Tăng Cường Xúc Tiến Quảng Bá, Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch

(Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014). Với những đặc thù của sản phẩm du lịch, lao động trong du lịch cũng có những đặc điểm riêng nhằm thích ứng với việc tạo ra sản phẩm cũng như đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực cho DLBĐ là những hoạt động nhằm gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng của lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến DLBĐ với một cơ cấu hợp lý. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là những yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua tính chuyên nghiệp phục vụ du khách và trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch.

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt trong việc phát triển nói chung và phát triển DLBĐ nói riêng. Do tính chất vô hình của sản phẩm, vốn là đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch biển, nên chất lượng phục vụ trở thành yếu tố đánh giá mức độ thành công của sản phẩm.

Trong phát triển nhân lực phục vụ DLBĐ, cần chú trọng vào hai nội dung: Đầu tư, nâng cấp, xây mới hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch tại một số địa bàn trọng điểm du lịch ven biển; tổ chức các khóa đào tạo về quản lý, kĩ năng nghề phục vụ phát triển du lịch biển, tiếp cận với trình độ khu vực và quốc tế.

2.1.4.4. Phát triển không gian du lịch

Tổ chức không gian (lãnh thổ du lịch) được hiểu là một hệ thống liên kết không gian các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn, cơ sở hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất (Nguyễn Minh Tuệ và cs., 2010).

Việc phát triển không gian du lịch là mội nội dung quan trọng trong phát triển du lịch, bao gồm các hoạt động: Xác định không gian, tiềm năng, các điều kiện kết cấu hạ tầng; xác định các điểm du lịch, cụm du lịch, trung tâm du lịch, các tổ hợp du lịch, các tuyến du lịch, các tiểu vùng, á vùng du lịch được đầu tư và phát triển.

Việc phát triển không gian du lịch cần dựa trên các cơ sở sau: Khảo sát kiểm kê đánh giá nguồn lực phát triển du lịch; thực trang kinh doanh du lịch; xu hướng phát triển du lịch; dự báo nhu cầu phát triển du lịch (như là khách du lịch, cơ sở vật

chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực, các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, vốn đầu tư); quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực (Bùi Thị Hải Yến, 2007).

2.1.4.5. Tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một nội dung quan trọng trong việc phát triển thị trường, phát triển cầu du lịch, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của mỗi địa phương. Để thu hút khách du lịch, thì một trong những biện pháp quan trọng mà các địa phương, doanh nghiệp du lịch cần thực hiện đó là tiến hành tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng thương hiệu và xúc tiến du lịch với mục tiêu đưa thông tin, hình ảnh của đất nước, con người với những nét độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn tới du khách từ đó kích thích nhu cầu du lịch của khách đối với điểm đến và mở rộng chiếm lĩnh thị trường.

Xúc tiến du lịch của một quốc gia, khu vực, điểm đến có thể góp phần đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu quốc gia hay điểm đến đó. Thực tế, trong phát triển DLBĐ, Thái Lan hay Malaysia, Indonesia là những nước thực hiện tốt việc xúc tiến và xây dựng thương hiệu điểm đến. Nhắc đến Thái Lan, khách du lịch nghĩ ngay đến các bãi biển xinh đẹp ở Pataya, Malaysia với một “Châu Á đích thực” (Truly Malaysia), trong khi Bali (Indonesia) được coi là “thiên đường nhiệt đới” (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch 2005).

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 6

Ngược lại, hoạt động xúc tiến dàn trải nhưng không có chiều sâu, không mang lại hiệu quả không những làm lãng phí nguồn lực mà còn lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia. Mặt khác, hoạt động xúc tiến còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng cư dân, du khách… về giá trị nhân văn, tự nhiên của điểm đến, từ đó có những cách hành xử đúng đắn khi đi du lịch.

Để phát triển DLBĐ, gây được hình tượng của điểm đến đối với du khách việc xây dựng thương hiệu DLBĐ có ý nghĩa quan trong. Nguyên tắc xây dựng thương hiệu du lịch phải đảm bảo sựi rõ ràng rằng nó không đại diện cho một thứ gì khác; thương hiệu và thực tế của thương hiệu phải là một thể đồng nhất, nếu không thương hiệu đó sẽ thất bại. Việc xây dựng thương hiệu cho điểm đến phải dựa trên cơ sở thương hiệu của sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng có tính cạnh tranh cao. Đồng có những nghiên cứu cụ thể, tăng cường sự phối hợp của các bên liên quan trong việc xây dựng thương hiểu để đảm bảo tính thống nhất.

2.1.4.6. Đầu tư và liên kết phát triển du lịch

a) Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư phát triển du lịch là quá trình sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, không gian du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và phát triển thị trường để mang lại các lợi ích, hiệu quả kinh tế.

Đầu tư phát triển du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng cần dựa trên các căn cứ sau:

Dựa trên quy hoạch phát triển du lịch. Việc đầu tư phát triển du lịch cần gắn liền với các quy hoạch phát triển du lịch để tránh việc đầu tư dàn trải, lãng phí và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Dựa trên các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực vốn đầu tư giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Cần tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, để tranh thủ ngồn lực vốn và xã hội hóa phát triển du lịch.

b) Liên kết phát triển du lịch

Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch không chỉ nằm trong một vùng, một tỉnh mà vượt ra khỏi phạm vi hành chính của một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương là xu thế chung tất yếu trong thời đại hiện nay.

Liên kết du lịch cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan, từ đó có thể thu hút được các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch đến mỗi địa phương.

Các hình thức cơ bản liên kết phát triển du lịch bao gồm các lĩnh vực :

Liên kết trong phát triển sản phẩm. Liên kết các sản phẩm trong các dòng sản phẩm giữa các vùng để tạo ra bộ sản phẩm du lịch tổng hợp, đáp ứng yếu tố phong phú cho một chuyến đi.

Liên kết trong phát không gian du lịch nhằm phát triển, mở rộng các tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh, liên vùng,... làm đa dạng hóa loại hình, phong phú chuyến đi cho khách du lịch và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Liên kết cần trong việc xúc tiến, quảng bá du lịch sẽ tạo ra hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến, đồng thời tiết kiệm được chi phí và thời gian.

Liên kết trong tổ chức quản lý nhà nước của các hoạt động du lịch để đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch của các vùng.

2.1.4.7. Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu

Du lịch, đặc biệt DLBĐ rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường tự nhiên vì vậy được xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng dưới tác động của biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển DLBD trực tiếp đến 3 nhóm đối tượng chủ yếu bao gồm: tài nguyên du lịch; hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hoạt động lữ hành (Phạm Trung Lương, 2016).

Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển DLBĐ là mội nội dung quan trọng. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2016), hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch bao gồm các hoạt động “giảm nhẹ” và “thích ứng” với tác động của biến đổi khí hậu với các nội dung sau:

Các hoạt động “giảm nhẹ” gồm các hoạt động là: (i) Giảm và tiến tới thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng khí CFC, hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển du lịch. (ii) Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường. (iii) Tăng cường năng lực quản lý “sức chứa” đối với các khu điểm du lịch tự nhiên. (iv) Khuyến khích và tăng cường trồng cây ở các khu, điểm du lịch. (v) Khuyến khích áp dụng mô hình Giảm thiểu chất thải - Tái sử dụng - Tái chế chất thải trong hoạt động phát triển du lịch. (vi) Khuyến khích tiết kiệm năng lượng, nước và sử dụng năng lượng thay thế.

Các hoạt động “thích ứng” gồm các hoạt động là: (i) Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động đến du lịch. (ii) Xây dựng hệ thống chính sách bảo vệ tài nguyên, các khu điểm du lịch. (iii) Tiến hành các nghiên cứu có hệ thống về tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch ở Việt Nam. (iv) Tiến hành rà soát, điều chỉnh lại các chính sách, chiến lược và các quy hoạch từ tổng thể tới chi tiết phù hợp với thực tế tác động của biến đổi khí hậu. (v) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm và có được sự giúp đỡ quốc tế về ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch.

2.1.5. Kết quả của phát triển du lịch biển đảo

Kết quả của sự phát triển DLBĐ được biểu hiện bằng sự tăng trưởng về khách du lịch, thu nhập du lịch và sự đóng góp vào ngành dịch vụ góp phần thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả du lịch bao gồm: Mức tăng trưởng lượng khách du lịch; sự gia tăng thu nhập du lịch; tăng về quy mô cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch; số lượng việc làm tăng thêm từ phát triển DLBĐ (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013).

Theo Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), thu nhập từ khách du lịch bao gồm các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là: thu nhập từ cơ sở lưu trú và ăn uống, kinh doanh tuyến du lịch, điểm du lịch, từ vận chuyển khách du lịch và từ các dịch vụ du lịch khác. Thực tế cho thấy, tất cả các khoản này không phải chỉ do các hoạt động du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu.

Bên cạnh hiệu quả kinh tế du lịch, trong phát triển du lịch còn phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch. Tức là phải tính đến mức đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, sức lôi kéo sự phát triển của các ngành kinh tế khác và hiệu ứng tích cực đối với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013).

Du lịch biển đảo là loại hình du lịch đặc thù, vì vậy kết quả của phát triển DLBĐ ngoài việc chú trọng tới các mục tiêu kinh tế còn cần quan tâm tới các mục tiêu sau:

Nâng cao mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động du lịch theo hướng ngày càng hiện đại và hiệu quả đem lại từ hoạt động du lịch. Cụ thể là những sản phẩm du lịch, hướng vào phát triển hiệu quả có tốc độ phát triển nhanh, những công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại có năng suất cao được chú trọng phát triển, cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được đầu tư có hiệu quả bảo đảm sự phát triển mang tính bền vững cao.

Nâng cao chất lượng tham gia của du khách, dân cư và chính quyền địa phương cũng như các nhà kinh doanh du lịch biển đảo và quá trình phát triển ngày càng tự giác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộng đồng, sự hài hòa về lợi ích.

Phát triển DLBĐ phải đi liền với các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh, chủ quyền biển đảo.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và đóng góp của DLBĐ đối với kinh tế - xã hội của địa phương bao gồm: Các chỉ tiêu về dòng khách: làm gia tăng lượng

khách DLBĐ và số ngày lưu trú; gia tăng mức chi tiêu của du khách. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động: mức gia tăng doanh thu, thu nhập DLBĐ; gia tăng tỷ lệ đóng góp của DLBĐ vào doanh thu ngành du lịch; gia tăng tỷ lệ đóng góp của du lịch biển vào giá trị sản xuất của địa phương; gia tăng việc làm, thu nhập cho người dân địa phương; gia tăng đóng góp vào ngân sách,…Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật: gia tăng số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách. Các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nhân lực DLBĐ: gia tăng về số lượng, chất lượng, trình độ nguồn nhân lực DLBĐ. Các chỉ tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng: gia tăng về số lượng, chất lượn g về đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương.

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo

Luận án xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ dưới góc độ ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố trong nội dung phát triển du lịch, ảnh hưởng tới cung và cầu du lịch theo Sơ đồ 2.3.


Hệ thống

du lịch phụ trợ

Năng lực các doanh nghiệp và môi

trường kinh doanh DL

Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an

Nhận thức xã hội và tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch

Tác động của biến đổi khí hậu

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo

Công tác QLNN và cơ chế chính sách phát triển DLBĐ

Công tác quy hoạch phát triển DLBĐ

Cơ sở hạ tầng khu vực biển đảo

Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tính Thời vụ của DLBD

Cầu du lịch

Cung du lịch

Phát triển du lịch

Sơ đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch biển đảo

2.1.6.1. Quản lý nhà nước và cơ chế chính sách phát triển du lịch biển đảo

a) Công tác quản lý nhà nước

Công tác quản lý nhà nước đều ảnh hưởng đến cung và cầu du lịch. Theo Luật du lịch (2005), nội dung quản lý nhà nước về du lịch gồm có 9 nội dung: (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. (2) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch. (3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch. (4) Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. (5) Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

(6) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. (7) Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. (8) Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. (9) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước để duy trì và phát triển, đặc biệt là DLBĐ. Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào khung khổ pháp lý. Do vậy, vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch là một vấn đề cần thiết được đặt lên hàng đầu.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển đúng mạnh mẽ, bền vững, thể chế thị trường được xác lập, sự vận động các yếu tố thị trường được thông suốt (Nguyễn Tấn Vinh, 2008). Quản lý nhà nước về du lịch còn tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động du lịch; đồng thời chỉ có sự quản lý thống nhất của nhà nước về hoạt động du lịch, đặc biệt DLBĐ mới giúp cho phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương có tài nguyên DLBĐ đạt hiệu quả.

b) Cơ chế chính sách

Chính sách phát triển du lịch là tập hợp các chủ trương và hành động của Nhà nước để phát triển du lịch (Nguyễn Tấn Vinh, 2008). Chính sách du lịch là công cụ để Nhà nước tham gia, điều tiết, định hướng sự phát triển của ngành du lịch. Cơ chế, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng quan trọng trong sự phát

triển của du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng.

Nếu Nhà nước có các chính sách ưu đãi, đúng đắn, phù hợp, kịp thời về phát triển DLBĐ sẽ kích thích cầu du lịch phát triển, đồng thời tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư; ngược lại nếu Nhà nước không có các chính sách phù hợp, đúng đắn, kịp thời (chính sách đi sau) sẽ không kích thích được sự phát triển, thậm chí còn kìm hãm sự phát triển.

Thời gian qua, nước ta đã có nhiều chính sách đúng đắn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch, đặc biệt DLBĐ (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013) như: hỗ trợ tiền thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT); hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, hỗ trợ về xúc tiến quảng bá,…. từ đó tạo môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng các khu DLBĐ mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như: Khu du lịch Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Vân Đồn - Vịnh BTL (Quảng Ninh).

2.1.6.2. Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển đảo

Quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hoặc một phương pháp) để đánh giá tình huống hiện tại, dự báo tình huống tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển của điểm đến du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004).

Công tác quy hoạch du lịch được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể đem lại cho cộng đồng, cho doanh nghiệp du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004). Nếu công tác quy hoạch có chất lượng thì nó sẽ giúp cho yếu tố cung du lịch và cầu du lịch phù hợp với nhau, tạo ra sự cân bằng cung - cầu, giúp cho thị trường du lịch phát triển lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả, thúc đẩy du lịch phát triển. Ngược lại, công tác này được thực hiện không tốt có thể dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu tính kiểm soát (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004). Những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai như: suy giảm tài nguyên môi trường, giảm sự hấp dẫn du khách, làm cho tính thời vụ cao gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lao động và vốn… từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế - xã hội.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí