Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Vùng Tây Bắc

lịch cộng đồng thì khả năng đáp ứng của người dân trong việc cung cấp dịch vụ cho du khách cũng sẽ hết sức hạn chế.

Các sản phẩm của các ngành kinh tế ở vùng Tây Bắc, đặc biệt là sản phẩm ngành nông nghiệp có ý nghĩa khá quan trọng đối với phát triển du lịch. Ngoài việc cung cấp nguồn lương thực thực phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của du khách, các sản phẩm của ngành nông nghiệp cùng với sản phẩm của ngành thủ công nghiệp còn là nguồn cung cấp các đặc sản, đáp ứng nhu cầu mua sắm cho du khách.

2.2.4 Cơ sở hạ tầng


2.2.4.1. Hệ thống giao thông


* Giao thông đường bộ :


Kết cấu hạ tầng hết sức yếu kém, về đường giao thông, có hơn 1300 km đường quốc lộ chạy qua, lòng đường tương đối rộng và nền đường phần lớn đã được cứng hoá bằng đá, nhưng mặt đường rất xấu, phần lớn là đá, đất trộn với nhau rải lổn nhổn, xe cộ đi lại hết sức khó khăn, tỷ lệ mặt đường rải nhựa chỉ chiếm khoảng 9%. Đường tỉnh, đường huyện, đường xã thì phần lớn là đường hẹp, nền, mặt đường hầu hết là bằng đất gồ ghề đi lại khó khăn trong tất cả các mùa. Giao thông nông thôn chậm phát triển, đến nay vẫn còn trên 40 xã chưa có đường ôtô vào được đến trung tâm. Giao thông tuyến trục dọc còn thiếu và xấu nhưng cũng còn đi lại được, các trục giao thông tuyến ngang thì hầu như chưa phát triển nên việc giao lưu kinh tế và sự đi lại của nhân dân trong vùng với nhau là rất khó khăn, hầu hết phải đi vòng (gần mà hoá xa), tốn rất nhiều công sức và thời gian. Tuy có đường thuỷ, đường hàng không nhưng chưa được khai thác triệt để do thiếu đầu tư. (Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch Đầu tư)

Mấy năm trở lại đây, nhìn chung đường giao thông ngày càng mở mang và vững chắc, việc nâng cấp làm lại đường xá đã làm cho việc giao lưu giữa các huyện, các vùng ngày càng thuận lợi. Mạng lưới giao thông nông thôn được củng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

cố, hệ thống đường dân sinh, đường thôn bản được xây dựng và qui chuẩn dần, bước đầu là loại đường cấp thấp.

Các tuyến đường bộ thuộc các cấp ngày càng mở rộng đến các vùng sâu vùng xa là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch, đặc biệt là các tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, những loại hình du lịch được coi là công cụ hữu hiệu cho phát triển du lịch bền vững. Việc phát triển du lịch ở các khu vực này còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác xoá đói giảm nghèo ở đây. Song trong tương lai vẫn còn cần đến sự đầu tư của tỉnh cũng như của các ngành liên quan, nhất là đối với các tuyến đường ở nông thôn, ở các vùng sâu, vùng xa.

Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 8

* Giao thông đường thuỷ:

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường thủy tại vùng Tây Bắc còn nhiều yếu kém và khó khăn trong vấn đề tiếp cận. Chủ yếu các phương tiện qua lại trên hệ thống các con sông của các tỉnh vùng Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La… đều là những phương tiện thô sơ, không hiện đại do thiếu sự đầu tư thỏa đáng. Các tuyến vận chuyển chủ yếu phục vụ dân sinh, phương tiện phần lớn là thuyền máy, chưa khai thác phục vụ vận chuyển khách du lịch.

* Giao thông đường hàng không:


Cả vùng Tây Bắc hiện nay chỉ mới có sân bay Điện Biên là được đưa vào hoạt động phục vụ vận chuyển khách. Trong tương lai, tỉnh Lào Cai đang xin Chính phủ xây dựng sân bay và mở đường bay từ các sân bay trong nước tới Lào Cai. Tuy nhiên, vận chuyển bằng đường hàng không hiện tại cũng chưa phải là thế mạnh của vùng Tây Bắc.

Như vậy, để có thể mở rộng việc khai thác du lịch ở các vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người thì mạng lưới giao thông còn cần được đầu tư nhiều hơn nữa. Ngay đối với các tuyến đường hiện có cũng cần đầu tư nâng cấp hơn nữa đối với việc tiếp cận, rút ngắn thời gian đi lại để kéo dài thời gian lưu trú của khách cũng như hấp dẫn du khách đến với các điểm du lịch của vùng cao Tây Bắc.

2.2.4.2 Hệ thống thông tin liên lạc


Thông tin liên lạc là điều kiện cơ sở hạ tầng quan trọng, muốn phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng, phải phát triển thông tin liên lạc đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của du khách.

Trong tương lai hệ thống thông tin liên lạc sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của các cơ sở kinh tế, xã hội và dịch vụ.

2. 3 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch vùng Tây Bắc

Số lượng khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và các đặc điểm về thị trường khách là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một khu, điểm, vùng du lịch hay là một quốc gia. Các chỉ tiêu về khách phản ánh mức độ phát triển của điểm du lịch, sức hấp dẫn của điểm du lịch, tiềm năng thu hút các thị trường khách của điểm du lịch, xu hướng phát triển, cũng như có thể kiểm nghiệm việc phát triển thị trường khách hiện tại đã đúng định hướng chưa và có phù hợp với điểm du lịch không v.v...

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên trên thực tế từ trước đến thời điểm hiện tại chưa có một thống kê, đanh giá chính thức nào về hiện trạng khách du lịch nói riêng cũng như hiện trạng hoạt động, phát triển du lịch của cả vùng Tây Bắc nói chung. Vì vậy, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ xin phép được đưa ra một phần nào những so sánh giữa các địa phương trong vùng nhằm minh họa cho thực trạng phát triển du lịch của vùng mà thôi.

2.3.1 Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình


Hoà Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Lượng khách du lịch tới Hoà Bình trong thời gian qua gia tăng khá nhanh, từ 142.000 lượt khách năm 1996 lên đến 208.000 lượt khách vào năm 2000 và 275.000 lượt khách năm 2004, đạt mức tăng trưởng trung bình 7,6%/năm. Mức tăng trưởng này đánh dấu bước triển vọng mới đối với du lịch Hoà Bình. Tuy nhiên, sự gia tăng này không đồng đều giữa khách quốc tế với khách nội địa.

2.3.1.1 Khách du lịch


*Khách du lịch quốc tế: Hiện nay số lượng khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình còn rất hạn chế; trung bình chỉ chiếm 11% tổng số khách du lịch hàng năm của tỉnh, riêng năm 2004 thậm chí chỉ còn hơn 8,7%. Nếu so sánh với lượng khách quốc tế đến Hà Nội, Ninh Bình hay Hà Tây thì Hoà Bình chỉ đón được lượng khách quốc tế rất nhỏ.

Trong giai đoạn từ 1996 đến 2004 số lượng khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình tăng giảm khá thất thường; Năm 1996 đạt 18.300 lượt khách, đến năm 2000 đạt 21.443 lượt, tăng 23,8% so với năm 1996. Sau đó biểu đồ lượng khách quốc tế đến Hoà Bình giai đoạn 2000 đến 2004 có dạng hình sin đi lên (phụ lục 4). Số liệu thống kê đến cuối tháng 12 năm 2005 cho thấy số lượng khách quốc tế đến Hoà Bình năm 2005 tiếp tục tăng (đạt 28.800 lượt khách). Đây là dấu hiệu đáng mừng cho du lịch Hòa Bình.

Khách du lịch quốc tế đến Hoà Bình có ngày lưu trú bình quân tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua. Năm 2004 khách du lịch quốc tế có ngày lưu trú trung bình đạt 1,5 ngày (tăng 0,5 ngày so với năm 2000). Đây là mức gia tăng tương đối lớn. Sự gia tăng ngày lưu trú trung bình của khách, đặc biệt là khách quốc tế đến Hoà Bình, cho thấy các sản phẩm du lịch đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách, cũng như có tính hấp dẫn hơn.

Mức chi tiêu trung bình/ngày của khách quốc tế đến Hoà Bình còn rất thấp so với mức chi tiêu trung bình khách của cả nước. Tuy nhiên con số này cũng đang gia tăng với tốc độ khá. Năm 2000 mức chi trung bình của khách quốc tế mới đạt xấp xỉ 10USD/ngày nhưng đến năm 2004 đã đạt 20USD/ngày. Mức chi tiêu trung bình gia tăng bên cạnh nguyên nhân do sự gia tăng của giá cả còn có nguyên nhân khác nữa là do các sản phẩm và dịch vụ du lịch của Hoà Bình đã bước đầu được chú ý nâng cấp chất lượng và đa dạng hoá loại hình nhằm hấp dẫn khách hơn, thu hút khách chi trả nhiều hơn.

*Khách du lịch nội địa : Khách du lịch nội địa là thị trường khách chính của Hoà Bình. Số lượng khách du lịch nội địa đóng vai trò quan trọng, nâng tổng số khách du lịch đến Hoà Bình ngang bằng với nhiều tỉnh có ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, khách du lịch nội địa có khả năng chi trả thấp và do đó khả năng đóng góp cho tổng doanh thu của ngành còn hạn chế. Tuy nhiên nếu có những chính sách, những định hướng về sản phẩm, giá cả phù hợp thì sẽ hấp dẫn và thu hút được thị trường khách nội địa ở các tỉnh phụ cận. Với những thị trường này thì các sản phẩm du lịch của Hoà Bình có khả năng đáp ứng và cạnh tranh.

Hình 2.1: Cơ cấu khách du lịch đến Hoà Bình



Khách quốc tê Khách nội địa

% 100

90


80

70


60


50


40


30

20


10


0

2000

2001

2002

năm

2003

2004


So sánh với các tỉnh phụ cận như Hà Nam, Sơn La, Phú Thọ thì Hoà Bình có lượng khách du lịch nội địa khá lớn song con số này lại khá khiêm tốn so với hai tỉnh liền kề là Ninh Bình và Thanh Hoá, đặc biệt là còn quá ít so với Hà Tây và Hà Nội. Tuy nhiên, lượng khách nội địa đến Hoà Bình cũng có mức tăng trưởng trung bình cao, tăng 8,7%/năm (thời kỳ 1998 – 2004). Năm 2004 có 251.000 lượt khách nội địa đến Hoà Bình, tăng 12,5% so với năm 2003.

Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đến Hoà Bình không cao. Trong giai đoạn 2000- 2004 chỉ tiêu này ít thay đổi và chỉ đạt khoảng 1,2 ngày. So sánh với các địa phương khác thì số ngày lưu trú trung bình của khách nội địa ở Hoà Bình còn thấp. Với số ngày lưu trú trung bình thấp như hiện nay thì khả năng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khách sạn còn gặp nhiều khó khăn. Như vậy, vấn đề tạo sản phẩm mới và đa dạng các dịch vụ du lịch để kéo dài ngày lưu trú trung bình của khách và tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ lưu trú để tăng mức chi tiêu của khách là rất cần thiết.

Khách du lịch nội địa có mức chi tiêu trung bình/ngày ít biến động trong thời gian qua; trong hai năm trở lại đây có mức tăng trưởng thấp. So với năm 2000, mức chi trung bình của khách du lịch nội địa đến Hoà Bình đã tăng lên 60.000đ/ngày, đạt hơn 150.000đ/khách/ngày. Trong định hướng phát triển du lịch của Tỉnh một mặt thu hút ngày càng nhiều số lượng khách, mặt khác xây dựng các sản phẩm phù hợp để lưu giữ khách dài ngày và tăng khả năng chi tiêu của khách, từ đó nâng cao doanh thu và hiệu quả kinh doanh du lịch.

2.3.1.2. Doanh thu du lịch


Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, như doanh thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; từ bán hàng lưu niệm và từ các dịch vụ khác v.v...Từ năm 2000 đến năm 2004 lượng khách du lịch đến Hoà Bình có xu hướng gia tăng kéo theo sự tăng trưởng về doanh thu. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, hệ thống khách sạn chưa đồng bộ, hệ thống nhà hàng còn đơn điệu, chưa có nhà hàng cao cấp, có ít các món ăn đặc sản của địa phương... chưa đáp ứng được cho nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch là những nguyên nhân chính khiến doanh thu du lịch Hoà Bình còn thấp và làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của tỉnh.

Theo số liệu của Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình, trong vòng 6 năm trở lại đây doanh thu du lịch đã có những chuyển biến nhất định. Tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu giai đoạn 1998 - 2004 đạt 16% (năm 1998 đạt 9,25 tỷ đồng

và đến năm 2004 con số này đã tăng lên 22,5 tỷ đồng). Cơ cấu doanh thu của khách quốc tế và nội địa có sự khác nhau rõ rệt:

- Khách quốc tế chi chủ yếu cho lưu trú và ăn uống (khoảng 60 - 65%); chi cho mua sắm hàng hóa lưu niệm, khoảng 15 - 20%; còn lại là chi cho vận chuyển và các dịch vụ khác.

- Khách nội địa chi nhiều cho lưu trú và ăn uống, chiếm khoảng 70 - 95% tổng doanh thu du lịch nội địa.

Hình 2.2: Cơ cấu doanh thu du lịch Hoà Bình năm 2004



- Doanh thu quốc tế 34.2%


- Doanh thu nội địa 65.8%


2.3.1.3. Tổng sản phẩm ngành du lịch (GDP)

Giai đoạn 2000 - 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước đạt khoảng 12,7%, trong đó tỷ trọng GDP của ngành thương mại - dịch vụ chiếm trung bình 38,2% với mức tăng trưởng bình quân đạt 9,7%. Nằm trong khối thương mại - dịch vụ, năm 2004 tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch Việt Nam đạt 18,2 ngàn tỷ đồng.

Thời gian gần đây, nền kinh tế của Hoà Bình đã có bước phát triển đáng kể. Cơ cấu nền kinh tế toàn tỉnh có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ mặc dù tốc độ còn chậm. Năm 2000 tỷ trọng ngành công nghiệp đạt 16,74% thì đến năm 2003 đã chiếm tỷ trọng 19,5%.

Việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp dọc hai bờ sông Đà khu vực TX Hoà Bình chắc chắn sẽ góp phần làm thay đổi căn bản bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế của tỉnh, tạo động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh những năm tiếp theo.

Hình 2.3: Tỷ trọng GDP du lịch trong ngành thương mại dịch vụ của tỉnh Hoà Bình năm 2004



thương mại 97%


du lịch 3%


Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, được xác định là ngành kinh tế chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác [85]. Tuy nhiên đóng góp của ngành du lịch vào tổng GDP của toàn tỉnh còn rất khiêm tốn, năm 2003 GDP ngành du lịch Hoà Bình đạt xấp xỉ 19,51 tỷ đồng và chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 0,99% trong tổng GDP toàn tỉnh. Điều này khẳng định doanh thu du lịch Hoà Bình còn thấp, ngành du lịch Hoà Bình mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có của mình.

2.3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch


Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, các cơ sở thể thao và vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các cơ sở phục vụ du lịch khác. Chính vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một trong những cấu thành quan trọng của sản phẩm du lịch, là tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố tạo nên sự độc đáo, sự khác biệt của sản phẩm du lịch, tạo dựng hình ảnh riêng cho một điểm du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023