Đề Xuất Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Vùng Đông Bắc Việt Nam


3 2 Đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 1


3.2. Đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam

3.2.1. Căn cứ đề xuất

3.2.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia: Hiện nay, để phát triển du lịch Việt Nam, Nhà nước đã thông qua nhiều chủ chương, chính sách, làm cơ sở và khuyến khích hoạt động du lịch phát triển. Trong số đó, có thể kể đến:

- Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch và du lịch sinh thái.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Theo Trần Nữ Ngọc Anh (2006), trong các chiến lược, chính sách trên, định hướng phát triển du lịch Việt Nam là phát triển theo hướng bền vững, “đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có DLST đặc trưng và có chất lượng trên trường quốc tế”; góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên và văn hóa; giúp xóa đói, giảm nghèo ở những vùng xa, vùng sâu; thúc đẩy sự liên kết và hợp tác cho phát triển DL (bao gồm cả việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý và thể chế). Định hướng này nhìn chung phù hợp với các nguyên tắc của DLST, là cơ sở cho hoạt động quy hoạch DLST ở cấp địa phương.

- Dự báo thị trường du lịch sinh thái: Nhu cầu DLST trên thế giới cũng như trong khu vực có xu hướng ngày càng tăng. Theo ước tính của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), tốc độ tăng trưởng của thị trường DLST trên thế giới là 10-30%; chi phí cho DLST chiếm 7% tổng chi phí cho hoạt động du lịch. DLST phát triển mạnh ở các nước châu Phi, Châu Mỹ với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18-20%/năm. Trong đó:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

+ Châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên là một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch quốc tế do giàu có về tài nguyên du lịch tự nhiên và bản sắc văn hóa đặc trưng. Kinh tế khu vực ổn định, là động lực để thị trường khách trong khu vực này tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn.


+ ASEAN được dự báo là khu vực có sức hấp dẫn và có tốc độ tăng trưởng du lịch đứng đầu thế giới. Giai đoạn 2010-2020, tốc độ tăng trưởng ước đạt 7,8%. Hợp tác trong khối cũng tạo điều kiện hình thành nhiều tuyến, điểm độc đáo, khai thác thế mạnh của mỗi quốc gia cũng như thế mạnh chung của khu vực. 30-40% lượng khách du lịch của khu vực là người trong nội bộ khối. Hoạt động DLST được quan tâm đầu tư, trở thành công cụ xóa đói giảm nghèo của các nước đang phát triển trong khu vực.

-Lượng khách du lịch Việt Nam trong thời gian qua tăng nhanh do nền kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một cao kéo theo nhu cầu du lịch tăng đáng kể; đồng thời việc Việt Nam đang hội nhập cùng với khu vực và thế giới cũng thúc đẩy xu hướng tăng chung của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ các nước trong khu vực và toàn cầu. Đáng chú ý là khách từ các nước phát triển trong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Đây là những tập khách có ý thức về môi trường, có khả năng chi trả cao, là thị trường tốt cho việc phát triển hoạt động DLST chất lượng cao.

Theo dự báo, lượng khách đến năm 2020 đạt 40-46 triệu lượt, khách quốc tế là 10- 11 triệu lượt người. Tỉ lệ khách tham gia hoạt động đến các vùng thiên nhiên duy trì mức 30-50%; trong đó khách DLST ước đạt 20 triệu lượt (1/3 là khách quốc tế). Mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế và khách nội địa ở các điểm DLST năm 2020 ước tính lần lượt là 80USD/ngày và 12USD/ngày. Thời gian lưu trú trung bình là 5 ngày với khách quốc tế và 3 ngày với khách nội địa. Thu nhập từ DLST ước đạt 5-6 tỉ USD vào năm 2020.

3.2.1.2. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc

Kết quả phân tích đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc đã bước đầu xác định được các khu vực có điều kiện thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch sinh thái, sức hấp dẫn của các điểm tài


nguyên du lịch theo tiểu vùng. Đây là cơ sở khoa học xây dựng các định hướng không gian phát triển DLSVDVCĐ một cách hợp lý.

3.2.1.3. Kết quả phân tích SWOT cho sự phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc

a) Điểm mạnh:

- Vùng Đông Bắc bao gồm phần lớn diện tích là núi trung bình và núi thấp, có địa hình đa dạng và khí hậu trong lành, cảnh quan hấp dẫn tạo nên nguồn du lịch tự nhiên có giá trị. Về hang động, núi đá vôi có thể kể đến Vịnh Hạ Long – DSTNTG (Quảng Ninh); Nhất, Nhị, Tham Thanh (Lạng Sơn); Ngườm Ngao ở Cao Bằng; động Puông (Bắc Kạn); về Hồ cảnh quan tiêu biểu là hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); Hồ Hang Then (Cao Bằng), hồ Cấm Sơn (Bắc Giang); Hồ Thác Bà (Yên Bái)...; về danh thắng và nghỉ mát có Thác Bản Giốc (Cao Bằng); Mẫu Sơn (Lạng Sơn); SaPa, Bắc Hà (Lào Cai)....

Ngoài ra, tại Đông Bắc còn có nhiều VQG, KBTTN (06 VQG; 13 khu bảo tồn thiên nhiên 14 khu bảo tồn cảnh quan) có vị trí thuận lợi, với HST đa dạng, phong phú, đặc trưng, là nơi tập trung các loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới. Trong khi, việc tiếp tục nâng cấp các khu BTTN thành các VQG của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DLST. Phần lớn các khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị đa dạng sinh học cao, có điều kiện thuận lợi để khai thác, phục vụ du lịch đều nằm trên các tuyến du lịch đã thu hút được khách du lịch ở vùng Đông Bắc. Trong đó có nhiều khu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng như Ba Bể, Đền Hùng và Pắc Bó…

Bên cạnh nguồn tài nguyên tự nhiên hấp dẫn, Đông Bắc còn là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, HMông... trong đó bản sắc văn hóa dân tộc Tày Nùng với nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá độc đáo phản ánh tập quán sản xuất và sinh hoạt của riêng mình. Tất cả điều đó đã tạo nên một tổng thể văn hoá đa dạng và phong phú.


Có thể nói, với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và sự đặc sắc về văn hóa bản địa chính là nguồn lực địa lý dồi dào để Đông Bắc có thể phát triển DLSTDVCĐ để góp phần bảo vệ tài nguyên đồng thời phát triển kinh tế - xã hội cho vùng.

b) Điểm yếu:

Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở Đông Bắc cũng bộc lộ nhiều hạn chế và đứng trước không ít những trở ngại, thách thức đối với phát triển nhanh, bền vững của toàn vùng cũng như của mỗi địa phương trong vùng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển DLSTDVCĐ.

Thu nhập, mức sống và điều kiện sống của nhân dân ở nhiều nơi còn thấp, chậm được cải thiện. Tình trạng nghèo đói ở một số địa phương trong vùng vẫn ở mức khá cao, nhất là ở các xã, thôn bản vùng cao, vùng sâu. Qua đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức cũng như mức độ tham gia và phục vụ du lịch của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch.

Cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường học, cơ sở y tế, văn hoá, các công trình thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, …) và việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ của người dân và cộng đồng,… ở nhiều địa phương còn nhiều khó khăn.

Trên đây là những điểm yếu cần phải khắc phục của Đông Bắc khi phát triển Du lịch nói chung và đặc biệt DLSTDVCĐ nói riêng. Bởi DLSTDVCĐ đòi hỏi rất cao sự chủ động tham gia của cộng đồng dân cư địa phương nhưng đồng thời cũng yêu cầu cộng đồng dân cư phải được đào tạo cơ bản về các kỹ năng và nghiệp vụ phục vụ du lịch.

c) Cơ hội: Nhu cầu mong muốn trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do đó DLST đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư nhằm mục đích vừa thúc đẩy phát triển ngành DL, vừa để bảo vệ HST và phát triển bền vững.


Số lượng khách du lịch tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao đã khẳng định nhu cầu khách đến Đông Bắc ngày càng tăng và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch.

Theo QĐ số 91/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 tầm nhìn tới năm 2030 với định hướng phát triển chủ yếu sản phẩm và theo các điểm du lịch trong đó nhấn mạnh vai trò của DLST.

Đây là những cơ hội giúp cho Đông Bắc có thể phát huy tiềm lực để phát triển DLSTDVCĐ nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

d) Thách thức:

Hiện nay, xu thế hội nhập đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Do vậy, để phát triển DLSTDVCĐ, Đông Bắc cần phải có năng lực cạnh tranh cao đặc biệt là về sản phẩm đặc trưng và năng lực cộng đồng phải đảm bảo sự đồng bộ nhưng lại có những nét dấu ấn riêng biệt để tạo ra thương hiệu riêng có về du lịch Đông Bắc. Tuy nhiên, hiện nay Đông Bắc đang phải đối diện với một số vấn đề sau:

- Trình độ lao động và chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trở ngại, thách thức lớn đối với các địa phương vùng Đông Bắc để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách đồng thời mang lại những nét đặc trưng riêng biệt trong sản phẩm DLSTDVCĐ của vùng. Hiện tại, Đông Bắc vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ không biết chữ (7,34%), chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người và có sự chênh lệch đáng kể về trình độ học vấn và chuyên môn, khoa học kỹ thuật của nguồn nhân lực giữa các tỉnh trong vùng.

- Vấn đề xã hội của vùng Đông Bắc đang đứng trước những thách thức lớn cho phát triển bền vững, đây là vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, mật độ dân cư thưa thớt với nhiều dân tộc cùng sinh sống đã đặt ra nhiều vấn đề trong chính sách dân tộc, nhất là vùng cao, vùng biên giới.


- Ở một phạm vi và mức độ nhất định, nhiều phong tục, tập quán xã hội lạc hậu vẫn còn tồn tại, cản trở sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một bộ phận các cộng đồng dân cư, dân tộc trong vùng. Các tệ nạn xã hội (như nghiện hút và buôn bán ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ,…) cũng gây nhiều trở ngại đối với an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng như đối với phát triển kinh tế ở một số địa phương.

- Ngoài ra, do đặc điểm tự nhiên của vùng Đông Bắc, nên thiên tai (hạn hán, cháy rừng, mưa lũ, lũ quét, bão lụt, sạt lở đất,…) và dịch bệnh (nhất là dịch hại ở động, thực vật) cũng thường xảy ra, gây nhiều thiệt hại cho các địa phương trong vùng. Việc khai thác quá mức hoặc khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường là một trong những nguyên nhân làm tăng các vụ thiên tai và mức độ thiệt hại của nó.

Có thể nói, những thách thức trên nếu không được kiểm soát và khắc phục thì Đông Bắc sẽ không thể phát triển được kinh tế - xã hội nói chung và DLSTDVCĐ nói riêng. Như vậy, mục tiêu phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của cộng đồng các dân tộc vùng Đông Bắc sẽ rất khó đạt được.

Tóm lại, những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Đông Bắc trước sự phát triển DLSTDVCĐ sẽ là căn cứ khoa học và khách quan để đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể giúp vùng Đông Bắc phát huy được mọi thế mạnh và khắc phục được hạn chế của vùng nhằm mục đích phát triển DL nói chung, DLSTDVCĐ nói riêng để từ đó phát triển kinh tế - xã hội vùng theo hướng bền vững.

3.2.2. Các định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

3.2.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm dựa trên sự đa dạng và đặc trưng của tài nguyên

Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi trội để tạo thương hiệu vùng Đông bắc dựa trên cơ sở lợi thế về tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm sự đa dạng của các hệ sinh thái và những nét đặc sắc về văn hóa các cộng đồng dân tộc vùng


Đông Bắc. Tổ chức không gian phát triển sản phẩm du lịch theo 22 tiểu vùng dựa trên tính đặc thù của Tài nguyên DLST nhằm tìm ra sản phẩm du lịch đặc thù tại mỗi khu vực. Cụ thể (hình 3.2):

(1)Phát triển sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái rừng: là loại hình du lịch gắn với nguồn tài nguyên tự nhiên của các VQG/KBTTN như tiểu vùng Ia, IIa, IIIa, IVa, VIb, vùng VII... Với loại hình du lịch này diễn ra tại vùng lõi của VQG/KBTTN có thể gây ảnh hưởng tới các loài động thực vật, chính vì vậy nên tổ chức thành các nhóm nhỏ theo tuyến tham quan kết hợp nghiên cứu, đi cùng với nó là các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt đối với khách du lịch.

(2)Phát triển sản phẩm du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa làng bản của cộng đồng các dân tộc thiểu số: là loại hình du lịch phát triển ở những khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với đặc điểm văn hóa khác lạ và độc đáo tạo sự hấp dẫn đối với khách từ nơi khác đến. Chính vì vậy loại hình du lịch làng bản có thể phát triển mạnh ở vùng I, vùng II, vùng V, vùng IV. Du lịch làng bản có thể coi là định hướng phát triển du lịch quan trọng nhất của vùng Đông Bắc với loại hình du lịch này vừa đảm bảo phát triển kinh tế địa phương lại gìn giữ được giá trị văn hóa, tự nhiên nơi đây, tiến tới phát triển du lịch bền vững.

(3)Phát triển sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường: Là loài hình du lịch được đặt tên dựa trên mục đích của chuyến du lịch là giáo dục và diễn giải môi trường tiến tới phát triển bền vững. Khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch này có thể trồng cây, dọn dẹp vệ sinh môi trường để vừa tạo cho bản thân những trải nghiệm giúp gắn bó với môi trường hơn. Đồng thời giúp gìn giữ môi trường du lịch xanh sạch hơn. Lọai hình du lịch này không chỉ mang lại lợi ích du lịch cho kinh tế địa phương mà còn là chính sách bảo vệ môi trường du lịch. Loại hình du lịch này có thể tổ chức trên toàn vùng Đông Bắc.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí