Tình Hình Khai Thác Và Chế Biến Đá Vôi Tại Mỏ Đá Vôi Tà Lài


hoạch, bằng 100,0% so với cùng k ; sản lượng ước đạt 110,0 tấn (bao gồm cả nuôi trồng và khai thác tự nhiên). Thực hiện hỗ trợ 28,9 triệu đồng cho Hợp tác xã thủy sản Thác Xăng, xã Bắc La (hiện nay có tổng số 30 lồng cá, sản lượng ước đạt 10,0 tấn). Hỗ trợ cá giống cho Hợp tác xã thủy sản Nà Pàn, xã Hoàng Văn Thụ (1.300 con cá trắm đen, 2.700 con cá chép) tương đương với số tiền 21,1 triệu đồng.

Phát động phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” trên địa bàn toàn huyện. Có 20/20 xã, thị trấn tổ chức ra quân trồng cây; trong năm đã trồng mới 415,2 ha rừng, đạt 103,8% kế hoạch, bằng 87,1% so với cùng k ; công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được chú trọng thực hiện; độ che phủ rừng đạt 72,9%. Trồng cây ăn quả tiếp tục được nhân dân quan tâm đầu tư, trong năm đã trồng mới đượcđược 167,2 ha (trong đó Hồng Vành khuyên là 145ha) đạt 334,4% kế hoạch. Thành lập HTX kinh doanh Hồng vành khuyên xã Tân Mỹ

Hệ thống các công trình thủy lợi hoạt động cơ bản ổn định, đảm bảo nước tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất; tổ chức ra quân đầu xuân làm thủy lợi, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, có 20/20 xã, thị trấn tổ chức ra quân và đã huy động được 4.252 công [23].

b) Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư nâng cấp dây chuyền, công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành ước đạt

482.265 triệu đồng, bằng 100,5% so với cùng k .

c) Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, hoạt động Hợp tác xã

Thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn cơ bản ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động của các Ban Quản lý chợ đi vào nề nếp và có hiệu quả. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn quản lý cơ bản thuận lợi, không có tình trạng hàng hóa


bị ách tắc, ùn ứ dài ngày. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn huyện ước đạt 1.853 triệu USD, bằng 94,5% so với cùng k .

Mạng lưới bưu chính, viễn thông đảm bảo yêu cầu thông tin, chuyển phát kịp thời. Hoạt động vận tải thông suốt, an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ ngân hàng tăng khá, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh của nhân dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong năm thành lập mới 06 doanh nghiệp, 02 hợp tác xã nâng tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn là 101 doanh nghiệp và 17 Hợp tác xã; có 05 cụm chợ xã, thị trấn, chợ biên giới; có trên 1.560 hộ kinh doanh. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơ bản ổn định. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Tổ chức 01 hội nghị lãnh đạo huyện gặp mặt doanh nghiệp năm 2018 để kịp thời động viên, có những giải pháp, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa [23].

d) Đầu tư xây dựng cơ bản, giao thông nông thôn:

Lĩnh vực đầu tư xây dựng được tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, chú trọng công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng các công trình theo quy định. Tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2018 là 87.459 triệu đồng với 114 công trình và 03 hạng mục hỗ trợ xi măng giao thông nông thôn, thủy lợi và vật liệu xây dựng. Đến nay, đã thi công hoàn thành 33 công trình; khối lượng thi công các dự án chuyển tiếp và khởi công mới ước đạt 83.774 triệu đồng, bằng 95,8% kế hoạch vốn giao. Công tác giải ngân thanh toán đạt 71.583 triệu đồng bằng 81,85% tổng kế hoạch vốn; Ước thực hiện đến hết năm 2018 giải ngân thanh


toán đạt 87.459 triệu đồng bằng 100% kế hoạch vốn.

Công tác làm đường giao thông nông thôn được quan tâm chỉ đạo, Trong năm, cấp 3.047 tấn xi măng giao thông nông thôn đạt 143,8% kế hoạch. Cung ứng 792 m ống cống đường kính 30cm đạt 100% kế hoạch. Làm được 55,8km đường bê tông xi măng. Tổ chức duy tu, sửa chữa thường xuyên các tuyến đường được 874km với kinh phí thực hiện là 2.492 triệu đồng, thực hiện phát quang tầm nhìn được 1.172.342m2 với tổng kinh phí thực hiện đạt 2.949,5 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, số km thực hiện đạt 1.154 km [23].


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN


4.1. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài

4.1.1. Vị trí khu vực

4.1.1.1. Vị trí địa lý khu khai thác

a) Vị trí khai thác

Mỏ đá Tà Lài đã được UBND tỉnh Lạng Sơn cấp phép khai thác cho Công ty CP Vật liệu xây dựng và Kinh doanh tổng hợp - VVMI, hiện Công ty đang tiến hành khai thác trên phần diện tích đã được cấp phép theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 36/GP-UBND, ngày 26 tháng 10 năm 2015, với diện tích khai thác là 8,15 ha, thời hạn khai thác 18 năm (đến tháng 6/2033).

Phần diện tích đã được cấp phép khai thác có trữ lượng:

- Trữ lượng địa chất: 3.458.345 m3;

- Trữ lượng khai thác: 2.811.485 m3.

- Công suất khai thác: 150.000 m3/năm (tương đương với 221.250 m3 đá nguyên khai/năm).

Khu mỏ Tà Lài đã được cấp phép khai thác trong ranh giới có tổng diện tích 8,15 ha, được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc KT1, KT2, KT3, KT4, KT5, KT6, KT7, có vị trí xác định như sau:


Hình 4.1: Vị trí khu vực mỏ

Hoạt động khai thác, chế biến đá vôi làm VLXDT của Công ty CP Vật liệu xây dựng và Kinh doanh tổng hợp - VVMI tại vị trí nêu trên đã có tác động tích cực là tăng ngân sách cho địa phương thông qua việc đóng góp từ thuế đất đai, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí nước thải… Ngoài ra, dự án sẽ tạo cơ hội đa dạng hoá nền kinh tế cho địa phương do việc tăng số lượng công nhân và các nhu cầu về nhiên, nguyên vật liệu phục vụ mỏ, tạo đà cho cho ngành nghề thương mại, dịch vụ nhỏ phát triển trong khu vực. Bên cạnh mặt tích cực, thì mặt tiêu cực của dự án là chiếm dụng đất, gia tăng mật độ giao thông làm tăng nguy cơ tai nạn trong khu vực, gia tăng các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân lao động trực tiếp, làm mất cảnh quan, thẩm mỹ khu vực.

b) Kết quả khai thác

Sau khi được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản trong quá trình hoạt động khai thác đã thực hiện khai thác theo đúng công suất khai thác


được cấp phép, chấp hành tốt các quy định của pháp luật như: đã thuê đất hoạt động khoáng sản, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định; nộp ngân sách đầy đủ theo quy định, thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà Nước về nghĩa vụ thuế, phí theo quy định, Các số liệu kết quả khai thác được thể hiện tại bảng 4.1

Bảng 4.1: Tổng hợp số liệu kết quả khai thác


Sản lượng

ĐV tính

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Theo báo cáo định k , báo cáo thống kê kiểm kê trữ lượng

m3 (đá chặt)

119.882,3

107.946,9

127.233

m3 (đá nguyên khai)


176.826,4


159.221,6


187.669

Theo số liệu quyết toán thuế tài nguyên

m3 (đá sản phẩm các loại)


97.129,1


227.809,6


225.202

Theo chỉ tiêu sử dụng VLNCN

m3 (đá chặt)

100.069,1

101.329,4

100.306,2

m3 (đá nguyên khai)

147.602,0

149.460,9

148.569

Thuế tài nguyên

đồng

2.176.169.517

1.553.317.000

2.266.708.803

Phí bảo vệ môi trường

đồng

733.235.123

638.372.537

746.735.723

Tiền thuê đất

đồng

306.733.300

105.208.200

101.589.800

Tiền cấp quyền

đồng

1.349.802.000

674.901.000

674.901.000

Ký quỹ cải tạo

đồng

329.297.000

77.482.000

77.482.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 8

Nguồn: Phòng quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản.

4.1.1.2. Đặc điểm địa chất khu mỏ

a) Địa tầng

Trong phạm vi diện tích khu mỏ Tà Lài chỉ có mặt các trầm tích carbonat của hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs) và các trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ (Q).

Giới Paleozoi - Hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs)

Hệ tầng Bắc Sơn đặc trưng bởi các trầm tích cacbonat trải rộng trong một vùng rộng lớn, chiếm phần đáng kể diện tích của huyện Bắc Sơn. Chúng kéo dài


theo phương Tây Bắc - Đông Nam, bao gồm các tập đá vôi mầu xám, xám trắng, xen kẹp các lớp đá đolomit, đá vôi đolomit hóa, cấu tạo khối hoặc phân lớp dày. Đá có cấu trúc hạt nhỏ đến vi hạt, đôi nơi có cấu tạo trứng cá. Đá thường nứt nẻ nhiều. Hiện tượng casto khá phát triển, chủ yếu trên bề mặt địa hình. Trong diện tích thăm dò, chưa phát hiện được các hang hốc Karst có kích thước đáng kể.

Tổng chiều dày địa tầng hệ tầng Bắc Sơn trong khu vực mỏ Tà Lài, xác định được khoảng 220m – 320m.

Giới Kainozoi - Hệ Đệ tứ (Q)

Trầm tích Hệ Đệ tứ phân bố chủ yếu ở phía nam - đông nam khu mỏ, trong các thung lũng nhỏ và trong các khe cạn.Thành phần đất đá là các trầm tích aluvi, đeluvi, proluvi bao gồm cát, sét, cuội sỏi, và các mảnh vụn đá vôi và quặng bauxit. Trầm tích Đệ tứ có chiều dày từ vài chục cm đến vài mét.

b) Kiến tạo

Trong khu vực khai thác mỏ Tà Lài, không có các đứt gãy kiến tạo cũng như không có mặt các thành tạo magma.

Các lớp đá vôi Tà Lài có hướng cắm về phía đông hoặc đông bắc, khá thoải, độ dốc thay đổi từ 10-150. Trong đá phát triển nhiều khe nứt lớn nhỏ gần vuông góc với đường phương.

3.1.1.3. Đặc điểm cấu tạo thân khoáng

a) Đặc điểm phân bố

Các dãy núi đá vôi phân bố trên một diện tích rộng, kéo dài theo phương Tây Nam - Đông Bắc. Chúng tạo nên các núi đá có đỉnh cao từ 375 m đến trên 430m, cao dần về phía bắc, giữa chúng là các thung lũng nhỏ, hẹp. Đá thường có cấu tạo dạng khối, phân lớp dày, có hướng cắm chung về đông , đông Bắc với góc dốc thay đổi từ 10o 15o. Đôi nơi trên các sườn thoải của núi đá, hoặc trong các thung lũng giữa núi được phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ dày từ vài chục cm đến vài mét. Trên bề mặt đá vôi thường bị phong hóa làm cho đá có màu xám, xám đen, nâu đỏ.Chiều dày lớp phong hoá từ 5cm 20cm. Đá thường bị nứt nẻ.


Dọc các khe nứt, đá nhiễm các oxyt sắt có màu nâu, nâu đen.

b) Tính chất vật lý, hoá học và khả năng sử dụng đá vôi

Qua kết quả thăm dò, phân tích mẫu thí nghiệm chất lượng đá vôi trong khu vực mỏ Tà Lài có thể đánh giá chất lượng đá vôi của mỏ như sau:

Khu vực mỏ Tà Lài, đá vôi thuộc hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs) bao gồm đá vôi màu xám, xám sáng, xám đen hạt min đến thô, cấu tạo khối hoặc phân lớp dày kẹp các lớp, thấu kính đá đolomit và đá vôi đolomit hóa. Kết quả phân tích thành phần hoá học và đặc tính vật lý của đá như sau:

-Thành phần hóa học:

+ CaO trung bình: 52,07%; MgO trung bình: 1,62%

+ MKN trung bình: 41,64%

+ SiO2 trung bình: 0,16%; Fe2O3 trung bình: 0,03%

- Đặc tính cơ lý:

+ Tỷ trọng: từ 2,70 2,73 (g/cm3); Dung trọng bão hòa: từ 2,66 2,71 (g/cm3)

+ Cường độ kháng nén khô từ : 701,50 831,40 (KG/cm2)

+ Cường độ kháng kéo khô từ: 75,6 88,10 (KG/cm2)

+ Độ cứng 3 4 (theo thang Morth); Hệ số kiên cố: 7,02 8,31

Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, đá vôi trong diện tích khu mỏ có khả năng chịu tải khá cao. Độ cứng tương đối cao, đảm bảo các yêu cầu làm VLXD, làm đá hộc, đá dăm trong xây dựng đường sá, cầu cống, các công trình công nghiệp và dân sinh.

4.1.2. Trữ lượng khai thác

4.1.2.1. Ranh giới tính trữ lượng

Ranh giới tính trữ lượng đá vôi mỏ Tà Lài được xác định như sau:

- Ranh giới trên mặt tính trong diện tích mỏ đ ược cấp. Mức cao nhất là +430m.

- Ranh giới tính trữ lượng dưới sâu tính đến cost + 235m.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022