Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng – Nghiên Cứu Trường Hợp Làng Diềm (Xã Hòa Long, Thành Phố Bắc Ninh)

Sơn) và Khu DL văn hoá Phật Tích (Tiên Du) và dự kiến quy hoạch 03 khu DL: Thiên Thai (huyện Gia Bình); Như Nguyệt (huyện Yên Phong); Hàm Long

– Núi Dạm (Thành phố Bắc Ninh) để xác định quỹ đất phát triển DL và làm động lực phát triển các tuyến DL khép kín, liên hoàn trên địa bàn.

- Khu DL văn hoá Quan họ Cổ Mễ: UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết ngày 03/8/1998 với quy mô 73ha. Đã lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Quyết định số 1370/QĐ - CT ngày 19/8/2003 với tổng số vốn đầu tư hơn 108 tỷ đồng. Cuối năm 2004 đã triển khai đầu tư hai tuyến RD01 và RD05 với tổng số vốn phê duyệt hơn 11 tỷ đồng (trong đó có 6 tỷ đồng hỗ trợ từ nguồn vốn TW). Hiện Công ty Cổ phần đầu tư phát triển An Việt đang triển khai xây dựng theo Giấy chứng nhận đầu tư 21-1-2-1-000 084 ngày 15/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh với diện tích quy hoạch: 40,77ha và tổng vốn đầu tư: 585 tỷ đồng.

- Khu DL văn hoá Đền Đầm: UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 980/QĐ - CT ngày 28/9/2001 với quy mô 52,2 ha và giao công ty xây dựng số 2 Hà Nội làm chủ đầu tư. Quy hoạch khu du lịch đã được điều chỉnh theo Quyết định số 94/QĐ - UB ngày 21/6/2004. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho Công ty Cổ phần Solatech và Công ty Cổ phần sân golf ngôi sao Chí Linh thực hiện dự án theo hình thức BT (theo QĐ số 1058/QĐ - UBND của UBND tỉnh ngày 12/8/2010) với tổng diện tích quy hoạch: khoảng 62ha. Tổng vốn đầu tư:

1.319 tỷ đồng.

- Khu DL văn hoá Phật Tích: UBND huyện Tiên Du có tờ trình số 417/TTr - CT ngày 03 tháng 9 năm 2005 về việc đầu tư hệ thống đường giao thông cho dự án. UBND tỉnh Bắc Ninh có Quyết định số 1900/QĐ - CT ngày 23 tháng 9 năm 2005 phê duyệt dự án gồm 7 tuyến đường nhánh có tổng chiều dài hơn 5.000m và vốn đầu tư gần 11 tỷ đồng. Năm 2006 đã giao vốn 4 tỷ và năm 2008 giao 1 tỷ đồng vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu của trung ương. Khu DL văn hóa Phật Tích hiện nay đang tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư.

2.2.2.3. Tuyến du lịch

a. Tuyến du lịch nội tỉnh

Ngành DL Bắc Ninh đã xác định được một số tuyến DL nội tỉnh, gồm 3 tuyến DL đường bộ và 1 tuyến DL đường sông và một số tuyến DL chuyên đề.

*Các tuyến DL đường bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

- Tuyến TP. Bắc Ninh – Từ Sơn: Là tuyến DL quan trọng kết nối 2 trung tâm DL của vùng. Tuyến này xuất phát từ TP. Bắc Ninh theo Quố lộ 1A về phía Tây Nam với các điểm DL: Đền Bà chúa Kho, Văn miếu Bắc Ninh, thành cổ Bắc Ninh, chùa Phật Tích, Đền Đô, ....

- Tuyến TP. Bắc Ninh – Hồ: Bắt đầu từ TP. Bắc Ninh theo Quốc lộ 38 về phía Nam của tỉnh đến huyện Thuận Thành, theo các Tỉnh lộ 280, Tỉnh lộ 281 đến các điểm DL: Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lăng và đền Kinh Dương Vương, lăng và đền thờ Sỹ Nhiếp, ...

Phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập - 11

- Tuyến TP. Bắc Ninh – Hồ - Gia Bình: Xuất phát từ TP. Bắc Ninh theo Quốc lộ 38 về phía Đông Nam. Sau đó theo Tỉnh lộ 280, Tỉnh lộ 282 đến các điểm DL: Làng Việt Cổ ở Vạn Ninh, làng đúc đồng Đại Bái, làng tre trúc Xuân Lai, núi Thiên Thai, ...

* Tuyến DL đường sông: Dọc sông Cầu từ TP. Bắc Ninh đến ngã ba Xà (Tam Giang, Yên Phong) với điểm DL làng Diềm, di tích chiến tuyến Như Nguyệt; tuyến DL dọc sông Đuống từ lăng Kinh Dương Vương đến đền thờ Cao Lỗ Vương có các điểm DL: Chùa Bút Tháp – lăng Kinh Dương Vương – tranh Đông Hồ - núi Thiên Thai – đền thờ Lê Văn Thịnh – làng cổ Vạn Ninh – bến Bình Than – đền Cao Lỗ Vương.

* Các tuyến DL chuyên đề

- Tuyến DL chùa cổ Việt Nam: chùa Dâu, chùa Bút Tháp (Thuận Thành), chùa Tiêu (Từ Sơn), chùa Phật Tích (Tiên Du), ...

- Tuyến DL làng nghề: Làng tranh Đông Hồ, tranh tre Xuân Lai (nghề tranh) - làng Đại Bái (nghề đúc đồng) - làng Đồng Kỵ (nghề chạm khắc gỗ) –

làng Phù Lãng (nghề gốm) - làng Hồi Quan (Tương Giang - nghề dệt) - làng Đống Cao (nghề làm giấy dó).

- Tuyến DL danh nhân và khoa bảng: Đền Đô – thờ 8 vị vua triều Lý, khu lưu niệm cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ, khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự, đền thờ Nguyễn Cao, đền thờ trạng Bịu, ...

b. Tuyến DL liên tỉnh, quốc tế

Việc xác định các tuyến DL liên tỉnh ở Bắc Ninh dựa trên thực tế và qui hoạch tổ chức lãnh thổ của vùng DL ĐBSH & DHĐB, cùng mối liên hệ với vùng DL trung du miền núi phía Bắc. Tuyến DL liên tỉnh quan trọng đối với Bắc Ninh gồm:

- Tuyến Hà Nội – Bắc Ninh- Hải Dương – Quảng Ninh: Từ Hà Nội theo Quốc lộ 1A đến TP. Bắc Ninh theo Quốc lộ 18. Đây là tuyến DL quốc gia quan trọng, dọc hành lang kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trực tiếp liên kết Bắc Ninh, Hà Nội và Quảng Ninh. Trên tuyến DL này, Bắc Ninh đang xây dựng trạm dừng chân gần ranh giới với Hải Dương trên dịa bàn huyện Quế Võ nhằm cung cấp cho du khách các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ dùng chân và mua sắm các sản phẩm, hàng lưu niệm từ các làng nghề nổi tiếng của địa phương: Tranh Đông Hồ, tranh tre Xuân Lai, gốm Phù Lãng, ...

- Tuyến DL Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn theo Quốc lộ 1A hoặc 1B là tuyến DL quan trọng trong hành lang kinh tế DL khu vực Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

- Tuyến DL Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Phòng – Quảng Ninh: Từ Hà Nội theo Quốc lộ 1 đến TP. Bắc Ninh theo Quốc lộ 38 đến Hải Dương nối vào Quốc lộ 5. Đây là tuyến du lịch chạy ngang Bắc Ninh nối với không gian du lịch chính của tỉnh là TP. Bắc Ninh và phụ cận; TT Hồ và vùng phụ cận.

2.2.2.4. Cụm du lịch

Với nguồn TNDL phong phú đặc biệt là TNDL nhân văn với mật độ di tích, làng nghề dày đặc cùng những giá trị văn hóa truyền thống khác tạo điều kiện thuận lợi cho ngành DL phát triển, thu hút lượng lớn du khách. Hiện nay

trên địa bàn tỉnh đã hình thành các cụm DL. Cụm DL ở TX. Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình với sự liên kết tập trung của rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, làng nghệ truyền thống nổi tiếng, văn hóa ẩm thực phong phú luôn tạo sức hấp dẫn lớn và để lại ấn tượng tốt với du khách.

2.2.2.5. Trung tâm du lịch

TP. Bắc Ninh – đô thị trung tâm của tỉnh, với vai trò là đầu mối của mọi hoạt động hành chính, kinh tế, dịch vụ, thương mại nên thành phố cũng là trung tâm DL lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh.

TP. Bắc Ninh nằm trên nhiều quóc lộ quan trọng: Quốc lộ 18, Quốc lộ 38, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B tạo thuận lợi về giao thông vận tải, thông tin liên lạc mà còn tập trung hầu hết các cơ sở lưu trú, ăn uông cao cấp của tỉnh: Khách sạn Hoàng Gia, Phú Sơn, Đông Đô, ... và cũng là nơi được lựa chọn ở tỉnh Bắc Ninh để tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế. Ỏ trung tâm DL này đã đưa vào khai thác nhiều điểm DL có sức thu hút mạnh mẽ đối với KDL. Quan trọng nhất đó là làng Diềm – Thủy tổ Quan họ; đền Bà chúa Kho – địa điểm DL văn hóa tâm linh nổi tiếng khắp cả nước.

Ngoài ra 2 trung tâm DL ở Từ Sơn và TT. Hồ (Thuận Thành) cũng tập trung nhiều điểm DL nổi tiếng có sức hút lớn với KDL: Đền Đô, chùa Tiêu, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, ...[24], [33].

2.2.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng – Nghiên cứu trường hợp làng Diềm (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh)

Xu thế toàn cầu hóa giúp con người giao lưu, trao đổi với nhau nhiều hơn cả về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiện nay, người dân trên thế giới có xu hướng tìm kiếm đến những vùng đất xa xôi nơi còn lưu giữ những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc trưng cho các vùng địa lí. Từ đó làm nảy sinh nhiều loại hình DL mới trong đó có DL cộng đồng.

Bắc Ninh có nguồn TNDL nhân văn đa dạng và phong phú. Đây chính là cơ sở quan trọng để đa dạng các sản phẩm DL và phát triển nhiều loại hình

DL khác nhau. Trong đó, hình thức DL cộng đồng ngày càng được nhiều du khách lựa chọn trong các tour DL đến Bắc Ninh. Làng Diềm là tên nôm của làng Viêm Xá (xã Hoà Long, thành phố Bắc Ninh) là một trong ba mô hình DL cộng đồng được nhiều KDL lựa chọn khi đến Bắc Ninh.

Tháng 07/2010, Sở văn hóa, thẻ thao và du lịch Bắc Ninh khởi động dự án DL cộng đồng với sự phối hợp của tổ chức Quỹ châu Á cùng Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam. Sau 02 năm triển khai thực nghiệm mô hình DL cộng đồng ở làng Diềm đã giúp người dân địa phương có nhận thức rõ hơn về hoạt động DL. Hiện nay, người dân đã từng bước tham gia và được hưởng lợi từ hoạt động DL cộng đồng. Qua kết quả điều tra của tác giả: 47,5 % người dân chưa có được nguồn thu nhập từ hoạt động DL; 37,5% có mức thu nhập nhỏ hơn 500 nghìn đồng/ tháng; 11,3 % có mức thu nhập từ 500 nghìn đến hơn 1,0 triệu đồng/ tháng; 3,7 % có mức thu nhập từ 1,0 triệu đến 2,0 triệu đồng/ tháng. Mức thu nhập tuy còn thấp nhưng đã tạo thêm hứng thú cho người dân khi tham gia làm DL. Đến năm 2015 thì mô hình DL cộng đồng làng Diềm đã có bước phát triển mới với sự gia tăng nhanh về KDL và doanh thu đạt trung bình 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.

Nét độc đáo của DL cộng đồng làng Diềm đó là du khách không chỉ được nghe hát Quan họ mà còn được trực tiếp tham gia hát Quan họ với những liền anh, liền chị; tham quan trải nghiệm việc trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ ở các hộ gia đình; làm bánh khúc, học cánh têm trầu cánh phượng, …. Nếu có nhu cầu KDL có thể thưởng thức những món ăn dân dã, mang nét đặc trưng của địa phương: Cơm Quan họ, bánh khúc, chè đỗ đãi hoặc mua những món đồ lưu niệm rất độc đáo như: Tranh thêu Quan họ, nón ba tầm, trang phục Quan họ,

… Điều này đã tạo được hứng thú cho KDL khi về với miền quê “sơn thủy hữu tình”, nơi đầy ắp những làn điệu dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình và cụm di tích lịch sử - văn hóa độc đáo. Đến năm 2015, Ban quản lý DL đã đón tiếp trên 100 lượt đoàn khách tham quan DL, nghiên cứu khoa học với tổng số khách

hàng nghìn người, đem lại tổng doanh thu khoảng 180 triệu đồng; được du khách đánh giá tốt và có mong muốn được trở lại [18], [26], [Phụ lục 11].

Có thể nói, chủ trương phát triển làng DL cộng đồng đã góp phần quảng bá hình ảnh DL của làng Diềm nói riêng và Bắc Ninh nói chung. Việc xây dựng làng DL cộng đồng đã đem lại sự đổi thay theo hướng tích cực đối với nhận thức của cán bộ và người dân về DL. Người dân đã hiểu được ý nghĩa của việc phát triển DL cộng đồng gắn với phát triển kinh tế, ý thức bảo tồn văn hoá, bảo vệ TNDL được hình thành và củng cố.

Tuy nhiên, việc phát triển DL cộng đồng ở làng Diềm vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần giải quyết. Đó là, sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển dịch vụ phục vụ DL, sản xuất đồ lưu niệm, tính mùa vụ của DL (phần lớn KDL tập trung từ tháng 11 đến tháng 3 (âm lịch), chiếm khoảng 70% lượng KDL trong năm). Mặt khác, các tiểu ban phục vụ DL vẫn còn yếu về kiến thức và kỹ năng phục vụ KDL, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên. Đây cũng là khó khăn chung đối với mô hình DL cộng đồng ở làng Phù Lãng (xã Phù Lãng, Quế Võ) và chùa Bút Tháp/ làng tương Đình Tổ (xã Đình Tổ, Thuận Thành). Vì thế để phát triển DL cộng đồng đạt hiệu quả cao và bền vững cần sự quan tâm đầu tư hơn nữa về mọi mặt, sự tham gia tích cực của người dân địa phương cũng như sự phối hợp giúp đỡ của sở văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Ninh cùng các tổ chức khác.

2.2.4. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập

Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động DL Bắc Ninh rất cần thiết bởi đây là những đánh giá và tầm nhìn có tính chiến lược trên cơ sở phân tích về lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc đề ra các định hướng và giải pháp phát triển DL Bắc Ninh đạt hiệu quả cao.

2.2.4.1. Điểm mạnh

Bắc Ninh là địa phương có TNDL phong phú. Thế mạnh DL Bắc Ninh có thể được gói gọn trong hai chữ “bảy Tổ” của Việt Nam là: Chùa Tổ - Nam

Bang Thuỷ Tổ - Nam giao học Tổ - Thuỷ Tổ Quan Họ - Tổ Trúc lâm thiền sư

– Lý Thái Tổ - Tổ quân khí. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển những sản phẩm DL độc đáo cho DL Bắc Ninh.

Bắc Ninh có vị trí địa lí và hạ tầng DL tương đối phát triển. Với vị trí liền kề với Hà Nội, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh) và nằm trên tuyến DL quốc gia Hà Nội - Quảng Ninh, trên trục hành lang kinh tế - du lịch Vân Nam – Lào Cai - Hà Nội – Quảng Ninh; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên Bắc Ninh có lợi thế quan trọng đặc biệt trong phát triển DL. Với vị trí thuận lợi nằm trên các tuyến đường giao thông quan trọng: QL 18, QL 1A, ... cùng với sự phát triển của các tuyến đường sông và sự nâng cấp sân bay Nội Bài tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Ninh thiết kế các tour DL.

2.2.4.2. Điểm yếu

Đội ngũ lao động ngành DL Bắc Ninh còn hạn chế cả về số lượng và trình độ quản lý, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yếu cầu phát triển DL trong cơ chế thị trường. Điều này thể hiện rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, nhiều khu/ điểm tham quan DL ở thành phố Bắc Ninh, làng tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, chùa Dâu, ... còn hạn chế.

DL Bắc Ninh còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật DL, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng, các dịch vụ về ngân hàng, vui chơi giải trí ít gây khó khăn cho vấn đề thu hút KDL trên địa bàn tỉnh.

Sản phẩm DL vẫn còn sự chồng chéo giữa các khu, điểm DL và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá DL so với yêu cầu phát triển còn yếu, đến nay vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể và chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình Hành động Quốc gia về DL.

Bắc Ninh còn chưa khai thác được hiệu quả lợi thế DL đường sông. Mặc dù có sông Đuống, sông Cầu kết nối TP. Bắc Ninh với nhiều điểm DL, tuy nhiên các tuyến DL đường sông vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm

năng nên chưa phát huy được lợi thế và nét đặc sắc của tuyến giao thông tự nhiên, gắn kết các di tích lịch sử - văn hóa vốn vô cùng phong phú dọc các sông, gắn với nền văn minh lúa nước của Việt Nam.

DL Bắc Ninh vẫn mang tính mùa vụ. Lượng KDL tập trung chủ yếu trong 3 tháng đầu xuân và một phần vào mùa hè, chiếm khoảng trên 60% tổng lượng khách trong năm, công suất sử dụng phòng trung bình của Bắc Ninh đạt khoảng 52% thì trong mùa thấp điểm những chỉ tiêu này chỉ đạt trên 30 % và 41%.

Tính liên kết DL của Bắc Ninh với các địa phương khác trong vùng DL ĐBSH & DHĐB còn yếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế các dòng khách đến và ở lại Bắc Ninh, đặc biệt từ Hà Nội cũng như các tour DL trong không gian DL tiểu vùng du lịch Trung tâm chưa được hình thành một cách rõ nét.

2.2.4.3. Cơ hội

DL Bắc Ninh hiện đang đứng trước cơ hội to lớn khi nhu cầu DL trên thế giới đang ngày một tăng. Thực tế cho thấy không chỉ trong mùa DL mà ngay trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ tết, lượng khách DL nội địa từ Hà Nội về các tỉnh phụ cận, trong đó có Bắc Ninh là rất lớn, đặc biệt là khách DL quá cảnh từ Hà Nội đi Hải Phòng - Quảng Ninh. Nếu Bắc Ninh tổ chức tốt và có được những sản phẩm DL phù hợp cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông, đặc biệt là đường bộ, thì đó sẽ là cơ hội lớn để Bắc Ninh trở thành điểm đến DL lý tưởng của KDL.

Bắc Ninh đang có được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ trong việc phát triển đô thị, nâng cấp hạ tầng DL và tôn tạo các điểm di tích danh thắng. Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng ĐBSH & DHĐB đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định Bắc Ninh là một điểm đến DL quan trọng của Tiểu vùng DL Trung tâm trên tuyến DL quốc gia Hà Nội - Quảng Ninh. Điều này góp phần thu hút KDL nhiều hơn cho Bắc Ninh trong tương lai.

2.2.4.4. Thách thức

Thách thức lớn nhất trong phát triển DLBắc Ninh là việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. TNDL chính ở Bắc Ninh là các di tích văn hóa – lịch sử,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023