Khái Quát Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Vịnh Bái Tử Long

TÓM TẮT PHẦN 2


Du lịch biển đảo là các hoạt động du lịch tại khu vực biển đảo, trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường biển đảo nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, đi lại và các nhu cầu khác của khách du lịch.

Phát triển du lịch biển đảo là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; từ đó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế - xã hội cho quốc gia, địa phương, trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Nội dung nghiên cứu phát triển DLBĐ gồm 07 nội dung cơ bản: (i) Phát triển thị trường, sản phẩm du lịch biển đảo; (ii) Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, dịch vụ du lịch biển đảo; (iii) Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển đảo; (iv) Phát triển không gian du lịch; (v) Tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; (vi) Đầu tư và liên kết phát triển du lịch; (vii) Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển biển đảo chịu ảnh hưởng của 10 yếu tố cơ bản: (i) Quản lý nhà nước và cơ chế chính sách phát triển DLBĐ; (ii) Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển đảo; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

(v) Tính thời vụ của du lịch biển đảo; (vi) Hệ thống dịch vụ phụ trợ cho du lịch biển đảo; (vii) Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh du lịch; (viii) Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh- quốc phòng; (ix) Nhận thức xã hội về phát du lịch biển đảo và tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch; (x) Tác động của biến đổi khí hậu.

Luận án đã tổng quan được 03 kinh nghiệm quốc tế; 02 kinh nghiệm trong nước về phát triển DLBĐ từ đó rút ra 05 bài học kinh nghiệm cho phát triển DLBĐ Vịnh BTL, Quảng Ninh.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VỊNH BÁI TỬ LONG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vịnh BTL là một Vịnh của Việt Nam, nằm trong Vịnh Bắc Bộ, được ôm trọn bởi huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh ở vùng Đông Bắc, với toạ độ từ 20040’ đến 21012’ vĩ độ Bắc và từ 107019’ đến 107042’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp với vùng biển của huyện đảo Cô Tô, phía Tây giáp Vịnh Hạ Long và thành phố Cẩm Phả, phía Nam là toàn bộ mặt biển, phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Tiên Yên và Đầm Hà của tỉnh Quảng Ninh (UBND huyện Vân Đồn, 2014c).

Vịnh BTL, nằm cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 120 km và liền kề với kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long, gần trung tâm công nghiệp và đô thị của tỉnh Quảng Ninh. Với vị trí thuận lợi nằm trên hai hành lang kinh tế (Côn Minh (Trung Quốc)- Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng); vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ trong hợp tác phát triển giữa Trung Quốc - Việt Nam (Hải Phòng - Khu công nghiệp dịch vụ đầm Nhà Mạc - Thành phố Hạ Long - Khu kinh tế Vân Đồn - Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà - Thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái), (Sở Văn hóa và Thể thao Du lịch Quảng Ninh, 2014). Là Vịnh có hệ thống đảo đá, hang động kỳ vĩ, hệ thống bãi biển đẹp và hoang sơ, có Vườn Quốc gia BTL vô cùng giá trị, là một trong những khu vực đại diện về bảo tồn biển của Việt Nam, nhiều di tích lịch sử văn hóa mang đậm chất biển đảo.

Như vậy, có thể thấy Vịnh BTL có vị trí quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, có tiềm năng tự nhiên biển đảo phong phú và hấp dẫn. Đây là những lợi thế quan trọng để phát triển DLBĐ tại Vịnh BTL.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Vịnh BTL có địa hình khá đa dạng, có hơn 600 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau với diện tích đất tự nhiên là 551,33 km2, chiếm 9,3% diện tích của tỉnh Quảng Ninh. Phần vùng biển rộng 1.620,83km², được hợp bởi hai quần đảo chính: quần đảo Vân Hải (gồm 05 xã tuyến đảo) và quần đảo Cái Bầu (còn gọi là Kế Bào; gồm 06 xã và 01 thị trấn Cái Rồng trong đất liền); quần đảo Cái Bầu có diện tích rộng nhất 17.212 ha (UBND huyện Vân Đồn, 2014c). Các đảo lớn gần đất liền có núi cao trên 300m,

các đảo nhỏ và xã chỉ có núi cao dưới 200m; địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ cao trung bình là 40m so với mặt biển; độ dốc cao, ít bằng phẳng và thường bị chia cắt.

3.1.1.3. Khí hậu và thủy văn

Vịnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu phân hóa hai mùa mang tính chất hải đảo rõ rệt nóng ẩm, mưa nhiều, mùa hạ nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 15°C - 25°C; lượng mưa vào khoảng từ 2.000mm - 2.500mm/năm. Từ tháng 3 đến tháng 8 gió Đông Nam từ biển thổi vào làm cho khí hậu nơi đây rất mát mẻ, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau khí hậu lạnh, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thổi về nên mùa đông ở đây hay có hiện tượng sương mù. Tuy nhiên, với lợi thế là vùng đảo nên mùa đông nhiệt độ không bao giờ xuống dưới 00C như ở các vùng núi cao. Vịnh BTL còn có hệ thống thủy triều với mức triều vào khoảng 3.5- 4m/ngày. Độ mặn vào khoảng từ 31 đến 34,50/00 (UBND huyện Vân Đồn, 2014c).

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Năm 2015, dân số trên địa bàn Vịnh là 45.747 người, trong đó nam chiếm 49,3% (Chi cục Thống kê huyện Vân Đồn, 2014), được phân bố đều trên 12 địa giới hành chính 11 xã và 01 thị trấn Cái Rồng. Mật độ dân số trung bình thấp vào khoảng 82 người/ km2; tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm khá thấp đạt 1,26%, chủ yếu tăng dân số tự nhiên, tăng cơ học ít. Toàn huyện có 9 dân tộc anh em cùng chung sống hòa hợp, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13,5% gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mường, Sán Dìu, Cao Lan, Hoa và Thán Sín.

Dân số trong độ tuổi lao động là 32.743 người, chiếm 71,6% tổng dân số; số lao động làm việc thường xuyên trong các ngành kinh tế 27.672 người chiếm tới 84,5% dân số trong độ tuổi lao động, cụ thể được phân theo cơ cấu các ngành như sau: Ngành nông lâm - thủy sản chiếm 51,2% tổng lao động trong các ngành kinh tế; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 23,8% và ngành thương mại - dịch vụ chiếm 25,0%. Tốc độ tăng trưởng bình quân về lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2005-2015 là 1,6%/năm, trong đó, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động ngành nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh ở ngành thương mại, dịch vụ (Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vân Đồn, 2015).

3.1.2.2. Kinh tế

Kinh tế trên địa bàn Vịnh BTL giai đoạn 2005 - 2015 có mức độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất khá cao đạt 16,8%; năm 2015, đạt 2.684 tỷ đồng chiếm 2,68% cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh (Huyện ủy Vân Đồn, 2015a). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, bước đầu đã phát huy lợi thế của địa phương; tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp (Biểu đồ 3.1). Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trên địa bàn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng cho Vịnh BTL; thu nhập bình quân đầu người đạt thấp, năm 2015 đạt 1.750 USD/người/năm bằng 44,8% so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Ninh (Huyện ủy Vân Đồn, 2015a). Các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương là thủy sản, du lịch, dịch vụ.

Biểu đồ 3 1 Tỷ trọng kinh tế các ngành giai đoạn 2005 2015 Nhìn chung kinh 1

Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng kinh tế các ngành giai đoạn 2005 - 2015

Nhìn chung, kinh tế trên địa bàn trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng quan trọng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý. Tuy nhiên, qua so sánh với mặt bằng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, cả nước nói chung cho thấy trình độ phát triển và chất lượng kinh tế chưa cao, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng còn hạn chế; ngành dịch vụ và du lịch bước đầu phát triển tăng tốc, tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều thách thức và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế.

3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận tài nguyên du lịch

Tiếp cận tài nguyên du lịch là hướng tiếp cận dưới sự đánh giá, xác định tiềm năng, giá trị tài nguyên du lịch: xem xét các yếu tố liên quan, mức độ thích nghi của tài

nguyên với từng loại hình du lịch hay các lĩnh vực cụ thể trong hoạt động du lịch, sự thuận lợi hay khó khăn trong quá trình quản lý và khai thác tài nguyên, từ đó có những định hướng, giải pháp, tổ chức, khai thác tài nguyên du lịch hợp lý và bền vững cho vùng nghiên cứu.

Du lịch biển đảo là ngành có sự định hướng của tài nguyên, đồng thời tài nguyên du lịch khu vực biển đảo là yếu tố cơ bản để hình thành sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch (Nguyễn Minh Tuệ và cs., 2010); do vậy, phương pháp tiếp cận tài nguyên du lịch trong nghiên cứu phát triển DLBĐ không thể thiếu, phải được tiếp cận ngay từ đầu. Tài nguyên du lịch khu vực biển đảo rất phong phú, đa dạng vì thế có nhiều cách tiếp cận, phân loại tùy thuộc vào các góc độ, khía cạnh, tiêu chí khác nhau.

Trong Luận án, tài nguyên du lịch được tiếp cận dưới hai dạng: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

3.2.1.2. Tiếp cận theo khu vực du lịch

Tiếp cận theo khu vực du lịch là cách phân chia không gian du lịch (vùng du lịch) thành các khu vực để nghiên cứu dựa trên cơ sở đặc điểm địa hình, tài nguyên du lịch tương đồng với việc tổ chức, khai thác và phát triển các hoạt động DLBĐ đặc trưng. Từ đó nghiên cứu đánh giá tài nguyên, hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển không gian du lịch phù hợp, liên kết với các không gian khác nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch hiệu quả và bền vững.

3.2.1.3. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

Luận án tiếp cận đánh giá phát triển du lịch Vịnh BTL dưới sự tham gia từ các bên bao gồm: cộng đồng người dân địa phương, cộng đồng khách du lịch và các bên liên quan tham gia vào hoạt động du lịch Vịnh BTL như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đội ngũ làm công tác chuyên chở, vận chuyển khách,.... Từ sự tiếp cận này có được các thông tin ngược chiều, thấy được những mong muốn của khách du lịch, dân cư bản địa và các bên liên quan đối với DLBĐ; góp phần giúp cho công tác định hướng phát triển DLBĐ của Vịnh BTL đúng hướng, đảm bảo sự hài lòng của du khách, các bên liên quan và dân cư sở tại.

3.2.1.4. Tiếp cận theo thể chế, chính sách

Luận án tiếp cận nghiên cứu phát triển DLBĐ dưới việc phân tích tác động của thể chế, chính sách của Nhà nước ưu tiên cho phát triển Khu kinh tế Vân Đồn nói chung, phát triển DLBĐ Vịnh BTL nói riêng trong thời gian qua; cùng với các

định hướng, quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch du lịch Vịnh BTL. Từ đó đề xuất các thể chế, chính sách ưu tiên của Chính phủ, của tỉnh Quảng Ninh cho việc xây dựng Đặc Khu kinh tế Vân Đồn, phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới.

3.2.1.5. Tiếp cận dưới góc độ cung, cầu du lịch

Hoạt động du lịch là hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân và khách du lịch có liên quan đến du lịch. Nói một cách khác hoạt động du lịch được tổ chức là giải quyết mối quan hệ "cung" - "cầu" trong kinh doanh du lịch, xuất phát từ "cung" để "cầu" tốt nhất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội. Do vậy để nghiên cứu phát triển DLBĐ dưới góc độ kinh tế phát triển ta cần tiếp cận, xem xét quá trình phát triển DLBĐ dưới góc độ phát triển cung, cầu du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới chúng.

3.2.2. Khung phân tích

Nội dung nghiên cứu phát triển DLBĐ được thể hiện cụ thể trong sơ đồ khung phân tích (Sơ đồ 3.1).


HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU

LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BTL

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

Thể chế, cơ chế chính sách về: ưu đãi thu hút

đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển du lịch biển đảo

Sự tham gia của: cộng đồng dân cư bản địa; cộng đồng khách du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các bên có liên quan

CuCngundgudluịch

CCầuudduullcchh

ĐÁNH GIÁ SOWT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN DLBĐ VỊNH BTL GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BTL

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BTL

Cơ chế chính sách phát triển DLBĐ


Tính thời vụ DLBĐ

Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLBĐ

1. Tài nguyên tự nhiên biển đảo

2. Tài nguyên nhân văn

+ Tính hấp dẫn

+ Sức chứa

+ Vị trí, và khả năng tiếp cận

Đánh giá hiện trạng phát triển DLBĐ

* Phát triển cung DL

1. Phát triển sản phẩm

2. Phát triển CSVC kỹ

thuật du lịch.

3. Phát triển nguồn nhân lực DL

* Phát triển cầu DL

1. Công tác xúc tiến quảng bá DLBĐ

2. Phát triển thị trường

* Kết quả và đóng góp của du lịch biển đảo

Công tác quy hoạch phát triển

Hệ thống du lịch phụ trợ

Cơ sở hạ tầng khu vực DLBĐ

An ninh Quốc phòng khu vực

biển đảo


Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLBĐ

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển du lịch biển đảo

3.3. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Không gian DLBĐ Vịnh BTL bao gồm các khu vực, các cụm du lịch nằm trọn trong Khu kinh tế Vân Đồn, do vậy các điểm được chọn nghiên cứu là các điểm du lịch biển đảo của Khu kinh tế Vân Đồn.

Để nghiên cứu, xem xét một cách chi tiết, toàn diện sự phát triển DLBĐ Vịnh BTL, Luận án chọn điểm nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận theo khu vực và cụm du lịch trên các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí phân chia, lựa chọn Khu vực nghiên cứu được xác định bởi đặc thù về tài nguyên du lịch biển đảo, bản sắc của Khu vực (Vũ Thị Hạnh, 2011) và hiện trạng không gian du lịch. Trên cơ sở này phân chia không gian du lịch Vịnh BTL thành 03 Khu vực (Phụ lục 03).

Tiêu chí phân chia cụm du lịch trong khu vực du lịch: (i) các thành phần có những đặc điểm tương đồng về điều kiện địa hình, cấu trúc địa hình, địa chất địa mạo và lịch sử phát triển; (ii) mật độ tài nguyên, số lượng các loại hình sản phẩm du lịch độc đáo và mức độ khai thác du lịch; (iii) vị trí và khả năng tiếp cận. Trên cơ sở này Luận án phân chia thành 09 cụm du lịch thuộc 03 khu vực du lịch tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Cụm du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long


STT

Khu vực hoặc cụm du lịch tiếp cận

Ký hiệu

I

Khu vực: Quần đảo Cái Bầu

KV1

1

Cụm du lịch: Đông Xá - Thị trấn Cái Rồng

Cụm 1

2

Cụm du lịch: Vạn Yên - Hạ Long

Cụm 2

3

Cụm du lịch: Đoàn Kết - Bình Dân - Đài Xuyên

Cụm 3

II

Khu vực: Vườn Quốc gia BTL

KV2

1

Cụm du lịch: Đảo Ba Mùn

Cụm 4

2

Cụm du lịch: Đảo Trà ngọ lớn, Trà ngọ nhỏ

Cụm 5

3

Cụm du lịch: Đảo Sậu Nam, Sậu Đông

Cụm 6

III

Khu vực: Quần đảo Vân Hải

KV3

1

Cụm du lịch: Quan Lạn - Minh Châu

Cụm 7

2

Cụm du lịch: Các đảo Ngọc Vừng, Thượng Mai, Hạ Mai, Phượng Hoàng, Thẻ Vàng

Cụm 8

3

Cụm du lịch: Bản Sen - Thắng Lợi

Cụm 9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

(KVi: Khu vực thứ i; i =1,...3)

Luận án thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn khách du lịch, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp sẽ được phân bố đều theo các Khu vực và tập trung vào các

cụm du lịch đặc trưng của các Khu vực cụ thể: Khu vực 1: chọn cụm Hạ Long - Vạn Yên; Khu vực 2: chọn cụm Ba Mùn; Khu vực 3: chọm cụm Quan Lạn - Minh Châu.

3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

3.4.1. Thông tin số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp cần thiết cho Luận án được thu thập từ các nguồn thích hợp bao gồm: (i) Các Sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu Tư; Ban Quản lý Vịnh BTL; Ban Quản lý VQGBTL; Cục Thống kê, Ban quản lý Khu kinh tế .... (ii) Các tổ chức chính trị, phòng, ban chuyên môn của huyện Vân Đồn bao gồm: Huyện ủy, HĐND, UBND, Phòng Văn hóa Thông tin, Văn Phòng HĐND - UBND, phòng Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế - Hạ tầng; UBND các xã, thị trấn....

Cụ thể, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu tác giả đã khai thác và sử dụng một số nguồn tài liệu sau đây:

Tài liệu của huyện Vân Đồn: Báo cáo sơ kết hàng năm của UBND huyện, các phòng ban có liên quan về kết quả phát triển của ngành du lịch; Báo cáo hàng năm và dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Báo cáo thống kê danh mục tài nguyên du lịch văn hóa; Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Vân Đồn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,....

Tài liệu cấp tỉnh và Trung ương: Báo cáo quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến việc phê quyệt quy hoạch, đề án phát triển kinh tế biển, du lịch, DLBĐ và quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn....

Phương pháp thu thập: Đối với các thông tin về cơ chế chính sách của Nhà nước, các đề án, quy hoạch cấp trung ương có liên quan, chúng tôi thu thập bằng cách tra cứu tài liệu ở các văn bản, giáo trình, cổng thông tin điện tử hoặc các nghiên cứu trước đó. Đối với tài liệu cấp tỉnh hoặc huyện, chúng tôi thu thập bằng cách liên hệ trực tiếp với UBND huyện, UBND tỉnh, các đơn vị trực thuộc có liên quan, đơn vị tư vấn để sao chụp, tra cứu và tổng hợp thông tin cần thiết. Ngoài ra, các số liệu thứ cấp còn được thu thập tại Cục Thống kê Quảng Ninh, Chi cục Thống kê huyện Vân Đồn, các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện Vân Đồn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023