Đặc Điểm Và Vai Trò Của Các Trường Đại Học Ngoài Công Lập


“Nhân lực” là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đều đề cập đến khái niệm nhân lực với các góc độ khác nhau.

Lê Thanh Hà (2012), Giáo trình quản trị nhân lực (tập 1), NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội. Trong phạm vi của tổ chức, nhân lực trong tổ chức chính là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội. Nhân lực của tổ chức là nguồn lực của toàn cán bộ, nhân viên trong tổ chức đó đặt trong mối quan hệ phối kết hợp các nguồn lực riêng của mỗi con người, nó bổ trợ những khác biệt trong nguồn lực của mỗi cá nhân thành nguồn lực tổ chức. Sức mạnh của tập thể lao động vận dụng vào việc đạt được những mục tiêu của tổ chức, trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu riêng của mỗi thành viên.

Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2012), Quản trị nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. Theo khía cạnh cá nhân con người thì nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm thể lực và trí lực.

Nguyễn Tiệp (2011) đã đưa ra khái niệm: “Nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội”.

Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008): “Nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng, chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội”.

Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực căn bản của tác giả Mai Thanh Lan và Nguyễn Thị Minh Nhàn, (2016), nhà xuất bản Trường Đại học Thương Mại có viết: “Nhân lực trong tổ chức hay trong doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những người làm việc trong tổ chức/doanh nghiệp được trả công, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp”.


Theo David Begg: “Nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con người tích lỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”.

Từ các quan điểm trên thì nhân lực có thể được định nghĩa như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nhân lực là khả năng lao động của xã hội bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, là tổng thể của các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, tinh thần, thái độ, ý thức lao động.

Trong phạm vi bài luận văn, nhân lực của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các tổ chức.

Phát triển đội ngũ giảng viên Trường đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội - 3

Khái niệm đội ngũ nhân lực

Từ khái niệm đội ngũ và khái niệm nhân lực thì có thể hiểu “Đội ngũ nhân lực là một tập thể nhiều người sử dụng khả năng lao động, yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, tinh thần, thái độ, ý thức lao động, có cùng lý tưởng, có cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần”.

1.1.2. Phát triển nhân lực

Phát triển nhân lực

Phát triển được định nghĩa khái quát trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn”. Trong Từ điển Bách khoa của Việt Nam, phát triển được định nghĩa là: “Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới”. Con người và mọi sự vật đều thay đổi theo thời gian, nhưng sự phát triển được bao hàm cả khía cạnh thay đổi theo hướng đi lên, hướng tốt hơn tương đối. Vậy PTNL có thể được hiểu như thế nào? Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về PTNL.


Theo tác giả Trần Xuân Cầu năm (2008), giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực: “Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển nhân lực là quá trình tăng lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nhân lực, tạo ra cơ cấu nhân lực ngày càng hợp lý. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao”.

Theo Jerry W. Gilley và các đồng sự trong cuốn sách “Nguyên tắc của PTNNL”, 2002 thì: “PTNL là quá trình thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức, nâng cao kết quả thực hiện công việc, và tạo ra thay đổi thông qua việc tổ chức thực hiện các giải pháp (chính thức và không chính thức), các sáng kiến và các hoạt động quản lý nhằm mục đích nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức, khả năng cạnh tranh và đổi mới”.

ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân trong “Giáo trình quản trị nhân lực”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2010 cho rằng: “PTNL (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động”.

Theo quan niệm của Liên hiệp quốc, PTNL bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nguồn nhân lực.

Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): PTNL, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề, hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng, con người có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như những thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con người.

Trên góc độ vĩ mô, PTNL là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nhân lực xã hội với số lượng và chất lượng và cơ cấu phù hợp đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh


tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân phù hợp với yêu cầu của môi Trường. PTNL có các cách thức sau:

- Phát triển về số lượng: là sự gia tăng về số lượng và thay đổi cơ cấu của đội ngũ nhân lực theo hướng phù hợp với môi Trường và điều kiện hoạt động mới. Sự thay đổi về cơ cấu nhân lực của quốc gia diễn ra theo cơ cấu độ tuổi, cơ cấu khu vực phân bố nhân lực và cơ cấu về giới.

- Phát triển về chất lượng: là sự gia tăng mức sống, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe của các thành viên trong xã hội hoặc trong tổ chức.

- Phát triển về cơ cấu dân cư: là sự phát triển cơ cấu dân cư trẻ, với phần nhiều người trong độ tuổi lao động.

Từ sự phân tích các quan niệm về phát triển nhân lực nêu trên, trong luận văn này, tác giả cho rằng:

Phát triển nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi, chuyển biến về số lượng, cơ cấu và chất lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, bám sát định hướng phát triển nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động lao động và đời sống xã hội, nhờ vậy mà phát triển được năng lực, tạo được công ăn việc làm, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống, đóng góp chung cho sự phát triển của xã hội.

Phát triển đội ngũ nhân lực

Từ khái niệm đội ngũ và phát triển nhân lực thì tác giả cho rằng: “Phát triển đội ngũ nhân lực là sự thay đổi tích cực của một tập thể về số lượng, cơ cấu, chất lượng người lao động để cùng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển ngày càng cao của tổ chức và xã hội”.

1.2. Đặc điểm và vai trò của các Trường Đại học ngoài công lập

1.2.1. Đặc điểm

Theo Điều 7 của Luật Giáo dục đại học năm 2012 (Luật số 08/2012/QH13) thì cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây:

- Cơ sở giáo dục ĐHCL thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;


- Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

Trường ĐH NCL là những cơ sở giáo dục Đại học, do các nhà đầu tư bao gồm các tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập. Tuân thủ theo quy định của Luật giáo dục. Kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm sự hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Tính chất hoạt động của các Trường ĐH NCL có nhiều nét tương đồng với một tổ chức hay một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xã hội về lĩnh vực giáo dục.

Về bản chất, các Trường ĐH NCL là một dạng doanh nghiệp đặc thù hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ GD&ĐT nên nhân lực giảng viên có vai trò rất quan trọng, quyết định sự phát triển hay thành bại của các cơ sở đào tạo ĐH NCL không chỉ trước mắt mà cả trong tương lai.

Trường ĐHCL và ĐH NCL có những đặc trưng cơ bản đồng nhất với nhau.

Tính đồng nhất đó được thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất: ĐH NCL và ĐHCL đều là tổ chức cơ sở trong hệ thống GDĐH: điều kiện thủ tục thành lập Trường như nhau do Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, Thủ tướng ra quyết định dựa trên cơ sở bảo đảm những điều kiện về thành lập và họat động của Trường. Địa vị pháp lý, sản phẩm đầu ra các hoạt động cơ bản, cán bộ, giảng viên và người học đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Hoạt động của Trường đều dựa trên nguyên tắc không vụ lợi.

Thứ hai: Tổ chức, cơ chế, công cụ và mục tiêu quản lý Nhà nước với hai loại hình ĐH NCL và ĐHCL về cơ bản là như nhau, vì các hoạt động cơ bản của Trường như: Đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và các hoạt động dịch vụ khác đều phải tuân theo quy chế chung do Bộ GD-ĐT và các Bộ, Ngành khác quy định. Quản lý Nhà nước đều nhằm bảo đảm các hoạt động của Trường vận hành phù hợp với các quy luật khách quan, tuân thủ đúng pháp luật, phải đáp ứng


tốt nhất mục tiêu, yêu cầu quản lý Nhà nước, đảm bảo lợi ích hợp lý, chính đáng của người học.

Thứ ba: Nguồn tài chính đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường đều từ nguồn thu nhập quốc dân, của nhân dân. Bên cạnh những điểm tương đồng trên, Trường ĐH CL và Trường ĐH NCL có sự khác nhau cơ bản đó là:

- Về mặt sở hữu: Trường ĐHCL do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Chính vì vậy, chủ sở hữu ở các Trường này là của Nhà nước, của toàn dân. Còn Trường ĐH NCL là do các nhà đầu tư bao gồm các tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập, chủ sỡ hữu là của các Cổ đông, các Nhà sáng lập.

- Về mặt tài chính: Nguồn ngân sách của các Trường ĐHCL lấy trực tiếp từ nguồn Ngân sách Nhà nước, mà ngân sách có được chủ yếu từ thuế của công dân đóng góp. Còn các Trường ĐH NCL nguồn tài chính được lấy từ nguồn ngoài ngân sách, do các nhà đầu tư trực tiếp đóng góp. Đây là một đặc trưng khác nhau cơ bản giữa hai loại hình ĐHCL và ĐH NCL. Tuy nhiên, ngay cả đặc trưng khác nhau này cũng dần dần được thu hẹp. Nhà nước tuy không trực tiếp lấy từ ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các Trường NCL nhưng Nhà nước đã dùng chính sách kinh tế khác để gián tiếp đầu tư, như các chính sách: miễn giảm thuế, ưu đãi lãi suất tín dụng đầu tư; giảm thuế thu nhập; miễn thuế trước bạ và quyền thuê đất. Nhờ đó mà các Trường ĐH NCL tăng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

Mặt khác, Nhà nước lại có những chính sách hạn chế bao cấp, nâng cao mức độ xã hội hóa đầu tư tài chính cho các Trường công lập để đảm bảo sự bình đẳng giữa các công dân trong các Trường ĐHCLvà ĐH NCL. Ngày 24/10/2014 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định cho phép một số các Trường ĐHCL tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Trong đó, điểm quan trọng nhất là tự hạch toán cân đối về tài chính, không còn được nhà nước bao cấp như trước đây. Điều này đã một phần thể hiện sự bình đẳng giữa các Trường ĐHCL và ĐH NCL.

Các Trường ĐH NCL trong hoạt động quản lý các quan hệ tài chính chỉ có khác nhau về sự luân chuyển nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất. Còn các quan hệ


tài chính khác như: Thu học phí, đảm bảo chi phí thường xuyên; phân phối thu nhập để hình thành quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ đầu tư phát triển... không thể khác với các Trường công lập. Về quản lý các hoạt động tài chính cũng phải đảm bảo quyền tự chủ đi đôi với tự chịu trách nhiệm. Tính minh bạch công khai, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các chủ thể pháp nhân: người góp vốn; người góp tài sản trí tuệ và công sức.

- Về mặt tổ chức nhân sự: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Trường ĐHCL và NCL khác nhau ở chỗ: Trường công lập có Hội đồng Trường. Chủ tịch Hội đồng Trường do đại diện của các Phòng, các Khoa và các đơn vị trong Nhà trường bầu ra; Hiệu trưởng Nhà trường do BGD&ĐT ra quyết định. Còn các Trường NCL hội đồng Trường của Trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận bao gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài Trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Chủ tịch hội đồng Trường là cán bộ cơ hữu hoặc cán bộ kiêm nhiệm của Trường đại học theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của Trường đại học, do hội đồng Trường bầu và được hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu Trường đại học công nhận; Thành viên trong Trường đại học bao gồm thành viên đương nhiên và thành viên bầu bởi hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của Trường đại học. Thành viên đương nhiên bao gồm Bí thư cấp ủy, Hiệu trưởng Trường đại học, Chủ tịch công đoàn, Đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của Trường đại học. Thành viên bầu bao gồm đại diện giảng viên và người lao động của Trường đại học. Thành viên ngoài Trường đại học do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của Trường đại học bầu bao gồm Nhà lãnh đạo, Nhà quản lý, Nhà giáo dục, Nhà văn hóa, Nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động. Trong các cuộc họp của hội đồng Trường, Hiệu trưởng Trường đại học có quyền tham dự, thảo luận và chỉ được biểu quyết khi là thành viên hội đồng Trường; Trường hợp chủ tịch hội đồng Trường là người đại diện theo pháp luật của Trường đại học hoặc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điểm b khoản 3 Điều 20 của Luật 34 - Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018 thì phải đáp ứng tiêu


chuẩn như đối với Hiệu trưởng Trường đại học; phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

1.2.2. Vai trò

Một là, hệ thống các Trường ĐH NCL tuy chưa phát triển như mong muốn, nhưng đã có những nỗ lực vượt khó khăn, tìm tòi cách đi, cách hoạt động, gánh vác một phần tải trọng giáo dục đại học của cả nước, mở rộng cơ hội học đại học, học nghề của nhân dân.

Hai là, các Trường ĐH NCL đã huy động được nguồn lực lớn và đa dạng ngoài ngân sách Nhà nước cho GDĐH. Việc thành lập các cơ sở GDĐH NCL trong thời gian qua không chỉ tạo cơ hội cho hàng trăm nghìn người được tiếp nhận học vấn đại học, đảm bảo công ăn việc làm cho hàng nghìn giảng viên, mà còn huy động được nguồn lực tài chính khá lớn cho GDĐH. Tổng số vốn điều lệ đăng ký thành lập các Trường này đến nay là 1.555 tỷ đồng.

Ba là, việc hình thành và phát triển các cơ sở giáo dục ĐH NCL trong thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực giáo dục đại học, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội và và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Các Trường đã tạo công việc cho hàng nghìn cán bộ và giảng viên, huy động được nguồn lực to lớn của xã hội để hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Sự ra đời của các Trường NCL cũng đã có tác động mạnh mẽ đến hệ thống các Trường công lập trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng vào sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Bốn là, tuy các Trường ĐH NCL còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc tạo dựng cơ sở vật chất, đội ngũ CB, GV và kinh nghiệm tổ chức đào tạo nhưng phương thức này cho phép huy động được sự đóng góp của các nhà đầu tư để xây dựng Trường, góp phần thực hiện xã hội hóa GDĐH, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện ngân sách giáo dục của Nhà nước còn hạn hẹp.

Năm là, việc mở rộng quy mô phát triển Trường ĐH, NCL đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đảng và Nhà

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí