Đánh Giá Tổng Hợp Và Đề Xuất Các Định Hướng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Vùng Đông Bắc Việt Nam‌



Tiểu kết chương 2 Việc phân tích các điều kiện địa lý về tự nhiên và kinh 1



Tiểu kết chương 2


Việc phân tích các điều kiện địa lý về tự nhiên và kinh tế - xã hội trên toàn khu vực Đông Bắc đã xác định Đông Bắc có tiềm năng lớn để phát triển DLSTDVCĐ. Cụ thể:

- Điều kiện địa hình đa dạng với các kiểu địa hình trung du và núi trên một lãnh thổ có diện tích không lớn tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn về cảnh quan. Kiểu địa hình miền núi có giá trị phục vụ du lịch hơn cả. Loại địa hình được coi là tài nguyên du lịch đặc sắc của vùng là địa hình karst trong đó tiềm năng về hang động có ý nghĩa đặc biệt. Có thể nói đây là loại tài nguyên du lịch hết sức đặc thù của vùng Đông Bắc so với các lãnh thổ khác.

- Tài nguyên sinh vật phong phú với nhiều loại đặc hữu tạo nên sự đa dạng sinh học hết sức hấp dẫn. Hệ thực vật vùng Đông Bắc có hàng nghìn loài trong đó có nhiều loại có giá trị phục vụ hoạt động tham quan học tập nghiên cứu. Toàn vùng hiện có 209 loài động vật quý hiếm, trong đó có 36 loài đặc hữu. có giá trị du lịch tập trung tại 06 VQG, 13 khu bảo tồn thiên nhiên như Hoàng Liên, Ba Bể, Xuân Sơn.

- Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa đông lạnh tạo ra sự đa dạng về khí hậu nhưng rất thuận lợi cho việc phát triển DLSTDVCĐ.

- Vùng Đông Bắc là nơi cư trú của hơn 30 dân tộc anh em thuộc 07 nhóm ngôn ngữ phân bố theo các địa hình khác nhau. Trong đó có dân tộc có số dân lớn như Kinh, Tày, Nùng, H’Mông và Dao… Hiện nay, các dân tộc vùng Đông Bắc vẫn còn giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc, những phong tục tập quán cổ độc đáo. Cùng với nền văn hóa Việt nói chung, nền văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc đã tạo nên kho tàng văn hóa vô giá, là sảm phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, trình độ lao động của cộng đồng dân cư trong Vùng là một lợi thế để Đông Bắc để phát triển DLSTDVCĐ.


Sự phân hóa đa dạng về ĐKTN, TNTN và những nét tương đồng trong đa dạng về cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, đã tạo nên những thể tổng hợp ĐLTN tương đối đồng nhất. Đây là những cơ sở để phân vùng ĐLTN lãnh thổ. Dựa trên các nguyên tắc và phương pháp phân vùng, NCS đã tiến hành phân vùng ĐLTN theo 2 cấp phân vị (Vùng - Tiểu vùng). Kết quả thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN ở tỷ lệ 1/50.000 và xác định vùng Đông bắc có 10 vùng và 22 tiểu vùng với sự khác nhau chủ yếu về ĐKTN đặc điểm TNDLSTDVCĐ.

Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá tổng hợp cho mục đích phát triển DLSTDVCĐ và đưa ra những định hướng phát triển DLTDVCĐ vùng Đông Bắc.


Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM‌


3.1. Đánh giá tổng hợp các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc

3.1.1. Mục đích đánh giá

Mục tiêu của đánh giá điều kiện địa lý và các nguồn lực nhằm xác định các mức độ “rất thuận lợi”, “thuận lợi”, “ tương đối thuận lợi” và ”kém thuận lợi” cho mục đích phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vùng Đông Bắc Việt Nam.Cụ thể:

+ Đánh giá tổng hợp để xác định mức độ thuận lợi của các nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế-xã hội và văn hóa nhằm phát triển DLSTDVCĐ theo 10 vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc

+ Đánh giá sức hấp dẫn/điều kiện thuận lợi của từng tiểu vùng khi phát triển hoạt động DLSTDVCĐvùng Đông Bắc.

Trên cơ sở kết quả đánh giá, luận án sẽ đề xuất những định hướng, giải pháp phù hợp cho sự phát triển DL nói chung và hoạt động DLSTDVCĐ nói riêng tại vùng Đông Bắc Việt Nam. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo và cải thiện an sinh xã hội cho cộng đồng địa phương nơi đây.

3.1.2. Thành lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá

DLSTDVCĐ không những là một bậc cao hơn của DLST mà còn là sự phát triển theo hướng bền vững sinh thái của du lịch dựa vào cộng đồng. Đây là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTDVCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi mặc dù họ có khả năng chi trả cho các dịch vụ này. Điều này phản ánh nhận thức của họ rằng “các cơ sở vật chất


mà họ sử dụng ít ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên”[59]. Chính vì thế, khi đánh giá tiềm năng phát triển DLSTDVCĐ cần đánh giá tiềm năng về giá trị du lịch sinh thái - đó là các nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên là các hệ sinh thái điển hình và các loài sinh vật đặc hữu, các đặc điểm địa mạo và thẩm mỹ đang được bảo tồn. Còn tài nguyên du lịch nhân văn là nền văn hóa bản địa của các dân tộc sống trong khu vực. Các giá trị văn hóa bản địa bao gồm tập tục, lối sống, sinh hoạt lễ hội, văn hóa dân gian, sản phẩm thủ công truyền thống thể hiện rõ đặc trưng sinh thái nhân văn trên góc độ kiến thức bản địa về thiên nhiên, sinh thái, nơi cộng đồng cư trú.

Để hình thành và phát triển DLSTDVCĐ phải là những khu vực có tài nguyên du lịch sinh thái - đó là các giá trị tự nhiên hoang sơ và văn hóa bản địa. Đồng thời các nguồn tiềm năng về DLST tại các khu vực đó cũng đòi hỏi cần phải có khả năng khai thác nhất định. Cụ thể:

a) Đối với nhóm tiêu chí về tài nguyên DLSTDVCĐ, gồm có:

- Tiêu chí sinh vật: đó là các hệ sinh thái điển hình có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng, nơi có đa dạng sinh học cao và có cuộc sống hoang dã, đặc biệt là tại các khu rừng đặc dụng như các VQG, các khu bảo tồn. Bên cạnh đó, các HST nhân văn như nông thôn, khu dân cư của các dân tộc thiểu số cũng có thể triển khai được loại hình DLSTDVCĐ.

- Tiêu chí văn hóa bản địa: Theo Lê Huy Bá, văn hóa bản địa là các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể. Văn hóa bản địa là một trong những bộ phận cấu thành nên đa dạng văn hóa, tạo nên sự đa dạng sinh học. Nó bao gồm các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống của dân tộc.... [5, tr106].

- Tiêu chí sinh khí hậu: cũng giống như mọi loại hình du lịch khác, điều kiện sinh khí hậu tác động đến hoạt động DLSTDVCĐ ở hai mặt: phù hợp với sức khỏe của con người trong quá trình đi du lịch và là điều kiện tổ chức DLSTDVCĐ.


Đối với DLST, những khu vực có mùa khô dài, ít mưa, nhiệt độ không cao lắm là điều kiện thuận lợi cho tổ chức các tour DLST (phụ lục 1.3).

- Tiêu chí địa hình: đối với DLSTDVCĐ, ngoài các yếu tố tự nhiên, văn hóa bản địa, khí hậu thì yếu tố địa hình khu vực tổ chức loại hình du lịch này cũng cần xét đến ở khía cạnh tạo nên sự hấp dẫn của cảnh quan cũng như điều kiện đi lại.

Theo ý kiến chuyên gia, trọng số các tiêu chí được xác định bằng so sánh cặp theo ma trận tam giác. Mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí sinh vật và văn hóa bản địa được coi là ngang nhau tiếp đến là các tiêu chí theo thứ tự giảm dần: địa hình và điều kiện sinh khí hậu (Phụ lục 4.1).

Theo Đỗ Trọng Dũng (2011) trong Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên và mức độ đánh giá và điểm của các tiêu chí được xác định như sau:

Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật cho DLSTDVCĐ


Chỉ tiêu chính

(Các kiểu thảm, các KBT theo các tiểu vùng)

Chỉ tiêu phụ

(sinh vật đặc hữu

hoặc quý hiếm)

Mức đánh giá

Điểm đánh giá

Thảm rừng rậm á nhiệt đới và nhiệt đới thường xanh, có VQG hoặc trên 2 KBT(*)

Có trên 5 sự hiện diện

Rất hấp dẫn

4

Thảm rừng rậm á nhiệt đới và nhiệt đới thường xanh, có 1-2 KBT(*)

Có trên 3 sự hiện diện

Hấp dẫn

3

Các kiểu thảm là trảng cây bụi, trảng cỏ, rừng hỗn giao, rừng thông...

Có từ 1-3 sự hiện diện

Tương đối hấp dẫn

2

Các kiểu thảm thực vật nông nghiệp

Không có

Ít hấp dẫn

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

(*) Bao gồm: KBTTN, Khu bảo vệ cảnh quan (VH - LS - MT) và KBT biển

Các chỉ tiêu và mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định dựa trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng, các ý kiến chuyên gia, khách du lịch và trên cơ sở khảo sát thực tế tại các tiểu vùng Đông Bắc (bảng 3.2).


Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí văn hóa bản địa cho phát triển DLSTDVCĐ

Chỉ tiêu chính

(kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, phương thức canh tác, sinh hoạt cộng đồng)

Chỉ tiêu phụ

(cộng đồng các dân tộc thiểu số)

Mức đánh giá

Điểm

đánh giá

Các giá trị văn hóa bản địa được bảo tồn và giữ nguyên vẹn

Có trên 5 sự hiện diện

Rất hấp dẫn

4

Các giá trị văn hóa bản địa được bảo tồn nhưng có nguy cơ mai một

Có trên 3 sự hiện diện

Hấp dẫn

3

Các giá trị văn hóa bản địa bị mai một nhưng có khả năng phục hồi

Có từ 1-3 sự hiện diện

Tương đối hấp dẫn

2

Các giá trị văn hóa bản địa bị mai một nhưng không có khả năng phục hồi

Không có

Ít hấp dẫn

1

Các chỉ tiêu và mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định dựa trên cơ sở hiện trạng phân bố cộng đồng các dân tộc chính của Đông Bắc, các ý kiến chuyên gia, khách du lịch và trên cơ sở khảo sát thực tế tại các tiểu vùng Đông Bắc (bảng 3.3.).

Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho phát triển DLSTDVCĐ

Chỉ tiêu chính

(sự độc đáo, đa dạng của địa hình)


Mức đánh giá

Điểm đánh giá

Có kiểu địa hình đặc biệt (bờ biển, địa hình, karst và địa hình đảo) với nhiều dạng địa hình có giá trị cho DLST

Rất hấp dẫn

4

Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có trên 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL

Hấp dẫn

3

Kiểu địa hình đồi có dưới 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL

Tương đối hấp dẫn

2

Kiểu địa hình núi thấp có dưới 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL

Ít hấp dẫn

1


Các chỉ tiêu và mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định dựa trên cơ sở đặc trưng địa hình theo khu vực của Đông Bắc, các ý kiến chuyên gia và trên cơ sở khảo sát thực tế tại các tiểu vùng Đông Bắc (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh khí hậu cho phát triển DLSTDVCĐ

Chỉ tiêu chính

(nhiệt độ trung bình và lượng mưa theo các tiểu vùng)


Mức đánh giá

Điểm đánh giá

Nhiệt độ TB năm 18–240C, lượng mưa TB năm 1.250 – 1.900mm

RTL

4

Nhiệt độ TB năm 24–270C, lượng mưa TB năm 1.900 – 2500mm

TL

3

Nhiệt độ TB năm 27–320C, lượng mưa TB < 1.250mm và > 2.550mm

TĐTL

2

Nhiệt độ TB năm > 320C, lượng mưa TB năm < 650mm

ITL

1

Các chỉ tiêu và mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định dựa trên cơ sở đặc điểm, sự phân bố sinh khí hậu vùng Đông Bắc (phụ lục 1.3).

b) Đối với nhóm tiêu chí về khả năng khai thác DLSTDVCĐ

Theo ý kiến chuyên gia, để đánh giá khả năng khai thác DLSTDVCĐ cần đánh giá các tiêu chí: Vị trí và khả năng tiếp cận, Thời gian hoạt động du lịch, khả năng kết hợp với điểm, tuyến du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch. Điểm trọng số của các tiêu chí này được cho là bằng nhau vì mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu được xác định là tương đương nhau, tiêu chí này ảnh hưởng và tác động qua lại đến tiêu chí kia và thiếu một trong 4 tiêu chí thì các điểm tài nguyên đó không còn sức thu hút nữa (Phụ lục 7.2).

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí