Bảng Đánh Giá Tổng Hợp Điểm Du Lịch Biển - Đảo


+ Kém: Có mạng lưới giao thông kém, không có đường nhựa, khó tiếp cận điểm đến chỉ có nhà trọ đáp ứng được dưới 50 người/ ngày.

Tiêu chí 3: Thời gian hoạt động (tính thời vụ)

Hoạt động DL phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, văn hóa, ... nên mang tính chất thời vụ. Thời gian hoạt động ở các điểm du lịch được xác định bằng số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí hậu đối với sức khỏe du khách, của các yếu tố văn hóa xã hội để triển khai các hoạt động DL. Nó có vai trò quan trọng đến độ hấp dẫn du lịch, phương hướng đầu tư và khai thác hiệu quả các hoạt động du lịch. Chỉ tiêu thời gian khai thác của điểm DL được phân chia thành 5 mức sau:

+ Rất dài: có từ 250 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có trên 200 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra;

+ Dài: có từ 200 - < 250 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có 180 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra;

+ Trung bình: có từ 150 – < 200 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có từ 150 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra;

+ Ngắn: có từ 100 – < 150 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có 120 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra.

+ Rất ngắn: có < 100 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có dưới 90 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra.

Tiêu chí 4: Tổ chức quản lý

Tiêu chí về tổ chức quản lý được đánh giá thông qua khả năng điều hành, liên kết, hỗ trợ.. mức độ quản lý ở các điểm DL. Trong thực tế, nhiều điểm DL có độ hấp dẫn về tài nguyên nhưng công tác quản lý còn hạn chế nên mức độ PTDL còn thấp, kém hiệu quả. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đó và thực tiễn ở Phú Yên, tiêu chí tổ chức quản lý được phân như sau:


+ Rất tốt: Có ban quản lý có chức năng hoạt động DL độc lập; có đầy đủ các bộ phận chuyên trách như: điều hành, hướng dẫn viên, lưu trú, ăn uống, hàng lưu niệm; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường;

+ Tốt: Có ban quản lý, bộ phận quản lý về DL song hoạt động chung với ban quản lý điểm DL, có một số bộ phận chuyên trách như: điều hành, hướng dẫn viên, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường;

+ Trung bình: Chưa có ban quản lý riêng về DL, cơ quan quản lý các cấp có nhiệm vụ quản lý điểm DL chung trên lãnh thổ, có cán bộ theo dòi một số hoạt động DL, môi trường, …;

+ Yếu: Chưa có ban quản lý riêng, chỉ có cơ quan quản lý các cấp có nhiệm vụ quản lý điểm DL chung trên lãnh thổ song không thường xuyên;

+ Kém: Chưa có ban quản lý.

Tiêu chí 5: Khả năng liên kết

Được xác định bởi số điểm DL và khoảng cách giữa các điểm trong một không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết các điểm thành tuyến DL. Lợi thế về khả năng liên kết của điểm DL cho phép hình thành nhiều tuyến với nhiều SPDL đa dạng và hấp dẫn. Khả năng liên kết được đánh giá thông qua số lượng các điểm DL trong bán kính 10km và sự kết nối với các tuyến giao thông QL, tỉnh lộ, ...

+ Rất cao: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL có từ 5 điểm DL, có tuyến giao thông QL kết nối;

+ Cao: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL có 4 điểm DL, có tuyến giao thông QL kết nối;

+ Trung bình: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL có 3 điểm DL, có tuyến giao thông tỉnh lộ kết nối;

+ Thấp: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL có 2 điểm DL, có tuyến giao thông địa phương kết nối;

+ Rất thấp: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL chỉ có 1 điểm DL, có tuyến giao thông địa phương kết nối.

Tiêu chí 6: Vị trí và khả năng tiếp cận

Tiêu chí này được đánh giá bằng khoảng cách từ điểm DL đó đến trung tâm tập kết khách, số phương tiện giao thông có thể sử dụng. Càng đặc biệt hơn đối với


DLBĐ. Nếu điểm DLBĐ gần bờ, gần đường giao thông, các phương tiện giao thông có thể dễ dàng tiếp cận và gần khu đô thị thì sẽ vô cùng thuận lợi và thu hút khách đông hơn và ngược lại. Do vậy, tiêu chí này đối với điểm DLBĐ là quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác các hoạt động DL, thu hút khách.

+ Rất thuận lợi: Có khoảng cách từ 0 đến 10 km, sử dụng từ 5 phương tiện giao thông (PTGT).

+ Thuận lợi: Có khoảng cách trên 10 đến 30 km, sử dụng 4 PTGT.

+ Thuận lợi trung bình: Có khoảng cách trên 30 đến 45 km, sử dụng 3 PTGT.

+ Kém thuận lợi: Có khoảng cách trên 46 đến 65 km, sử dụng chỉ 2 PTGT nhưng gặp nhiều khó khăn.

+ Không thuận lợi: Có khoảng cách trên 65 km, sử dụng chỉ 1 PTGT nhưng gặp nhiều khó khăn.

Tiêu chí 7: Môi trường

Môi trường được đề cập gồm: Môi trường tự nhiên (mức độ trong lành/ô nhiễm, độ bền vững của các thành phần tự nhiên, …); Môi trường văn hóa - xã hội (mức độ bảo tồn sinh hoạt văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, có/không tệ nạn xã hội); Môi trường DL (có/không tình trạng chặt chém, ép giá, chèo kéo, …). Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận cũng như ý định quay trở lại của du khách.

+ Rất tốt: Môi trường tự nhiên trong lành không bị ô nhiễm. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán được bảo tồn nguyên vẹn, an ninh chính trị ổn định, không xuất hiện tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ...;

+ Tốt: Môi trường tự nhiên trong lành ít bị ô nhiễm. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán được bảo tồn gần như nguyên vẹn, an ninh chính trị ổn định, rất ít tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ...;

+ Trung bình: Môi trường tự nhiên có nguy cơ ô nhiễm. Một số giá trị văn hóa và phong tục tập quán bị mai một, an ninh chính trị có một số biến động, tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ... khá phổ biến;

+ Yếu: Môi trường tự nhiên có một số thành phần (không khí, nước, …) bị ô nhiễm. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán ít được bảo tồn, anh ninh chính trị biến động, tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ... phổ biến;


+ Kém: Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán không được bảo tồn, anh ninh chính trị biến động, tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ... rất phổ biến.

Tiêu chí 8: Sức chứa điểm DL

Khả năng đón khách của điểm DL được xác định qua số lượt khách DL tối đa điểm DL đón trong một thời điểm (trong ngày hoặc trong năm) mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội và quyền lợi của du khách. Theo UNWTO “Sức chứa DL là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên”. Trên thực tế, sức chứa thường được xác định đơn giản hơn dưới góc độ vật lý với ý nghĩa là lượng khách tối đa mà không gian của điểm DL có thể tiếp nhận. Kết hợp với quá trình khảo sát thực tế, đồng thời căn cứ vào thực tiễn khai thác điểm DLBĐ ở Phú Yên. Sức chứa của điểm DL được phân chia thành 5 cấp như sau:

+ Rất cao: Sức chứa của điểm DL > 500 người/ ngày

+ Cao: Sức chứa của điểm DL 300 - 500 người/ ngày

+ Trung bình: Sức chứa của điểm DL 200 – < 300 người/ ngày

+ Thấp: Sức chứa của điểm DL 100- < 200 người/ ngày

+ Rất thấp: Sức chứa của điểm DL < 100 người/ ngày

Thang bậc đánh giá:

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 bậc điểm: 5,4,3,2,1 tương ứng với các cấp độ từ cao xuống thấp ở từng tiêu chí (tương đương các mức: Rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình, ít thuận lợi và kém thuận lợi). Chỉ tiêu phân hạng các yếu tố này chủ yếu được vận dụng từ các nghiên cứu trước đây do đó có sự thống nhất cao trong nghiên cứu địa lý du lịch và đã được khẳng định trong thực tiễn.

Chọn hệ số và đánh giá điểm tổng hợp cho các tiêu chí:

Trên thực tế, các tiêu chí lựa chọn có mức độ quan trọng khác nhau đối với việc đánh giá tổng hợp điểm. Vì thế, để đảm bảo cho kết quả đánh giá được chính xác và khách quan cần xác định thêm hệ số cho các yếu tố quan trọng hơn. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa và kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước, xác định hệ số như sau:


+ Hệ số 3 bao gồm: Độ hấp dẫn của điểm du lịch vì du lịch là ngành có sự định hướng rất rò về tài nguyên DL tạo nên điểm, cụm, tuyến du lịch. TNDL càng hấp dẫn thì thu hút khách du lịch càng đông, vì vậy, tiêu chí này được đánh giá hệ số cao nhất, hệ số 3. Nhưng nếu có TNDL mà CSHT & CSVCKT phục vụ du lịch chưa hoàn thiện thì TNDL vẫn chỉ dưới dạng tiềm năng, không có hiệu quả kinh tế. Bởi thế, tiêu chí CSHT & CSVCKT cũng được xác định hệ số 3. Ngoài ra tính thời vụ du lịch cũng ảnh hưởng đến độ hấp dẫn của điểm DL, hướng đầu tư và hiệu quả khai thác của các hoạt động DL, do vậy tiêu chí này cũng được xác định hệ số 3.

+ Hệ số 2 bao gồm: Vị trí và khả năng tiếp cận. Vị trí của điểm du lịch là một cơ sở để đánh giá mức độ thuận lợi. Nếu điểm du lịch gần đường giao thông, gần khu đô thị thì sẽ tiện lợi, thu hút khách đông, đặc biệt là điểm DL biển - đảo; Môi trường (tự nhiên, văn hóa xã hội, môi trường DL) có ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận của du khách trong việc trở lại điểm DL và môi trường có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động du lịch, ví dụ như du lịch nghỉ dưỡng; tổ chức quản lý và khả năng liên kết là hai tiêu chí cũng được đánh giá hệ số 2 vì tầm quan trọng trong việc tổ chức quản lý hoạt động tại các điểm DL, điều hành và liên kết các điểm DL thành tuyến DL.

+ Hệ số 1 thuộc về tiêu chí sức chứa điểm du lịch: thể hiện khả năng tiếp nhận khách du lịch tại một địa điểm. Đối với các điểm DL biển - đảo có thể tiếp nhận lượng du khách ở mức cao và cũng để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên, do đó tiêu chí này đánh giá ở hệ số 1. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch biển - đảo


Các chỉ số

Hệ số

Bậc số

5

4

3

2

1

Độ hấp dẫn của điểm DL

3

15

12

9

6

3

CSHT và CSVCKT

3

15

12

9

6

3

Thời gian hoạt động du lịch

3

15

12

9

6

3

Tổ chức quản lý

2

10

8

6

4

2

Khả năng liên kết

2

10

8

6

4

2

Vị trí và khả năng tiếp cận

2

10

8

6

4

2

Môi trường

2

10

8

6

4

2

Sức chứa khách du lịch

1

5

4

3

2

1

Tổng số


90

72

54

36

18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 7

(Nguồn: Phân tích của tác giả có tham khảo ý kiến chuyên gia)


Từ bảng đánh giá tổng hợp (bảng 1.1), điểm số được phân thành 4 bậc: Bậc 1: từ 72 - 90 điểm, bậc 2: từ 54 - 71 điểm, bậc 3: từ 36 - 53, bậc 4: từ 18 - 35 điểm. Mỗi bậc có mức độ thuận lợi và có ý nghĩa khác nhau, được xác định như trong bảng 1.2.

Bảng 1.2. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của điểm du lịch


STT

Mức độ đánh giá

Điểm số

1

Rất thuận lợi

72 - 90

2

Thuận lợi

54 - 71

3

Khá thuận lợi

36 - 53

4

Không thuận lợi

18 - 35

b. Tuyến du lịch:

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tuyến du lịch:

Tuyến DL là lộ trình liên kết các điểm DL, cơ sở cung cấp dịch vụ DL gắn với các tuyến giao thông. Tuyến DL là cơ sở quan trọng để các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng các tour DL. Trong mỗi địa phương đều có các tuyến DL nối các điểm DL trong tỉnh gọi là tuyến DL nội tỉnh, tuyến DL nối các điểm DL của các tỉnh bạn hay nước bạn là tuyến DL liên tỉnh và quốc tế.

Để đánh giá các tuyến DL có thể có nhiều tiêu chí khác nhau, về cơ bản hệ thống các tiêu chí để đánh giá bao gồm: số lượng điểm DL trung bình trong tuyến; độ hấp dẫn của điểm DL; sự tiện lợi về giao thông vận tải; Chất lượng CSVCKT phục vụ du lịch; thời gian có thể hoạt động DL. (Nguyễn Minh Tuệ & Vũ Đình Hòa, 2017). Từ các tiêu chí trên nên điểm số đánh giá cho các tiêu chí được xác định bằng bốn bậc 4,3,2,1.

Số lượng điểm du lịch trung bình trong tuyến:

Được xác định bằng tỷ số giữa số lượng điểm DL trong tuyến với chiều dài tuyến DL. Có tuyến lộ trình ngắn nhưng lại có nhiều điểm DL sẽ thuận lợi và hấp dẫn du khách, những tuyến DL có lộ trình dài và ít điểm du lịch sẽ ít hấp dẫn du khách. Vì thế, tiêu chí này rất quan trọng và được đánh giá với 4 mức độ:

- Rất nhiều: số lượng điểm DL trung bình là trên 4 điểm DL/10km;

- Nhiều: số lượng điểm DL trung bình từ 3 đến 4 điểm DL/10km;

- Trung bình: số lượng điểm DL trung bình là <2 điểm DL/10km;

- Ít: số lượng điểm DL trung bình 1 điểm DL/10km.

Độ hấp dẫn của điểm DL trong tuyến:


Trong tuyến DL nếu có điểm DL hấp dẫn thì thu hút khách đông, doanh thu cao. Nếu điểm DL càng đặc sắc thì càng hấp dẫn khách DL. Đây cũng được xem là tiêu chí quan trọng để xác định các tuyến thuận lợi có sức thu hút khách cao và những tuyến không thuận lợi, ít thu hút khách. Tiêu chí này được đánh giá bằng 4 mức độ:

- Rất hấp dẫn: là tuyến có ít nhất 5 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia;

- Hấp dẫn: là tuyến có ít nhất 3 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia;

- Hấp dẫn trung bình: là tuyến có ít nhất 1 điểm DL có ý nghĩa quốc gia;

- Ít hấp dẫn: là tuyến không có điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia.

Sự tiện lợi về giao thông vận tải:

Trong hoạt động DL thì giao thông có ý nghĩa quan trọng. Những tuyến du lịch tiện lợi về giao thông sẽ có hiệu quả kinh doanh du lịch cao và ngược lại. Chính vì thế, để đánh giá khả năng hoạt động của các tuyến DL, đồng thời có những giải pháp để đầu tư, khai thác các điểm, tuyến DL có hiệu quả thì tiêu chí về giao thông là quan trọng. Có 4 mức độ:

- Rất tiện lợi: là những tuyến có các điểm DL nằm dọc đường quốc lộ, đường đến các điểm DL đã được đầu tư nâng cấp, có thể hoạt động DL được cả ngày mưa và ngày nắng;

- Tiện lợi: là những tuyến du lịch nằm ở trục đường quốc lộ có thể có 1 đến 2 điểm du lịch nằm xa đường quốc lộ không quá 10 km, nhưng vẫn hoạt động được cả ngày mưa và ngày nắng;

- Tiện lợi trung bình: là những tuyến DL có điểm du lịch nằm gần quốc lộ hay tỉnh lộ, có từ 1 đến 2 điểm du lịch nằm xa đường quốc lộ từ 10 đến 20 km;

- Ít tiện lợi: là những tuyến du lịch có các điểm du lịch nằm cách xa quốc lộ, tuyến du lịch này chỉ thực hiện được trong những ngày nắng.

Chất lượng CSVCKT phục vụ DL:

Mục đích của hoạt động du lịch là thưởng thức các giá trị vật chất và tinh thần. Du khách sẽ cảm thấy hài lòng khi các điều kiện vật chất được thoả mãn. Điều kiện du lịch, sinh hoạt tiện nghi sẽ thu hút và lưu giữ được du khách lâu hơn, doanh thu du lịch sẽ lớn hơn. Trong thực tế có những tuyến DL có điểm DL hấp dẫn, nhưng điều kiện về CSVCKT không đáp ứng được cho nhu cầu của du khách thì số ngày lưu trú thấp, doanh thu du lịch thấp. Tiêu chí này được chia thành 4 mức:


- CSVCKT rất tốt: tuyến DL có nhiều điểm có thể nghỉ ngơi tiện lợi, có từ 4 khách sạn 1 sao trở lên;

- CSVCKT tốt: tuyến du lịch có 2 đến 3 khách sạn 1 sao trở lên;

- CSVCKT trung bình: tuyến du lịch có 1 khách sạn 1 sao và có hệ thống nhà nghỉ có thể đáp ứng nhu cầu cho du khách ở mức độ trung bình;

- CSVCKT kém: những tuyến du lịch không có khách sạn có sao, chỉ có hệ thống nhà nghỉ ở mức độ trung bình.

Thời gian có thể hoạt động DL:

Khí hậu Phú Yên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Lượng mưa tương đối lớn và có sự phân hoá rò nét theo mùa. Mùa mưa vào thu - đông không thuận lợi cho hoạt động DL. Mùa khô vào tháng 6, 7, 8 có gió phơn Tây Nam (hiện tượng foehn) cũng không thích hợp cho DL. Thời gian hoạt động DL càng nhiều thì doanh thu DL càng cao. Vì vậy, đây cũng được coi là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến DL. Thời gian hoạt động của các điểm DL được xác định là số ngày có thể hoạt động được DL. Tiêu chí này được phân thành 4 mức:

- Rất dài: có trên 200 ngày trong năm triển khai tốt các hoạt động DL;

- Dài: có từ 150 đến 200 ngày trong năm triển khai tốt các hoạt động DL;

- Trung bình: có từ 100 đến dưới 150 ngày triển khai tốt các hoạt động DL;

- Ngắn: có dưới 100 ngày có thể triển khai các hoạt động DL.

Xác định điểm cho các tiêu chí đánh giá:

- Số lượng điểm DL trung bình trong tuyến: rất nhiều: 4 điểm; nhiều: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; ít: 1 điểm.

- Độ hấp dẫn của điểm DL trong tuyến: rất hấp dẫn: 4 điểm; hấp dẫn: 3 điểm; hấp dẫn trung bình: 2 điểm; ít hấp dẫn: 1 điểm.

- Sự tiện lợi về giao thông vận tải: rất tiện lợi: 4 điểm; tiện lợi: 3 điểm; tiện lợi trung bình: 2 điểm; ít tiện lợi: 1 điểm.

- Chất lượng CSVCKT phục vụ du lịch: CSVCKT rất tốt: 4 điểm; tốt: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; kém: 1 điểm.

- Thời gian có thể hoạt động du lịch: rất dài: 4 điểm; dài: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; ngắn: 1 điểm.

Xác định hệ số và đánh giá tổng hợp tuyến du lịch:

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí