trường trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng hướng tới bền vững.
Như vậy, quá trình phát triển du lịch bền vững tại các điểm đến đã ghi nhận được nhiều thành tựu nhưng còn nhiều tồn tại và bất cập. Trong đó, các bên liên quan (chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân địa phương và các NGOs) đã tham gia vào các hoạt động cụ thể, có liên kết chặt chẽ với nhau để thực hiện quá trình phát triển du lịch cộng đồng hướng tới bền vững của điểm đến. Hoạt động cụ thể mà các bên liên quan đã thực hiện là gì, có tác động hay đóng góp thế nào đến mức độ bền vững của điểm đến sẽ được tác giả phân tích chi tiết ở chương 4.
CHƯƠNG 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày những kết quả nghiên cứu chính được rút ra từ các tình huống được mô tả ở Chương 3. Kết quả bao gồm các hoạt động cơ bản để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, vai trò của các bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch bền vững và sự tác động đến mức độ bền vững của điểm đến khi các bên liên quan thực hiện nhóm các hoạt động trên nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện thu nhập, mức sống và giảm nghèo cho cộng đồng các địa phương thông qua các hoạt động du lịch.
4.1. Các hoạt động chính để phát triển du lịch cộng đồng bền vững
Từ các tình huống nghiên cứu đã trình bày ở chương 3, tác giả nhận thấy rằng, các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững có thể được chia thành ba nhóm chính: i) Các hoạt động sáng tạo giá trị; ii) Các hoạt động chia sẻ giá trị; và iii) Các hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị. Ba nhóm hoạt động này tương tác chặt chẽ với nhau để tạo nên sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Nếu như nhóm hoạt động Sáng tạo giá trị hướng nhiều vào mục tiêu phát triển, thì hai nhóm hoạt động Chia sẻ giá trị và Bảo tồn nguồn gốc giá trị giúp cho sự phát triển bền vững hơn. Sự cân đối giữa các nhóm hoạt động trên sẽ giúp tạo nên sự cân bằng trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường - ba trụ cột của phát triển bền vững.
Sáng tạo giá trị
Tạo ra sản phẩm du lịch; tiếp cận thị trường du lịch; giữ chân du khách
Chia sẻ giá trị
Sự tham gia của các bên vào HĐDL; các bên tham gia hưởng lợi từ HĐDL
Phát triển DLCĐ
bền vững
Bảo tồn nguồn gốc giá trị
Bảo vệ MT và TNTN; bảo tồn TNVH; phát triển nguồn nhân lực
Hình 4.1: Các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững
Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả
Trong mô hình này, mối quan hệ tương hỗ giữa sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững được biểu hiện như sau:
(1) Mối quan hệ giữa Sáng tạo giá trị - Chia sẻ giá trị
Sáng tạo giá trị trong du lịch là hoạt động xây dựng và cải tạo sản phẩm du lịch; việc sáng tạo giá trị trong du lịch gắn liền với lợi ích và chia sẻ lợi ích của các bên trong việc tham gia hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, chia sẻ giá trị trong phát triển du lịch được duy trì trên cơ sở các bên có liên quan cùng tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Các bên liên quan trong hoạt động phát triển du lịch được đảm bảo về lợi ích, từ đó tiếp tục sáng tạo giá trị thông qua việc đề xuất ý tưởng, đa dạng hóa loại hình sản phẩm cả về nội dung và hình thức.
(2) Mối quan hệ giữa Sáng tạo giá trị - Bảo tồn nguồn gốc giá trị
Sáng tạo giá trị được hình thành dựa trên nhu cầu của khách du lịch (đối tượng sử dụng trực tiếp sản phẩm của du lịch và phản hồi chất lượng) và khả năng đáp ứng của cộng đồng địa phương (bao gồm các nguồn lực vật chất, nhân lực và tài chính) trong hoạt động phát triển du lịch. Sản phẩm của du lịch cộng đồng hướng tới là đáp ứng nhu cầu của du khách về việc tìm hiểu và trải nghiệm sự phong phú về những nét văn hóa truyền thống và tài nguyên thiên nhiên được cộng đồng địa phương bảo tồn và lưu giữ, các hoạt động xây dựng sản phẩm du lịch đảm bảo tiêu chí “xây dựng để bảo tồn”. Bên cạnh đó, bảo tồn nguồn gốc giá trị là nền tảng để tiếp diễn hoạt động sáng tạo giá trị du lịch, đảm bảo tiêu chí xây dựng sản phẩm để bảo tồn và bảo tồn để tiếp tục sáng tạo giá trị nhằm thu hút khách du lịch.
(3) Mối quan hệ giữa Chia sẻ giá trị - Bảo tồn nguồn gốc giá trị
Chia sẻ giá trị trong hoạt động du lịch xuất phát từ việc phân chia trách nhiệm và phân bổ lợi ích từ hoạt động du lịch, gắn liền với bảo tồn nguồn gốc giá trị du lịch tại địa phương. Lợi ích kinh tế thu được từ du lịch được sử dụng để đóng góp và tái tạo sản phẩm, gắn lợi ích với trách nhiệm bảo tồn giá trị đối với các bên tham gia; đồng thời đảm bảo chi phí cho các hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, bảo tồn nguồn gốc giá trị là hoạt động tái đầu tư cho việc sáng tạo giá trị và chia sẻ giá trị. Giá trị kinh tế liên quan đến việc bảo tồn giá trị làm tăng giá trị của sản phẩm du lịch, cho phép và đảm bảo cho việc phân bổ nhiều hơn lợi ích từ du lịch trong các tương tác với các bên liên quan trong hoạt động du lịch.
4.1.1. Sáng tạo giá trị
Định nghĩa:
Trong nghiên cứu này, sáng tạo giá trị trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững được hiểu là các hoạt động trực tiếp và gián tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch cộng đồng, tạo ra giá trị kinh tế và góp phần phát triển cho cộng đồng địa phương. Các hoạt động trực tiếp được tạo ra từ quá trình kết hợp giữa hoạt động doanh nghiệp và người dân địa phương. Các hoạt động gián tiếp được tạo ra từ quá trình xây dựng các điều kiện hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng… để tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến.
Sáng tạo giá trị trong phát triển du lịch được biểu hiện qua các hoạt động như sau:
- Xây dựng sản phẩm mới và cải tạo sản phẩm cũ có giá trị gia tăng.
- Thu hút được khách du lịch thông qua các chỉ số về tăng trưởng số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế, mở rộng đối tượng khách du lịch theo nhóm tuổi, quốc tịch…
- Tăng mức chi tiêu của du khách tại điểm đến thông qua các chỉ số theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch thông thường như số doanh thu từ du lịch, thời gian lưu trú và chi tiêu bình quân của khách du lịch.
Trong các tình huống nghiên cứu, sự phát triển du lịch đã tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho cộng đồng địa phương bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng và giúp cải thiện mức sống cho người dân. Du lịch cũng tăng cường cơ hội việc làm, khuyến khích đa dạng hóa các nguồn thu nhập và giảm bớt sự di cư của người dân khỏi địa phương để làm việc ở nơi khác. Minh chứng rõ nhất cho điều này là du lịch cộng đồng tại bản Lác. Du lịch phát triển chính thức từ những năm 1993, đến năm 2019 đã có tới 78 hộ dân cùng làm homestay đón khách với 302 người tham gia vào các hoạt động du lịch, tổng doanh thu thu được là 46.800 triệu đồng. Nhiều hộ đã trở nên giàu có, sắm sửa được xe ô tô và các vật dụng sinh hoạt đắt tiền, số hộ nghèo trong bản chỉ còn 02 hộ. Con cái được đi học đại học, nhiều người trong số đó đã trở về tiếp tục cùng với ông bà, cha mẹ kinh doanh du lịch đón khách.
“Người dân bản Lác trước đây là 100% làm ruộng, kể từ khi làm du lịch thì thu nhập của các hộ dân tăng lên đáng kể đấy. Cả xóm tự đầu tư sửa nhà sàn, mua được gần 70 xe điện nhằm phục vụ du khách đi thăm quan bản làng”
- Chia sẻ của Trưởng bản Lác, CQ17
“Người làm du lịch ở bản Lác đã có cả chục tỷ gửi ngân hàng rồi, họ có thu nhập rất tốt, trong đó có 6 hộ còn mua được ô tô riêng trên dưới 1 tỷ đồng đấy”
- Chia sẻ của Trưởng bản Lác, CQ17
Sáng tạo giá trị của hoạt động du lịch bền vững, đặc biệt là việc sử dụng các nguồn lực hiện có để tạo ra một sản phẩm du lịch sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Du lịch sử dụng môi trường cũng làm tăng giá trị cảm nhận của tài nguyên thiên nhiên. Kết quả nghiên cứu tình huống cho thấy, du lịch cộng đồng tại Tả Van với điểm nhấn là di sản văn hóa ruộng bậc thang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia. Việc canh tác trên ruộng bậc thang bằng kỹ thuật làm ruộng truyền thống tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương thu hút khách du lịch.
“Ở đây có khu di sản ruộng bậc thang, dân bản ở đây có tư duy phát triển kinh tế du lịch nên đều xem ruộng bậc thang như một sản phẩm du lịch đặc biệt để thu hút
khách du lịch” - Chia sẻ của Chủ tịch xã Tả Van, CQ4
“Khung cảnh ở đây thật tuyệt vời. Tôi được đi thăm quan bản làng, ngắm những thửa ruộng bậc thang uốn lượn và lại còn được đi tắm thuốc lá người Dao nữa. Tôi rất thích” - Chia sẻ của khách du lịch tại Tả Van, KDL01
Các hoạt động sáng tạo giá trị
Như đã trình bày ở trên, các hoạt động “Sáng tạo giá trị” được chia làm ba nhóm, đó là: Sáng tạo hoặc cải tiến sản phẩm du lịch, Thu hút khách du lịch và Gia tăng mức chi tiêu của du khách. Trong các tình huống nghiên cứu của luận án, các sản phẩm du lịch chủ yếu được phát triển dựa vào thế mạnh của điều kiện tự nhiên, sự phong phú của văn hóa cộng đồng dân tộc khu vực Tây Bắc. Các sản phẩm chính bao gồm Homestay đạt chuẩn, các dịch vụ bổ trợ như hoạt động văn hóa cộng đồng, ẩm thực địa phương, sản phẩm địa phương, hay các dịch vụ hỗ trợ tham quan, khám phá địa phương. Hoạt động thu hút khách du lịch bao gồm các hoạt động quảng bá du lịch và liên kết với các doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, hoạt động này ở các tình huống nghiên cứu còn đơn điệu và chưa có sự liên kết giữa các địa phương trong phát triển du lịch. Hoạt động nhằm gia tăng mức chi tiêu của du khách phụ thuộc nhiều vào hai hoạt động trên, đặc biệt là tính đa dạng và chất lượng sản phẩm du lịch của địa phương. Trong hoạt động này, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, như Bảng 3.1 dưới đây minh họa, số ngày lưu trú trung bình (2 ngày) và mức chi tiêu trung bình của khách du lịch tới các điểm du lịch được nghiên cứu còn khá khiêm tốn.