Những Khó Khăn, Vướng Mắc Còn Tồn Tại Trong Quá Trình Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh cho các DNV&N; thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNV&N để giúp các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn ngân hàng…

Ngoài ra, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP xác định rõ hệ thống các cơ quan hỗ trợ DNV&N từ Trung ương đến địa phương, bao gồm Bộ kế hoạch và đầu tư, đại diện các bộ, ngành liên quan và uỷ ban nhân dân các tỉnh. Trong hệ thống các cơ quan hỗ trợ DNV&N còn có Cục Phát triển DNV&N thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp này còn có các hội nghề, các tổ chức đoàn thể- xã hội.

Để triển khai thực hiện Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25-6-2004 và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 93/2004/TT-BTC ngày 29-9-2004 hướng dẫn một số nội dung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N. Tiếp đó, ngày 10-8-2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 143/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNV&N giai đoạn 2004-2008. Để triển khai thực hiện Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra Quyết định số 1347/2004/QĐ - BKH ngày 24-11-2004 về việc ban hành Quy chế về quản lý thực hiện Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNV&N giai đoạn 2004-2008 và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 09/2005/TT-BTC ngày 28-01-2005 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các DNV&N giai đoạn 2004-2008.

Ngoài ra, trong thể chế dành riêng cho các DNV&N còn có một số quy định về chế dộ kế toán riêng cho loại hình doanh nghiệp này (gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã phi nông nghiệp) như Quyết định số 1177/TC- CĐKT ngày 23-12-1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21-12-2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Như vậy, có thể thấy trong những năm gần đây, trên cở sở nhận thức đúng đắn vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước ta đã ý thức được tầm quan trọng và có rất nhiều hoạt động trợ giúp đối với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, điều bất cập ở đây là sự hỗ trợ đó còn mang tính chung chung, chưa có biện pháp hỗ trợ thích hợp cho các DNV&N trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể để tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực cần thiết nhất định, tránh tình trạng đầu tư trợ giúp dàn trải, không hiệu quả; nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay của đất nước.

2.3. Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tuy Nhà nước đã xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ và phát triển DNV&N song, như phân tích ở trên, những hỗ trợ này hiện vẫn còn một số bất cập, làm cho hoạt động của các DNV&N vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Những khó khăn đó đã cản trở quá trình phát triển và làm giảm khả năng cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp này, làm cho DNV&N Việt Nam vẫn chưa phát triển xứng đáng với vai trò và tiềm năng của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Do đó, phần này sẽ nêu lên những khó khăn chính còn tồn tại trong phát triển DNV&N, làm cơ sở đưa ra những giải pháp trong chương sau.

Có thể kể ra các khó khăn chính trong phát triển DNV&N như sau:

Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính

DNV&N Việt Nam nói chung có quy mô vốn ít, lại khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, nhất là các nguồn vốn chung và dài hạn. Theo số lượng thống kê, mặc dù DNV&N chiếm 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, tổng vốn cho sản xuất kinh doanh của khu vực này mới chỉ bằng 30% tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước. Điều này cho thấy, hầu hết các DNV&N đều là các doanh nghiệp nhỏ, năng lực về vốn rất hạn chế. Một trong những lý do khiến cho các DNV&N không tiếp cận được các nguồn vốn là do không có tài sản thế chấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Ngoài ra, việc không ít các doanh nghiệp “mất tích” khỏi trụ sở đăng ký thành lập; hầu như không ai biết doanh nghiệp hoạt động ra sao sau khi được cấp giấy phép cũng làm các ngân hàng e ngại.

DNV&N cũng gặp khó khăn khi phải chuẩn bị các hồ sơ xin vay vốn, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp này thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức (báo cáo được pháp luật công nhận) thường thấp hơn tình trạng thực tế, không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của DNV&N thường thiếu hoặc không có do các doanh nghiệp này vẫn giữ thói quen bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó, ngân hàng không có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại minh bạch tình hình kinh doanh cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp cận các nguồn vốn. Ngoài ra, việc xác định giá trị tài sản thế chấp còn nhiều hạn chế, tài sản thế chấp thường được định giá thấp hơn so với giá thị trường. Các ngân hàng vẫn còn thiếu các cán bộ thẩm định tín dụng có năng lực chuyên môn giỏi.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 9

Để giải quyết tình trạng này, ở một số địa phương, quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập, nhưng đến nay chưa có quỹ nào đi vào hoạt động do một số quy định còn vướng mắc như yêu cầu về vốn lên đến 30 tỷ đồng, trong đó bắt buộc ngân sách địa phương phải chiếm 30%, điều kiện bảo lãnh vay vốn lại khó khăn (được bảo lãnh 80% tổng số vốn vay, nhưng 70% trong đó phải có tài sản thế chấp). Tất cả các yếu tố trên đã làm cho việc tiếp cận nguồn lực tài chính của khu vực này hiện nay vẫn còn khó khăn.

Thiếu tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ

Do hạn chế về nguồn lực và kinh nghiệm kinh doanh nên các DNV&N, đặc biệt các doanh nghiệp ở các làng nghề nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, tìm đối tác, bạn hàng… nhất là ở các

thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp này cũng ít được trợ giúp từ các trung tâm thông tin, tư vấn, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ thương mại... do các dịch vụ này mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây.

Các tổ chức như Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, các thương vụ, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệp hội ngành nghề cũng là một nguồn cung cấp thông tin thương mại cho các DNV&N. Tuy nhiên, hình thức trợ giúp thông tin cho các DNV&N của các tổ chức này vẫn chưa phổ biến rộng rãi và hiệu quả, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Theo thống kê của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, hiện nay chỉ có khoảng 20% DNV&N tiếp cận được thông tin từ các thương vụ. Còn lại thông tin mà doanh nghiệp có được chủ yếu khai thác từ internet, do đó, chất lượng thông tin chưa cao. Ngoài ra, việc triển khai thương mại điện tử còn rất hạn chế, hiện chỉ có khoảng 7% tổng doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử, trong số đó DNV&N chiếm 33,1%. Vì vậy, khả năng khai thác thị trường và tiếp cận thông tin nước ngoài của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế. Điều này đặc biệt bất lợi với các DNV&N ở các làng nghề truyền thống có các sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Khó khăn về mặt bằng sản xuất

Một khó khăn không nhỏ nữa của các DNV&N là vấn đề thuê đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp được mở ra nhưng giá cho thuê cao, điều kiện, thủ tục cho thuê phức tạp, rườm rà khiến cho các DNV&N vẫn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn nhân lực có kỹ năng còn ít

Lực lượng lao động Việt Nam nhìn chung kỹ năng thấp, giá lao động rẻ nhưng không ổn định lại có chiều hướng tăng. Đội ngũ lao động Việt Nam hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Về lao động kỹ thuật, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế, hơn 84% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Chênh

lệch giữa tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có xu hướng ngày càng giãn rộng ra (1 : 1,5 : 1 ,7 trong khi tỷ lệ hợp lý tại các nước phát triển là 1 : 4 : 10). Như vậy, cơ cấu lao động của nước ta không hợp lý.

Ngoài ra, chất lượng đào tạo thấp, không phù hợp với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại lao động trước khi sử dụng. Trình độ của các chủ DNV&N cũng ở mức thấp hơn so với thế giới. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê: 31% chủ doanh nghiệp đã qua đào tạo cao đẳng trở lên, còn 60% lao động chưa học hết lớp 10 và phần lớn là lao động thủ công. Vì vậy, năng suất lao động ở ta thấp hơn 15 lần trong ngành sản xuất thép, 4 lần trong ngành dệt so với mức trung bình của thế giới.

Mặt khác, khi quá trình hội nhập sâu hơn, các lao động có trình độ cao có xu hướng muốn chuyển sang làm việc cho các công ty nước ngoài với mức lương hấp dẫn hơn, điều này làm cho các DNV&N trong nước càng khó thu hút nhân tài.

Khó khăn về môi trường kinh doanh

Những khó khăn từ môi trường kinh doanh cũng tạo nên các trở ngại cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo báo cáo ”Đánh giá môi trường kinh doanh năm 2006” của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2005, các chỉ tiêu xếp hạng về mức độ dễ dàng trong kinh doanh, trong số 10 chỉ số về mức độ dễ dàng trong kinh doanh của Việt Nam, chỉ có 2 chỉ tiêu trên mức trung bình là giải quyết giấy phép (xếp thứ 18 với 14 thủ tục, 143 ngày, chi phí bằng 64,1% thu nhập bình quân đầu người) và đăng ký tài sản (xếp thứ 39 với 5 thủ tục, 67 ngày và chi phí bằng 1,2% thu nhập bình quân đầu người). Trong số còn lại, hầu hết các chỉ tiêu được xếp dưới mức trung bình, trong đó 5 chỉ tiêu được đánh giá rất thấp là bảo vệ nhà đầu tư (xếp thứ 143), sử dụng lao động (xếp thứ 122), đóng thuế (107), tiếp cận tín dụng (106), thực hiện hợp đồng (102), (xem phụ lục 7).

Mặc dù Việt Nam được xếp thứ 3 trong 12 nền kinh tế đi đầu trong cải cách nhưng nhìn tổng thể thì vẫn còn kém hơn so với các nước trong khu vực, ví dụ như Trung Quốc. Theo cách đánh giá này môi trường kinh doanh của Việt Nam còn rất khó khăn, điều này gây trở ngại rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của khu vực dân doanh trong đó chiếm đa số là các DNV&N.

CHƯƠNG III‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG PHÁT TRIỂN DNV&N ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Nâng cao tầm nhận thức về vai trò của DNV&N trong phát triển kinh tế


Nhận thức rõ vai trò của DNV&N trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay, coi phát triển DNV&N là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hộ.i

Từ những phân tích ở trên ta thấy DNV&N có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chỉ khi phát triển được mô hình doanh nghiệp chiếm đa số các doanh nghiệp trong cả nước này thì kinh tế Việt Nam mới phát triển được. Mặt khác, khu vực DNV&N phát triển cũng tạo ra những khả năng to lớn để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại của Việt Nam. Do đó, cần nhận thức đúng đắn vai trò của các DNV&N để từ đó xây dựng chương trình phát triển phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

2. Phát triển DNV&N mạnh cả về số lượng và chất lượng


Phát triển số lượng các DNV&N để gia tăng các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường; góp phần duy trì sự cạnh tranh cần thiết trong nền kinh tế nhằm thúc đẩy hình thành nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

Mặt khác, sự gia tăng số lượng các DNV&N trong nền kinh tế còn nhằm tạo ra sự năng động, linh hoạt cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế dễ ứng phó

với những thay đổi từ bên ngoài khi quá trình hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu hơn.

Tuy nhiên, phát triển số lượng phải đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, nếu không sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Mặt khác, nền kinh tế cũng không thể hoạt động hiệu quả và có sức cạnh tranh cao nếu đại đa số các chủ thể kinh doanh của nó hoạt động không hiệu quả. Khi đó, sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp còn trở thành gắng nặng cho nền kinh tế.

3. Ưu tiên phát triển DNV&N ở nông thôn


Ưu tiên phát triển DNV&N ở nông thôn, cả trong công nghiệp và các ngành dịch vụ; coi công nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận quan trọng nhất của chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn

Hiện nay, nước ta có khoảng 80% dân số sống ở nông thôn. Quá trình phát triển những năm qua đã tạo ra sự chênh lệch nhất định về thu nhập nói riêng và trình độ phát triển nói chung giữa thành thị và nông thôn. Tình trạng nguồn nhân lực dồi dào ở nông thôn chưa được sử dụng tốt cho phát triển kinh tế đã và đang dẫn đến sức ép di cư vào các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn. Kinh nghiệm của nhiều nước đông dân ở châu Á cho thấy chiến lược phát triển đi từ nông nghiệp nông thôn là sự lựa chọn khôn ngoan và hiệu quả do một số lý do sau:

- Tập trung phát triển nông thôn sẽ làm tăng thu nhập của bộ phận lớn dân cư sống ở nông thôn góp phần giảm thiểu nhu cầu di cư vào thành phố và trung tâm công nghiệp, tránh cho các thành phố lớn lâm vào tình trạng quá tải.

- Thu nhập của cư dân nông thôn tăng lên làm cho sức mua của xã hội tăng lên. Đó là yếu tố kích thích sản xuất không chỉ đối với kinh tế nông thôn mà còn đối với cả kinh tế thành thị. Điều đó sẽ làm tăng mối liên kết kinh tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022