Những Định Hướng Và Mục Tiêu Chính Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Một Số Tỉnh Vùng Tây Bắc, Việt Nam


hoạch cũng xác định Mộc Châu-Vân Hồ (Sơn La), hồ Hòa Bình (Hòa Bình), Điện Biên Phủ-Pá Khoang (Điện Biên) là những địa điểm ở vùng Tây Bắc có thể phát triển thành KDLQG.

Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2030 đã xác định Sơn La-Điện Biên (cùng với Lào Cai và Hà Giang) là 1 trong 7 khu vực động lực du lịch của cả nước, là khu vực động lực có tác dụng thúc đẩy PTDL toàn bộ vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ. 2 trong số 4 trung tâm đầu mối giao thông đồng thời là 4 trung tâm lưu trú, điều phối khách của khu vực động lực này là Mộc Châu và thành phố Điện Biên Phủ. Mộc Châu-thành phố Điện Biên Phủ cũng nằm trên trục động lực của khu vực này (Mộc Châu - Điện Biên Phủ - Sa Pa - Đồng Văn).

Những mục tiêu chính về PTDL ở vùng Tây Bắc trong giai đoạn tới là [25, 27, 45]:

- Đối với tỉnh Hòa Bình: năm 2030 đón khoảng 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 5,3 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng thu khoảng 11.000 tỷ đồng, chiếm hơn 10% GRDP của tỉnh; phấn đấu xây dựng Khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành KDLQG;

- Đối với tỉnh Sơn La: ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, du lịch gắn với nông sản an toàn; gắn với lễ hội, ẩm thực, DLCĐ. Xác định PTDL là một trong 4 khâu đột phá, đồng thời, dự kiến năm 2030 đón trên 05 triệu lượt khách với khoảng 250 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng thu du lịch đạt khoảng 5.800 tỷ đồng GRDP, đạt 8,61%.

- Đối với tỉnh Điện Biên: tập trung xây dựng Điện Biên Phủ-Pá Khoang trở thành KDLQG với CSVCKTDL hiện đại; SPDL chất lượng cao. Đến năm 2030, toàn tỉnh đón khoảng 1,6 triệu lượt khách (trong đó có 350.000 lượt khách quốc tế). Tổng thu du lịch đạt khoảng 3.500 tỷ đồng.

4.1.2.2. Những định hướng và mục tiêu chính về phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

Những định hướng, mục tiêu PTDLCĐ tại các địa phương được lồng ghép trong các Quy hoạch, Nghị quyết về PTDL. Theo đó:

Đối với tỉnh Hòa Bình:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Để hướng tới tăng thị phần khách quốc tế, một trong các hướng ưu tiên của Hòa Bình là PTDLCĐ. Vì thế, những định hướng chính về PTDLCĐ là [45]:


Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 18

- Xác định Mai Châu là điểm DLCĐ chủ yếu của Hòa Bình với SPDL chính là tham quan các bản (bản Lác, bản Văn, bản Poom Coọng); xây dựng các điểm dừng chân tại các bản thuộc một số xã như Pà Cò, Nà Mèo, Cun Pheo, Mai Hịch, Chiềng Châu…

- Tiếp tục xây dựng thêm một số điểm DLCĐ tiêu biểu gồm: xóm Ải, xóm Kha (Tân Lạc); xóm Vay (Kim Bôi), xóm Trại (Lạc Sơn); xóm Khánh (Cao Phong)… thuộc 4 vùng Mường của Hoà Bình.

- Phát triển những điểm DLCĐ tiêu biểu đại diện cho các dân tộc gồm: bản Chà Đáy - dân tộc Mông (Pà Cò, Mai Châu); bản Noong Luông - dân tộc Thái (Noong Luông, Mai Châu); xóm Đồng Chụa - dân tộc Dao (Thống Nhất, thành phố Hòa Bình); bản Nguồm - dân tộc Tày (Mường Chiềng, Đà Bắc); xóm Chiềng, Xóm Tớn - dân tộc Mường (xã Lũng Vân và Nam Sơn, Tân Lạc).

- Khuyến khích CĐDC tham gia cung cấp các SPDL, đồng thời đẩy mạnh PTDL tại các làng nghề.

Mục tiêu PTDLCĐ ở Hòa Bình đến 2030 được xác định cụ thể như sau [45]: phát triển được 290 homestay với sức chứa là 4.350 người; tạo ra 1.126 việc làm với 812 việc làm trực tiếp; dự kiến có 1,7 triệu lượt khách đến các điểm DLCĐ với tổng thu từ khách DLCĐ chiếm 19,5% trong tổng thu du lịch của tỉnh.

Đối với tỉnh Sơn La:

Định hướng PTDLCĐ của Sơn La được thể hiện trong các quy hoạch PTDL và các đề án có liên quan, tập trung chính ở các xã thuộc các huyện/thành phố như Mộc Châu, thành phố Sơn La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Vân Hồ, Mường La. Các khu vực được tập trung ưu tiên là bản Áng (Mộc Châu), bản Hua Tạt, Phụ Mẫu (Vân Hồ); bản Bó, bản Mòng, bản Hụm, (Tp. Sơn La), bản Lướt (Ngọc Chiến, Quỳnh Nhai), bản Quyền, bản Bon (Mường Chiên, Quỳnh Nhai) [27].

Đối với tỉnh Điện Biên:

Những năm tới, Điện Biên định hướng tăng cường hình thành các điểm DLCĐ ở các khu vực vùng cao, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người; đẩy nhanh xây dựng chương trình hỗ trợ cho CĐDC PTDLCĐ (về tín dụng, thuế đất và đào tạo nhân lực…); xây dựng các bản văn hóa du lịch với chất lượng cao. Những bản được ưu tiên PTDLCĐ là bản Mến, bản Che Căn (huyện Điện Biên [25].


4.1.3. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam đến năm 2030

4.1.3.1. Quan điểm

Trên cơ sở bối cảnh hiện nay, căn cứ “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” đã được phê duyệt và các định hướng về PTDL, DLCĐ của các địa phương; dựa trên điều kiện thực tế tại các tỉnh vùng Tây Bắc, luận án đề xuất quan điểm hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ tại một số tỉnh vùng Tây Bắc như sau:

- Hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ gắn với đổi mới về nhận thức và tư duy về vai trò và những đóng góp của DLCĐ trong PTDL ở địa phương.

- Hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ để khai thác tối ưu tiềm năng du lịch, thúc đẩy phát triển bền vững DLCĐ; giúp nâng cao đời sống, giảm nghèo và góp phần phát triển KTXH của địa phương nói riêng và của cả vùng Tây Bắc nói chung.

- Hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ để nâng cao hiệu quả của QLNN đối với PTDLCĐ trong bối cảnh du lịch Việt Nam đã được định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và những tác động hiện tại, tương lai của CMCN 4.0.

- Hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ trên cơ sở tham khảo, vận dụng phù hợp các kinh nghiệm trong QLNN đối với PTDLCĐ ở các địa phương trong nước và ngoài nước.

4.1.3.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

Để duy trì những thành công, khắc phục những hạn chế, trong giai đoạn tới, QLNN đối với PTDLCĐ tại vùng Tây Bắc cần được hoàn thiện dựa vào các quan điểm nêu trên. Một số định hướng chính là:

- Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, đề án có liên quan đến PTDLCĐ của toàn lãnh thổ vùng Tây Bắc cũng như ở từng địa phương theo hướng đổi mới về nội dung và cách thức triển khai xây dựng các chiến lược, quy hoạch, đề án.

- Hoàn thiện các chính sách về PTDLCĐ theo hướng phù hợp với đặc thù của địa phương, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng hưởng thụ; lồng ghép các


định hướng về PTDLCĐ trong chính sách về phát triển nông thôn mới và những chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước trên địa bàn.

- Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy QLNN về du lịch tại các tỉnh vùng Tây Bắc để tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN với PTDLCĐ; đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ QLNN về du lịch, về quản lý PTDLCĐ... đáp ứng yêu cầu của hoạt động QLNN; tiếp tục rà soát, ban hành những chính sách liên quan đến công tác tập huấn phát triển nguồn nhân lực DLCĐ nhằm cải thiện chất lượng nhân lực.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động DLCĐ nhằm nắm bắt diễn biến của các hoạt động PTDLCĐ trên thực tế để có các biện pháp quản lý phù hợp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh trong hoạt động DLCĐ.

- Nâng cao hiệu quả hợp tác về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng giữa các địa phương ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam.

4.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

4.2.1. Nhóm giải pháp chung với các tỉnh

4.2.1.1. Hoàn thiện các đề án liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng gắn với đổi mới về nội dung và biện pháp triển khai

Trên cơ sở kết quả xem xét thực trạng của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên quan đến PTDLCĐ ở các địa phương vùng Tây Bắc cho thấy cần phải điều chỉnh hoặc xây dựng mới đề án PTDLCĐ hoặc liên quan đến PTDLCĐ theo hướng có nội dung phù hợp hơn với thực tế để đảm bảo tính khả thi và sử dụng hiệu quả, hợp lý TNDL ở địa phương. Bên cạnh đó, kinh nghiệm từ quốc tế cho thấy, đối với các địa phương giàu tiềm năng PTDLCĐ, cần thiết xây dựng đề án PTDLCĐ riêng và để có các đề án PTDLCĐ tốt, cần tạo cơ chế để nhiều đơn vị, cá nhân có điều kiện tham gia hoặc đóng góp ý kiến vào nội dung đề án từ khi bắt đầu xây dựng đến khi triển khai trong thực tế, trong đó, vai trò chủ đạo là cơ quan QLNN tại địa phương.

a) Xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng

Đối với vùng Tây Bắc, với lợi thế về TNDL, để DLCĐ thực sự phát triển, chính quyền địa phương cần xây dựng đề án riêng về PTDLCĐ thay vì lồng ghép


trong các quy hoạch, đề án PTDL chung. Đây chính là các định hướng cụ thể và lâu dài nhằm PTDLCĐ ở các địa phương vùng Tây Bắc.

Từ kinh nghiệm ở các quốc gia, các kết quả PTDLCĐ những năm qua ở vùng Tây Bắc, đề án PTDLCĐ cấp địa phương của những tỉnh vùng Tây Bắc cần bảo đảm một số nguyên tắc và thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, phải bảo đảm tính đồng bộ và tính phù hợp. Tính đồng bộ thể hiện qua sự gắn kết, cụ thể hóa những định hướng và mục tiêu về PTDL trong quy hoạch ở địa phương, của vùng và quốc gia. Tính phù hợp thể hiện các định hướng và mục tiêu phù hợp với đặc thù địa phương.

Thứ hai, phải sử dụng hợp lý tiềm năng, phát huy lợi thế của DLCĐ, xác định và lựa chọn những địa điểm để ưu tiên cho PTDLCĐ. Theo nguyên tắc này, đề án phải phân tích được đầy đủ tiềm năng của địa phương trong PTDLCĐ; phân tích sự khác biệt trong tài nguyên của địa phương với các tỉnh khác, nhất là những tỉnh lân cận. Bài học về sự giống nhau của các sản phẩm DLCĐ tại các tỉnh vùng Tây Bắc những năm qua dẫn đến khó thu hút khách du lịch cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích, xác định tính đặc thù của tài nguyên để phát triển sản phẩm DLCĐ.

Xác định và lựa chọn những địa điểm để ưu tiên cho PTDLCĐ là việc làm cần thiết của đề án. Các tỉnh vùng Tây Bắc là các tỉnh nghèo, điều kiện hạ tầng còn nhiều hạn chế, vì thế việc ưu tiên phát triển theo từng giai đoạn là cần thiết để tập trung nguồn lực phát triển. Theo đó, những địa điểm có tài nguyên đặc sắc hơn, có tiềm năng trong việc thu hút nhiều loại khách, thuận tiện về giao thông và hội tụ đầy đủ các yếu tố cả về tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng về KTXH… cần được ưu tiên trước để tập trung đầu tư. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi lựa chọn các địa điểm có những giá trị văn hóa đặc sắc, có khả năng khai thác thành SPDL, bởi thực tế văn hóa là TNDL quan trọng tạo ra những SPDL, nhưng không phải tất cả yếu tố văn hóa đều hữu ích cho mọi trường hợp. Một số giá trị văn hóa dù rất quan trọng với một tộc người nào đó, nhưng chưa chắc có thể hình thành được SPDL hấp dẫn (những phong tục cưới xin, tang ma, các lễ cúng dân gian của người H’Mông thường gắn liền với những kiêng kỵ nhất định, khách du lịch không được xem, không được tham gia, dẫn đến không tạo ra được SPDL) [50].

Thứ ba, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường: đề án phải xây dựng các định hướng phát triển SPDL cho các điểm DLCĐ đáp ứng đúng nhu cầu của thị


trường, và phù hợp với thị trường mục tiêu. Trên thực tế, SPDL là do thị trường quyết định, dựa trên quy luật cung-cầu. Đến nay, việc PTDLCĐ chủ yếu tập trung nhiều vào phần cung du lịch (xây dựng homestay, các dịch vụ ăn uống…), chưa chú ý nhiều đến cầu du lịch (mong muốn, thị hiếu của khách). Vì thế, đề án PTDLCĐ cần nghiên cứu thị trường nhằm nhận diện rõ nhu cầu của thị trường mục tiêu, từ đó tập trung phát triển các SPDL đáp ứng tốt nhu cầu của họ, tránh tập trung dàn trải. Bên cạnh đó, đề án cần dành nguồn lực để nghiên cứu về đặc điểm thị trường ở các góc độ khác nhau để xác định được các phân đoạn thị trường phù hợp với DLCĐ ở từng địa phương.

Thứ tư, đảm bảo khả năng giám sát được các kết quả của hoạt động DLCĐ.

Theo nguyên tắc này, đề án PTDLCĐ cần phải đưa ra các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể và theo từng giai đoạn đối với PTDLCĐ để giám sát các kết quả như:

- Các chỉ tiêu về kinh tế: số lượng homestay, số lượng lao động hoặc số hộ tham gia PTDLCĐ, mức thu nhập có được từ hoạt động DLCĐ.

- Các chỉ tiêu về xã hội: tác động của DLCĐ trong việc góp phần cải thiện đời sống, giảm nghèo của cộng đồng.

- Những chỉ tiêu về môi trường: mức độ đóng góp vào bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Thứ năm, phải đảm bảo tính khả thi của định hướng, mục tiêu đối với PTDLCĐ. Các tỉnh vùng Tây Bắc là các tỉnh nghèo, điều kiện hạ tầng còn nhiều hạn chế, mức sống của CĐDC thấp so với nhiều nơi khác, nên việc xã hội hóa PTDLCĐ là tương đối khó và khó thu hút đầu tư từ những doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần cân nhắc chỉ đưa ra các chỉ tiêu phù hợp trong từng giai đoạn, tương ứng với nguồn vốn đầu tư có thể có (vốn ngân sách, vốn xã hội hóa) để phát triển, phù hợp với nguồn lực hiện có ở địa phương. Theo đó, nhu cầu về vốn đầu tư cho hạ tầng, hỗ trợ CĐDC tham gia vào các hoạt động DLCĐ cần được xác định sao cho phù hợp với những nguồn vốn trung hạn đã được phê duyệt. Thực tế, những quy hoạch về PTDL của các tỉnh vùng Tây Bắc đã có thường không đạt được những mục tiêu do không có đủ nguồn lực đầu tư [3].

b) Tổ chức xây dựng và triển khai

Để xây dựng được đề án PTDLCĐ phù hợp, cần đảm bảo các đơn vị, tổ chức có liên quan được tham gia từ giai đoạn đầu. Các bài học kinh nghiệm về PTDLCĐ


đã chỉ ra rằng phát triển DLCĐ là một quá trình phức tạp, và để phát triển thành công cần có nhiều bên liên quan tham gia, trong đó QLNN có vai trò chủ đạo. Chính vì vậy, từ khi xây dựng đề án, cần thiết phải có sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp, CĐDC và các đơn vị liên quan khác. Chính quyền có thể chủ động xây dựng đề án, song cần thu thập ý kiến của các thành phần nêu trên để đảm bảo cho đề án có tính khả thi cao hơn.

Dựa trên kinh nghiệm thành công trong xây dựng cũng như triển khai những đề án PTDLCĐ trong và ngoài nước; để tăng tính khả thi và chất lượng của các đề án, UBND các tỉnh vùng Tây Bắc có thể giao các Sở VHTTDL chủ trì, đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng, triển khai đề án với phân công rõ ràng: Sở VHTTDL cung cấp các kết quả kiểm kê di sản văn hóa của các dân tộc ít người trên địa bàn có thể phát triển thành SPDL; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ đầu tư các sản phẩm nông nghiệp theo chương trình OCOP tại những điểm DLCĐ; Sở Công Thương hỗ trợ phục hồi một số làng nghề sản xuất hàng thủ công; Sở Tài Nguyên Môi trường hỗ trợ áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng sạch, BVMT… Với việc phân công cụ thể như vậy (khác với hình thức xin ý kiến sau khi có dự thảo đề án), các đơn vị phối hợp sẽ chủ động hơn khi tham gia vào quá trình triển khai đề án, đồng thời nâng cao chất lượng đề án được xây dựng.

4.2.1.2. Hoàn thiện các chính sách, cụ thể hóa các tiêu chuẩn liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng

Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch, các chính sách PTDLCĐ ở nước ta đang dần được hoàn thiện và cụ thể hóa, thể hiện trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với chính sách ưu đãi phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch xanh, DLCĐ, du lịch có trách nhiệm. Quy định về phát triển sản phẩm DLCĐ lần đầu được đưa ra trong Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ 1/1/2018) giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở pháp lý để thúc đẩy loại hình DLCĐ. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến DLCĐ cũng được ban hành, sửa đổi làm căn cứ cho hoạt động QLNN về du lịch. Ngoài ra, những quy định mới trong Luật Đất đai, Luật Đầu tư và những văn bản liên quan khác cũng có tác động lớn đến PTDLCĐ, đặc biệt ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh nhưng có tiềm năng. Trên cơ sở những chính sách, quy định chung đối


với quốc gia, các địa phương vùng Tây Bắc cần ban hành hoặc hoàn thiện chính sách và các quy định trên cơ sở cụ thể hóa những quy định của pháp luật và chính sách PTDL quốc gia để phù hợp với thực tế của địa phương.

a) Hoàn thiện các chính sách

Cần rà soát, đánh giá kết quả việc thực hiện các chính sách khuyến khích PTDLCĐ mà các địa phương đã ban hành; xác định rõ những tồn tại, nguyên nhân để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện sao cho phù hợp với thực tế địa phương. Đối với các tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ, ưu đãi PTDLCĐ (Hòa Bình, Điện Biên) cần nghiên cứu những chính sách của quốc gia, kinh nghiệm của các địa phương có điều kiện tương đồng để xây dựng chương trình hỗ trợ phù hợp với thực tế của địa phương. Việc rà soát, đánh giá hoặc ban hành chính sách mới cần đảm bảo theo quy trình xây dựng chính sách công, trong đó huy động các đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ chính sách tham gia như các hợp tác xã, hộ gia đình… Bên cạnh đó, cần phân tích các chính sách khác của quốc gia, địa phương đã ban hành để hỗ trợ cùng đối tượng, tránh trùng lặp nội dung; đặc biệt những chính sách về xây dựng nông thôn mới, chính sách phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2030.

Đối với các tỉnh vùng Tây Bắc, các nội dung hỗ trợ, ưu đãi cần tập trung vào những nội dung chính để PTDLCĐ như sau:

Đối với chính sách hỗ trợ

- Hỗ trợ các điểm DLCĐ:

Các chính sách hỗ trợ bao gồm hỗ trợ hạ tầng, như hạ tầng giao thông (xây dựng đường giao thông đến các điểm DLCĐ từ các tuyến đường chính; xây dựng đường bên trong các điểm du lịch); hạ tầng môi trường (thu gom rác thải, nước thải); hạ tầng dịch vụ (bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, bảng chỉ dẫn, nhà vệ sinh…). Bên cạnh đó là những hỗ trợ quảng bá SPDL: hỗ trợ phục dựng văn nghệ dân gian, các món ăn của người dân tộc, quà tặng lưu niệm cho khách từ các sản vật địa phương... và quảng bá các điểm DLCĐ. Đồng thời có hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo nhân lực du lịch: hỗ trợ triển khai những khoá đào tạo về nghiệp vụ du lịch, các kiến thức liên quan đến DLCĐ; tập huấn cho các hướng dẫn viên du lịch những kỹ năng về du lịch cũng như ngoại ngữ, quản lý, điều hành…

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí