trường, đặc biệt lấy chất lượng hiệu quả giáo dục làm căn cứ chủ yếu. Đánh giá được thực hiện đúng quy trình đánh giá Chuẩn nghề nghiệp.
Bảng 2.22. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Chuẩn | Xếp loại | Tổng | |||
Xuất sắc | Khá | Trung bình | |||
THPT | Hiệu trưởng | 08 25,8% | 21 67,7% | 02 6,5% | 31 |
Giáo viên | 866 38,8% | 1.339 59,9% | 28 1,3% | 2,233 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cán Bộ Quản Lí Trường Trung Học Phổ Thông
- Đánh Giá Của Cbql (Nhóm 1) Về Chất Lượng Của Đội Ngũ Của Cbql Trường Thpt
- Thực Trạng Tuyển Chọn, Bổ Nhiệm, Luân Chuyển, Miễn Nhiệm Cán Bộ Quản Lí Trường Trung Học Phổ Thông
- Các Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lí
- Đổi Mới Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lí Trường Trung Học Phổ Thông
- Phát Huy Nội Lực Và Khai Thác Ngoại Lực Để Thực Hiện Các Biện Pháp
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Long)
Kiểm tra và đánh giá có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đội ngũ CBQL trường THPT chịu sự đánh giá của nhiều tổ chức nhưng trong phạm vi luận văn này, đánh giá CBQL được thực hiện theo Chuẩn hiệu trưởng.
Bảng 2.23. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT
Biện pháp | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
1 | Đánh giá và phân loại CBQL để có biện pháp đào tạo bồi dưỡng, sử dụng hợp lí | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
2 | Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động của CBQL theo định kì, thường xuyên hoặc đột xuất | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
3 | Lựa chọn các công cụ, phương pháp thu thập và xử lí thông tin để nhận biết kết quả hoạt động của CBQL | 3,94 | 0,232 | 2 | Rất đồng ý |
4 | Lựa chọn và phối hợp hoạt động đánh giá của nhiều lực lượng với hoạt động tự đánh giá của CBQL | 3,94 | 0,232 | 2 | Rất đồng ý |
Điểm trung bình | 3,97 | 0,116 |
Dựa vào bảng 2.23 ta thấy, mức độ “Rất đồng ý” của nhóm 1 là 100%. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT là rất cần thiết.
Bảng 2.24. Đánh giá của GV (nhóm 2) về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT
Biện pháp | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
1 | Đánh giá và phân loại CBQL để có biện pháp đào tạo bồi dưỡng, sử dụng hợp lí | 3,15 | 0,359 | 2 | Đồng ý |
2 | Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động của CBQL theo định kì, thường xuyên hoặc đột xuất | 3,14 | 0,355 | 3 | Đồng ý |
3 | Lựa chọn các công cụ, phương pháp thu thập và xử lí thông tin để nhận biết kết quả hoạt động của CBQL | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
4 | Lựa chọn và phối hợp hoạt động đánh giá của nhiều lực lượng với hoạt động tự đánh giá của CBQL | 3,14 | 0,351 | 3 | Đồng ý |
Điểm trung bình | 3,35 | 0,266 |
Trong bảng 2.24, nhóm 2 cho rằng nội dung 3 “Lựa chọn các công cụ, phương pháp thu thập và xử lí thông tin để nhận biết kết quả hoạt động của CBQL” xếp thứ hạng 1 [ĐTB: 4,00, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý]; Nội dung 1, 2 và 4 chỉ ở mức độ “Đồng ý”.
Sở Giáo dục và Đào tạo cần có quy định công tác kiểm tra của CBQL trong đơn vị theo định kỳ và thường xuyên, thanh tra chuyên môn và công tác quản lí các trường THPT theo định kỳ hoặc không báo trước để phát hiện, uốn nắn công tác kiểm tra, quản lí của CBQL.
Hướng dẫn CBQL biết cách làm cho việc kiểm tra, đánh giá của CBQL trở thành quá trình tự kiểm tra, đánh giá của mỗi cá nhân.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long
2.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ CBQL trường THPT thực hiện chưa thường xuyên. Tâm lí thỏa mãn, chủ quan vẫn còn ở một số CBQL sau
khi bổ nhiệm, do đó không kích thích được sự năng động, sáng tạo, nỗ lực đóng góp cho sự phát triển giáo dục.
CBQL trường THPT phải thực hiện vai trò là nhà lãnh đạo, nhà chuyên môn và nhà quản lí, do đó đội ngũ này phải nỗ lực phấn đấu vươn lên giỏi về mọi mặt để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ. Quan điểm mới hiện nay về giáo dục khẳng định, CBQL trường THPT phải là: Nòng cốt chuyên môn để giúp đỡ giáo viên, có phương pháp quản lí điều hành nhà trường hiện đại. Tuy nhiên, ở một số trường THPT, đội ngũ CBQL vẫn còn nhiều mặt hạn chế, phương pháp điều hành nhà trường còn máy móc, cứng nhắc, dựa theo cách làm cũ, đã ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Bảng 2.25. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT
Yếu tố | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
Các yếu tố chủ quan | |||||
1 | Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
2 | Sự quan tâm, chủ động của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo | 3,91 | 0,280 | 3 | Rất đồng ý |
Điểm trung bình | 3,95 | 0,140 |
Qua bảng 2.25, ta thấy mức độ “Rất đồng ý” của nhóm 1 là 100%. Điều này cho thấy việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT hoàn toàn phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan và khách quan.
Bảng 2.26. Đánh giá của GV (nhóm 2) về yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
Yếu tố | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
Các yếu tố chủ quan | |||||
1 | Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT | 3,13 | 0,339 | 2 | Đồng ý |
2 | Sự quan tâm, chủ động của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo | 3,94 | 0,231 | 1 | Rất đồng ý |
Điểm trung bình | 3,53 | 0,285 |
- Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa quan tâm đến đúng mức, chưa chú trọng đến chất lượng.
- Một số CBQL còn hạn chế về ngoại ngữ, tin học, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, chậm đổi mới phương pháp quản lí và dạy học.
- Một bộ phận CBQL giữ chức vụ thủ trưởng các cơ sở giáo dục chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng kế hoạch dài hạn của đơn vị.
- Chưa chủ động làm tốt vai trò tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL. Một số có tư tưởng trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên.
- Vai trò tổ chức Đảng trong nhà trường một số nơi chưa phát huy đúng mức.
- Công tác thanh tra giáo dục chưa thật sự là đòn bẩy để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL.
2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Điều kiện kinh tế - xã hội, hệ thống văn bản và công tác triển khai chưa đồng bộ; phân cấp của địa phương chưa triệt để; nội dung đào tạo chưa sát với thực tiễn; quản lí chưa được thừa nhận là nghề nên chưa chú trọng đào tạo; chính sách của nhà nước, cơ chế động viên khuyến khích của địa phương chưa thỏa đáng; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin ở mức độ thấp.
Bảng 2.27. Đánh giá của CBQL (nhóm 1) về yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT
Yếu tố | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
Các yếu tố khách quan | |||||
3 | Định hướng của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
4 | Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển đội ngũ CBQLGD | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
5 | Chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT | 3,97 | 0,166 | 2 | Rất đồng ý |
6 | Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THPT | 4,00 | 0,000 | 1 | Rất đồng ý |
Điểm trung bình | 3,99 | 0,041 |
Qua bảng 2.27, ta thấy, mức độ “Rất đồng ý” của nhóm 1 là 100%. Điều này cho thấy việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố khách quan.
Bảng 2.28. Đánh giá của GV (nhóm 2) về yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
Yếu tố | ĐTB | ĐLC | TH | MĐ | |
Các yếu tố khách quan | |||||
3 | Định hướng của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo | 3,14 | 0,347 | 3 | Đồng ý |
4 | Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển đội ngũ CBQLGD | 3,95 | 0,208 | 1 | Rất đồng ý |
5 | Chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT | 3,95 | 0,208 | 1 | Rất đồng ý |
6 | Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THPT | 3,14 | 0,355 | 3 | Đồng ý |
Điểm trung bình | 3,54 | 0,279 |
Trong bảng 2.28, nhóm 2 cho rằng: Yếu tố chủ quan ở nội dung 2 và 3 xếp thứ hạng 1 [ĐTB: 3,95, TH: 1, MĐ: Rất đồng ý]; Nội dung 1 và 4 chỉ ở mức độ “Đồng ý” [ĐTB: 3,14, TH: 3, MĐ: Đồng ý]. Về yếu tố khách quan thì nội dung 2 “Sự quan tâm, chủ động của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo” được xếp ở thứ hạng 1 [ĐTB: 3,94, TH: 2, MĐ: Rất đồng ý] và nội dung 1 “Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT” được xếp ở thứ hạng 2 [ĐTB: 3,13, TH: 4, MĐ: Đồng ý].
Trong 5 năm qua, dù đạt được những kết quả khả quan nhưng so với yêu cầu và mục tiêu của ngành vẫn còn những hạn chế nhất định.
Nhận thức về mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong một bộ phận CBQL chưa sâu sắc. Vì vậy việc triển khai một số Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo ở một số đơn vị chưa quyết liệt, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa phát huy tối đa năng lực của giáo viên, nhất là giáo viên nòng cốt.
Trách nhiệm người đứng đầu chưa được phát huy cao trong việc chấp hành chỉ đạo của cấp trên, trong tổ chức điều hành đơn vị. Vì vậy, CBQL mặc dù trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao, được quan tâm bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, có nhiều kinh nghiệm trong quản lí giáo dục nhưng công tác tổ chức, quản lí ở một số cơ sở giáo dục chưa thật sự đi vào chiều sâu. Tư duy quản lí trong một bộ phận CBQL còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo theo kiểu hành chính, mệnh lệnh.
Công tác dự báo, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục các cấp chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu thừa cục bộ và hụt hẫng giữa các thế hệ. Đội ngũ CBQL trong quy hoạch dự nguồn chưa được quan tâm bồi dưỡng các tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm, hiện tại còn thiếu so với quy định nhưng không bổ nhiệm được. Hạn chế này ảnh hưởng khá nhiều đến công tác quản lí, nâng cao chất lượng nhà trường.
Ý thức trách nhiệm của các chủ thể tham gia đánh giá phân loại chưa cao. Kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý thức trách nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình đánh giá. Song song đó, các tiêu chí và cách thức đánh giá còn chung chung, nặng tính chủ quan, cảm tính nên nhiều người chưa thực sự trung thực khi tự đánh giá, còn tâm lí nể nang.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
Trong thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long đã tập trung mọi nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ CBQL các trường THPT. Nhờ vậy, đội ngũ CBQL các trường THPT không ngừng nâng cao về phẩm chất đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị, trình độ và năng lực quản lí. Đội ngũ CBQL trường THPT có nhiều đóng góp quan trọng trong việc quản lí, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động chuyên môn, hoạt động giáo dục, góp phần quan trọng đưa sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục THPT phát triển mạnh mẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Long.
Tuy nhiên, đội ngũ CBQL trường THPT vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
như: Vẫn còn một bộ phận CBQL thiếu nhạy bén, chậm đổi mới, còn làm việc theo kinh nghiệm, tập trung vào giải quyết sự vụ, thiếu tính chiến lược, tầm nhìn; Đội ngũ CBQL trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng hoạt động còn hạn chế; Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL chưa thật tốt, chưa có tính chiến lược lâu dài, thực hiện chưa thường xuyên, quyết liệt, có lúc chưa gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng, một số nơi còn nặng tính cục bộ, địa phương trong bố trí sử dụng; Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL có lúc chưa theo quy hoạch, kế hoạch dài hạn; Thiếu tính hệ thống và sự liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng CBQL vì vậy chưa phù hợp với ngành giáo dục; Nội dung bồi dưỡng, phương pháp, hình thức bồi dưỡng CBQL chưa thực sự đổi mới, đa dạng, thiếu những khoa bồi dưỡng cập nhật kiến thức ngắn ngày nhằm đáp ứng sự thay đổi liên tục trong giáo dục và công tác CBQL.
Những hạn chế về năng lực quản lí của đội ngũ CBQL các trường THPT do nhiều nguyên nhân: Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT chậm được đổi mới, chưa theo một quy trình khoa học bài bản, tối ưu; Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa thực sự được quan tâm đúng mức; Công tác kiểm tra đánh giá, uốn nắn, điều chỉnh và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ chưa được các cấp quản lí cấp trên quan tâm kịp thời; Chế độ ưu đãi, tôn vinh, khen thưởng chưa tương xứng với vai trò, chức năng, quyền hạn của đội ngũ CBQL; Việc phân cấp, phân quyền cho đội ngũ CBQL trường THPT chưa triệt để, còn sự chồng chéo trong công tác cán bộ, bổ nhiệm chưa đáp ứng được yêu cầu.
Như vậy, qua phân tích thực trạng đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long nêu trên, đặt ra vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là cần thiết trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục và Đào tạo cần có những biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cho thấy:
Đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua luôn được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục, trình độ đội ngũ CBQL từng bước được nâng cao, tỷ lệ trên chuẩn ngày càng nhiều. Khả năng nắm bắt và vận dụng các văn bản vi phạm pháp luật trong quản lí ngày càng hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu về công tác quản lí.
Đa số CBQL đều ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các mặt giáo dục, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để huy động học sinh ra lớp và các nguồn lực trong xã hội tham gia vào phát triển giáo dục của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước.
CBQL bước đầu tiếp cận phương pháp giáo dục và phương thức quản lí tiên tiến, công tác quản lí tại các cơ sở giáo dục đang có những chuyển biến tích cực, hiệu quả ngày càng cao, tạo ra những nét mới. Đa số cán bộ quản lí giáo dục vẫn giữ được phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lí giáo dục hạn chế về phong cách lãnh đạo, lãng phí về thời gian, lỏng lẻo trong bảo quản cơ sở vật chất, tài sản công, cách đánh giá xếp loại giáo viên vẫn còn thiếu dân chủ, công bằng, minh bạch; trong công tác quản lí thiếu tinh thần trách nhiệm, việc chấp hành quy chế chưa nghiêm, tác phong làm việc chưa chuẩn, việc xem xét xử lí sai phạm, khen thưởng còn thiếu khách quan, dân chủ gây mất đoàn kết nội bộ trong nhà trường. Một số CBQL về đạo đức, tác phong, lối sống thiếu gương mẫu, làm ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo và thanh danh của ngành.
Trong thực hiện nhiệm vụ vẫn còn CBQL thiếu tâm huyết, sáng tạo trong quản lí điều hành, ỷ lại, thụ động trông chờ cấp trên, khả năng thích ứng với cơ chế quản lí mới, tự chủ và tự chịu trách nhiệm chưa cao. Khả năng thu thập và xử lí thông tin của một số CBQL còn hạn chế; công tác đánh giá và tự đánh giá còn mang nặng hình thức, dễ dãi; một số CBQL còn chưa thấy được ưu điểm cũng như hạn chế thực sự của bản thân để từ đó có hướng phấn đấu học tập, bồi dưỡng.