Khuyến Khích, Hỗ Trợ Nâng Cao Năng Lực, Ý Thức Trách Nhiệm Trong Kinh Doanh Du Lịch


4.2.7.2. Khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm trong kinh doanh du lịch

- Nâng cao ý thức cộng đồng trách nhiệm, nhận thức về kinh doanh du lịch bền vững, văn hóa kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh du lịch và người lao động du lịch. Thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp ổn định giá cả, chăm sóc khách hàng, khuyến mại phù hợp... để kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng và giảm tính thời vụ của du lịch, giảm áp lực lên tài nguyên du lịch, bảo đảm việc làm cho người lao động du lịch. Hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, kinh doanh đối với các cơ sở lựa chọn đầu tư kinh doanh các nội dung mà tỉnh cần khuyến khích để đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức hút với khách; hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức, quản trị kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch. Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, không để xảy ra tình trạng bắt chẹt, lừa dối khách; phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm. Phát huy tốt vai trò của các hiệp hội du lịch, hội doanh nghiệp, các tổ chức bảo vệ khách hàng, người tiêu dùng... để vừa bảo vệ và tạo sự cạnh tranh lành mạnh đồng thời liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở kinh doanh du lịch, vừa bảo vệ tốt quyền lợi khách du lịch, từ đó thu hút, tăng số lượng khách du lịch đến với tỉnh.

- Thực hiện các biện pháp quản lý tài chính đúng quy định, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh doanh du lịch. Bố trí đầu tư trở lại thỏa đáng từ ngân sách cho các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và phát triển cộng đồng ở các khu, điểm có hoạt động kinh doanh du lịch. Huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch cho các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường, góp phần giảm nghèo, phát triển văn hóa xã hội, phát triển cộng đồng ở điểm đến du lịch.

4.2.7.3. Thu hút mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững; phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng và phát triển cộng đồng

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ (bằng việc sử dụng các đòn bẩy vật chất, hỗ trợ đào tạo, tập huấn…), tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng tham gia đầu tư kinh doanh du lịch. Các nội dung kinh doanh du lịch khác nhau được khuyến khích, hỗ trợ, tạo môi trường ở các mức độ khác nhau; thông qua đó cơ quan quản lý huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng, đồng thời điều tiết được sự phát triển du lịch của địa phương theo hướng bền vững, tránh


được sự phát triển không cân đối hoặc quá mức, quá tải trong việc sử dụng tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Các lĩnh vực kinh doanh cần tăng cường thu hút, khuyến khích cộng đồng tham gia đầu tư là: Đầu tư các dự án xây dựng cơ sở lưu trú chất lượng cao, dự án xây dựng các khu vui chơi giải trí, hoạt động lữ hành, các dịch vụ phục vụ hành trình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề.

- Hướng dẫn, phát huy trí tuệ và khả năng của các cá nhân trong cộng đồng trong việc phát triển đa dạng các loại hàng hoá, sáng tạo ra các dịch vụ mới, tạo sự độc đáo trong phong cách phục vụ; khuyến khích sự tham gia, sáng tạo của cộng đồng để khôi phục các sản phẩm đặc sản truyền thống và tạo nên các sản phẩm hàng hoá, các dịch vụ có thương hiệu gắn với du lịch Phú Thọ… để từ đó đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

- Khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng bản địa phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá, sử dụng các yếu tố văn hoá truyền thống của cộng đồng để trực tiếp tạo ra các dịch vụ thu hút khách du lịch (như hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ hát Xoan, diễn xướng dân gian, đâm đuống, đội cồng chiêng thôn bản ở các bản động vùng cao huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập; hỗ trợ phục dựng các làng nghề cổ vùng Lâm Thao, Việt Trì; hỗ trợ mở các dịch vụ du lịch thôn bản ở Tân Sơn, Thanh Sơn…).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch đào tạo, sử dụng nguồn lao động tại địa phương, giải quyết việc làm cho cộng đồng bản địa.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục, các nét kiến trúc làng xã cổ, nét đẹp nguyên bản của các lễ hội… Có sự đầu tư cần thiết về nguồn kinh phí và các biện pháp hỗ trợ thông tin, truyền thông… cho các hoạt động này (hỗ trợ duy trì lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã, tục cướp cây bông ở Đào Xá, hát Xoan Kim Đức, vật đuổi giải Cao Xá…).

Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ - 20

Thực hiện các nhóm giải pháp nói trên liên quan đến vai trò và đặt ra yêu cầu trách nhiệm của nhiều chủ thể, trong đó, UBND tỉnh, với vị trí, chức năng theo quy định của pháp luật là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, có trách


nhiệm chủ động tham mưu để Tỉnh ủy có các chủ trương lãnh đạo về phát triển du lịch bền vững của tỉnh Phú Thọ; tham mưu và đề xuất trình HĐND tỉnh ban hành các quyết sách chung về phát triển du lịch bền vững; trực tiếp chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên toàn tỉnh; trao đổi, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp để huy động sự tham gia và phát huy vai trò của các tổ chức này cho phát triển du lịch. Sở VH,TT&DL và các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh tham mưu, giúp UBND tỉnh trong tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn với chức năng của đơn vị mình. UBND tỉnh, với sự tham mưu, giúp việc của các cơ quan chuyên môn trực thuộc, sử dụng tổng thể các biện pháp quản lý như tạo môi trường (thể chế, chính sách, hành chính, an ninh, xã hội...), tạo điều kiện (tiếp cận nguồn lực, thị trường, xúc tiến, quảng bá...), tuyên truyền, động viên khuyến khích, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm, để thúc đẩy thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững thuộc trách nhiệm của các chủ thể của hoạt động du lịch. Các cơ sở kinh doanh du lịch, du khách, cộng đồng dân cư được động viên và có trách nhiệm tham gia, góp phần thực hiện những giải pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc gắn với quyền lợi của mình, từ đó góp phần thực hiện tốt các giải pháp chung về phát triển du lịch bền vững, hướng đến đạt mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh.


KẾT LUẬN


Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế có sự phát triển mạnh nhất trên thế giới với tiềm năng và những đóng góp to lớn trên nhiều phương diện của nó. Du lịch tạo công ăn việc làm, tăng ngân sách, góp phần mạnh mẽ cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực, địa phương, là công cụ đắc lực để xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới là nghiên cứu, hướng đến một sự phát triển du lịch bền vững, đạt hiệu quả trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững đang là hướng đi đúng đắn của ngành du lịch Việt Nam cũng như của tất cả các nước trên thế giới.

Phú Thọ là địa phương có những tiềm năng, thuận lợi nhất định cho phát triển du lịch, cả về vị trí địa lý, điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và nhất là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với những giá trị văn hóa, di sản văn hóa đặc biệt quý giá. Với những cố gắng khai thác và phát huy những tiềm năng lợi thế đó, du lịch tỉnh Phú Thọ những năm qua đã đạt một số kết quả nhất định, nhưng sự phát triển du lịch chưa bền vững, các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững chưa được tuân thủ đầy đủ, các khía cạnh xã hội, môi trường chưa được coi trọng đúng mức trong quá trình phát triển du lịch.

Trước thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch Phú Thọ những năm tới. Từ mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, nội dung luận án đã đạt một số kết quả chính sau:

- Nghiên cứu, tổng quan về các công trình đã được công bố để xác định các nội dung lý luận có thể kế thừa, đồng thời cũng xác định những khoảng trống luận án cần tiếp tục bổ sung cho việc nghiên cứu những nội dung cơ bản đối với phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp tỉnh.

- Hệ thống hóa và bổ sung để làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm phát triển bền vững, khái niệm du lịch và phát triển du lịch; khái niệm, đặc điểm, vai trò, các nội dung phát triển du lịch bền vững; xây dựng bộ tiêu chí cụ thể đánh giá phát triển du lịch bền vững; phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến


phát triển du lịch bền vững; phân tích những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trên thế giới và trong nước; từ đó rút ra kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền vững ở Phú Thọ.

- Đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Đánh giá sự phát triển của du lịch Phú Thọ trên cơ sở các nội dung lý luận về phát triển du lịch bền vững. Làm rõ những kết quả, hạn chế, yếu kém, phân tích nguyên nhân.

- Dự báo tình hình quốc tế và trong nước có tác động, liên quan đến phát triển du lịch; phân tích cơ hội và thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với du lịch Phú Thọ để có cơ sở định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ bền vững hơn thời gian tới.

- Đề xuất được quan điểm phát triển, mục tiêu, định hướng, các giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

Bên cạnh những kết quả đạt được, do những khó khăn trong tìm kiếm nguồn thông tin, tư liệu và năng lực nghiên cứu của tác giả, luận án không tránh khỏi những sai sót, hạn chế cần được tiếp tục bổ sung chỉnh sửa. Tác giả mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, nhà quản lý và các đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Dương Hoàng Hương (2012), "Vấn đề phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (13).

2. Dương Hoàng Hương (2015), "Phú Thọ khai thác tiềm năng phát triển du lịch",

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (04).


3. Dương Hoàng Hương (2015), "Tạo bước phát triển mới cho du lịch tỉnh Phú Thọ", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (20).

4. Dương Hoàng Hương (2016), "Du lịch Phú Thọ hướng tới phát triển bền vững",

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (18).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


1. Lê Huy Bá (Chủ biên) (2009), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2006), Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Phú Thọ.

3. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2011), Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, Phú Thọ.

4. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.

6. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định số 91/2008/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Hà Nội.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNWTO (2013), “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Ninh Bình.

8. Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Đại học Charles De Gaulle

- Lile 3 (2015), “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Lê Chí Công (2013), "Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững", Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, tr.3-5.

10. Lê Chí Công (2015), "Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang", Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, (217), tr.56-64.


11. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2006), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2005, Phú Thọ.

12. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2007), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2006, Phú Thọ.

13. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ(2008), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2007, Phú Thọ .

14. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2009), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2008, Phú Thọ.

15. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2010), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2009, Phú Thọ.

16. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2011), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2010, Phú Thọ.

17. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2012), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2011, Phú Thọ.

18. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2012, Phú Thọ.

19. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013, Phú Thọ.

20. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2015), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2014, Phú Thọ.

21. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2016), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2015, Phú Thọ.

22. Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng,

Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

23. Đỗ Trọng Dũng (Chủ biên) (2011), Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

24. Đại học Thương mại, Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, Đại học Nam Hoa (Đài Loan) (2016), "Phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đà Nẵng.

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí