Khảo Nghiệm Tính Tương Quan Của Các Biện Pháp Đề Xuất


Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT” và “Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ CBQL trường THPT” được xếp ở vị trí số 1, đánh giá là “Khả thi” nhất so với các biện pháp còn lại. Tiếp đến, xếp ở vị trí thứ hai là biện pháp “Thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT” [ĐTB: 3,48, TH: 2, MĐ: Khả thi]. Biện pháp “Cải tiến công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh” [ĐTB: 3,45, TH: 3]; các biện pháp 4 và 5 tuy có số điểm trung bình thấp hơn so với các biện pháp 1, 6, 3, 2 nhưng vẫn được xếp loại ở mức “Khả thi” trong thang điểm được xác lập.

Đối chiếu giữa bảng 3.1 với bảng 3.2 về tính cấp thiết và tính khả thi giữa các biện pháp, ta thấy có một sự tương đồng nhau trong cách xếp hạng và đánh giá. Cụ thể như: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết cho biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT” được xếp hạng cao nhất [ĐTB: 3,61, TH: 1] và tính khả thi cũng được đánh giá ở vị trí thứ 1. Nhưng cũng có một sự đối lập trong cách xếp hạng và đánh giá là kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết cho biện pháp “Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ CBQL trường THPT” được xếp hạng thứ 2 [ĐTB: 3,60, TH: 2] nhưng tính khả thi lại chỉ được đánh giá ở vị trí thứ 1.

Điều này cho phép nhận định có sự khác biệt giữa đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của người được khảo nghiệm. Như vậy, việc nghiên cứu thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp sẽ giúp các nhà quản lí nhận thức đầy đủ và có sự “cân nhắc” khi sử dụng các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, bởi lẽ có những biện pháp có tính khả thi cao nhưng tính cấp thiết lại thấp hoặc ngược lại.


3.4.4. Khảo nghiệm tính tương quan của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính tương quan của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long


TT


Biện pháp quản lí

ĐTB

Hệ số tương quan (r)


Sig


MĐCT


MĐKT


1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc phát triển đội

ngũ CBQL các trường THPT


3,61


3,55


0,89


0,02


2

Cải tiến công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh


3,55


3,45


3

Thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường THPT


3,48


3,48

4

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ CBQL trường THPT

3,45

3,41

5

Tăng cường công tác lãnh đạo việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

3,43

3,32

6

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ CBQL trường THPT

3,60

3,55

Điểm trung bình của 6 biện pháp

3,52

3,46



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long - 14

Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) cho thấy giữa “mức độ cấp thiết” và “mức độ khả thi” của các biện pháp đề xuất có tương quan với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,89 và giá trị sig = 0,02 < 0,05). Điều này cho thấy các biện pháp mà tác giả nghiên cứu đề xuất là rất cấp thiết và rất khả thi để các trường thực hiện.


Kết luận chương 3

Trên cơ sở lí luận về việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đã trình bày ở Chương 1 và thực trạng về công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long ở Chương 2 của luận văn, Chương 3 - Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long nhằm củng cố, nâng cao công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh Vĩnh Long.

Trên cơ sở phân tích thực trạng đã nghiên cứu, luận văn đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long sao cho vừa phù hợp với yêu cầu chung, vừa sát hợp với yêu cầu và đặc điểm riêng của địa phương. Các biện pháp đề xuất nhằm đảm bảo đủ số lượng CBQL trường THPT, đồng bộ về cơ cấu, từng bước nâng cao trình độ trên chuẩn, có phẩm chất và năng lực, có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo tính khoa học, kế thừa và phát triển ổn định, bền vững, phù hợp với thực tiễn địa phương.

Định hướng để lựa chọn, đề xuất các biện pháp là các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chiến lược phát triển giáo dục của Ngành nên có cơ sở vững chắc, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và hiện đại.

Việc trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi đối với CBQL, GV các trường THPT tỉnh Vĩnh Long về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất, cho thấy các biện pháp có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Nếu thực hiện đồng bộ, hợp lí các biện pháp nêu trên sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long, từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục THPT, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là một nhiệm vụ, biện pháp trong Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021. Trong đó “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bởi lẽ, không có CBQL giỏi về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt thì không thể có nền giáo dục chất lượng. Trong đổi mới giáo dục, cần phải định hướng lại quan niệm về các giá trị. Kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, nâng cao trình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả giáo dục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu cầu nhân lực.

Để phát triển và nâng cao năng lực quản lí cho CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau đây:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí.

- Đánh giá, phân loại CBQL trường THPT để bồi dưỡng thông qua việc đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL theo nội dung các chức năng quản

lí.


- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL bằng các phương tiện quản lí.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí theo quá trình hoạt động giáo dục.

- Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của người CBQL.

Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục có một vai trò quan trọng trong việc quyết

định sự phát triển của giáo dục, nhất là trong thời kỳ đổi mới giáo dục nước nhà hiện nay. Ý chí của người cán bộ quản lí giáo dục giỏi sẽ tác động tích cực lên các


thành viên của tổ chức (hay nói một cách khác, người cán bộ quản lí giáo dục giỏi là người biết áp đặt ý chí của mình) để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Chính vì vậy, việc quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các cơ sở giáo dục của Tỉnh nhà là việc làm cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay mà Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long phải làm.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo đồng bộ công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL nói chung, các trường THPT nói riêng. Chỉ đạo các Trường Đại học sư phạm, Trường Cán bộ Quản lí giáo dục rà soát, cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới vào chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng phù hợp với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Song song với triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng một chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tham mưu với Chính phủ chính sách đãi ngộ, khen thưởng tôn vinh đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường THPT nói riêng, thật sự xứng đáng để phát huy tối đa vai trò của đội ngũ CBQL trường THPT.

Việc ban hành chuẩn CBQL các cơ sở giáo dục cần phải ổn định lâu dài để làm cơ sở cho việc quy họach phát triển đội ngũ CBQL của địa phương.

Thống nhất ban hành giáo trình chuẩn và thời gian để đào tạo, bồi dưỡng CBQL.

Tổ chức nhiều hình thức đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL nâng cao trình độ.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long

Tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ đối với CBQL, GV học tự học, nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL đúng với chỉ đạo của Trung ương và hướng dẫn của địa phương. Từ quy hoạch phát


triển đội ngũ, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch trong công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn quy định.

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các cấp, các ngành trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VII) về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) về công tác cán bộ.

Phân cấp triệt để cho ngành giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục. Hoàn chỉnh chính sách đãi ngộ riêng cho cán bộ quản lí giáo dục.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long

Triển khai đồng bộ các biện pháp đã đề xuất, quan tâm sâu sát xây dựng kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thanh tra, kiểm tra. Nghiên cứu mô hình thi tuyển chức danh lãnh đạo nói chung và chức danh hiệu trưởng trường THPT phù hợp với thực tế chung của địa phương.

Tham mưu tốt với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương nhằm đãi ngộ, tôn vinh, thu hút, khuyến khích đội ngũ công chức, viên chức trẻ, CBQL trường THPT thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình xây dựng và triển khai “Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Tạo kênh thông tin phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học sư phạm, Trường Cán bộ quản lí giáo dục…… thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT.

Phối hợp với trường Chính trị tỉnh mở các lớp bồi dưỡng chính trị riêng cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên nguồn trong dịp hè, lớp này chỉ dành riêng cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên nguồn của ngành giáo dục, nhằm tạo điều kiện về thời gian cho CBQL và giáo viên học tập nâng cao nhận thức và trình độ lí luận chính trị.


2.4. Đối với các trường THPT tỉnh Vĩnh Long

- Mỗi CBQL cơ sở giáo dục phải coi công tác quản lí là một “nghề” để làm mục tiêu phấn đấu trở thành nhà quản lí giỏi.

- Chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng CBQL đương nhiệm và GV dự nguồn CBQL của đơn vị theo các nội dung đào tạo, bồi dưỡng của Đề án.

- Chọn cử CBQL và GV dự nguồn tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng khi có thông báo triệu tập./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục (Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng).

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2012), Hướng dẫn số 15/HD-BTCTW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa XI (2013), Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình bồi dưỡng HT trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore, (Ban hành kèm theo quyết định số 3502/QĐ-BGD&ĐT), Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực giáo dục giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 6369/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí