Loại Hình Sản Phẩm Du Lịch Biển Đảo Được Du Khách Ưa Thích


dài 3-4 ngày (chiếm 34%), thời gian 1-2 ngày chiếm 26%. Những đối tượng khách quốc tế thường ở lại Phú Quốc từ 5-10 ngày chiếm 23%. Những khách du lịch ở từ 11-20 ngày và trên 20 ngày chiếm 17%, hầu hết là khách đi nghỉ dưỡng biển. Những điều trên cho thấy lượng khách du lịch đến với Phú Quốc hầu hết là đi du lịch thuần túy tìm về với tự nhiên biển đảo, thời gian đi với khách nội địa thường ngắn ngày.

b. Những loại hình, sản phẩm du lịch biển được ưa thích


Thông thường khách du lịch đến Phú Quốc đa số có xu hướng đi du lịch kết hợp nhiều loại hình khác nhau (chiếm 48%) và họ sẽ lưu trú lại nhiều ngày hơn nếu các sản phẩm du lịch tại địa phương phong phú và đặc trưng. Khi phân chia các loại hình cụ thể thì du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển vẫn chiếm đa số (34%) cũng phản ánh mối quan tâm của du khách vẫn là các hình thức tham quan nghỉ biển. Còn có tỷ lệ khá cao du khách có mục đích thể thao khám phá (12%). Loại hình du lịch văn hóa hay nghiên cứu thường được kết hợp với các hoạt động sinh thái biển như là một sự trải nghiệm thêm của du khách mà chưa được quan tâm khai thác đúng tiềm năng.



12%

2%

4%

34%

48%

Du lịch tham quan – nghỉ dưỡng biển


Du lịch thể thao-khám phá


Du lịch tham quan – nghiên cứu Du lịch văn hóa

Kết hợp nhiều loại hình du lịch


Biểu đồ 2. : Loại hình sản phẩm du lịch biển đảo được du khách ưa thích

Nguồn: Tác giả điều tra, 2017

Hiện tại KBTB Phú Quốc đang khai thác các sản phẩm như các loại hình lưu trú ven biển; các khu vực hệ sinh thái biển quý hiếm như rạn san hô, thảm cỏ biển khai


thác các loại hình du lịch biển như lặn biển, nghiên cứu, lướt sóng, câu cá, đua thuyền, bơi lội.

Và ở p Bãi Bổn – xã Hàm Ninh có bờ biển nằm trong vùng lõi và vùng đệm của Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, với mật độ thảm cỏ biển tương đối dày. Thảm cỏ biển nơi đây là nơi sinh sản phát triển ghẹ xanh, tạo thành sản phẩm đặc sản giá trị kinh tế và chất lượng cao của tỉnh Kiên Giang. Ghẹ là nguồn lợi chủ lực của địa phương trong chế biến xuất khẩu và phục vụ khách du lịch. Ghẹ là nguồn thu nhập chính đa số ngư dân nghèo sống trên đảo.

Ngoài ra cộng đồng người dân trực tiếp tham gia hoạt động du lịch như thuyền thúng xem san hô, lặn biển.

Tại đây có thể xây dựng tour du lịch rừng - biển, du lịch học tập nghiên cứu đa dạng sinh học, du lịch đánh cá …

c. Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với môi trường du lịch biển đảo và các yếu tố phục vụ khác

Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của Khách du lịch với môi trường du lịch biển đảo và các yếu tố phục vụ khác (%)


STT


Các vấn đề được đánh giá

Không hài lòng

Khá hài lòng


Hài lòng

Rất hài lòng

1

Về sự an toàn cá nhân

8

17

65

10

2

Thái độ ứng xử của người địa

phương

0

5

42

53

3

Ẩm thực truyền thống địa phương

0

16

59

25

4

Chất lượng dịch vụ lưu trú

0

43

45

12

5

Chất lượng dịch vụ ăn uống

0

31

53

16

6

Dịch vụ mua sắm hàng lưu niệm

và đặc sản

9

53

33

5

7

Chất lượng đường sá và phương

tiện vận chuyển

1

37

53

9

8

Mức độ đa dạng các sản phẩm du

lịch biển đảo

5

46

45

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.



9

Giá trị văn hóa truyền thống cư

dân vùng biển

2

26

64

8

10

Chất lượng môi trường du lịch

biển đảo

20

39

38

3

11

Tính hoang sơ tự nhiên trên các

đảo

3

27

62

8

12

Nghề thủ công truyền thống

6

48

42

4

13

Phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ

của nguồn lao động du lịch

4

37

56

3

Nguồn: Tác giả điều tra, 2017


Từ bảng trên cho thấy khách du lịch khi đến với KBTB Phú Quốc đã cảm nhận đánh giá các nội dung nổi trội tại điểm đến như sau: đầu tiên là thái độ ứng xử của người dân địa phương được đánh giá rất cao, điều này thể hiện rõ khi có đến 95% lượng du khách cảm thấy hài lòng và rất hài lòng; điểm nổi trội thứ hai là ẩm thực địa phương (84%) với nhiều món ăn vùng biển rất tươi và ngon, đặc biệt là Ghẹ xanh ...; yếu tố thứ ba cũng được du khách hài lòng là sự an ninh an toàn (75%), thứ tư là giá trị truyền thống của cư dân vùng biển đảo (72%) thông qua cách cư xử thân thiện, lối sống thật thà, giản dị. Ngoài ra tính hoang sơ tự nhiên (70%) cũng là điểm mạnh với các bãi biển tự nhiên tuyệt đẹp. Cuối cùng các yếu tố khác cũng được du khách đánh giá tương đối hài lòng là dịch vụ lưu trú, ăn uống và phương tiện vận chuyển.

Một số yếu tố không được du khách đánh giá tốt, trong đó có dịch vụ mua sắm hàng lưu niệm, đặc sản (có đến 62% cảm nhận không hài lòng và khá hài lòng). Điều này thể hiện sự hạn chế trong việc chế tác, sản xuất các mặt hàng lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương. Chất lượng môi trường biển đảo cũng là vấn đề cần cải thiện khi hoạt động du lịch đã mang đến những phiền toái từ việc gia tăng lượng rác thải gây ô nhiễm khu dân cư và môi trường (59% khách không hài lòng đến khá hài lòng).


d. Những thông tin có ảnh hưởng đến việc lựa chọn các điểm du lịch cộng

đồng


30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

27%

24%

15%

14

11%

7%

2%

Bạn bè Các hãng lữ Tờ gấp quảng Internet

Tạp chí du lịch

Nhật báo Tivi, R

hành

cáo

Biểu đồ 2.4: Các kênh thông tin ảnh hư ng đến việc lựa chọn các điểm du lịch

cộng đồng biển đảo tại Phú Quốc

Nguồn: Tác giả điều tra, 2017


Qua biểu đồ 2.4 cho thấy nguồn thông tin gây ảnh hưởng lớn nhất đến du khách trong việc lựa chọn điểm DLCĐ tại KBTB Phú Quốc là thông qua sự giới thiệu của bạn bè (27%), điều này rõ ràng cho thấy các điểm DLCĐ tại KBTB Phú Quốc hoặc là chưa được truyền thông rộng rãi hoặc là điểm du lịch mới được khai thác; tiếp đến là thông qua Internet 24%, được tiếp cận bởi giới thanh niên trẻ tuổi; các nguồn thông tin khác như tạp chí, nhật báo chiếm vị trí thứ ba (26%); riêng nguồn thông tin từ Ti vi, Radio cũng rất quan trọng (chiếm 14%); luồng thông tin từ các công ty du lịch lữ hành cũng có đóng góp nhất định (chiếm 9%), điều này phản ánh các công ty du lịch còn chưa thực sự tiếp sức cho các điểm DLCĐ trên KBTB Phú Quốc.

e. Cảm nhận và xu hướng của du khách trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại điểm du lịch cộng đồng.

Bên cạnh việc khách du lịch đánh giá rất cao về thái độ thân thiện cởi mở của người dân KBTB Phú Quốc nói chung và cư dân biển đảo nói riêng (chiếm 97%), đa số du khách khi được hỏi cũng đánh giá các dạng tài nguyên và sản phẩm tại các


điểm DLCĐ là khá hấp dẫn (chiếm 55%). Điểm DLCĐ làng chài Hàm Ninh hiện nay thu hút rất đông khách du lịch nội địa, trung bình một ngày khoảng 100 khách, đặc biệt cuối tuần và ngày lễ có tới khoảng 500 khách/ngày, đây là điểm đáng vui mừng xong cũng dẫn đến cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ không theo đáp ứng theo nhu cầu của du khách.

Bảng 2.8: Tỉ lệ % khách du lịch sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng biển đảo Phú Quốc


Stt

Nội dung đề xuất

Khách du lịch

1

Dịch vụ lưu trú tại nhà dân

80

2

Dịch vụ ăn uống

95

3

Mua sắm hàng hóa

86,7

4

Dịch vụ vận chuyển

88,3

5

Dịch vụ hướng dẫn

51,7

6

Tham quan nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống

41,7

7

Tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương


81,7

8

Tất cả các ý kiến trên

28,3

Nguồn: Tác giả điều tra, 2017


Khách du lịch lại rất thích hình thức ngủ tại nhà dân (chiếm 80%). Một số dịch vụ được khách nội địa sử dụng nhiều nhất là ăn uống (95%), mua sắm hàng hóa (86,7%) và tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán (81,7%). Khách thường xuyên sử dụng dịch vụ vận chuyển từ những người dân làng biển như ghe, tàu, thúng để tham quan hay lặn biển (88,3%). Các hình thức tham quan nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống không thu hút nhiều du khách (41.7%). Dịch vụ hướng dẫn đa số là do các công ty lữ hành đưa khách đi và hướng dẫn trực tiếp (chiếm 51,7%).


f. Trình độ học vấn, nghề nghiệp và khả năng chi tiêu của khách du lịch


Sau đại học

5%

Cao đẳng - đại học

70%

Trung học chuyên nghiệp

25%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Biểu đồ 2.5: Thống kê trình độ học vấn khách du lịch đến tham quan Phú Quốc

Nguồn: Tác giả điều tra, 2017


+ Về trình độ văn hóa có 70% du khách có trình độ cao đẳng - đại học, 25% có trình độ trung học và trung học chuyên nghiệp, 5 % là trình độ trên đại học. Nhìn chung trình độ học vấn của khách du lịch đến Phú Quốc khá cao.

+ Về nghề nghiệp: Qua khảo sát cho thấy khách du lịch chiếm đa số là những người làm kinh doanh nói chung (19%); tiếp đến là người làm nghề k thuật, k sư và học sinh sinh viên chiếm khá cao (16% và 15%); giáo viên, nhân viên văn phòng và những nhà quản lý chiếm tỉ lệ tương đối (từ 11% - 13%); còn lại là các thành phần khác.

Nghề nghiệp

7% 7%

12%

16%

19%

15%

11%

13%

Nhân viên văn phòng Nhân viên kinh doanh Giáo viên

Quản lý

Học sinh sinh viên

Chuyên viên k sư Nghỉ hưu


Biểu đồ 2.6: Nghề nghiệp của Khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng tại Phú Quốc

Nguồn: Tác giả điều tra, 2017


2.2.3.3. Khảo sát công ty du lịch


Thông qua việc khảo sát trực tiếp 10 công ty du lịch lớn trên địa bàn Phú Quốc, tác giả muốn chọn lọc những dữ liệu quan trọng để xác định rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động DLCĐ của du khách. Bên cạnh đó, thông qua mẫu điều tra, các công ty cũng cho biết những hạn chế của cộng đồng và các khó khăn, trở ngại chính khi tham gia kinh doanh DLCĐ tại KBTB Phú Quốc.

Tất cả các công ty thông qua phỏng vấn đều cho rằng khách du lịch đến với các điểm cộng đồng vùng ven biển đảo vì lý do cảnh quan tự nhiên và nét văn hóa độc đáo của cộng đồng, điều này cũng phản ánh giá trị tài nguyên biển đảo trong khai thác du lịch của Phú Quốc. Đối tượng khách thường xuyên đến với các điểm cộng đồng (như làng chài Hàm Ninh, làng chài Hòn Thơm) chủ yếu thanh niên, trẻ tuổi đi theo tâm lý nhóm và tự phát vì vậy có thể thấy rất nhiều bạn trẻ rủ nhau tự tổ chức chuyến đi (6 công ty). Bên cạnh đó yếu tố giá cả và chất lượng dịch vụ tại điểm cộng đồng không được đánh giá cao, một số tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với giá cả.

Các công ty lữ hành cũng đánh giá những yếu tố khó khăn trong quá trình xây dựng, thiết kế các sản phẩm DLCĐ tại Phú Quốc theo các chỉ tiêu:



Biểu đồ 2 7 Những khó khăn của công ty lữ hành khi thiết kế sản phẩm DLCĐ 1

Biểu đồ 2.7: Những khó khăn của công ty lữ hành khi thiết kế sản phẩm DLCĐ

Nguồn: Tác giả điều tra, 2017


Từ biểu đồ trên có thể thấy có 08 công ty cho rằng hai rào cản ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế các sản phẩm DLCĐ là việc thiếu các nguồn thông tin chính thống từ cộng đồng và năng lực cộng đồng còn hạn chế trong các hoạt động du lịch nói chung. Bên cạnh đó, các công ty du lịch hiện tại chỉ liên kết trực tiếp với các hộ gia đình một cách tự phát, chính quyền địa phương chỉ đóng vai trò giám sát và chưa hướng dẫn, h trợ nhiều cho hoạt động du lịch tại địa phương (07 công ty). Các yếu tố khác như điều kiện tiếp cận điểm cộng đồng (5 công ty) và các rào cản từ cộng đồng (3 công ty) không ảnh hưởng quá nhiều đến việc cho ra sản phẩm DLCĐ vì có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau.

2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc

KBTB Phú Quốc tuy chỉ mới có những bước đi ban đầu cho hoạt động DLCĐ song có thể thấy những tiền đề cho loại hình du lịch này phát triển. Tuy nhiên, nhìn lại các nội dung hoạt động du lịch trong thời gian tại các cộng đồng ở KBTB Phú Quốc cho thấy có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn thách thức. Cụ thể như sau:

2.2.4.1. Thuận lợi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2022