Kinh Nghiệm Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh Ở Một Số Nước Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam


học có thể căn cứ vào những yêu cầu này mà chọn một số lĩnh vực cần thiết nhất đối với mình để đi sâu [80].

1.2. Nghiên cứu về phát triển giảng viên ngành CTXH

Trong khi đó đội ngũ giảng viên được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH có bằng tiến sỹ còn rất ít, chủ yếu được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về công tác xã hội từ những ngành nghề khác. Số lượng giảng viên ngành CTXH có trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo của sinh viên ngành này. Vì vậy nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đưa ra giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các cơ sở giáo dục đại học là hoàn toàn cấp thiết.

Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các trường đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay góp phần hoàn thiện hệ thống đào tạo qui chuẩn, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo tiến tới đảm bảo tính chuyên nghiệp của nghề bởi CTXH là ngành mới, đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ nghề CTXH, một nghề góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt.

1.2.1. Các nghiên cứu trong nước

Báo cáo về đào tạo ngành CTXH của Đại học Sư phạm Hà Nội nêu rõ trường đã chú trọng đầu tư bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cho ngành CTXH như cử đi học nước ngoài, tham gia các khóa tập huấn trong và ngoài nước để nâng cao trình độ và phát triển năng lực, hợp tác với nhiều trường đại học đào tạo về CTXH trên thế giới, mời chuyên gia đến trao đổi chia sẻ nâng cao năng lực cho giảng viên [71].

Tác giả Phạm Văn Tư phản ánh kết quả của việc nghiên cứu đánh giá về thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên ngành CTXH trường Đại học Sư phạm Hà Nội trên các khía cạnh về số lượng đội ngũ, trình độ chuyên môn, …tác giả đã đề ra 5 giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành CTXH của trường giai đoạn hiện nay là i) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên ngành CTXH; ii) Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở tổ bộ môn thuộc khoa CTXH; iii) Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ngành CTXH hiện có, chú trọng bổ xung và tuyển


chọn giảng viên mới, tạo cơ chế chính sách thu hút giảng viên trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ; iv) Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giảng viên ngành CTXH và giải pháp 5, tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên ngành CTXH [ 73, tr125 ]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Tác giả Nguyễn Khắc Bình, 2013, phản ánh thực trạng nguồn nhân lực CTXH hiện nay. Tác giả đã nêu những bất cập về nguồn nhân lực CTXH đặc biệt là phần lớn không qua đào tạo; đồng thời đã nêu một số định hướng trong việc đào tạo đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở các trường đại học, cao đẳng trong những năm tới; phục vụ chiến lược an sinh xã hội của đất nước[6].

Về đào tạo bồi dưỡng giảng viên ngành CTXH ở nước ta, theo tác giả Nguyễn Văn Thủ, vấn đề phát triển giảng viên ngành CTXH cần được đặt ra, nhìn nhận theo đúng tầm quan trọng và tính cấp bách của nó. Thế hệ đầu, một số ít được đào tạo bài bản từ các trường CTXH ở nước ngoài, số đông là từ Xã hội học hoặc các ngành khoa học xã hội khác chuyển sang, là những người tâm huyết với CTXH ; có hiểu biết về thế giới, văn hóa, con người, xã hội; có trình độ khoa học xã hội và nhân văn; có năng lực nghiên cứu và giảng dạy đã có những đóng góp phần tích cực, là lực lượng nòng cốt trong đào tạo, mang tính quyết định cho việc ra đời ngành CTXH Việt Nam trong sự thành công của những khóa đầu tiên đào tạo chính quy ngành này. Hiện nay có thêm lực lượng giảng viên trẻ, có kiến thức cơ bản; có nhiều điều kiện và cơ hội tiếp cận với các bài bản, tài liệu của nước ngoài; nhiều người đã được tham dự các khóa đào tạo nâng cao về CTXH , các khóa tập huấn về phương pháp và kỹ năng giảng dạy trong khuôn khổ của nhiều dự án phát triển ngành CTXH do nước ngoài tài trợ.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay - 5

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực CTXH và những yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này để phục vụ chiến lược an sinh xã hội của đất nước trong giai đoạn mới trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.[ 30]

Bàn về Cơ hội và thách thức trong đào tạo đội ngũ giảng viên CTXH ở Việt Nam hiện nay, các tác giả đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực CTXH , thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao về CTXH ở Việt Nam; đồng thời


cũng nêu lên những vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tác giả Nguyễn Thị Thái Lan nêu rõ thực tiễn chương trình đào tạo CTXH ở nước ta, trong đó các tiêu chuẩn về phát triển đội ngũ thực sự là một khâu còn yếu, vẫn chưa có những chính sách và qui định phù hợp riêng cho đội ngũ giảng dạy CTXH qui định trong các chương trình đào tạo. Đội ngũ giảng dạy lý thuyết và thực hành còn thiếu và yếu, ít có cơ hội tham gia vào kế hoạch phát triển đội ngũ thường xuyên, liên tục, [ 77 ].

Nghiên cứu Tổng quan về đào tạo CTXH ở Việt Nam, các tác giả đề cập đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH là hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay [ 75].

Trong đề án phát triển nghể CTXH trong giáo dục Đại học giai đoạn 2013- 2020 nhiều tác giả là lãnh đạo một số cơ sở giáo dục đại học đã và đang đào tạo nguồn nhân lực CTXH đã phân tích những thuận lợi và khó khăn, thành tựu và những bất cập trong việc đào tạo nguồn nhân lực CTXH ở nước ta hiện nay; trong đó các tác giả đề cập những bất cập về đội ngũ giảng viên ngành CTXH hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng [ 76 ].

Đây là những dẫn chứng phản ánh rất phong phú thông tin về đội ngũ giảng viên ngành CTXH giúp trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận án.

Nhận định chung: Các nghiên cứu trên đã đề cập nhiều góc độ khác nhau về phát triển đội ngũ giảng viên ở vùng miền và từng điều kiện cụ thể khác nhau ở nước ta. Những đề tài, công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung phân tích tương đối sâu sắc theo nhiều khía cạnh khác nhau về phát triển đội ngũ giảng viên; vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của giảng viên; chính sách phát triển đội ngũ giảng viên. Các nghiên cứu về đội ngũ giảng viên CTXH đã nêu lên thực trạng khó khăn của công tác phát triển đội ngũ. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện về phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH .

Nhu cầu về nguồn nhân lực CTXH ở nước ta đang đòi hỏi các trường có đào tạo ngành CTXH phải tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, nâng


cao năng lực chuyên môn, đảm bảo các điều kiện giảng dạy để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay.

1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài

Boyle. S.W et al, 2006. Direct practise in social work, Pearson Education, Inc, USA, tác giả đã nêu một số nghiên cứu trong việc thực hành CTXH cho đội ngũ giảng viên trong bối cảnh kinh tế - xã hội khác nhau và thích ứng của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nghiên cứu này mang tính thực tiễn và đã đưa ra yêu cầu về năng lực dạy thực hành đối với đội ngũ giảng viên ngành CTXH.

A Hines, 2015. Improving Social Work Education in Viet nam Through International Cooperation: The „Social Work Education Enhancement Program‟. Theo Báo cáo này, mặc dù chương trình giáo dục CTXH đã được mở rộng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong khả năng cung cấp giáo dục CTXH của các trường đại học. Mục tiêu của Chương trình Tăng cường giáo dục Lao động Xã hội (SWEEP) là tăng cường năng lực các chương trình CTXH ở bậc đại học của Việt Nam nhằm cung cấp giáo dục có chất lượng và chuẩn bị cho các nhân viên xã hội đã được đào tạo và sẵn sàng làm việc. Dự án SWEEP nhằm cải thiện việc quản lý giáo dục CTXH , năng lực chuyên môn của giảng viên, chương trình CTXH và công nghệ mạng để tạo ra các trung tâm xuất sắc trong học tập và học bổng. Để đảm bảo rằng nhóm SWEEP tập trung vào các hoạt động đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật phù hợp về mặt văn hoá, đã tiến hành đánh giá nhu cầu toàn diện và đánh giá giữa kỳ thường xuyên, cho thấy nhiều vấn đề bối cảnh chung và độc đáo mà các trường đại học phải đối mặt. [89].

Bàn về đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở Mỹ, nghiên cứu cho thấy, để trở thành giảng viên dạy CTXH thì phần lớn các giáo sư CTXH có bằng tiến sĩ trong CTXH , một số giáo sư được thuê bằng thạc sỹ về CTXH và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tùy theo yêu cầu của trường đại học, các giáo sư có bằng thạc sĩ sẽ có bằng DSW hoặc Ph.D. trong CTXH (hoặc trong một lĩnh vực liên quan chặt chẽ) để tái bổ nhiệm sau một số năm nhất định. Có một số điều kiện cần thiết cho một giáo sư CTXH ở cấp đại học: có thể giám sát một số sinh viên đang học khái


niệm CTXH tiên tiến hoặc dạy các khóa học giới thiệu cho những người có hứng thú theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này. Khoa giảng dạy CTXH có trách nhiệm nghiên cứu về các chủ đề trong CTXH như nghèo đói, phúc lợi trẻ em hoặc bạo lực gia đình; giảng dạy và giám sát sinh viên ở bậc đại học và sau đại học; và tham gia quản lý chương trình và trường đại học của họ. Bằng cấp Tiến sĩ là để đủ điều kiện cho một vị trí giảng dạy tại một trường đại học. Các giáo sư CTXH phải có bằng tiến sĩ về CTXH ; hoặc bằng thạc sĩ về CTXH với bằng tiến sĩ về môn học liên quan (như giáo dục, xã hội học hoặc tư vấn sức khoẻ tâm thần). Các ứng cử viên tuyển dụng cũng thường phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: 1. Kinh nghiệm làm việc như một nhân viên xã hội, điều này có nghĩa là một giáo sư có trình độ đã hoàn thành các môn học sau đại học về CTXH , đã vượt qua một hoặc nhiều kỳ thi thực địa, và đã viết và bảo vệ luận văn tiến sĩ về một chủ đề liên quan đến CTXH . 2. Một hồ sơ theo dõi của xuất bản trong lĩnh vực này. Vì lý do này, các giáo sư CTXH thường xuất bản trong các tạp chí như Tạp chí Nghiên cứu Công tác Xã hội. Họ cũng có thể viết sách về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực CTXH , hoặc tạo tài liệu học tập. 3. Tham dự và thường xuyên có mặt tại các hội nghị, như cuộc họp hàng năm của Hiệp hội Công nhân Xã hội Quốc gia. 4. Phục vụ như là một cố vấn hoặc hướng dẫn cho sinh viên theo đuổi một nghiên cứu độc lập về CTXH . Các giáo sư CTXH trong khuôn khổ trường đại học thường cạnh tranh để có được các vị trí chuyên trách, đảm bảo mức độ đảm bảo việc làm cao hơn các giáo sư trợ giảng và trợ giảng.

Những người tham gia vào các hoạt động sau đây có xu hướng tăng cơ hội kiếm được một vị trí lâu dài trong một trường cao đẳng hoặc đại học: 1. Nhiều công việc trong trung tâm nghiên cứu được đưa vào làm nội dung chất lượng của tác phẩm được xuất bản; 2. Tham dự và trình bày kết quả nghiên cứu tại các hội nghị chứng tỏ giáo sư hoạt động trong lĩnh vực này, và cố gắng để làm gia tăng giá trị cho nghề nghiệp CTXH .

Khi ngày càng có nhiều sinh viên chuyển sang các phương án học tập từ xa và lớp học trực tuyến thì các giáo sư có kinh nghiệm về thiết kế và phát triển trực tuyến cũng đang có nhu cầu cao. Với một số ngoại lệ, có kinh nghiệm làm việc liên


quan trong lĩnh vực CTXH để đủ điều kiện cho vị trí giảng dạy đại học. Trọng tâm chính của một giáo sư CTXH là đào tạo sinh viên CTXH và giám sát các dịch vụ xã hội. Các trường đại học cũng thích thuê các ứng viên có số năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này, [117].

Tìm hiểu về đội ngũ giảng viên CTXH tại đại học Vitoria, Canada thì thấy họ đều là các giáo sư, phó giáo sư tiến sỹ, có nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ như thực hành chống áp bức / chống phân biệt chủng tộc, phương pháp nghiên cứu, phân tích thuyết giảng, phương pháp nữ quyền, tiếp cận hậu cấu trúc, phúc lợi trẻ em, mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ; các tiêu chuẩn thực hành và chính sách; các lĩnh vực phúc lợi trẻ em bản xứ đặc biệt là nhận con nuôi và nhận dạng đối với trẻ em bản xứ; hạnh phúc của những người đồng tính nữ, đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới; các thực tiễn tốt nhất để hỗ trợ sáng tạo giới tính; chủ nghĩa thực dân da trắng định cư, phát triển cộng đồng; hoặc phụ trách các dự án CTXH phục vụ cộng đồng, [118].

Frances Crawford, 2017. An Autralian model of school social work and possible applications to the VietNamese education system- Mô hình CTXH trường học của Úc và các ứng dụng khả thi cho hệ thống giáo dục Việt Nam. Tác giả cho biết mô hình CTXH trường học tại Úc và những kinh nghiệm cho Việt Nam, cho thấy ở bất kỳ môi trường giáo dục nào dù là công lập hay dân lập thì sự phát triển của giáo dục luôn đi liền với nhiều vấn đề học đường. Dù Việt Nam và Úc khác biệt nhiều về điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa nhưng việc tìm hiểu về mô hình CTXH trường học tại nước này là việc đáng xem xét, học tập kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới giúp Việt Nam thiết kế được một mô hình CTXH phù hợp và đem lại hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục [122].

RHugman, 2009, Developing Social Work in VietNam: Issues in Professional Education- Phát triển CTXH tại Việt Nam: Những vấn đề trong giáo dục chuyên nghiệp, tác giả nêu lên vấn đề CTXH được đào tạo phù hợp như thế nào và các cơ hội thực tiễn được phát triển như thế nào trong bối cảnh CTXH là một nghề chính thức. Mặc dù giáo dục CTXH ở Việt Nam phải được hiểu là một phần trong phạm


vi toàn cầu về cách tiếp cận đào tạo nghề, nhưng cũng rất quan trọng để Việt Nam tham gia vào quá trình phát triển một cách tiếp cận thực sự của Việt Nam. [123]

1.3. Kinh nghiệm phát triển đội ng giảng viên ngành CTXH ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Tại Mỹ

Nghiên cứu tại trường đại học Colorado cho thấy đội ngũ giảng viên ở đây đa phần được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH, ngoài ra cũng có các giáo sư ngành khác như chính sách công, tâm lý học, …nhưng họ đều có kinh nghiệm thực tế về các chuyên ngành giảng dạy, ví dụ như cung cấp các chương trình chăm sóc tại gia và cộng đồng cho những người lớn tuổi từ các nền văn hóa đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ ; xây dựng các chính sách và chương trình hỗ trợ những cá nhân lớn tuổi sẵn sàng làm việc hoặc tình nguyện như một cách để duy trì sức khỏe và năng động trong tuổi già; nghiên cứu trong lĩnh vực phòng chống hành vi nguy cơ vị thành niên và các vấn đề sử dụng chất gây nghiện; bạo lực gia đình và tư vấn lạm dụng chất kích thích; …

Tại các viện xã hội học, trung tâm y tế cộng đồng, cơ quan quản lý tài nguyên và dịch vụ Sức khỏe, có các dự án nghiên cứu về CTXH , nhiều giáo sư đã làm việc ở đây trước khi chuyển sang công tác giảng dạy. Ngoài chức danh giáo sư, họ đều có chứng chỉ hành nghề CTXH.[115]

Thực tế qua nghiên cứu các trường đại học có đào tạo CTXH cho thấy bằng cấp tiến sĩ là phải đủ điều kiện cho một vị trí giảng dạy tại một trường đại học. giáo sư CTXH phải có bằng tiến sĩ về CTXH ; hoặc bằng thạc sĩ về CTXH với bằng tiến sĩ liên quan (như giáo dục, xã hội học hoặc tư vấn sức khỏe tâm thần). Ứng cử viên công việc cũng thường được kỳ vọng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Kinh nghiệm làm việc như một nhân viên xã hội. Điều này thường có nghĩa là một giáo sư có trình độ đã hoàn thành khóa học sau đại học trong CTXH, đã vượt qua một hoặc nhiều kỳ thi thực địa, và đã viết và bảo vệ luận án tiến sĩ về một chủ đề liên quan đến CTXH.

- Một hồ sơ theo dõi của công bố trong lĩnh vực này , hoặc chứng minh tiềm năng mạnh mẽ để thiết lập một nghiên cứu về CTXH. Vì lý do này, các giáo sư


CTXH thường xuất bản trong các tạp chí như Journal of Social Work và Social Work Research. Họ cũng có thể viết sách về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực CTXH , hoặc tạo tài liệu khóa học.

- Tham dự và thường xuyên có mặt tại các hội nghị, chẳng hạn như cuộc họp thường niên của Hiệp hội Công nhân Xã hội Quốc gia .

- Phục vụ như một cố vấn hoặc hướng dẫn cho sinh viên theo đuổi một nghiên cứu độc lập trong CTXH .

Tóm lại, đội ngũ giảng viên ngành CTXH tại Mỹ đảm bảo cho công tác đào tạo vừa mang tính hàn lâm nhưng cũng rất chuyên nghiệp.

1.3.2. Tại Hàn Quốc

Khi nghề nghiệp xã hội phát triển ở Hàn Quốc để đáp ứng nhu cầu của một xã hội công nghiệp thay đổi, cơ sở hạ tầng giáo dục để hỗ trợ lĩnh vực CTXH cũng đang được xây dựng. Các chương trình đại học về CTXH của Mỹ đang hợp tác với các trường đại học Hàn Quốc trong việc tạo ra một hệ thống có sự khắt khe, năng lực và phù hợp văn hóa để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của Hàn Quốc cho các chương trình phúc lợi xã hội.

Trong 40 năm qua, đã có một sự tăng trưởng vững chắc, mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục CTXH ở Hàn Quốc. Ví dụ, trường CTXH của trường đại học Yonsei, một trong những trường đứng đầu trong nước, bắt đầu với một bộ phận CTXH theo định hướng học thuật cho sinh viên năm 1981, với một chương trình sau đại học hai năm sau đó. Năm 2001, Yonsei mở trường học phúc lợi xã hội đầu tiên ở Hàn Quốc, và hiện có khoảng 120 sinh viên đang theo học chương trình Cử nhân, 120 sinh viên khác, bao gồm cả các lớp học buổi tối và 40 NCS. Hiện nay có hơn 369 chương trình đào tạo CTXH tại Hàn Quốc, theo Học viện Phúc lợi xã hội Hàn Quốc, với hơn 45.000 nhân viên xã hội mới được cấp phép năm 2007 theo một hệ thống bắt đầu vào những năm 1980. Chương trình giảng dạy tại các trường của hàn Quốc bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các chương trình giáo dục CTXH của Hoa Kỳ, là vì nhiều giảng viên tiên phong của Hàn Quốc đã được đào tạo tại Hoa Kỳ, họ đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực CTXH ở Hàn Quốc và châu Á, đặc biệt là trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023