Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Có Chất Lượng Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển Du Lịch Bền Vững


dài cao nhưng hiệu quả kinh tế trước mắt không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn, đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung từ nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu. Nguồn thu từ nội bộ ngân sách tỉnh Phú Thọ còn rất khiêm tốn, vì vậy, để huy động được các nguồn đầu tư tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng, cần thực hiện các giải pháp tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, duy trì, nâng cao tốc độ tăng trưởng và có các biện pháp tăng cường nguồn thu, khuyến khích tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh áp dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất kinh doanh có thời hạn ở các vị trí đất có lợi thế thương mại lớn thay cho hình thức cho thuê đất theo giá quy định, đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản thay cho việc giao khai thác có thu thuế để tăng cường nguồn thu cho phát triển.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi, tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn, công trình du lịch trọng điểm Quốc gia (như Đền Hùng, khu du lịch Xuân Sơn); sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các dự án; tích cực phối hợp lồng ghép nguồn lực cho các dự án đầu tư có tác dụng đa ngành trong đó có ý nghĩa về du lịch để thu hút nguồn lực của các bộ ngành liên quan (như các dự án thủy lợi kết hợp du lịch, làng nghề kết hợp du lịch...). Xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng và đầu tư hạ tầng du lịch có tính khả thi cao và ý nghĩa chiến lược để thu hút được nguồn vốn ODA phù hợp với điều kiện của tỉnh. Lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn nhanh với các hình thức đầu tư phù hợp như BOT, PPP, BT...

Bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi mạnh mẽ hơn để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất ngành du lịch, đầu tư vào các dự án du lịch trọng điểm. Xây dựng Quy chế ưu đãi đầu tư tại các khu, điểm du lịch; tạo điều kiện thông thoáng hơn về mặt thủ tục hành chính, cấp phép thành lập doanh nghiệp, cấp phép kinh doanh, đầu tư, tiếp tục hỗ trợ mạnh hơn các chi phí cho việc lập hồ sơ và thực hiện các thủ tục hành chính; đánh giá đúng năng lực của nhà đầu tư, lựa chọn được các nhà đầu tư thực sự có năng lực và có mục đích, chiến lược đầu tư nghiêm túc để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; cung cấp đầy đủ dịch vụ hạ tầng cho nhà đầu tư.


Thu hút nguồn vốn từ dân cư, cộng đồng địa phương cho đầu tư phát triển du lịch. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo môi trường tài chính tin cậy và hành chính thuận lợi; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, huy động tiền vay, mở rộng các nguồn thu. Đẩy mạnh xã hội hoá và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động đầu tư phát triển du lịch.

Xác định rõ danh mục trọng điểm đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất, dự án du lịch để tập trung đầu tư, tránh dàn trải. Ưu tiên cho các dự án đầu tư hạ tầng du lịch ở các địa bàn có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Cụ thể cần chú trọng triển khai, phối hợp triển khai hoặc tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư sau:

- Các dự án phát triển giao thông tạo kết nối giữa trung tâm kinh tế, du lịch của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia và liên kết giữa các vùng kinh tế, du lịch: Quốc lộ 32C, đường Đền Hùng - Xuân Sơn, đường Hồ Chí Minh, các cầu qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà; nâng cấp Quốc lộ 2, đường sông Việt Trì - Tuyên Quang.

- Đẩy mạnh đầu tư, tôn tạo các công trình thuộc quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng, các điểm nhấn văn hóa, kiến trúc thuộc thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Trì.

- Tiếp tục xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật các dự án du lịch trọng điểm: Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng Sương, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu du lịch và vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

- Trong dài hạn, từng bước mở rộng đầu tư mới hoặc củng cố hạ tầng giao thông để tạo kết nối thuận tiện hơn các điểm tài nguyên khác trong quy hoạch theo phân kỳ thu hút đầu tư trong từng giai đoạn.

- Đối với hệ thống cơ sở vật chất vui chơi giải trí cần ưu tiên đầu tư xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao cảm giác mạnh, dã ngoại tại các trung tâm du lịch lớn, các khu vực đô thị kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội của các vùng.

Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ - 19

- Đầu tư hệ thống thu gom nước thải, rác thải ở các khu, điểm du lịch, kết nối đến các các điểm tập kết, xử lý chất thải tập trung đã được quy hoạch.


Đồng thời với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng và công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, cần tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, từ cộng đồng dân cư cho các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, ăn uống cao cấp, trung tâm thương mại, mua sắm, dự án xây dựng các công trình vui chơi giải trí, dự án đầu tư tại các khu, điểm du lịch đã quy hoạch. Việc thu hút các nguồn vốn từ dân cư và tư nhân cho xây dựng hạ tầng theo hướng: công trình hạ tầng chính, then chốt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm do nhà nước đầu tư, các hợp phần hạ tầng nhỏ gắn với công trình chính, mức đầu tư ít, sau đầu tư có thể khai thác để thu hồi vốn nhanh và trực tiếp, phù hợp với điều kiện của các nhà đầu tư tư nhân hoặc cộng đồng dân cư thì khuyến khích cộng đồng tham gia, góp vốn đầu tư.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư du lịch phải gắn với việc rà soát, đánh giá, thẩm định năng lực của các nhà đầu tư, chất lượng dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi của dự án. Tạo môi trường, khuyến khích, thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đồng thời phải đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các dự án du lịch, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ quá thời gian pháp luật cho phép hoặc dự án vi phạm cam kết, vi phạm quy định pháp luật, để đảm bảo hiệu quả thu hút đầu tư, tránh lãng phí các nguồn lực, nhất là đất đai và nguồn tài nguyên du lịch.

Cùng với đầu tư nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án phát triển du lịch, cần chú trọng dành nguồn đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch; quản lý và sử dụng tốt các nội dung đầu tư này để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

4.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững đòi hỏi triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh nhằm đánh giá đầy đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo, những biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch; khảo sát, đánh giá, dự báo nhu cầu nhân lực du lịch cả trước mắt cũng như dài hạn; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch phù


hợp với quy hoạch chung, yêu cầu phát triển và các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch.

- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực đầu vào cho bộ máy quản lý du lịch và lao động ngành du lịch trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn chất lượng nhân sự tương ứng với mỗi vị trí công việc và quy trình tuyển dụng. Thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ tay nghề cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên hoặc lĩnh vực, công việc mà lực lượng tại chỗ còn quá mỏng và yếu, cụ thể như quản trị kinh doanh khách sạn cao cấp, lữ hành, quản lý các khu du lịch, hợp tác quảng bá du lịch ra với thị trường nước ngoài; quy định rõ và nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng lao động du lịch làm việc tại địa phương.

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, trong đó cần chú trọng cả công tác đào tạo phát triển đội ngũ chuyên gia về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động du lịch; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước các cấp về du lịch; nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề, tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch theo yêu cầu công việc. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, người lao động về phát triển du lịch bền vững.

- Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, kỹ năng công việc cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ, lao động du lịch, chính sách khuyến khích, xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Tăng cường năng lực đào tạo bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh (trường đại học Hùng Vương, cao đẳng Văn hoá và Du lịch, cao đẳng nghề Phú Thọ), phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện giảng dạy; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành; mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các trường, cơ sở, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế có uy tín trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản trị và kinh doanh du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh (như các khách sạn, nhà hàng lớn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí) thoả thuận và ký kết hợp đồng đào tạo theo địa chỉ.


Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo mở rộng các hình thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung, phục vụ nhu cầu vừa học vừa làm, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch đối với việc đảm bảo hiệu quả các hoạt động du lịch. Hỗ trợ giáo dục cộng đồng, mở các lớp tập huấn các kiến thức về du lịch cho người dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch. Hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm du lịch; đào tạo tay nghề để khôi phục, phát triển nghề cổ truyền tạo điểm tham quan du lịch và sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

- Tích cực huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực ngành du lịch: Bố trí nguồn ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương và địa phương); khuyến khích tăng nhanh các nguồn lực ngoài ngân sách, nhất là vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp du lịch; mở rộng hợp tác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo nhân lực du lịch; huy động các nguồn lực của các tổ chức xã hội... cho phát triển đào tạo nhân lực ngành du lịch.

4.2.6. Phát triển các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và phát triển thị trường của du lịch Phú Thọ những năm tới cần đẩy mạnh để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch, tập trung vào các giải pháp:

- Cần triển khai ngay việc xây dựng chiến lược, các chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm về xúc tiến, quảng bá du lịch; đẩy mạnh các nội dung xúc tiến, quảng bá riêng của tỉnh đồng thời gắn với xúc tiến, quảng bá du lịch khu vực và cả nước để tạo hiệu quả tổng hợp trong xúc tiến, quảng bá. Tăng cường phối hợp với Bộ VH,TT&DL, với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và các tỉnh bạn, cơ quan thông tin đối ngoại, các hiệp hội, hội hữu nghị, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh của du lịch Phú Thọ trong nước và ra với thế giới. Tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh Phú Thọ với ý nghĩa là vùng đất Tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam và gắn với 2 di sản phi vật thể đại diện của nhân loại đã được vinh danh.


- Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch; đầu tư đổi mới thiết kế, hình thức các ấn phẩm du lịch Phú Thọ như: Bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch, đĩa DVD, VCD, bản tin du lịch,... để tăng tính hấp dẫn và phong phú; xây dựng hệ thống điểm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng và đặc biệt là ở các khu điểm du lịch, các trung tâm lữ hành. Phát triển các hoạt động E-Marketing, mở rộng nội dung thông tin trên các Website của tỉnh, trên Website riêng của ngành du lịch Phú Thọ, cập nhật đầy đủ các thông tin du lịch của tỉnh, hoàn chỉnh hơn các công cụ tra cứu du lịch và xây dựng các ấn phẩm giới thiệu, quảng cáo điển tử trên Website với giao diện và cách thức thể hiện hấp dẫn hơn; có quy định cụ thể, khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để các dự án du lịch lớn, các khu, điểm du lịch trọng tâm đều có Website riêng của mình, tạo sự liên kết giữa các Website du lịch trong tỉnh và với các mạng xã hội, tận dụng quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội. Đây là giải pháp phù hợp với xu thế của xã hội hiện đại, tiện lợi để nhanh chóng đưa thông tin cập nhật về du lịch Phú Thọ đến với các thị trường khách du lịch không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới.

- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh như lễ giỗ Tổ và các lễ hội truyền thống, sự kiện văn hoá, thể thao… Tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá sự kiện, phát động thị trường theo chuyên đề; chủ động liên kết, mời gọi các đoàn famtrip đến nghiên cứu điểm đến, giúp tỉnh quảng bá, kết nối sản phẩm du lịch với các thị trường nguồn khách; mời gọi, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo nghệ thuật (sáng tác tác phẩm văn học, thơ, nhạc, nhiếp ảnh, làm phim...) gắn với hình ảnh, bối cảnh hoặc kết hợp quảng bá về địa phương; đầu tư tổ chức, đăng cai và tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, các hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng bá rộng rãi tiềm năng du lịch địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và văn hóa phục vụ khách du lịch của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; phát động chiến dịch làm sạch môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch...


- Đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết quảng bá, giới thiệu, xúc tiến du lịch trong nước với các tỉnh trong vùng Thủ đô, vùng du lịch trung du miền núi Bắc Bộ, mở rộng các chương trình hợp tác song phương với các tỉnh bạn trong nước, với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Luông Nậm Thà (Lào), Nara (Nhật Bản) và tìm thêm cơ hội liên kết hợp tác với một số địa phương, vùng lãnh thổ tương đương cấp tỉnh ở các quốc gia khác. Thống nhất các nội dung hợp tác, liên kết theo hướng cụ thể và thực chất hơn. Tiếp tục đầu tư quảng bá mạnh mẽ cho thương hiệu du lịch về cội nguồn, hành trình du lịch tâm linh, du lịch di sản với các di sản của nhân loại và thành phố lễ hội Việt Trì, các khu điểm du lịch thuộc vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu du lịch vườn Quốc gia Xuân Sơn, khu du lịch Đầm Ao Châu.

- Tăng cường đầu tư nguồn kinh phí tập trung cho công tác xúc tiến, quảng bá; mở rộng xã hội hoá công tác quảng bá du lịch, khuyến khích động viên các doanh nghiệp tích cực, chủ động hơn trong công tác quảng bá của doanh nghiệp mình và góp phần quảng bá cho hình ảnh du lịch chung của tỉnh đồng thời tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục tính trách nhiệm, trung thực trong hoạt động quảng bá; kiểm tra chặt chẽ các nội dung quảng bá, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quảng bá du lịch để đảm bảo uy tín của thương hiệu du lịch Phú Thọ.

- Xác định đúng đắn các ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch. Do đặc thù tài nguyên du lịch riêng có, Phú Thọ cần chú trọng đến thị trường khách du lịch nội địa và kiều bào Việt Nam trên thế giới. Trong các thị trường khách quốc tế, tỉnh cần chú trọng đến thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, các nước Bắc Mỹ, một số nước châu Âu, nghiên cứu khả năng tiếp cận và phát triển thị trường Trung Đông.

- Coi trọng phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các địa phương bạn trong đó có hợp tác kết nối tour du lịch liên tỉnh để tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên du lịch, khai thác thị trường. Thực hiện các chính sách đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền của địa phương; tăng cường đầu tư chiều sâu cho du lịch, nâng cao chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm du lịch tương xứng với hình ảnh được quảng bá.


- Củng cố, phát huy trách nhiệm và chất lượng hoạt động của Trung tâm xúc tiến du lịch thuộc sở chuyên ngành để tham mưu thực hiện tốt các nội dung hoạt động này. Về lâu dài cần thành lập các Văn phòng đại diện của tỉnh tại các trung tâm du lịch lớn trong nước và hướng đến các thị trường khách quốc tế tiềm năng.

4.2.7. Một số giải pháp khác

4.2.7.1. Phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của khách du lịch

Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên du lịch, tuyên truyền về quyền gắn với trách nhiệm của khách du lịch nhằm nâng cao ý thức tự giác của du khách về bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, ý thức tôn trọng cộng đồng, tôn trọng văn hóa bản địa. Hướng dẫn du khách tự giác thực hiện các nội quy, quy chế, các bộ quy tắc ứng xử khi tham gia du lịch.

Bố trí thời gian và nội dung hợp lý trong các hành trình du lịch, các tour du lịch để du khách thực sự được chủ động tham gia, trải nghiệm cùng cộng đồng địa phương nơi có tài nguyên du lịch, từ đó tạo sự ghi nhận, chia sẻ, trân trọng và ý thức cộng đồng trách nhiệm của khách du lịch trong bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tổ chức thường xuyên các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điểm đến du lịch và mời khách du lịch tham gia (như tổ chức trồng cây và gắn biển tên cho khách tham gia, hướng dẫn khách cùng thử nghiệm các kỹ năng đan lát, thêu dệt có thưởng bằng chính sản phẩm làm ra...). Thực hiện việc bình chọn, ghi danh, trao quà lưu niệm cho các du khách có đóng góp tích cực cho bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hành trình du lịch, tổ chức các gói du lịch giảm giá, khuyến mại gắn với trách nhiệm tiêu dùng các sản phẩm địa phương, với mức độ hiểu biết của khách về văn hóa bản địa...

- Thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, môi trường xã hội an toàn cho khách du lịch ở điểm đến; đồng thời nhắc nhở, chấn chỉnh những du khách vi phạm nội quy, quy định, ứng xử thiếu văn hóa bằng các biện pháp cần thiết. Xử lý các trường hợp lợi dụng hoạt động du lịch để tổ chức, tham gia các tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí