Tổng Hợp Những Hoạt Động Của Ngos Trong Quá Trình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Bền Vững


Bảng 4.7: Tổng hợp những hoạt động của NGOs trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng bền vững



Bản Lác

(JICA)

Mai Hịch

(COHED)

Tả Van

(IUCN & SNV)

Nậm Đăm

(Caritas và PanNature)


Sáng tạo giá trị

- Hỗ trợ người dân phục dựng và duy trì làng nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống.

- Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và đến đặt vấn đề tài trợ phát triển du lịch với chính quyền địa phương.

- Kết nối doanh nghiệp, cá nhân có uy tín để triển khai thực hiện.

- Khảo sát, lựa chọn các hộ gia đình hỗ trợ triển khai làm du lịch cộng đồng.

- Cung cấp miễn phí: chăn, ga, gối ... các khoá học tiếng Anh, kỹ năng làm du lịch ...

- Hỗ trợ quảng bá giới thiệu du lịch với bên ngoài.

- Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và đặt vấn đề tài trợ phát triển du lịch với chính quyền

địa phương.

- Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và đến đặt vấn đề tài trợ phát triển du lịch với chính quyền địa phương.

- Hỗ trợ xây dựng và

nâng cấp 3 hộ gia đình



- Khảo sát, lựa

người Dao đủ điều kiện



chọn các hộ gia

làm homestay. Đầu tư



đình hỗ trợ triển

100% xây dựng 1 công



khai làm du lịch

trình nhà khách người



cộng đồng và tham gia trong làng nghề truyền thống.

Dao (Dao Lodge).

- Hướng dẫn hộ gia đình và các nhân làm du lịch về chuẩn bị đồ




ăn, kỹ năng phòng ở,




hạch toán chi tiêu,…




- Cung cấp miễn phí:




chăn, ga, gối... các khoá




học tiếng Anh, kỹ năng




làm du lịch...




- Hỗ trợ quảng bá giới




thiệu với bên ngoài.




- Đề xuất quy trình




quản lý du lịch chung,




mức thu phí và các hoạt




động trong vận hành




phát triển du lịch khác.




- Đề xuất thành lập




BQLDL CĐ, cách thức




hoạt động; hỗ trợ toàn




bộ kinh phí (BQL, thu




gom rác, vệ sinh ...)




trong 3 năm dự án hoạt




động; đề xuất nguồn




thu phí từ du khách




(9000đ) và cách thức




phân bổ sử dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan – Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam - 16



Bản Lác

(JICA)

Mai Hịch

(COHED)

Tả Van

(IUCN & SNV)

Nậm Đăm

(Caritas và PanNature)


Chia sẻ giá trị

- Tạo sinh kế mới cho người dân bản địa.

- Giảm nghèo và cải thiện cuộc sống.

- Lan toả sự thay đổi tích cực trong cộng đồng.

- Hỗ trợ vật chất, kinh phí.

- Thay đổi hiệu quả trong đời sống của người dân địa phương: giảm nghèo, tăng sinh kế, văn minh và chủ động trong cuộc sống hơn.

- Lan toả sự thay đổi tích cực tới người dân khác trong cộng đồng để cộng đồng phát

triển bền vững hơn.

- Tạo sinh kế mới cho người dân bản địa.

- Giảm nghèo và cải thiện cuộc sống.

- Lan toả sự thay đổi tích cực trong cộng đồng.

- Hỗ trợ vật chất, kinh phí.

- Đề xuất thành lập Ban quản lý du lịch

- Thay đổi hiệu quả trong đời sống của người dân địa phương: giảm nghèo, sinh kế bền vững, duy trì đặc trưng văn hóa địa phương.

- Lan toả sự thay đổi tích cực tới chính quyền địa phương và người dân khác trong cộng đồng để cùng phát triển

bền vững hơn.


- Đề xuất


cộng đồng, chịu



thành lập Ban


trách nhiệm quản



quản lý du lịch


lý, điều hành và



cộng đồng,


giám sát.



chịu trách





nhiệm quản lý,





điều hành và





giám sát.





Bảo tồn nguồn gốc giá trị

- Đào tạo tập huấn người dân trong xây dựng và vận hành làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.

- Cung cấp tài liệu, đào tạo tập huấn người dân về vai trò của phát triển du lịch, sinh kế, bảo vệ

môi trường ...

- Hỗ trợ vật chất, kinh

- Cung cấp tài liệu, đào tạo tập huấn người dân về phát triển du lịch, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường.

- Cung cấp tài liệu, đào tạo tập huấn người dân về vai trò của phát triển du lịch, sinh kế, bảo vệ môi trường ...

- Hỗ trợ vật chất, kinh phí tạo sinh kế mới cho


- Hỗ trợ cho

phí tạo sinh kế mới


người dân.


hoạt động thu gom và tập kết rác tại nơi xử lý của thôn bản

cho người dân.

- Khởi xướng cách làm mới, tạo kết nối ban đầu giữa doanh


- Đề xuất quy trình quản lý du lịch chung, mức thu phí và các hoạt động trong vận hành



nghiệp, cộng đồng, và


phát triển du lịch khác.



chính quyền.



Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát thực địa của tác giả


4.3. Vai trò hoạt động của các bên liên quan và sự tác động đến mức độ bền vững của điểm đến

Để phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm đến đạt được mức độ bền vững nhất định, hoạt động của các bên liên quan giữ vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên cần phải xác định rõ sự đóng góp, mức độ tham gia cụ thể của từng bên, sự gắn kết giữa các bên trong mỗi nhóm hoạt động của từng giai đoạn phát triển. Thực tế nghiên cứu cho thấy, mức độ tham gia và hiệu quả hoạt động của các bên trong từng tình huống nghiên cứu rất khác nhau. Du lịch cộng đồng ở Bản Lác, Mai Hịch, Tả Van và Nậm Đăm nhìn chung đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, du lịch phát triển gắn liền với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vai trò hoạt động của các bên liên quan tác động tới mức độ bền vững của điểm đến phụ thuộc vào hiệu quả gắn kết vai trò và lợi ích, trách nhiệm và quyền lợi. Phần trình bày dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn về sự gắn kết này.

Vai trò hoạt động của các bên liên quan và sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở Bản Lác

Mức độ bền vững của điểm đến ở Bản Lác được đánh giá là kém hiệu quả nhất trong bốn nghiên cứu trường hợp về phát triển du lịch cộng đồng (điểm: 3,14). Trong đó, chính quyền địa phương và NGOs tham gia còn rất hạn chế, doanh nghiệp hầu như không tham gia và cộng đồng địa phương nổi lên là nhân tố chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển du lịch ở nơi này. Du lịch Bản Lác hiện nay còn phát triển mạnh mẽ là do nhận thức và tư duy về kinh tế du lịch của chính người dân địa phương. Người dân tự tổ chức và tự quản lý các hoạt động du lịch, thực hiện theo hình thức “tự làm, tự ăn và tự chịu trách nhiệm” nên còn mang nhiều tính tự phát. Tuy nhiên, người dân đã tự thay đổi kết cấu nhà sàn để phù hợp với nhu cầu kinh doanh du lịch và thay đổi một số nét văn hóa mang tính bản sắc dân tộc Thái, điều này dẫn đến du khách ít có thiện cảm và không hài lòng; những du khách nước ngoài có xu hướng chuyển dần sang các điểm du lịch khác, còn hoang sơ hơn.

Sự tham gia thụ động của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch tại Bản Lác có thể không mang lại hiệu quả tích cực mà trong trường hợp nào còn đó còn có thể gây ảnh hưởng đến chính hoạt động du lịch hiện đang ổn định của các hộ dân nói chung. Tuy đã có quy hoạch và định hướng phát triển du lịch chung của huyện, của tỉnh nhưng chính quyền địa phương chưa thực sự tham gia và đóng vai trò định hướng, kết nối các bên trong hoạt động du lịch. Chính quyền cấp huyện, xã đã chú ý giải quyết vấn đề bán hàng lưu niệm Trung Quốc, hàng quán ăn nhậu ồn ào và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các homestay nhưng không hiệu quả, gây mất điểm và tạo hình ảnh giảm dần với du


khách. Về vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý chất thải, chính quyền mới chỉ thực hiện chỉ đạo thu gom rác thải về điểm tập kết để đốt và chôn lấp, chưa có nhà máy xử lý nước thải và rác thải, nên vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn chưa được xử lý một cách hiệu quả.

Tại Bản Lác, không có doanh nghiệp du lịch nào trên địa bàn và doanh nghiệp không tham gia vào quá trình phát triển du lịch tại Bản Lác. Có một số doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả đóng tại xã Nà Phòn, cách Bản Lác 1.5km như Mai Chau Ecolodge, Mai Chau Nature Lodge... Dựa trên thương hiệu du lịch cộng đồng Bản Lác sẵn có, doanh nghiệp thuê mua đất của người dân để đầu tư, xây dựng thành cơ sở lưu trú biệt lập sạch sẽ, khang trang, với các dịch vụ bổ trợ phù hợp với nhu cầu của du khách. Doanh nghiệp tham gia chia sẻ lợi ích trong phát triển du lịch chủ yếu là đào tạo và sử dụng lao động địa phương phục vụ du lịch tại doanh nghiệp. Trong các hoạt động bảo tồn nguồn tạo giá trị, doanh nghiệp chỉ tham gia ở mức hoàn thành trách nhiệm về nghĩa vụ về thuế, phí theo quy định của nhà nước và tham gia các hoạt động xã hội tại địa bàn khi được vận động.

Do vậy, để phát triển du lịch bền vững tại Bản Lác, rất cần có sự chủ động tham gia, vào cuộc sâu sắc của các bên, đặc biệt là vai trò chỉ đạo, quy hoạch, định hướng phát triển và quản lý của Chính quyền địa phương, để từ đó có thể tuân thủ chặt chẽ và các kế hoạch đã đề ra, bám chắc định hướng phát triển bền vững của tỉnh.

Vai trò hoạt động của các bên liên quan và sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở Mai Hịch

Mức độ bền vững của điểm đến ở Mai Hịch được đánh giá là hiệu quả nhất trong bốn nghiên cứu trường hợp về phát triển du lịch cộng đồng (điểm: 3,92). Trong đó, mức độ tham gia của chính quyền địa phương, người dân, NGOs trong quá trình phát triển du lịch tương đối đồng đều; và doanh nghiệp nổi lên là nhân tố chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển với sự hỗ trợ của NGOs trong giai đoạn ban đầu. Doanh nghiệp (điển hình là doanh nghiệp CBT Travel) nắm vai trò chính trong toàn bộ hoạt động của phát triển du lịch sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn tài nguyên tạo giá trị. Doanh thu của doanh nghiệp xã hội CBT Travel đến chủ yếu từ việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các điểm đến và chiến lược phát triển du lịch cho các NGOs trong nước. Doanh nghiệp cũng đã cung cấp dịch vụ tư vấn, huấn luyện và đào tạo miễn phí cho các cộng đồng địa phương. Các hoạt động thiết thực của doanh nghiệp CBT Travel đã mang đến sự thành công của phát triển du lịch cộng đồng bền vững gắn liền với giảm nghèo tại địa phương, đồng thời điều phối hài hòa giữa hoạt động của các bên liên quan bao gồm cộng đồng địa phương, NGOs, doanh nghiệp du lịch và chính quyền địa phương. Doanh nghiệp định hướng sự


phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng và chủ động xây dựng và đề xuất các cơ chế hoạt động với chính quyền địa phương, chủ động thu hút người dân tham gia, hướng dẫn người dân cách thức làm du lịch và thậm chí tìm nguồn cung cấp miễn phí trang thiết bị phục vụ du lịch và chủ động tìm nguồn đưa khách tới điểm đến.

Chính quyền địa phương thể hiện được vai trò trong hoạt động du lịch thông qua việc thiết lập bản lề, khung pháp lý và hỗ trợ thủ tục hành chính cho các bên trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với phát triển nông thôn mới và giảm nghèo cho người dân địa phương. Phê duyệt quy hoạch du lịch Mai Châu, phê duyệt mô hình thí điểm du lịch cộng đồng và từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức các lớp học kỹ năng làm du lịch và đặc biệt tích cực quảng bá hình ảnh điểm đến trên các phương tiện truyền thông... Tuy nhiên, để đạt được mức độ bền vững trong phát triển du lịch, vai trò chính quyền địa phương chưa thực sự hiệu quả trong một số chính sách đã thực hiện như giới hạn mức vốn vay thấp, chưa có chương trình vốn vay dành riêng cho phát triển du lịch nên nhiều hộ dân đã chủ động thế chấp nhà hoặc tham gia các gói vay khác với số tiền lớn hơn, điều này dễ thấy ở các hộ làm homestay ở Mai Hịch. Hoạt động bảo tồn yếu tố văn hóa nguyên bản và môi trường chưa hiệu quả vì một số nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc Thái có nguy cơ bị mai một. Về vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý chất thải, chính quyền mới chỉ thực hiện chỉ đạo thu gom rác thải về điểm tập kết để đốt và chôn lấp, chưa có nhà máy xử lý nước thải và rác thải dẫn đến việc dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm nguồn nước sạch đầu nguồn, nguy hại cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng hạ lưu.

Vai trò của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch được đánh giá là hiệu quả thông qua việc tiếp nhận hỗ trợ và thí điểm mô hình du lịch cộng đồng từ các NGOs (COHED) và doanh nghiệp CBT Travel; làm mới và cải tạo nơi cư trú, tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm về du lịch cộng đồng. Ban đầu, tuy được tiếp nhận hỗ trợ mô hình thí điểm về phát triển du lịch cộng đồng, người dân trong ban đầu đón nhận du lịch khá thụ động và e dè. Họ lo sợ thay đổi sinh kế và ban đầu đơn giản chỉ là “liều thử xem sao”, “làm theo hướng dẫn”, họ không có kế hoạch, dự định gì trong việc khai thác giá trị tài nguyên du lịch phong phú để phát triển du lịch. Sau khi có sự ủng hộ cả về vật chất, kiến thức và hướng dẫn cụ thể, tận tình, họ đã tham gia làm du lịch và đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tại Mai Hịch còn hạn chế. Cụ thể là người dân thay đổi kết cấu nhà sàn để phù hợp với tiện ích, thay đổi một số văn hóa mang tính bản sắc dân tộc Thái do có sự giao thoa với văn hoá người


Kinh và du khách. Để đạt được sự phát triển bền vững, người dân cần phải được tuyên truyền, nhận thức đầy đủ về lợi ích và vai trò của phát triển du lịch bền vững gắn với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái.

Vai trò hoạt động của các bên liên quan và sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở Tả Van

Mức độ bền vững của điểm đến ở Tả Van được đánh giá là tương đối hiệu quả trong bốn nghiên cứu trường hợp về phát triển du lịch cộng đồng (điểm: 3,37). Trong đó, mức độ tham gia của chính quyền địa phương, người dân với sự hỗ trợ của NGOs còn tương đối hạn chế. Hiện nay du lịch Tả Van phát triển mạnh mẽ phần nào là do tư duy kinh tế và mục tiêu lợi nhuận từ du lịch của các doanh nghiệp, của các chủ hộ kinh doanh cá thể từ bên ngoài đến. Tuy nhiên, hoạt động của họhọ không hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, có lợi cho cộng đồng địa phương mà chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận của bản thân.

Chính quyền địa phương được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả trong các hoạt động phát triển du lịch tại Tả Van. Chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ về vốn vay ưu đãi hoặc vay không lãi suất cho người dân địa phương nhưng chủ yếu hướng đến các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và làm nông nghiệp trong khi các hộ dân làm homestay lại không được chú tâm hướng đến. Các hộ gia đình này hoặc chưa thực sự có nhu cầu vay vốn, hoặc họ cho rằng các thủ tục thẩm định, cấp hồ sơ phức tạp gây tâm lý ngại vay hoặc lo sợ không đảm bảo khả năng chi trả. Chính quyền cấp huyện, xã thường xuyên tổ chức đào tạo về nghiệp vụ du lịch nhưng các hộ gia đình hầu như không tham gia hoặc tham gia nhưng không nắm được cách thức làm du lịch hiệu quả, như chưa biết cách sắp xếp nơi lưu trú, chưa hoạch toán được chi phí và doanh thu của hoạt động du lịch. Các khoản thuế phí tại địa phương là không cao và khá có lợi cho cộng đồng nhưng người dân vẫn không thực sự ủng hộ vì không thấy được sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong phát triển du lịch. Ví dụ như, phí tham quan du lịch cộng đồng trên địa bàn Tả Van được thu và nộp về ngân sách Huyện Sa Pa để đầu tư cho các dịch vụ công (mức phí 75.000 đồng/lượt) nhưng thực tế đường xá giao thông xuống cấp nghiêm trọng, chưa được cải tạo, nâng cấp dẫn tới việc đi lại của người dân và du khách còn gặp nhiều khó khăn, do vậy có nhiều ý kiến về việc miễn giảm hoặc tạm ngừng thu phí trong đó có phí vào bản. Công tác quản lý đất đai và an ninh khu vực chưa tốt dẫn đến hiện tượng người dân xây dựng cơ sở lưu trú trên đất ruộng bậc thang, xâm phạm di sản văn hoá ruộng bậc thang. Ngoài ra, còn có sự trà trộn của các đảng phái, tôn giáo tuyên truyền thông tin không chính thức, gây chia rẽ nội bộ gia đình và cộng đồng. Hình thức xử lý chất thải tại Tả Van còn thô sơ trong khi ý thức của khách du lịch và người dân chưa


thực sự được nâng cao trong việc bảo vệ môi trường. Chính quyền chưa có quy hoạch xử lý rác thải cho Tả Van, hình thức xử lý mới chỉ dừng lại từ công đoạn để rác đúng nơi quy định, thu gom vận chuyển đến bãi rác tập trung và đốt, điều đó đã bắt đầu gây nên ô nhiễm môi trường và tác động không tốt đến sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Trong phát triển du lịch bền vững, doanh nghiệp được đánh giá có vai trò rất tích cực trong xây dựng sản phẩm du lịch mới và giúp đỡ người dân làm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, trong tình huống cụ thể tại Tả Van, doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Phần lớn doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch tại Tả Van chủ yếu là người Kinh hoặc người từ nơi khác đến, đặc biệt có cả người nước ngoài. Dựa trên nền tảng du lịch sẵn có, doanh nghiệp thuê đất, thuê nhà của người dân để đầu tư, xây dựng thành cơ sở lưu trú biệt lập sạch sẽ, khang trang và chủ động truyền thông quảng bá để thu hút khách du lịch. Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên không chú ý tới công tác kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi với cộng đồng về hoạt động du lịch. Doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế phí theo quy định và chỉ tham gia đóng góp kinh phí khi có đề xuất của chính quyền địa phương hay các cơ quan đóng trên địa bàn. Chất thải được xả thẳng ra môi trường, đốt và chôn lấp thủ công.

Tại Tả Van, người dân cũng là nhân tố chính trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thiếu đi sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của các cấp chính quyền mà vẫn còn tồn tại hiện tượng xây nhà, cơ sở cư trú trên di tích ruộng bậc thang nên đã vi phạm luật di sản ruộng bậc thang. Vẫn còn tồn tại nhiều hộ dân đeo bám khách du lịch để bán hàng rong gây nên sự phiền nhiễu và tạo hình ảnh không đẹp trong mắt du khách. Mặt khác, hộ kinh doanh homestay ở Tả Van giống như các doanh nghiệp như đề cập ở trên, họ là người dân tộc Kinh đến từ các trung tâm huyện, tỉnh và các vùng miền khác hoặc các doanh nghiệp, người nước ngoài đến thuê, mua lại ngôi nhà cùng cơ sở vật chất của người dân địa phương để kinh doanh du lịch homestay. Những hộ dân này rất chủ động và tích cực tìm hiểu kỹ thuật phục vụ du khách, thiết kế tour, tuyến, chế biến món ăn hợp khẩu vị và đặc biệt là biết cách kết nối với các công ty lữ hành, các tổ chức du lịch, quảng bá thông tin du lịch trên các trang web uy tín từ đó họ luôn có một lượng khách ổn định trong cả năm. Trong khi đó, người dân bản địa khá thụ động trong việc tiếp nhận hoạt động kinh doanh dịch vụ này. Họ luôn đi sau trong ứng dụng công nghệ vào quản lý, bị động trong quản lý và do vậy, lượng khách đến với homestay của họ thường là khách quen, khách do hướng dẫn viên du lịch giới thiệu hoặc khách được chia sẻ từ các homestay khác, không ổn định, từ đó dẫn đến nguồn thu từ hoạt động du lịch đối với nhóm các hộ này không cao như mong muốn.


Vai trò hoạt động của các bên liên quan và sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở Nậm Đăm

Mức độ bền vững của điểm đến ở Nậm Đăm được đánh giá là tương đối hiệu quả trong bốn nghiên cứu trường hợp về phát triển du lịch cộng đồng (điểm: 3,86). Trong đó, mức độ tham gia của NGOs trong quá trình phát triển du lịch còn mới ở điểm ban đầu, doanh nghiệp đứng ngoài toàn bộ, còn chính quyền địa phương nổi lên là nhân tố chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển. Hiện nay du lịch Nậm Đăm phát triển mạnh mẽ là do nhận thức và tiếp nhận du lịch của người dân dựa trên định hướng và hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương.

Trong đánh giá vai trò của chính quyền địa phương tới sự phát triển bền vững của điểm đến thì tình huống nghiên cứu tại Nậm Đăm thể hiện rõ nhất vai trò này. Tại Nậm Đăm, chính quyền địa phương định hướng và triển khai phát triển 3 mô hình du lịch, đó là: làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới (tuyên bố Panhou), làng du lịch gắn với phát triển dược liệu, làng du lịch gắn tiêu chuẩn sao OCOP. Đồng thời, chính quyền địa phương đã ban hành Nghị quyết chuyên đề quy định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch (NQ 35/2016/NQ-HĐND); phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến 2020, định hướng đến 2030 (QĐ 1646/QĐ-UBND năm 2016) và ban hành các chương trình hành động thực hiện nghị quyết, kế hoạch tới toàn dân. Đây là những chủ trương, định hướng chỉ đạo quyết liệt, thực tế và vô cùng quan trọng của các cấp chính quyền, nhằm gắn kết công tác phát triển các sản phẩm du lịch với việc khai thác tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch theo hướng bền vững. Ngoài ra, chính quyền địa phương đã kiện toàn Ban Quản lý Du lịch cộng đồng, ban hành quy chế hoạt động để quản lý chung các hoạt động du lịch của thôn, điều hành mọi hoạt động du lịch cộng đồng diễn ra tại thôn và là đầu mối liên hệ với các đơn vị, tổ chức liên quan.

Tại Nậm Đăm, không có doanh nghiệp du lịch nào trên địa bàn và doanh nghiệp không tham gia vào quá trình phát triển du lịch tại Nậm Đăm. Đây được xem là thiếu hụt lớn trong quá trình phát triển đạt đến mức độ bền vững của du lịch cộng đồng tại Nậm Đăm.

Người dân địa phương cũng được đánh giá là đối tượng tham gia tích cực trong quá trình phát triển du lịch bền vững thông qua việc tiếp nhận và tham gia thí điểm mô hình du lịch cộng đồng theo định hướng của chính quyền địa phương; tuân thủ các quy định phát triển du lịch bền vững do chính quyền địa phương thiết lập trên địa bàn. Tuy nhiên, các hộ homestay của người dân bản địa khá thụ động trong việc tiếp nhận hoạt động kinh doanh dịch vụ này. Họ luôn đi sau trong ứng dụng công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023