Phát triển đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay - 2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 146

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 147

1. Kết luận 147

2. Khuyến nghị 149

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT 149

2.2. Với các trường Đại học đào tạo ngành Công tác xã hội 150

2.3. Với đội ngũ giảng viên ngành Công tác xã hội 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



TT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1

ĐNGV

Đội ngũ giảng viên

2

CTXH

Công tác xã hội

3

GDĐH

Giáo dục đại học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1. Số lượng đội ngũ GV ngành CTXH các cơ sở GDĐH có khoa ngành CTXH ...65

Bảng 3.2. Tỷ lệ về cơ cấu ngành đào tạo ĐNGV ngành CTXH 66

Bảng 3.3. Tỷ lệ về cơ cấu học hàm học vị ĐNGV ngành CTXH 66

Bảng 3.4. Thực trạng nhận thức của các cấp quản lý về tầm quan trọng 77

phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH 77

Bảng 3.5. Thực trạng công tác quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ giảng viên ngành CTXH 78

Bảng 3.6. Số lượng giảng viên của trường được tuyển dụng trong 5 năm 80

gần đây 80

Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả lấy ý kiến sinh viên về chất lượng giảng viên của trường ĐHKHXHNV-ĐHQG Hà Nội; Đại học LĐXH (Hà Nội) và Đại học Huế..83 Bảng 3.8. Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trường Đại học KHXHNV

- ĐHQG Hà Nội theo từng chức danh 85

Bảng 3.9. Định mức chi trả cho các công trình NCKH của GV ngành CTXH hiện nay 85

Bảng 3.10. Thực trạng công tác bố trí sử dụng ĐNGV ngành CTXH 86

Bảng 3.11. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ngành CTXH 88

Bảng 3.12. Thống kê số lượng đề tài nghiệm thu của giảng viên ngành CTXH trường Đại học KHXHNV - ĐHQG Hà Nội 91

Bảng 3.13. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên của Đại học ĐHKHXHNV-ĐHQG Hà Nội; Đại học LĐXH (Hà Nội) và Đại học Huế 92

Bảng 3.14. Thực trạng công tác đánh giá đội ngũ giảng viên ngành CTXH 94

Bảng 3.15. Thực trạng xây dựng môi trường phát triển năng lực cho đội ngũ GV ngành CTXH 95

Bảng 3.16. Định mức chi trả dạy ngoài giờ, coi thi, chấm thi của giảng viên ngành CTXH 97

Bảng 3.17. Thu nhập bình quân của giảng viên ngành CTXH trường ĐHKHXHNV- ĐHQG Hà Nội; Đại học LĐXH (Hà Nội) và Đại học Huế những năm gần đây 97

Bảng 3.18. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ĐNGV ngành CTXH 98

Bảng 3.19. Nhận định về những hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV 104

Bảng 4.1. Kết quả về tính cấp thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ 131

giảng viên ngành CTXH 131

Bảng 4.2. Kết quả về tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH 133

Bảng 4.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi 135

Bảng 4.4. Năng lực dạy học của giảng viên trước thử nghiệm 140

Bảng 4.5. Năng lực dạy học của giảng viên sau thử nghiệm 142

Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả trước và sau thực nghiệm 144


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler 47

Chủ thể quản lý trong phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH 51

Hình 3.1. Biểu đồ đánh giá về mức độ đáp ứng về năng lực của giảng viên CTXH trong quá trình giảng dạy 74


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân trên con đường thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Trong quá trình đó, con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại. Để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vị trí quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo với các chức năng cơ bản là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015, trong đó mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.

Trong sự nghiệp giáo dục và Đào tạo đội ngũ giảng viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này được khẳng định rất rõ trong điều 14, luật giáo dục: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.” Chất lượng đội ngũ giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của giáo dục. Đội ngũ nhà giáo là lực lượng quyết định đến sự thành công của ngành giáo dục.

Đội ngũ giảng viên trong các trường đại học có vai trò quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển đội ngũ giảng viên đóng vai trò then chốt trong


việc nâng cao chất lượng giáo dục. Một số ngành nghề mới xuất hiện đòi hỏi phải được đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu mới. CTXH là một trong những ngành được mở ra đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.

Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020. Do những đặc điểm riêng mang tính đặc thù, ngành CTXH đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức: đội ngũ giảng viên ngành CTXH hiện nay phần lớn được lấy từ những ngành gần vì vậy chất lượng đào tạo còn hạn chế; tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ trên tổng số giảng viên còn thấp; hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế chưa đồng bộ, hiệu quả thấp; đặc biệt không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, năng lực đặc thù ngành CTXH của đội ngũ giảng viên còn hạn chế, giảng viên có trình độ cao còn thiếu và yếu.

Hiện nay xu thế hội nhập quốc tế và tự chủ đại học, các trường bắt buộc cần phải tạo ra các sản phẩm phù hợp/đáp ứng môi trường luôn biến động, đòi hỏi chất lượng ngày một cao hơn, đặc thù hơn. Mục tiêu nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chương trình, giáo trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ CTXH, đẩy mạnh công tác dạy nghề CTXH, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên là những yếu tố để thấy yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH rất cần thiết. Trong khi đó chưa có công trình nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên này.

Với những vấn đề nêu trên, nghiên cứu đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội trong các trường đại học ở nước ta giai đoạn hiện nay” là cần thiết nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu của đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên CTXH trong các trường đại học, khảo sát đánh giá thực trạng về phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở các trường đại học trong thời gian qua, để đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các trường đại học; góp phần tạo ra nguồn nhân lực chuyên nghiệp đáp ứng các yêu cầu của ngành.


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ GV ngành CTXH; Công tác phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở các trường đại học có mã ngành này

Đối tượng nghiên cứu

Phát triển đội ngũ GV ngành CTXH; Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở các trường đại học có mã ngành này.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu có liên quan về phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở các trường đại học. Xác lập cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các trường đại học.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các trường đại học ở Việt Nam trong thời gian qua

- Đề xuất những giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở các trường đại học. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp, thử nghiệm giải pháp để chứng minh tính khả thi của giải pháp đã đề xuất.

5. Giả thuyết khoa học

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH đã đạt được những thành công nhất định nhưng trong các trường đại học có đào tạo ngành CTXH, giảng viên ngành này vẫn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Nếu đề xuất được những giải pháp dựa trên tiếp cận phát triển nguồn nhân lực thì sẽ tăng về số lượng, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên hiện nay.

6. Giới hạn nghiên cứu

Nghiên cứu các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các cơ sở giáo dục đại học có khoa, ngành CTXH ở Việt Nam. Gồm các trường ĐHSP Hà Nội; ĐH LĐXH cơ sở Hà Nội; ĐH KHXH NV- ĐHQG Hà Nội; ĐH Công đoàn; ĐH Lâm nghiệp; ĐH Thăng Long; ĐH Vinh; ĐH KHXH NV TP HCM; ĐH SP TP HCM; ĐH Đà Lạt; Học viện KHXH; Học viện PNVN.

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí