Thống Kê Kết Q Uả Đào Tạo, Bồi Dưỡng, Dự Nguồn Tổ Trưởng


Phú, Nguyễn Trãi, Tôn Thất Tùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Thành Tài.

3.6.2.4. Phương pháp và quy trình tiến hành thử nghiệm

- Phương pháp: Triển khai trực tiếp các nội dung quy hoạch, nâng cao nhận thức về các chủ trương phát triển GD&ĐT, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng quản lí cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.

- Quy trình:

(1) Thống nhất chủ trương thử nghiệm với lãnh đạo và tổ trưởng chuyên môn các trường được lựa chọn;

(2) Xây dựng kế hoạch dự nguồn tổ trưởng chuyên môn: rà soát GV có

năng lực, phẩm chất, có uy tín… để dự nguồn tổ trưởng chuyên môn;

(3) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (nội dun g chương trình, thời gian, địa điểm, các điều kiện, GV bồi dưỡng...) :

(i) Đào tạo sau đại học: Phối hợp với ĐHSP Huế, Đà Nẵng; Đại học

Ngoại ngữ Đà Nẵng…

(ii) Bồi dưỡng chuyên môn: Mời giảng viên trường ĐHSP Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, các thầy, cô giáo có chuyên môn sâu, vững vàng.

(iii) Bồi dưỡng lí luận chính trị: Phối hợp với Trường Chính trị thành phố, Báo cáo viên Thành ủy Đà Nẵng…

(iv) Bồi dưỡng kiến thức quản lí giáo dục , kĩ năng quản lí: Phối hợp với ĐHSP Hà Nội, Học viện Quản lí Giáo dục, những nhà quản lí có kinh nghiệm của Sở GD&ĐT.

(v) Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ: Phối với với Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, Vi ện Anh ngữ ELI, GV tin học có kinh nghiệm của Sở GD&ĐT.

(4) Tiến hành bồi dưỡng: Triển khai công tác bồi dưỡn g theo kế hoạch,

phát huy vai trò tự học, tổ chức tọa đàm, trao đổi rút kinh nghiệm…

(5) Áp dụng kiến thức đã được bồi dưỡng vào thực tế mỗi tổ chuyên


môn ở các trường;

(6) Đánh giá kết quả, hiệu quả công việc của tổ trưởng, qua đó đánh giá

hiệu quả của giải pháp;

(7) Tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng giải pháp và đề xuất với cấp trên các chủ trương về việc xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nhằm góp phần phát triển ĐNGV THPT toàn thành phố.

3.6.2.5. Kết quả thử nghiệm

Vào đầu năm học 2013 - 2014, sau 2 năm tiến hành bồi dưỡng và vận dụng vào thực tế, tác giả đã cùng với hiệu trưởng các trường thử nghiệm tiến hành khảo sát việc áp dụng giải pháp xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đối với 18 CBQL và 200 GV, kết quả như sau:

Bảng 3.2: Thống kê kết q uả đào tạo, bồi dưỡng, dự nguồn tổ trưởng

chuyên môn THPT TP. Đà Nẵng


Nội dung

Trước khi thử nghiệm

Sau khi thử nghiệm

Đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn

- Thạc sĩ

- Chuyên đề bộ môn

- Tiếng Anh

- Tin học

- Lí luận chính trị

- Quản lí giáo dục

- Kĩ năng quản lí


13 GV

0 chuyên đề

0 GV

12 GV

3 GV

4 GV

0 GV


23 GV

25

23

30

24

21

37

Dự nguồn tổ trưởng

chuyên môn

72 GV

120 GV

Hiệu quả công việc của

tổ trưởng chuyên môn

33,3% CBQL và 31%

đánh giá Tốt, còn lại đánh giá Khá

44,4% CBQL và 40,5%

đánh giá Tốt, còn lại đánh giá Khá

Tác động của tổ trưởng

chuyên môn đến việc nâng cao năng lực,

phẩm chất GV

44,4% CBQL và 33,5%

đánh giá Tốt, còn lại đánh giá Khá

51,5% CBQL và 49,5%

đánh giá Tốt, còn lại đánh giá Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 25


Từ kết quả trên cho thấy, giải pháp được thử nghiệm đã có kết quả nhất định trong phát triển ĐNGV THPT:

- Stổ trưởng chuyên môn được tham gia đào tạo, bồi dưỡng tăng lên ; những kiến thức được học sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện công tác chuyên môn và quản lí của tổ trưởng chuyên môn .

- Số lượng GV dự nguồn tổ trưởng chuyên môn đã được quan tâm, tăng lên 48 GV so với trước khi thử nghiệm giải pháp. Đây là lực lượng dự nguồn, có năng lực và phẩm chất tốt, sẽ được đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian đến.

- Hiệu quả công việc của tổ trưởng chuyên môn được CBQL, GV đánh giá là có tăng lên so với trước . Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lí tổ chuyên môn, làm cho các hoạt động của tổ chuyên môn đạt chất lượng.

- Tổ trưởng chuyên môn đã tá c động tích cực đến việc nâng cao năng lực và phẩm chất của GV; làm cho GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực, có thái độ, tinh thần trách nhiệm cao hơn, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của nhà trường…


Kết luận chương 3


Nâng cao năng lực, phẩm chất cho ĐNGV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một nội dung được Đảng và Nhà nước ta quan tâm , đặc biệt để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Do đó, đòi hỏi phải phát triển ĐNGV có chất lượng . Trên địa bàn thành phĐà Nẵng, ĐNGV THPT cơ bản đạt chuẩn về trình độ đào tạo . Tuy nhiên, về năng lực sư phạm vẫn chưa có sự đồng đều trong đội ngũ, kết quả giáo dục thông qua mỗi GV vẫn còn chênh lệch, đạo đức nghề nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn.Vì vậy, phát triển ĐNGV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT là một việc làm hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Tkết quả nghiên cứu cho thấy, các giải pháp phát triển ĐNGV THPT đã đề xuất stác động đến các chủ thể quản lí và các khâu của quá trìn h quản lí, các thành tố của quá trình phát triển ĐNGV THPT. Các giải pháp này được thực hiện đồng bộ, đảm bảo các nguyên tắc sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục; xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chất lượng; phát huy tính sáng tạo, tích cực, tinh thần trách nhiệm của GV; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV; tác động đến quá trình quản lí ĐNGV.

Tác giả đã tổ chức thăm dò ý kiến của CBQL, tổ trưởng chuyên môn các trường THPT; hầu hết các ý kiến đều hài lòng và đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phát triển ĐNGV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT có ý nghĩa quan trọng, là hoạt động có tính khoa học, có mối quan hệ, tác động của nhiều yếu tố.

Năng lực, phẩm chất của mỗi GV và của cả ĐNGV là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục. ĐNGV THPT cần phải được phát triển theo hướng đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, trước hết phải đào tạo cho học sinh THPT tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn sau phổ thông có chất lượng. Do vậy, việc phát triển ĐNGV THPT cần phải được quan tâm, nếu không sẽ không đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT.

Phát triển ĐNGV THPT là phải thực hiện tốt các nội dung đào tạo, bồi dưỡng từ các nhà trường sư phạm, cũng như trong quá trình giảng dạy của GV, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo của mỗi GV. Đồng thời , phải đề cao vai trò quản lí ĐNGV THPT từ việc quy hoạch ĐNGV, làm tốt việc tuyển chọn, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại, thực hiện chính sách đãi ngộ, đến việc làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực , phẩm chất, đạo đức cho mỗi GV, cả đội ngũ tại các trường và toàn ngành…

Luận án đã làm tường minh các khái niệm cơ bản và hệ thống lại cơ sở lí luận về phát triển ĐNGV THPT. Trên cơ sở đó lựa chọn những nội dung cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng khung lí luận của luận án.

Từ khung lí luận, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV THPT và thực trạng phát triển ĐNGV THPT ở thành phố Đà Nẵng. Phân tích, đánh giá xác định rõ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên. Qua đánh giá thực trạng phát triển ĐNGV THPT cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực thì vẫn còn một số hạn chế đó là: một bộ phận GV THPT thành ph


Đà Nẵng yếu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, hạn chế về trình độ tin học, ngoại ngữ, ngại đổi mới phương pháp dạy học, thiếu tinh thần trách nhiệm; nhận thức của một số ít CBQL và GV về tầm quan trọng của công tác quản lí ĐNGV THPT chưa đầy đủ. Việc bồi dưỡng còn nặng hình thức, chưa hiệu quả; công tác quản lí nhiều lúc còn buông lỏng; việc thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, đánh giá c òn nể nang; chính sách đãi ngộ nhiều lúc chưa thật stạo động lực khuyến khích GV…

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, luận án đã đề xu ất 6 giải pháp phát triển ĐNGV THPT thành phố Đà Nẵng. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của 6 giải pháp cho thấy các giải pháp này được đánh giá là c ấp thiết, có tính khả thi cao và yêu cầu phải được thực hiện đồng bộ. Các giải pháp này có thể áp dụng để khắc phục những hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV THPT ở thành phố Đà Nẵng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới GD&ĐT.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện tốt đề án phát triển hệ thống các trường sư phạm. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kĩ thuật, kinh phí; xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm. Chỉ đạo các trường sư phạm tăng cường chất lượng giảng dạy bmôn phương pháp dạy học, phối hợp chặt chẽ với các sở GD&ĐT trong việc thực tập, kiến tập cho sinh viên; chú trọng tập trung đào tạo sinh viên sư phạm.

Triển khai hiệu quả Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; triển khai cụ thể Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Trong đó, đặc biệt quan tâm công tác bồi dưỡng, đào


tạo lại GV theo hướng dạy học tích hợp, phân hóa , phát huy năng lực và phẩm chất học sinh; bồi dưỡng kiến thứ c cho GV thực hiện tư vấn học đường ( tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tâm lí, tư vấn học tập), về lâu dài cần quan tâm đào tạo và tuyển chọn ĐNGV này.

Tiếp tục tham mưu Đảng, Nhà nước các chính sách về lương, chế độ ưu đãi, thi đua, khen thưởng, tôn vinh để nhà giáo và CBQL giáo dục đảm bảo cuộc sống, toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp trồng người .

2.2. Với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

Chỉ đạo Sở GD&ĐT khẩn trương tiến hành xây dựng quy hoạch phát

triển ĐNGV THPT.

Thực hiện đúng Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục (có quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh và Sở GD&ĐT ).

Chỉ đạo Sở GD&ĐT triển khai có hiệu quả đề án dạy và học ngoại ngữ, đề án thi tuyển CBQL giáo dục, Chương trình hành động của Thành ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút GV; quan tâm, tạo điều kiện về

nhà ở, hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng GV…

2.3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV THPT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Triển khai các giải pháp đã đề xuất, trong đó quan tâm xây dựng kế

hoạch tuyển chọn, quản lí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thanh tra, kiểm tra; tham mưu UBND thành phố ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ, thi đua,


khen thưởng, tôn vinh nhằm thu hút sinh viên có năng lực về công tác trong ngành; tạo động lực, khuyến khích GV phấn đấu, nỗ lực giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Hằng năm, có đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp và công tác phát tiển ĐNGV THPT ở mỗi nhà trường .

Thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên về xây dựng đội ngũ nhà giáo và

CBQL giáo dục; chú trọng xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Phối hợp với trường ĐHSP - Đại học Đà Nẵng và các cơ sở đào tạo khác trong việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng GV , chú ý đến việc bồi dưỡng GV tư vấn học đường.

2.4. Với các trường THPT

Thực hiện tốt các chỉ đạo của Sở GD&ĐT về công tác phát triển ĐNGV THPT; xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường.

Tăng cường công tác quản lí đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THPT ; sử dụng hiệu quả ĐNGV; phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng đối với GV.

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí