trong một giai đoạn, người ta thường sử dụng thuật ngữ tăng trưởng và phát triển với nội dung như sau:
Tăng trưởng chỉ sự biến đổi về lượng theo chiều hướng tăng, đi lên. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô hoặc tốc độ gia tăng sản lượng, có nghĩa là tăng thêm kết quả các hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế hay một tổ chức trong một thời kỳ nhất định. Nói một cách tổng quát, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng thường được sử dụng với ý nghĩa so sánh trong tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ (Nguyễn Ngọc Sơn và Bùi Đức Tuân, 2012).
Phát triển: là nói về sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn, với trình độ, chất lượng cao hơn (Trần Kim Liên, 2013). Trong kinh tế học, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến, toàn diện về mọi mặt kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nếu xét theo khía cạnh các bộ phận cấu thành, phát triển kinh tế nghĩa là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình phát triển cả hai lĩnh vực của nền kinh tế là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội. Phát triển lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế bao gồm hai quá trình: sự lớn lên của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế) và quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) (Nguyễn Ngọc Sơn và Bùi Đức Tuân, 2012).
Như vậy, phát triển kinh tế là quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định, khái quát thông qua sự gia tăng của tổng mức thu nhập bình quân trên một đầu người, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
b) Khái niệm phát triển du lịch biển đảo
Theo Bastin (1984) quan niệm phát triển DLBĐ là các kế hoạch, hoạt động, hay quy hoạch nhằm phát triển loại hình du lịch dựa trên nhu cầu của du khách trong thời gian rảnh rỗi, kỳ nghỉ, tại khu vực mặt biển, bờ biển và khu vực liền kề.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), đã đánh giá về phát triển DLBĐ hiện đang đứng trước những vấn đề lớn về môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm, môi trường biển và vấn đề biến đổi khi hậu, mực nước biển dâng. Do vậy mục tiêu phát triển DLBĐ phải đạt trong mối quan hệ với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Phát triển DLBĐ cần khuyến khích sự tham gia tích cực của
người dân địa phương vào việc hoạch định quản lý và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch bờ biển và hải đảo trên cơ sở bảo tồn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), cho rằng kết quả của sự phát triển du lịch được biểu hiện bằng sự tăng trưởng về khách du lịch, thu nhập du lịch và sự đóng góp vào ngành dịch vụ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Theo Nguyễn Đức Tuy (2014), quan điểm về phát triển du lịch phải đảm bảo bốn yếu tố là: sự tăng trưởng; mức thay đổi phương thức tiến hành; mức độ, chất lượng tham gia của các bên; phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng hưởng thụ du lịch của các thế hệ tương lai; phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hòa giữa ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Biển Đảo
- Phát Triển Thị Trường, Sản Phẩm Du Lịch Biển Đảo
- Tăng Cường Xúc Tiến Quảng Bá, Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch
- Hệ Thống Dịch Vụ Phụ Trợ Cho Du Lịch Biển Đảo
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Trong tình hình mới hội nhập hiện nay, DLBĐ ngoài những tác động khó lường do môi trường tự nhiên đem tới thì các yếu tố quốc phòng, đảm bảo chủ quyền biển đảo cho khu vực biển đảo để đem lại môi trường hòa bình, đảm bảo an toàn cho các mục tiêu phát triển là một vấn đề cần phải tính tới trong phát triển DLBĐ. Vì vậy, phát triển du lịch biển, đảo cần gắn liền với mục tiêu bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia (Hà Văn Siêu, 2014).
Từ quan điểm về phát triển nói chung, các quan điểm về phát triển DLBĐ nói riêng đã đề cập ở trên, đứng trên góc độ kinh tế phát triển phát triển DLBĐ được hiểu là:
Phát triển du lịch biển đảo là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; từ đó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế - xã hội cho quốc gia, địa phương, trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm của du lịch biển đảo
Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đặc thù, ngoài các đặc điểm chung của du lịch, DLBĐ có các đặc điểm:
- Du lịch biển đảo là hoạt động du lịch được tổ chức và phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường biển, đảo (Phạm Trung Lương, 2003). Du lịch biển đảo được tổ chức chủ yếu ở “vùng bờ biển”; đây là vùng địa lý với hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi tác động của việc phát triển kinh tế, xã hội và thiên tai, bão gió nên DLBĐ chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến động tự nhiên, khí hậu, thủy triều….
- Các yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các họat động DLBĐ. Do vậy, DLBĐ mang tính chất mùa vụ (Thái Thị Kim Oanh, 2015). Ở nước ta, thời vụ du lịch biển thường ngắn, chênh lệch cường độ giữa mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau vụ khá rõ ràng. Đặc biệt ở miền bắc, mùa du lịch DLBĐ khác nhau đối với đối tượng khách nội địa và quốc tế: khách nội địa có thời vụ khoảng 04 tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm); khách quốc tế phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nhu cầu của khách có thể dài hơn. Đây là hạn chế lớn nhất của DLBĐ ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển.
- Việc tiếp cận đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ (CSVC) thuật phục vụ DLBĐ thường khó khăn, phức tạp, đặc biệt là đối với các đảo xa bờ; chi phí lớn hơn so với đầu tư hạ tầng các loại hình du lịch khác do tính chất địa lý, kiến tạo của khu vực biển. Vì vậy, phát triển sản phẩm DLBĐ thường phải có sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm lưu trú, dịch vụ trên bờ (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2005). Đồng thời, khi xây dựng các CSHT, cơ sở vật chất phục vụ DLBĐ, cần đánh giá đến tác động của dự án đối với môi trường biển vốn rất nhạy cảm, không được làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái.
- Phát triển DLBĐ có mối quan hệ chặt chẽ trong mối tương quan với các ngành kinh tế biển khác. Phát triển DLBĐ là một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên biển, vận tải biển, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản)… nhằm phát triển toàn diện, góp phần đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội.
- Du lịch biển đảo có mối quan hệ biện chứng với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, đảm bảo chủ quyền quốc gia, giữ vững lãnh thổ vùng biển đảo.
2.1.2.2. Vai trò của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển của DLBĐ có vai trò quan trọng, tác động đến nhiều mặt đối với đời sống kinh tế - xã hội thể hiện:
a) Phát triển du lịch biển đảo góp phần tăng ngân sách, thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương
Trong phạm vi một quốc gia, sự phát triển của du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng có vai trò góp phần quan trọng trong việc tạo nên thu nhập quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng.
Du lịch là ngành kinh tế huy động tốt nhất kết cấu hạ tầng vật chất kinh tế - xã hội, các nguồn lực khác nhau của xã hội cho phát triển kinh tế quốc dân nói chung và mỗi địa phương nói riêng. Ngoài ra, sự phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ cho người dân và do vậy, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội.
Du lịch biển là ngành kinh tế biển có tính liên ngành, liên vùng, vì vậy sự phát triển của du lịch biển sẽ kích thích, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trong mối quan hệ tương hỗ (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013). Trước hết, sự phát triển các khu du lịch, các điểm tham quan, vui chơi giải trí sẽ tạo ra “cầu” ngày một lớn cho ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Khi các khu du lịch, các điểm tham quan, giải trí đã hình thành, nhu cầu vận chuyển khách du lịch, nhu cầu lưu trú sẽ thúc đẩy sự phát triển hệ thống giao thông vận tải, bao gồm cả công nghiệp đóng tàu; xây dựng, cải tạo các sân bay, bến cảng. Trong quá trình hoạt động, nhu cầu đi lại du ngoạn; ăn, ở; vui chơi giải trí, mua sắm… của du khách sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành vận tải, ngành dịch vụ lưu trú, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp... tiến tới tạo cơ hội phát triển cho các ngành kinh tế khác, từ đó làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương đúng hướng.
b) Phát triển du lịch biển đảo sẽ kích thích đầu tư trong và ngoài nước làm thay đổi diện mạo đô thị ven biển
Nhìn chung sự phát triển của bất cứ ngành nào cũng tạo cơ hội đầu tư. Khác với các ngành kinh tế khác, du lịch có một cấu trúc độc đáo - là ngành được tạo nên
bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và hàng loạt các dịch vụ khác nhau. Theo quy luật của kinh tế thị trường, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay, giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013). Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một ngành kinh doanh hấp dẫn đang được quan tâm thu hút một lượng đông đảo lớn các nhà đầu tư so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư khá ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải trong khi khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật đơn giản hơn, độ rủi ro thấp.
Đặc biệt, đối với DLBĐ, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo trước hết là sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu tại khu vực biển đảo như hạ tầng về dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, và phát triển các dịch vụ bổ sung vui chơi giải trí. Đồng thời thúc đẩy quan tâm đầu tư của chính quyền sở tại đầu tư phát triển CSHT trên địa bàn như hệ thống cấp điện, cấp nước, đường, thông tin liên lạc, … phát triển để phục vụ du lịch qua đó sẽ làm cho diện mạo đô thị ven biển ngày càng thay đổi và phát triển theo sự phát triển của DLBĐ.
c) Phát triển du lịch biển tăng cơ hội tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho cư dân địa phương
Du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng là ngành dịch vụ có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp và lao động gián tiếp (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013). Trong hội nghị Bộ trưởng du lịch G20 tổ chức ngày 16/05/2012 tại Mexico đã tổng kết lao động du lịch chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng và gấp 3 lần ngành tài chính. Qua đó cho thấy, ngành du lịch có tác dụng lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho địa phương nơi có du lịch phát triển.
Như vậy, DLBĐ là ngành tạo cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm cho người dân trong xã hội. Cụ thể:
(i) Du lịch tạo ra nhiều việc làm trực tiếp như công việc tại các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch... (ii) Tạo ra nhiều việc làm mang tính thời vụ hoặc
nhất thời. Công việc thời vụ, công việc theo ca và công việc vào các ngày nghỉ (cuối tuần, ngày lễ) là những đặc điểm của ngành này. Mọi người đều thừa nhận rằng du lịch là ngành kinh doanh 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. (iii) Du lịch tạo công việc cho các nhà quản lý như quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, quản lý cảng biển, quản lý bãi tắm, bếp trưởng hoặc giám đốc marketing.... (vi) Tạo ra việc làm gián tiếp như xây dựng, cung cấp lương thực thực phẩm biển thông qua nuôi trồng chế biến, đánh bắt hải sản,… phục vụ du lịch.
Theo thống kê, hiện nay ở 157 quốc gia có biển trên thế giới, ở các mức độ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng ven biển đã và đang được đặt ra bởi đây là khu vực chính trị nhạy cảm, tập trung dân cư. Du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng là “ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao” có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội trong quá trình phát triển. Vì vậy việc phát triển du lịch biển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trên, đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi số lao động cần bố trí việc làm ở vùng ven biển nước ta đã lên đến khoảng trên 15 triệu người, chiếm khoảng 80% dân số trong độ tuổi lao động ở 28 tỉnh, thành ven biển (Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch, 2013).
d) Thông qua thu hút và mở rộng luồng khách quốc tế, sự phát triển của du lịch biển đảo sẽ là kênh thông tin quan trọng để quảng bá hình ảnh và giữ vững chủ quyền biển đảo nước chủ nhà
Phát triển du lịch là một phương tiện thông tin quan trọng giới thiệu về thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, phong tục, tập quán, con người... của các quốc gia thu hút khách du lịch (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013). Ngoài ra, phát triển du lịch sẽ làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về văn hóa, xã hội cho người dân thông qua du khách trong nước và quốc tế, tạo ra sự “giao thoa” về văn hoá giữa các vùng, miền, các dân tộc khác nhau trên thế giới; làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ thân ái của nhân dân giữa các vùng, các quốc gia với nhau.
Việt Nam với lợi thế là một quốc gia có trên 3.260 km đường bờ biển với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển (lớn gấp 3 lần diện tích đất liền) nơi có gần 3.000 đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do vậy, phát triển DLBĐ có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc thông qua các tác động sau: (i) hoạt động du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển nhanh chóng hệ thống CSHT, tạo điều kiện
củng cố quốc phòng vùng ven biển; (ii) sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, của khách du lịch quốc tế ở vùng biển và hải đảo nơi có hoạt động du lịch là sự khẳng định chủ quyền của đất nước; (iii) hoạt động du lịch có khả năng thu hút, tạo việc làm ổn định cho cộng đồng sống ở vùng biển, đặc biệt trên các đảo vốn còn nhiều khó khăn, góp phần tích cực tạo dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển hậu phương vững chắc ở tuyến phòng thủ trên biển của đất nước (Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch, 2013).
2.1.3. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biển đảo
2.1.3.1. Phân loại tài nguyên du lịch biển đảo
Có nhiều cách tiếp cận để phân loại tài nguyên du lịch. Đối với tổ chức du lịch thế gới UNWTO phân chia tài nguyên du lịch thành các dạng: (1) Cung cấp tiềm năng (gồm: văn hóa kinh điển, tài nguyên kinh điển, vân động vui chơi); (2) Cung cấp hiện tại (gồm: giao thông, thiết bị, hình tượng tổng thể); (3) Tài nguyên kỹ thuật (gồm: khả năng khu vực, các thức và tiềm lực hoạt động).
Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến (2007), tài nguyên du lịch được phân loại thành hai dạng cơ bản: Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: (i) Địa hình, địa chất, địa mạo; (ii) Khí hậu Tài nguyên nước; (iii) Tài nguyên sinh vật; (iv) Các cảnh quan du lịch tự nhiên; (v) Các di sản thiên nhiên thế giới. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm:
(i) Tài nguyên du lich nhân văn vật thể (các di sản văn hóa thế giới, di tích khảo cổ,di tích lịch sử, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh, công trình đương đại, vật kỉ niệm và cổ vật); (ii) Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể (di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội, nghề và làng nghề, ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, sự kiện thể thao văn hóa).
Đối với du lịch biển đảo, ngoài các dạng tài nguyên đã đề cập nhóm tác giả Trần Đức Thạnh và cs. (2010), cho rằng ở Việt Nam, vị thế đang được coi là một dạng tài nguyên đặc biệt và quan trọng và có giá trị trong phát triển du lịch. Tài nguyên vị thế biển là các lợi ích có được từ một khu vực, một nơi ở biển hoặc ven bờ biển, được đặt trong mối quan hệ không gian của khu vực ấy, nơi ấy. Chúng bao hàm cả các hợp phần tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, nhưng chủ đạo là các lợi ích có được từ giá trị hình thể và vị trí không gian. Giá trị của tài nguyên vị thế biển được đánh giá theo ba tiêu chí: giá trị vị thế (địa) tự nhiên; giá trị vị thế (địa) kinh tế và giá trị vị thế (địa) chính trị.
Từ khái niệm về tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch biển đảo nói riêng, cùng cách tiếp cận phân loại của các tác giả đã đề cập ở trên Luận án phân loại tài nguyên du lịch tại khu vực biển đảo theo Sơ đồ 2.1:
Địa chất, địa hình, địa mạo
- Các giá trị địa chất, địa mạo
- Các khu vực, kiểu dạng địa hình:
+ Vùng núi, có phong cảnh đẹp.
+ Địa hình karst, các hang động.
+ Các bãi biển, vũng - vịnh, tùng, áng...
- Các di tích tự nhiên: như hòn trống mái, hòn gà trống mái (Hạ Long).
Sinh vật
- Các vườn quốc gia, khu bảo tồn tiên nhiên rừng, biển
- Các hệ sinh thái động, thực vật
TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
Khí hậu
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho tổ chức các hoạt động du lịch.
- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.
Tài nguyên nước và hải văn
- Tài nguên nước: nước mặt, hồ, nước biển, nước khoáng mặn, nước nóng
- Tài nguyên hải văn: sóng biển, dòng chảy, độ mặn nước biển, nhiệt độ nước biển...
- Các điểm tham quan sinh vật Tài nguyên vị thế (không gian)
- Tài nguyên có giá trị về vị thế (địa)
Cảnh quan
Cảnh quan du lịch tự nhiên, cảnh quan các di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long)
- Các hệ sinh thái động, thực vật.
- Các điểm tham quan sinh vật.
TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN ĐẢO
tự nhiên.
- Tài nguyên có giá trị vị thế (địa) KT
- Tài nguyên có giá trị vị thế (địa) chính trị.
Tài nguyên nhân văn vật thể
- Các di sản văn hóa thế giới
- Các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh các cấp bao gồm:
+ Các di chỉ khảo cổ.
+ Các di tích lịch sử.
+ Các di tích kiến trúc nghệ thuật.
+ Các công trình kiến trúc đương đại.
+ Các danh lam thắng cảnh.
TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
Tài nguyên nhân văn phi vật thể
- Các di sản văn hóa phi vật thể truyền miệng thế giới.
- Các giá trị văn hóa phi vật thể các cấp bao gồm:
+ Lễ hội văn hóa
+ Các loại hình nghệ thuật, hò, vè, thơ ca
+ Các nghề và làng nghề truyền thống.
+ Nghệ thuật ẩm thực
+ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, phong tục tập quán.
Sơ đồ 2.1. Phân loại tài nguyên du lịch biển đảo
- Tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên: Được phân thành 6 dạng tài nguyên là Địa hình, địa chất, địa mạo; khí hậu; sinh vật; tài nguyên nước và thủy văn; cảnh quan và tài nguyên vị thế (không gian).