Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Biển - Đảo


+ Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể: Các di sản văn hóa phi vật thể truyền miệng thế giới; các giá trị văn hóa phi vật thể các cấp bao gồm: lễ hội văn hóa, các loại hình nghệ thuật, hò, vè, thơ ca, các nghề và làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, phong tục tập quán.

1.1.5.3. Cơ sở hạ tầng (CSHT)

Cơ sở hạ tầng của khu vực biển - đảo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch biển - đảo, bao gồm:

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải: sự phát triển của giao thông vận tải có ảnh hưởng đến du lịch, ở đây chúng ta cần quan tâm đến cả hai phương diện số lượng và chất lượng, đó là phát triển cả về số lượng của các phương tiện vận chuyển, làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái đất; phát triển số lượng các loại hình phương tiện vận chuyển, làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và mềm dẻo, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của du khách (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2015). Đối với DLBĐ, địa hình chia cắt khá phức tạp, càng đòi hỏi các phương tiện giao thông phục vụ di chuyển của du khách phải đa dạng về hình thức, tiện nghi và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn cho du khách.

- Thông tin liên lạc: là một bộ phận quan trọng của CSHT phục vụ DLBĐ. Đây là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách DL trong nước và quốc tế. Trong đời sống hiện đại nói chung và hoạt động DLBĐ nói riêng, vì thế không thể thiếu các phương tiện thông tin liên lạc.

- Hệ thống cung cấp điện, nước: yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí, tham quan, tìm hiểu của du khách để phục vụ cho nhu cầu cơ bản, cũng như cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường.

CSHT ảnh hưởng rò rệt tới phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm DLBĐ. CSHT được xem là điều kiện thiết yếu, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động phát triển DLBĐ. Thực tiễn cho thấy, ở những địa phương có CSHT tốt sẽ có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư DL, đầu tư vào hệ thống các nhà hàng, khu vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch.


1.1.5.4. Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển - đảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hoặc một phương pháp) để đánh giá tình huống hiện tại, dự báo tình huống tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển của điểm đến du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004).

Công tác quy hoạch du lịch được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể đem lại cho cộng đồng, cho doanh nghiệp du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004). Nếu công tác quy hoạch có chất lượng thì nó sẽ giúp cho yếu tố cung du lịch và cầu du lịch phù hợp với nhau, tạo ra sự cân bằng cung - cầu, giúp cho thị trường du lịch phát triển lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả, thúc đẩy du lịch phát triển. Ngược lại, công tác này được thực hiện không tốt có thể dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu tính kiểm soát (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004). Những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai như: suy giảm tài nguyên môi trường, giảm sự hấp dẫn du khách, làm cho tính thời vụ cao gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lao động và vốn, … từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế - xã hội.

Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 6

1.1.5.5. Hệ thống dịch vụ phụ trợ cho du lịch biển - đảo

Hệ thống dịch vụ phụ trợ DLBĐ bao gồm các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ mua sắm, trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, các dịch vụ y tế chữa bệnh có mục đích phục vụ du lịch (chữa bệnh bằng nước khoáng, tắm bùn, tắm cát biển, …) và các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá - xã hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, thành tựu văn hóa xã hội của ngư dân vùng biển như trung tâm văn hóa, phòng chiếu phim, nhà hát (Nguyễn Minh Tuệ và cs., 2010), …

Hệ thống dịch vụ này tại các điểm du lịch càng phong phú sẽ góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch (Nguyễn Minh Tuệ và cs., 2010), giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, đặc biệt là các khu du lịch biển ngoài xa, cùng với các sản phẩm du lịch khác góp phần làm tăng độ hài lòng của du khách tại điểm đến, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong chuyến đi của mình tại


khu du lịch. Ngược lại, dịch vụ phụ trợ nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng thấp là sự bất tiện cho khách du lịch, đặc biệt là khách lưu trú về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình.

Như vậy, các dịch vụ phụ trợ cũng là yếu tố quan trọng cần tính đến trong sự đồng bộ phát triển DLBĐ, nó ảnh hưởng tới nhu cầu của khách trong toàn bộ chuyến đi; đây là yếu tố góp phần không nhỏ vào sự hài lòng của khách du lịch tại điểm đến.

1.1.5.6. Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh - quốc phòng

Hoạt động DLBĐ là hoạt động du lịch tại khu vực biển - đảo, chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên biển - đảo, đây là nguồn tài nguyên có tính đa dạng sinh học lớn, mức độ nhạy cảm của môi trường cao. Vì vậy môi trường tự nhiên biển - đảo ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển DLBĐ. Nếu môi trường tự nhiên trong lành, xanh, sạch, đẹp, chưa bị ô nhiễm góp phần thu hút khách du lịch, thuận lợi để phát triển các loại hình sinh thái, nghỉ dưỡng, … và ngược lại môi trường tự nhiên biển - đảo bị xâm hại, ô nhiễm sẽ làm cản trở cho quá trình phát triển DLBĐ, là vấn đề đặt ra cho sự phát triển du lịch bền vững.

Vùng ven biển của Việt Nam là cửa mở ra khu vực và thế giới qua biển Đông, đây là lãnh thổ rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng với nhiệm vụ đảm bảo chủ quyền lãnh thổ trên biển - đảo và đất liền (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013). Vì vậy, trong phát triển DLBĐ, sự đảm bảo quốc phòng - an ninh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo môi trường ổn định, hòa bình cho đất nước và tâm lý an toàn cho khách tới tham quan. Bên cạnh đó, đảm bảo trật tự an toàn xã hội cho DLBĐ tác động không nhỏ đến độ hài lòng của du khách tại điểm đến. Tại các điểm du lịch, với nhiều đối tượng khách khó có thể kiểm soát được, mặt trái của nó là sẽ phát sinh, gia tăng tệ nạn xã hội thông qua hoạt động cung ứng nhu cầu cho khách. Đồng thời việc phân bố lợi ích và chi phí du lịch trong nhiều trường hợp không công bằng sẽ gây ra mâu thuẫn xung đột, chèo kéo khách giữa các hộ kinh doanh du lịch, sẽ làm giảm độ hài lòng của khách.

Như vậy, môi trường tự nhiên biển - đảo trong lành và quốc phòng - an ninh điểm đến đảm bảo là đòn bẩy cho hoạt động du lịch, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành bại của ngành du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng.


1.1.5.7. Tính thời vụ của DLBĐ

Đối với DLBĐ, các thành phần của khí hậu như: cường độ ánh nắng, độ ẩm, độ mạnh và hướng gió, nhiệt độ, cùng với một số điểm khác của tài nguyên tự nhiên DLBĐ như: độ sâu, kích thước bãi tắm, nhiệt độ của nước biển, … quyết định việc xác định giới hạn, độ dài ngắn của mùa vụ DLBĐ.

Trong hoạt động quản lý và kinh doanh DL, cần nhận thức mức độ tác động và tìm ra các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những bất lợi do tính thời vụ DL gây ra. Tính thời vụ trong DLBĐ mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng ven biển, đảo có hoạt động du lịch (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2005). Mỗi vùng du lịch thuộc khu vực biển - đảo thường có một mùa du lịch chính, thường vào mùa hè là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch cao nhất. Tính thời vụ ảnh hưởng bất lợi trực tiếp đến việc phát triển DLBĐ đến tất cả các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động DL, bao gồm: cư dân sở tại; chính quyền địa phương; đặc biệt là đến khách DL và nhà kinh doanh DL. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến giá trị của những TNDL và các ngành kinh tế khác (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2015).

1.1.5.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào cung ứng một số dịch vụ DLBĐ

Du lịch được biết đến là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao. Vì vậy, hoạt động PTDL có thể thu hút và cần sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và cộng đồng xã hội. Đây được xem là một trong những điểm mạnh của du lịch so với các ngành kinh tế khác.

Đối với phát triển DLBĐ không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực biển - đảo. Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động DL sẽ góp phần hạn chế đáng kể sức ép của cộng đồng lên tài nguyên khu vực biển - đảo, đồng thời sẽ khuyến khích họ trở thành chủ nhân thực sự đóng góp vào nỗ lực chung bảo tồn tài nguyên biển - đảo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa khu vực biển - đảo.

1.1.5.9. Tác động của biến đổi khí hậu

Theo Phạm Trung Lương (2016), biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp đến 3 nhóm đối tượng chủ yếu của DLBĐ bao gồm:

- Ảnh hưởng đến TNDL: làm thay đổi các điều kiện sinh khí hậu và do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, thậm chí là tồn tại của nhiều hệ


sinh thái, các loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu có giá trị DL; làm xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan với quy mô và cường độ lớn không theo những quy luật truyền thống như bão, lũ, và hệ quả là ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại, thậm chí làm mất đi nhiều di tích lịch sử văn hóa được xem là dạng TNDL đặc biệt có vai trò quan trọng để phát triển DL.

- Ảnh hưởng đến hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được xem là cầu nối giữa cung và cầu DL. Hoạt động cung cấp điện, nước cho nhu cầu DL cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ với cường độ mạnh sẽ gây hư hại, thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ là hư hỏng hoặc mất đi các công trình xây dựng, trong đó có các công trình dịch vụ du lịch.

- Thay đổi quy luật thời tiết và sự xuất hiện ngày càng tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, sẽ có những tác động tiêu cực đến hoạt động lữ hành, việc tổ chức thực hiện các chương trình DL, gây ảnh hưởng không chỉ đối với hoạt động kinh doanh DL mà còn gây ảnh hưởng đến quyền lợi và trong một số trường hợp gây nguy hiểm cho tính mạng của du khách.

1.1.5.10. Liên kết vùng

Việc liên kết phát triển DL giữa các địa phương là xu thế chung tất yếu, phát triển du lịch không chỉ nằm trong một vùng, một tỉnh mà vượt ra khỏi phạm vi hành chính của một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Liên kết vùng trong phát triển DLBĐ cho phép các tỉnh có trong vùng khai thác những lợi thế tương đồng của nhau về TNDL biển - đảo, về hạ tầng, CSVCKT và các nguồn lực khác cho phát triển DL, mở rộng các tuyến DL liên tỉnh, liên vùng, ... làm đa dạng hóa loại hình, phong phú chuyến đi cho khách DL và đem lại lợi ích cho các bên tham gia, từ đó có thể thu hút được các nhà đầu tư, thu hút khách DL đến địa phương.

1.1.6. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch biển - đảo

1.1.6.1. Theo ngành

a. Khách du lịch:

- Khách DL: sử dụng số liệu về số lượng khách (lượt khách, nghìn lượt khách), cơ cấu khách (chia theo thị trường, mục đích chuyến đi); chi tiêu bình quân 1 lượt khách (tổng số tiền chi tiêu của khách/tổng số khách) và chi tiêu bình quân 1 ngày/khách (chi tiêu bình quân 1 lượt khách/số ngày lưu trú bình quân 1 lượt khách);


cơ cấu chi tiêu, thời gian lưu trú trung bình và tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân/năm.

b. Tổng doanh thu: Được xác định bởi các chỉ tiêu: tổng doanh thu qua các năm và cơ cấu nguồn thu. Dựa vào số liệu doanh thu qua các năm, có thể xác định được mức tăng trưởng của ngành DL. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú, hoạt động đi lại của khách, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ DL bổ trợ, trong đó chủ yếu là doanh thu từ các cơ sở lưu trú.

c. Lao động:

Lao động trong ngành du lịch nói chung và DLBĐ nói riêng là yếu tố quan trọng để hoạt động DLBĐ được diễn ra, có tính quyết định lớn đối với sự thành công của hoạt động kinh doanh. Tiêu chí này được được thống kê bởi 2 tiêu chí: số lượng và chất lượng lao động. Tổng số lao động được tính bằng số lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

+ Lao động trực tiếp được thống kê bằng tổng số lao động làm việc trong các cơ quan quản lý về DL; lao động trực tiếp đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho DL; những người làm việc trực tiếp trong ngành DL như các công ty lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh DL.

+ Lao động gián tiếp trong ngành DL là tổng những người làm công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến DL.

d. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Là điều kiện quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh DLBĐ được tiến hành hiệu quả. Việc đánh giá CSVCKT DL phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu: đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi DL; thuận tiện cho việc đi lại của du khách; số lượng cơ sở lưu trú (tổng số buồng, tổng số cơ sở lưu trú); chất lượng cơ sở lưu trú (số cơ sở đạt chuẩn và xếp sao, tỉ lệ cơ sở xếp sao so với tổng số, tỉ lệ số buồng xếp sao/tổng số buồng, quy mô trung bình/1 cơ sở lưu trú, công suất sử dụng buồng)

1.1.6.2. Theo lãnh thổ (cấp tỉnh)

Trong phạm vi của một tỉnh, các hình thức TCLTDL bao gồm: điểm, cụm và tuyến du lịch. Dựa trên tình hình thực tế khai thác DLBĐ của tỉnh Phú Yên. Luận án sẽ xây dựng tiêu chí đánh giá các hình thức TCLTDL biển - đảo bao gồm điểm DL và tuyến du lịch.


a. Điểm du lịch:

Trong đó đề tài chỉ lựa chọn điểm DLBĐ có liên quan trong nghiên cứu để đánh giá, từ đó cho thấy mức độ phát triển các điểm DLBĐ của tỉnh. Kết quả này làm cơ sở cho việc đánh giá tuyến du lịch khai thác tại tỉnh Phú Yên.

Cơ sở xác định:

Trong nhiều nghiên cứu đã công bố, bộ tiêu chí đánh giá điểm DL khá đa dạng, bao gồm: độ hấp dẫn khách DL; tính bền vững; giá trị được xếp hạng; thời gian hoạt động DL (tính mùa vụ); CSVCKT- DV; CSHT, CSVCKT; vị trí của điểm DL; sức chứa khách DL; môi trường; khả năng liên kết; tổ chức quản lý các hoạt động DL, ...

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM DU LỊCH

Độ hấp dẫn của điểm

DL

CSHT &

CSVCKT

Thời gian hoạt động

DL

Tổ

chức quản lý

Khả

năng liên kết

Vị trí và khả năng

tiếp cận

Môi

trường

Sức chứa khách

DL

Để xác định tiêu chí, luận án đã thực hiện khảo sát ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý, điều hành cơ quan quản lý nhà nước về DL, các công ty DL lữ hành ở Phú Yên (Phụ lục 4). NCS lựa chọn 8 tiêu chí đánh giá phù hợp vận dụng cho đề tài như sau:


Hình 1.2. Các tiêu chí đánh giá điểm DLBĐ tỉnh Phú Yên

Nội dung:

Nội dung các tiêu chí đánh giá điểm DL được xây dựng trong luận án dựa trên việc tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến điểm DL của các tác giả đi trước, kết hợp với quá trình khảo sát thực tế, đồng thời căn cứ vào thực tiễn khai thác các điểm DLBĐ ở Phú Yên. Cụ thể:

Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn của điểm DL

Có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên điểm DL. Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo khác của điểm DL, có thể đáp ứng được nhiều loại hình DL. Trong luận


án, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu và dựa vào thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Yên, độ hấp dẫn của TNDL được phân chia theo các cấp độ với các tiêu chí cụ thể sau:

+ Rất hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, đáp ứng được trên 4 loại hình du lịch;

+ Hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh khá đẹp, đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, có thể đáp ứng được từ 3 đến 4 loại hình du lịch;

+ Hấp dẫn trung bình: Điểm du lịch có phong cảnh tương đối đẹp hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được 2 loại hình du lịch;

+ Ít hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được 1 loại hình du lịch;

+ Kém hấp dẫn: Điểm du lịch không có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được 1 loại hình du lịch

Tiêu chí 2: CSHT & CSVCKT

CSHT & CSVCKT là tiêu chí có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá điểm DL. Bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ), khu vui chơi giải trí và các dịch vụ tại điểm DL (vận chuyển, ăn uống, mua sắm). Là bộ phận cấu thành SPDL, CSHT & CSVCKT góp phần biến tiềm năng thành hiện thực trong PTDL. (Nguyễn Minh Tuệ & Vũ Đình Hòa, 2017). Dựa vào các nghiên cứu về điểm DL và thực tiễn ở Phú Yên, CSHT & CSVCKT được phân theo 5 cấp sau:

+ Rất tốt: Có mạng lưới đường giao thông thuận tiện, có thể đi lại ở tất cả các tháng trong năm, có hệ thống khách sạn đáp ứng được từ 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên;

+ Tốt: Có mạng lưới giao thông khá thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện 8 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 300 đến dưới 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao;

+ Trung bình: Có mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện 6 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 100 đến dưới 300 người/ ngày, có khách sạn 1 sao;

+ Yếu: Có mạng lưới giao thông không thuận lợi, chỉ có thể hoạt động được trong các tháng mùa khô, có hệ thống nhà nghỉ đáp ứng được từ 50- dưới 100 người/ ngày, không có khách sạn, chỉ có hệ thống nhà nghỉ đạt yêu cầu;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022